Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

MỘT SỐ CÂU HỎI Trắc nghiệm VÀ BÀI TẬP LÝ THUYẾT TỔ CHỨC và dự kiến đáp án



MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
 LÝ THUYẾT TỔ CHỨC- dự kiến cách làm

1. Mục nào dưới đây không có dấu hiệu của tổ chức:
A.Một hành động tập hợp nhiều người
B.Một cơ cấu có nhiều người gắn kết với nhau
C.Một người độc lập
D. Hai người trở lên có mối quan hệ để đạt mục tiêu

Đáp án : C

2.Những biểu hiện nào của nhóm người dưới đây không gọi là tổ chức :
A. Hai người trở lên có mối quan hệ để đạt mục tiêu
B. Có chức năng, phân công nhiệm vụ rõ ràng
C.Có cơ cấu, quan hệ trong và bên ngoài
D.Không rõ chức năng
E.Làm tất cả mọi việc
F.Không rõ mục tiêu

Đáp án : D, E, F

3.Theo Luật pháp Việt Nam hiện hành, các tổ chức nào dưới đây không có tư cách pháp nhân
A.Doanh nghiệp tư nhân
B.Công ty cổ phần
C.Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
D.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
E.Công ty hợp danh
F.Hợp tác xã
K.Liên hiệp HTX
P. Tập đoàn kinh tế
H.Tổ hợp tác
N.Trang trại
M. Hộ gia đình

Đáp án : A, P, H, N,M
4.Hãy loại bỏ một mục dưới đây để các mục còn lại đủ điều kiện của một tổ chức là pháp nhân theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam
A. Ðược thành lập hợp pháp
B. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
C.Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
D. Một nhóm chỉ có sở thích cùng đến nhà hàng gặp nhau để uống cà phê và “buôn dưa lê”
E. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đáp án : D

5.Nhận biết các việc dưới đây không thuộc môn “Lý thuyết tổ chức”
A.Nghiên cứu thành lập tổ chức mới
B.Thiết kế các cơ cấu trong tổ chức
C.Nghiên cứu môi trường tác động qua lại với tổ chức
D.Quy định chi tiết mối quan hệ con người trong tổ chức

Đáp án : D

6. Điền vào chỗ trống dưới đây để nhận biết về vai trò của tổ chức
-  Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm ….
- Ngựa chạy có bầy, chim bay có…. bạn
- Đồng thanh tương ứng, Đồng khí tương ….cầu
- Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn…. núi cao
- Cả bè hơn cây…. nứa.
- Chết cả đống còn hơn sống một..… người.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một .…giàn.
- Đoàn kết thì sống , chia rẽ thì …chết .
-Tướng sỹ một lòng phụ tử…… hòa nước sông chén rượu ngọt ngào……
-Thuận vợ thuận chồng,….. tát bể Đông cũng cạn.
- Một…. cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân
- Một ….bàn tay không làm nên tiếng vỗ

7. Nội dung nghiên cứu tổ chức  
A.Nhiệm vụ xây dựng tổ chức
B.Nhiệm vụ xác định biên chế của tổ chức
C.Nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển tổ chức
D.Các phương án A,B,C đều đúng

Đáp án : D

8.Có 04  tổ chức dưới đây bạn lựa chọn một tổ chức nào để làm việc, vì sao?
A.Doanh nghiệp
B.Cơ quan hành chính Nhà nước (Bộ, UBND các cấp)
C. Cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam (Các Ban của Đảng ở TW và Địa phương)
D.Tổ chức xã hội không chia lợi nhuận.

Đáp án : Bất kể tổ chức nào khi mình thích, được tuyển dụng

A.Doanh nghiệp không có vốn nhà nước chi phối.
B.Cơ quan hành chính Nhà nước (Bộ, UBND các cấp)
C Cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam (Các Ban của Đảng ở TW và Địa phương)
D. Tổ chức xã hội không chia lợi nhuận.

Đáp án :
A được làm D
B được làm C, D
D được làm A, C

10.Mô tả cụ thể một phép ẩn dụ trong 6 phép dưới đây khi nghiên cứu TC theo các tiêu chí: Ra đời- vận động và phát triển – điều chỉnh-kết thúc,…
1.Phép ẩn dụ cỗ máy- cơ học
3.Phép ẩn dụ chính trị- quyền lực, nhóm quyền lực
4.Phép ẩn dụ tâm lý xã hội –con người là tổng hòa quan hệ xã hội, gia đình, nhóm bạn.
5.Phép ẩn dụ vòng đời của tổ chức: Chu kỳ phát triển.
6.Phép ẩn dụ khác: Toán học, thiên văn học, hóa học; hình thái tự nhiên tồn tại khách quan.

11. Sắp xếp các tác giả A,B,C gắn với  lý thuyết TC cổ điển (1), (2),(3)
A.Maximilian Carl Emil Weber  
B. Henri Fayol
C. Frederick Winslow Taylor
(1) Lý thuyết quyền lực hành chính chế độ quan liêu.
(2) Lý thuyết quản lý theo khoa học.
(3) Lý thuyết về trình tự hành chính.

Đáp án :  A (1) ; B (3); C (2)

12. Sắp xếp các tác giả A,B,C,D gắn với Lý thuyết tổ chức khoa học hành vi (1), (2),(3),(4)
A. E.Mayo
B.Douglas Mc Gregor
C.Chester Irving Barnard:
D. Herbert A.Simon
(2)Thực nghiệm Hawthorne
(1)Lý thuyết X và Y
(3)Lý thuyết cân bằng
(4)Phương thức ra các quyết định.

Đáp án : A (2); B (1); C (3); D (4)

13. Lý thuyết tổ chức quản lý hệ thống 
A.Coi tổ chức  là hệ thống có liên hệ với môi trường
B.Tổ chức hệ thống khép, mở
C.Tổ chức hệ thống quyền biến theo môi trường
D.Các phương án trên đều đúng

Đáp án : D
14. Sắp xếp các nhóm Lý thuyết tổ chức học (1),(2), (3),(4)  với tư tưởng chủ đạo A,B,C, D
(1) Các nhà lý thuyết tổ chức  học thuộc nhóm 1
(2) Các nhà lý thuyết tổ chức học  thuộc nhóm 2
(3) Các nhà lý thuyết tổ chức học thuộc nhóm 3
(4) Các nhà lý thuyết tổ chức học nhóm 4
 A.Coi tổ chức  như  “cái máy” sản xuất, lao động.
 B.Tổ chức có tính xã hội, con người có quan hệ với nhau
 D. Đa dạng hóa mô hình tổ chức, gắn cơ cấu tổ chức với môi trường, tâm lý con người.
 C. Tính chất chính trị của tổ chức

Đáp án : (1) A; (2)B ; (3) D; (4) C

15. Những điểm tích cực từ 4 nhóm lý thuyết tổ chức
Nhóm 1: Coi tổ chức  như  “cái máy” sản xuất, lao động.
Nhóm 2: Tổ chức có tính xã hội, con người có quan hệ với nhau
Nhóm 3: Đa dạng hóa mô hình tổ chức, gắn cơ cấu tổ chức với môi trường, tâm lý con người.
Nhóm 4: Tính chất chính trị của TC

Đáp án :
Nhóm 1: Coi tổ chức  như  “cái máy” sản xuất, lao động. Áp dụng vào quy trình sản xuất, khoán sản phẩm, tự kiểm soát chất lượng.
Nhóm 2: Tổ chức có tính xã hội, con người có quan hệ với nhau: Tích cực
Nhóm 3: Đa dạng hóa mô hình tổ chức, gắn cơ cấu tổ chức với môi trường, tâm lý con người. Tích cực
Nhóm 4: Tính chất chính trị của TC: Cần có ê kíp làm việc, phân đẳng cấp tổ chức theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường.

16. Các quy luật 1,2,3,4,5  dưới đây, quy luật nào là gắn với tính chất A,B,C:
1.Quy luật mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức
2.Quy luật của hệ thống tổ chức
3. Quy luật cấu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức
4. Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình của tổ chức
5. Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức
A. Tổng quát chi phối toàn bộ tổ chức
B. Cấu trúc hệ thống tổ chức
C. Vận động của tổ chức  

Đáp án : 1 A;  2,3  với  B;  4,5 với C

17. Tại sao phải tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý sản xuất kinh doanh?
Đáp án : Hai chức năng khác nhau, nếu không tách sẽ là vừa “đá bóng vừa thổi còi” thiên vị, không có cạnh tranh lành mạnh

18. Điều gì sẽ xảy ra khi trọng tài vừa thổi còi vừa đá bóng.
Đáp án : Mất tính đối kháng của bóng đá

19. Tổ chức nào dưới đây thuộc không thuộc hệ thống ngành dọc
A. Có mạng lưới từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã được pháp luật công nhận.
B. Nhân viên của tổ chức nhận lương từ Trung ương chuyển xuống.
C. Toàn bộ kinh phí hoạt động do Trung ương bảo đảm.
D. Liên kết, hợp tác với các tổ chức theo thỏa thuận nhưng không có cấp trên, cấp dưới.

20.Hệ thống chính trị là gì? Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam  là một tổ chức mạnh lãnh đạo hệ thống chính trị?

Đáp án : Quy định ở Điều 4 Hiến pháp Việt Nam hiện hành, Đảng thực hiện đúng Điều 4.

21.Tại sao Đảng không làm thay việc của Nhà nước?
Đáp án : Đây là hai tổ chức trong hệ thống chính trị có chức năng khác nhau

22.Thành viên Ban kiểm soát Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không là thành viên Ban giám đốc điều hành?

Đáp án : Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy định tại Điều 71.4.b;  Điều 22.2

23.Một doanh nghiệp chấm dứt hoạt động khi
A.Tạm ngừng kinh doanh 2 năm
B.Tạm ngừng kinh doanh 1 năm
C.Tạm dừng không thời hạn
Đáp án : A

24. Hãy trả lời đúng hoặc sai về các quy luật của tổ chức
A.Xác định rõ mục tiêu hoạt động
B. Tất cả các cơ cấu giống hệt nhau
C.Không có người đứng đầu
D.Xác định rõ đầu vào, đầu ra
E.Các cơ cấu, cá nhân có liên hệ mật thiết
F.Có hệ thống điều khiển có quy trình làm việc
K.Các cơ cấu và cá nhân đối kháng, loại trừ nhau
H.Các cơ cấu và cá nhân cạnh tranh với nhau
P.Các cơ cấu và cá nhân độc lập bên ngoài muốn tham gia tổ chức
Q.Không có hoạt động sau rất nhiều năm thành lập
M. Không bao giờ điều chỉnh cơ cấu.
N.Luôn luôn phá hoại, chống lại môi trường xung quanh.
T.Sự tồn tại có thời hạn.

Đáp án : Sai là B,C, K,Q,M, N. Đúng là :A,D,E,F,H,P,T

25. Vận dụng 5 quy luật cơ bản của tổ chức vào hoạt động của doanh nghiệp (cụ thể hóa các điểm nhấn gạch chân dưới đây)
1-Quy luật mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức  
2-Quy luật của hệ thống tổ chức 
3- Quy luật cấu trúc đồng nhất đặc thù của tổ chức
4- Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình của tổ chức
5- Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức.

26. Ông Phạm Thích Quyền ông thôi chức Tổng giám đốc công ty Cổ phần Hoa Mai, không đảm nhận các chức vụ của Công ty đó. Hỏi ông muốn làm Tổng giám đốc bằng cách nào?
A.Thành lập doanh nghiệp tư nhân
B. Lấy vợ lập công ty TNHH hai thành viên (vợ, chồng)
C.Tham gia công ty cổ phần khác, có đủ điều kiện làm Tổng giám đốc.
D.Làm Tổng giám đốc thuê.
E. Các phương án A,B,C,D đều đúng
F.Phương án khác để làm Tổng giám đốc.

Đáp án : E;
F: Thành lập công ty TNHH một thành viên; Thành lập công ty hợp danh, tham gia thành lập HTX, LH HTX; Thành lập Trung tâm của tổ chức xã hội; Làm công chức nhà nước phấn đấu vào cơ quan, doanh nghiệp có chức danh tổng giám đốc.

27. Hãy viết đúng, đủ tên các Bộ và cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện nay

Đáp án
1.      Bộ Quốc phòng
2.       Bộ Công an
3.      Bộ Nội vụ
4.      Bộ Ngoại giao 
5.      Bộ Tư pháp: 
6.      Bộ Kế hoạch và Đầu tư                           
7.      Bộ Tài chính                                
8.      Bộ Công Thương                                        
9.      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
10. Bộ Giao thông vận tải                               
11. Bộ Xây dựng            
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường
13. Bộ Thông tin và Truyền thông                    
14. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội        
15. Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch                            
16. Bộ Khoa học - Công nghệ
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo                           
18. Bộ Y tế         
19. Ủy ban Dân tộc
20. Ngân hàng  Nhà nước Việt Nam
21. Thanh tra Chính phủ
22. Văn phòng Chính phủ


27. Hãy viết đúng, đủ tên các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam hiện nay.
Đáp án :
1.      Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
2.      Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3.      Đài Tiếng nói Việt Nam
4.      Đài Truyền hình Việt Nam
5.      Thông tấn xã Việt Nam
6.      Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
7.      Bảo hiểm xã hội Việt Nam
8.      Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

30. Hãy trích dẫn các điều quy định cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp hiện hành.
Đáp án :
1.Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Điều 46. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
2.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên :
-Điều 67. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức
-Điều 74. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân
3.Công ty cổ phần : Điều 95. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
4.Công ty hợp danh
-Điều 135. Hội đồng thành viên
-Điều 137. Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
5.Doanh nghiệp tư nhân
-Điều 143. Quản lý doanh nghiệp
-Điều 144. Cho thuê doanh nghiệp

31.Quy luật hệ thống của tổ chức gồm các quan hệ
A. Quan hệ vào- ra của hệ thống tổ chức
B. Quan hệ đẳng cấp của hệ thống tổ chức
C. Quan hệ mạng lưới của hệ thống tổ chức
D. Quan hệ điều khiển được của hệ thống tổ chức
F.Các phương án trên đều đúng
Đáp án : F

Cơ cấu các loại tổ chức ở Việt Nam dưới đây có độ mở cao nhất
A.Doanh nghiệp
B.Tổ chức hội trong nước
C.Tổ chức Nhà nước
D.Tổ chức Đảng
Đáp án : B

Yêu cầu nào về cơ cấu tổ chức dưới đây là sai
A. Đảm nhận một chức năng
B. Đảm nhận không giới hạn số lượng chức năng
C. Đảm nhận có giới hạn số lượng chức năng
D. Chức năng, nhiệm vụ  được giao  phù hợp với năng lực

Đáp án : B

Tiêu chí đánh giá một tổ chức là :
A. Khả năng tồn tại và phát triển của tổ chức
B. Dự kiến tổ chức hoạt động có hiệu quả
C.Khả năng ứng phó của tổ chức
D.Có điều kiện để kiểm soát được tổ chức
E.Tất cả  A, B, C.D đều đúng

Đáp án : E

Yếu tố nào dưới đây phải chú ý xác định rõ khi lựa chọn tổ chức
A.Có chiến lược phát triển tổ chức
B. Xác định đúng lộ trình quy mô của tổ chức
C. Công nghệ mà tổ chức sử dụng
D. Đánh giá rõ môi trường của tổ chức
E.Tất cả  A, B, C.D đều đúng

Đáp án : E

Một yêu cầu thiết kế tổ chức nào dưới đây là sai
(1)Tối ưu hóa
(2)Linh hoạt
(3)Tính ổn định
(4) Độ tin cậy cao
(5) Tính kinh tế
(6) Tính hiện thực, khả thi
(7) Tính lịch sử, kế thừa và phát triển
(8) Phải giống hoàn toàn một tổ chức khác đã và đang hoạt động.

Đáp án : (8)

Hãy chọn một nguyên tắc đưa lên hàng đầu khi thiết kế tổ chức
(1)Từ chức năng phân ra nhiệm vụ rõ ràng đến từng cơ cấu và mỗi người.
(2)Từ mục tiêu định ra tổ chức
(3)Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn phải tương xứng
(4)Xác lập được mối quan hệ
(5)Có hệ thống thông tin lên xuống, ngang, chéo và đa chiều
(6)Kiểm tra giám sát được
(7)Gắn bó thành khối thống nhất hướng vào mục tiêu
(8)Tuyển chọn, bố trí và luân chuyển nhân sự.

Đáp án : (2)

Khi thiết kế tổ chức các công việc nào dưới đây có thể tiến hành đồng thời
A. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử của một tổ chức tương tự
B.Điều tra, khảo sát, đánh giá một số tổ chức tương tự đang hoạt động trong các môi trường khác nhau .
C.Xây dựng mô hình lý tưởng mang tính lý thuyết với những giả định về điều kiện đạt được mục tiêu mong muốn.
D.Thử nghiệm mô hình trên thực tế và xây dựng phổ biến.

Đáp án : A, B

Hãy sắp đặt lại trình tự trước (1), sau (2),…(8) của quy trình thiết kế tổ chức, điền vào (…..)
(…..)Xây dựng cấu trúc  
(…..)Dự báo sự phát triển
(…..)Thiết kế hệ điều khiển
(…..)Đặt tổ chức vào trong hệ thống
(…..)Xác định các quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc tổ chức
(…..)Xác định mục tiêu
(…..)Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ
(…..)Xác định lĩnh vực trọng tâm

Đáp án :
(4)Xây dựng cấu trúc 
(5)Dự báo sự phát triển
(6)Thiết kế hệ điều khiển
(7)Đặt tổ chức vào trong hệ thống
(8)Xác định các quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc tổ chức
(1)Xác định mục tiêu
(2)Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ
(3)Xác định lĩnh vực trọng tâm

Đề thành lập một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động  bạn cần các bước
A.Công tác chuẩn bị
B. Đăng ký kinh doanh  
C.Kinh doanh theo ngành nghề ghi ở Giấy chứng nhận đăng ký  kinh doanh
D. Các phương án A,B,C đều đúng
Đáp án : D

Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu tổ chức khi nào
A. Cần mở rộng thị trường
B. Khi bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh
C. Đại hội cổ đông quyết định phải thay đổi
D. Các phương án A,B,C đều đúng
Đáp án : D


Hệ thống chính trị của đất nước Việt Nam hiện nay không chấp nhận hệ thống nào dưới đây
A.Hệ thống cơ quan nhà nước Việt Nam
B.Hệ thống Đảng cộng sản Việt Nam
C.Hệ thống các tổ chức xã hội theo pháp luật Việt Nam
D.Hệ thống đối lập với các hệ thống A, B,C
Đáp án :  D

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức nào dưới đây không gọi là doanh nghiệp
A.Doanh nghiệp tư nhân
B.Công ty cổ phần
C.Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
D.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
E.Công ty hợp danh
F.Hợp tác xã
H.Tổ hợp tác
N.Trang trại
M. Hộ gia đình

Đáp án : F, H, N, M

Điểm nào dưới đây không phải là giá trị của văn hóa
A.Phát triển bền vững, giảm xung đột.
B.Gắn kết, giao lưu, bảo tồn và sáng tạo
C.Ứng xử hòa bình, phi bạo lực
D. Chống lại các nền văn hóa khác

Đáp án : D

Đặc trưng của văn hóa tổ chức là
A.Kiến trúc trụ sở
B.Biểu tượng, khẩu hiệu
C.Lịch sử phát triển,ấn phẩm điển hình
D. Các phương án A,B.C đều đúng
Đáp án : D


Hãy điền vào cột “Phong cách đối chuẩn” theo thứ tự dòng của cột “Phong cách chuẩn”
Phong cách chuẩn
Phong cách đối chuẩn
1. Trọng kết quả

2. Chú ý ổn định

3. Trọng con người

4. Đề cao tính tập thể

5.Nhiệt tình của người lao động

6. Trọng chi tiết

7.Ưa mạo hiểm

Đáp án :
Phong cách đối chuẩn
1.  Hoạt động vô ích
2.  Bất ổn
3.  Hạ thấp con người
4.  Chủ nghĩa cá nhân
5.  Cào bằng các giá trị, lòng nhiệt tình
6.  Sơ sài
7. Sợ thất bại

Hãy điền vào cột “Đối lập” theo thứ tự dòng của cột “Dạng văn hóa phổ biến”

Dạng văn hóa phổ biến
Đối lập
1.Văn hóa thích nghi

2.Văn hóa hòa nhập

3. Văn hóa nhất quán

4. Văn hóa sứ mệnh

5. Văn hóa chu đáo

6. Văn hóa thử thách

7.Văn hóa hiệp lực

8.Văn hóa thờ ơ

Đáp án :
Đối lập
1. Cách ly
2. Cô lập
3. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
4. Đẳng cấp thấp
5. Hời hợt sơ sài
6. Sỡ hãi, Né tránh, ngụy biện
7. Cái tôi là trên hết, không chia sẻ
8. Mật thiết

Hãy chọn mục “không nên” trong các tình huống với người lãnh đạo (sếp) của bạn. Bạn không phải là trợ lí của sếp nhưng sếp thường xuyên sai bạn làm việc vặt:
A.Từ chối ngay
B. Luôn luôn làm theo
C.Trao đổi với sếp, để có thời gian làm việc theo hợp đồng tuyển dụng

Đáp án  A, B

Hãy chọn mục “không nên” trong các tình huống với người lãnh đạo (sếp) của bạn. Sếp thường mất kiềm chế và quát tháo bạn trước mặt đồng nghiệp và trong cuộc họp
A.Cãi lại ngay sau khi sếp cất tiếng
B. Giải trình bằng chuyện  trực tiếp với sếp hoặc gửi thư cho sếp.
C. Sửa những lỗi dù rất nhỏ mà sếp đã quát tháo
D.Nhờ người có uy tín chuyện với sếp nếu tình trạng này kéo dài.

Đáp án  A

Hãy chọn mục “không nên” trong các tình huống với người lãnh đạo (sếp) của bạn. Trong một dự án, bạn phải làm nhiều việc sếp giao nhưng sếp không báo cáo công lao của bạn với tập thể, với cấp trên của sếp?
A. Tố cáo sếp tranh công
B. Nếu có cơ hội hãy trình bày rõ vấn đề bạn hiểu biết về dự án
C. Hãy làm rõ ngay từ đầu bạn là đồng tác giả hoặc thư ký của dự án.
D. Không có ý kiến.

Đáp án  A, D

Hãy chọn mục “không nên” trong các tình huống với người lãnh đạo (sếp) của bạn.  Sếp  luôn “quấy rối” bạn nhưng lại nhanh chóng phủ nhận hành động của mình
A. Phản ứng gay gắt
B. Có biểu hiện để sếp thấy rằng bạn phản đối.
C. Nếu sếp không thay đổi thì trực tiếp báo cáo phòng quản lý nhân sự.

Đáp án  A

Hãy chọn mục “không nên” trong các tình huống với người lãnh đạo (sếp) của bạn. Bạn nhận được khoản tiền thưởng và cảm thấy thất vọng khi phát hiện ra rằng nó thấp hơn rất nhiều so với những gì sếp đã hứa
A.Thảo luận thẳng thắn để rõ vì sao thấp và nêu hướng bù đắp
B.Sếp im lặng, sẽ tiếp tục yêu cầu để có lời giải thích thỏa đáng
C. Nhiều lần bị thất hứa sẽ chia tay sếp.
D. Xin thôi việc ngay

Đáp án  D

Hãy chọn mục “không nên” trong các tình huống với người lãnh đạo (sếp) của bạn. Sếp có nhiều biểu hiện sai trái
A. Tố cáo ngay trước công luận những việc bạn mới nghe tin đồn
B. Trao đổi trực tiếp hoặc thư cho sếp nếu sai trái tiếp sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
C. Biết chắc chắn sếp sai trái nguy hiểm sẽ báo nay cho người có thẩm quyền.
Đáp án  A

Hãy trả lời “ Đúng” “ Sai” trong các tình huống với đồng nghiệp của bạn
(1) Đóng góp tiền có mục đích, hạn mức rõ ràng tích cực khi đồng nghiệp nêu ra.
(2) Tìm hiểu văn hóa tặng quà của tổ chức và sở thích của đồng nghiệp
(3) Lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm hay
(4) Hỏi rõ lương thưởng, soi mói đời tư của đồng nghiệp
(5) Nhận việc trong các sự kiện ở công ty, thăm hỏi, giao lưu với đồng nghiệp một cách vui vẻ và thân thiện.
(6) Giúp đỡ đồng nghiệp làm trái pháp luật, trái đạo lý
(7) Hỏi rõ quyền lợi khi được đồng nghiệp mời tham gia dự án của tổ chức
(8) Giúp đỡ đồng nghiệp trong phạm vi khả năng tài chính, hiểu biết và thời gian.
(9) Phê phán đồng nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi
(10) Vào nhóm sở thích để hoàn thành tốt chỉ tiêu công việc được giao.

Đáp án : Sai là (4), (6), (9). Còn lại là đúng (1), (2), (3), (5), (7), (8), (10)

Sắp xếp đúng các thuyết A,B,C gắn với  nội dung (1), (2),(3)
A.Thuyết nữ quyền (Liberal Feminism)
B. Thuyết nữ quyền triệt để (Radical Feminism)
C.Thuyết nữ quyền Mác-xít (Marxist Feminism)
(1) Giải  phóng phụ nữ, xóa bỏ “trọng nam khinh nữ”
(2) Phê phán nam trị, khuyến khích nữ quyền cấp tiến.
(3) Xóa bỏ áp bức bóc lột nữ; tiền lương, giờ làm bình đẳng; nữ tham gia các hoạt động xã hội, đảm nhiệm chức vụ.

Đáp án : A (1) ; B (2); C (3)

Trong cơ quan có phụ nữ, người quản trị tổ chức cần quan tâm đến những ngày nào chỉ  liên quan đến phụ nữ:
A.Ngày quốc tế phụ nữ: 8/3
B.Ngày phụ nữ Việt Nam : 20/10
C. Sau ngày phụ nữ sinh em bé
D.Các phương án A,B,C trên đều đúng
Đáp án : D

Trình bày tóm tắt tác hại, nguyên nhân tác hại, nêu giải pháp cơ bản giải quyết bất bình đẳng giới. Có ví dụ minh họa cho từng nội dung

Đáp án:
a.Tác hại
-Lãng phí nguồn lực: Ví dụ như không sử dụng lao động vào việc họ làm được.
-Nòi giống suy giảm: Bản thân và thế hệ con bị ảnh hưởng xấu về sức khỏe, tinh thần. Ví dụ mẹ/bố không được đi học, không có việc làm có thu nhập ổn định,…
-Hậu quả xấu kéo dài: Tạo thành thói quen, nếp nghĩ của nhiều người không tôn trọng bình đẳng giới gây tác hại trên.
b.Nguyên nhân
-Thể chế xã hội không có luật về bình đẳng giới và các chính sách tích cực.
-Phong tục tập quán lạc hậu: Ví dụ như phụ nữ không được ngồi ăn cùng nam giới, phải sinh nở một mình, không được ly hôn hoặc tái hôn, phải chấp nhận đa thê, đa phu,...
-Hộ gia đình: Quy mô lớn, truyền thống riêng theo tập quá lạc hậu gây mất bình đẳng.Ví dụ phải đóng góp quá khả năng vào các việc của họ tộc, phân biệt đối xử trai gái.
-Nền kinh tế: Quyền làm việc và chi tiêu không bình đẳng. Ví dụ mất việc khi sinh nở, phải nuôi con nhỏ mà không nhận được đóng góp từ chồng/vợ; không được bảo lãnh, tín chấp để vay vốn kinh doanh nhỏ.
c.Thực hiện những giải pháp cơ bản để giải quyết  vấn đề bất bình đẳng giới
-Cải cách thể chế, xóa rào cản, tạo sân chơi bình đẳng, ban hành các luật và vận động thực hiện.
- Duy trì tăng trưởng kinh tế và phân phối nguồn lực bình đẳng hơn:
+ Quyền học tập
+ Tiếp cận, sử dụng vốn, tài sản, lợi thế,…
+ Cơ hội việc làm và phân công việc làm phù hợp.
+ Bình đẳng về thu nhập và chi tiêu cá nhân, gia đình.
-Tạo cơ hội cho nữ giới tham gia vào các quyết định phát triển xã hội :
+Có ý kiến tham gia với cộng đồng, gia đình
+Ứng cử và bầu cử vào các chức vụ tổ chức
+Giám sát hoạt động của tổ chức
- Phân công hợp lý việc gia đình, chống bạo hành trong gia đình và ở mọi nơi.



MỘT SỐ BAI TẬP


Bài tập tình huống:
Bạn là Trưởng phòng Marketing của công ty M.  Phòng có ba nhóm công tác ở ba vùng, bạn có quyền bổ nhiệm nhóm trưởng, luân chuyển, tuyển dụng nhân viên. Sau một thời gian làm việc, kết quả chung của Phòng là giảm sút khách hàng và doanh số. Bạn yêu cầu ba nhóm báo cáo khó khăn, thuận lợi; tâm lý nguyện vọng của nhóm. Tóm tắt các báo cáo như sau:

1.Khó khăn: Bị đối thủ khác cạnh tranh về ưu đãi đối với khách hàng.
2.Thuận lợi: Nhân viên sẵn sàng tăng số lượng khách hàng nếu công ty tăng thưởng
3.Tâm lý:
-Có nhân viên yêu cầu chuyển sang nhóm khác;
-Có nhân viên xin tách ra lập một nhóm mới, sang vùng mới;
-Có nhân viên yêu cầu thay Nhóm trưởng…

Bạn sẽ giải quyết như thế nào đối với các tình huống trên để các nhân viên của phòng Marketing làm việc tích cực phát triển khách hàng cho Công ty?

Đáp án:
1. Giao cho các Nhóm: Báo cáo mức độ ưu đãi khách hàng của đối thủ, đề xuất chính sách cạnh tranh của Công ty; Tự kiểm tra các báo cáo và đề xuất với Công ty giải pháp chứng minh với khách hàng về chính sách ưu đãi vượt trội của Công ty.
2. Điều tra để biết chính sách thưởng đối thủ cạnh tranh và so sánh với công ty M: Đề xuất giải pháp tăng thưởng hoặc tăng chi phí hỗ trợ cho nhân viên như cước điện thoại di động, tiền lưu trú vùng xa; chi phí tàu xe,...và thưởng mức cao khi đạt được kết quả cao.
3. Tâm lý:
- Có nhân viên yêu cầu chuyển sang nhóm khác : Chấp nhận khi nhóm chuyển đi, chuyển tới đồng thuận, hoặc chủ động quyết định luân chuyển.
- Có nhân viên xin tách ra lập một nhóm mới, sang vùng mới : Yêu cầu nhân viên này trình bày hoạt động của Nhóm mới và giao làm Nhóm trưởng.
- Có nhân viên yêu cầu thay Nhóm trưởng : Đến nơi Nhóm làm việc, họp thân thiện để làm rõ yêu cầu đó đúng, sai, có quyết định đúng đắn.
-Các biện pháp tích cực khác: Tìm cách hay để nhân viên tăng khách hàng và doanh số như đúc rút phổ biến kinh nghiệm của nhân viên giỏi trong nội bộ Phòng.

------------------

Căn cứ vào bảng dưới đây, bạn trình bày cách hiểu từng trường hợp tái cấu trúc tổ chức : tách, chia, sáp nhập, hợp nhất,  chuyển đổi, có ví dụ cho từng trường hợp. (Các chữ cái độc lập trong bảng là tên tổ chức)

  

Thời điểm
Trường hợp
TÁCH
CHIA
SÁP NHẬP
HỢP NHẤT
CHUYỂN ĐỔI
Trước
A
D
M,N,.. H
I,Q…
T
Khi tái cấu trúc
A bị tách ra B,C,…
D bị chia thành E,F,…
(M,N,..) bị sáp nhập vào H
(I,Q…) bị hợp nhất thành K
T chuyển đổi sang P
Sau
A còn nhưng khác trước
D chấm dứt tồn tại
(M,N,..) chấm dứt tồn tại
(I,Q…) chấm dứt tồn tại
T chấm dứt tồn tại
B,C,…mới
E,F…mới
H khác trước
K mới
P mới

Bài giải:
1.Tách: Một hoặc nhiều tổ chức mới được tách ra từ một tổ chức. Tổ chức  bị tách vẫn tồn tại nhưng khác trước.
Ví dụ: Huyện B, C mới được tách ra từ huyện A, huyện A còn nhưng khác trước.
2.Chia: Có hai tổ chức mới trở lên được chia ra từ một tổ chức. Tổ chức bị chia chấm dứt tồn tại.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn D có bốn thành viên, chia ra thành Công ty trách nhiệm hữu hạn E và F mới, công ty D chấm dứt tồn tại.
3.Sáp nhập: Một hoặc nhiều tổ chức bị sáp nhập vào một tổ chức. Tổ chức bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, Tổ chức nhận sáp nhập khác trước.
Ví dụ: Hai đội sản xuất M và N bị sáp nhập vào đội sản xuất H, hai đội M và N chấm dứt tồn tại, đội H khác trước.
4.Hợp nhất: Một tổ chức mới được thành lập từ hai tổ chức trở lên bị hợp nhất. Chấm dứt tồn tại của tổ chức bị hợp nhất.
Ví dụ: Tỉnh K mới được thành lập từ hai tỉnh I, Q bị hợp nhất. Tỉnh I.Q chấm dứt tồn tại.
5.Chuyển đổi: Một tổ chức thay đổi chức năng nhiệm vụ, cơ cấu, sở hữu, tên tổ chức…đăng ký thành lập tổ chức mới. Tổ chức cũ chấm dứt tồn tại.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn T chuyển thành công ty cổ phần, Công ty T chấm dứt tồn tại, công ty cổ phần P mới phải đăng ký kinh doanh.

----------------------

Bạn trình bày tóm tắt  nội dung 5 tiêu chí đánh giá doanh nghiệp.Theo bạn những cặp đôi tiêu chí nào quan trọng nhất
(1)Doanh thu
(2)Lợi nhuận
(3)Tốc độ tăng trưởng
(4)Tổng tài sản
(5)Tổng số lao động
Đáp án
1)Doanh thu: Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Doanh thu bằng tổng (giá bán nhân với sản lượng)
(2)Lợi nhuận: Là  phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí theo quy định của doanh nghiệp phù hợp với luật pháp phải áp dụng, là mục tiêu của doanh nghiệp
(3)Tốc độ tăng trưởng: Là so sánh chỉ tiêu số lượng thời kỳ sau so với thời kỳ trước được tính bằng số %
(4)Tổng tài sản: Là của cải vật chất hữu hình hoặc vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
(5)Tổng số lao động: Là số lao động doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng và trả thu nhập.

Cặp đôi quan trng nhất là :
(1)Doanh thu và (2)Lợi nhuận
(2)Lợi nhuận và (5)Tổng số lao động
Vì bảo đảm mục tiêu kinh tế, xã hội và vị thế của doanh nghiệp
--------------------------------------------

Bài tập tổng hợp

Một Viện nghiên cứu triển khai khoa học nông nghiệp của Nhà nước, có 100 người được trả lương ngân sách từ ngân sách nhà nước theo ngạch bậc. Cơ cấu tổ chức hiện có của Viện gồm các đơn vị trực thuộc ở hai khối: (1) Các đơn vị chức năng giúp việc Viện trưởng; (2) Các đơn vị nghiên cứu triển khai.

Viện có chức năng nghiên cứu khoa học theo đặt hàng của Nhà nước, của khách hàng; Được triển khai (mua bán) các các sản phẩm phục vụ nông nghiệp; Lãnh đạo Viện có quyền tự chủ thành lập các đơn vị trực thuộc như Trung tâm ứng dụng, các doanh nghiệp, quyết định tuyển dụng, điều động, đề bạt chức vụ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, trả lương theo kết quả công việc, cho thôi việc cán bộ nhân viên dưới quyền.

Đến ngày 02/9/2014 Viện phải thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ có 50 người được nhận lương ngân sách. Trong Viện xôn xao cách giải quyết như sau:
- Dùng ngân sách trả lương như thế nào, bình xét ai làm việc gì được trả lương bao nhiêu?
-Tạo việc làm thu nhập cho tất cả mọi người bằng cách tái cấu trúc Viện, lập thêm Trung tâm, doanh nghiệp mới.
- Người tình nguyện ra khỏi viện được hỗ trợ như thế nào; Người tham gia Trung tâm, doanh nghiệp mới thành lập trực thuộc Viện sẽ được hỗ trợ gì?

Căn cứ vào chức năng, lĩnh vực hoạt động, quyền hạn của lãnh đạo Viện, và lý thuyết tổ chức bạn góp ý cho Lãnh đạo Viện đưa ra phương án giải quyết tích cực nhất, để mọi người có việc làm và có thu nhập, thu nhập tăng theo kết quả công việc. 

Bài giải
1.Lập đề án tái cấu trúc Viện theo các căn cứ:
a.Quyết định của Bộ trưởng
b.Chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hiện tại của Viện
c.Chính sách của Nhà nướ về giải quyết lao động dôi dư, các chính sách khoa học kỹ thuật
d. Đánh giá hiện trạng của mỗi bộ phận trực thuộc viện: Như chức năng, nhiệm vụ, nhân lực, sản phẩm.
e. Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm mà Viện đang làm, sẽ làm.
Ngoài ra tham khảo kinh nghiệm trong nước và quốc tế co liên quan.
2.Dự kiến cấu trúc mới của Viện
a.Thay đổi số lượng, chức năng nhiệm nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc Viện gồm:
-Đơn vị chức năng giúp việc Viện trưởng làm các nhiệm vụ chung của Viện như: Văn phòng, tổ chức cán bộ, kế toán, kế hoạch, hợp tác quốc tế, kiểm tra,…theo hướng kiêm nhiệm công việc để giảm số nhân lực ở các bộ phận này.
-Đơn vị nghiên cứu khoa học theo chức năng nhiệm vụ của Viện, bổ sung chức năng mới, có thể tăng hoặc giảm số đơn vị này.
- Thành lập mới các trung tâm ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ.
- Thành lập mới doanh nghiệp trực thuộc Viện theo Luật doanh nghiệp gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,Viện là chủ sở hữu, Viện phải có Vốn điều lệ.
+ Công ty cổ phần có cổ đông là: Viện, cán bộ Viện, các cổ đông ngoài Viện.
+Thành lập loại hình công ty khác theo Luật Doanh nghiệp.
+Thu hút công ty khác làm công ty liên kết với công ty của Viện, công ty của Viện là công ty liên kết với các công ty khác.
+Nghiên cứu lập Hội nghề nghiệp mới, tham gia với các Hội nghề nghiệp khác.
3. Để bảo đảm việc làm, thu nhập của 100 người sau ngày 02/9/2014:
a. Tạm ứng lương từ ngân sách nhà nước bảo đảm cho 100 người, tức là sẽ giảm bình quân còn ½ so với trước.
b. Viện trưởng giao người đứng đầu các đơn vị thuộc “Dự kiến cấu trúc mới của Viện” xây dựng đề án tổ chức mới gồm: Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức, nhân sự hiện có và nhân sự mới. Thời hạn ít nhất là ba tháng phải hoàn thành đề án để Hội đồng thẩm định của Viện thông qua, Viện trưởng ra quyết định thành lập.
c. Số người tự nguyện:
- Áp dụng dụng Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội cho số lao động:Tạm nghỉ việc, thôi việc, chuyển đi nơi khác, nghỉ hưu.
- Hỗ trợ tối đa cho số người tham gia đơn vị mới thành lập như: Chi phí vận động thành lập, đăng ký kinh doanh, chuyển giao mẫu các sản phẩm nghiên cứu của Viện để thương mại hóa; cho mượn có thời hạn cơ sở vật chất như phòng làm việc, phương tiên; Viện tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp Viện làm chủ sở hữu; giới thiệu với các đối tác liên kết, các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng, bảo lãnh các hợp đồng mới,…Vận động cán bộ góp cổ phần vào công ty cổ phần,…
Các công việc trên có lộ trình, bắt đầu, các giai đoạn và kết thúc.
4. Dự kiến các thuận lợi và rủi ro
- Một số người không thích nghi với nhiệm vụ mới được giao có thể luân chuyển trong Viện hoặc ra ngoài Viện.
- Số người ở đơn vị mới sẽ có sự biến động về thu nhập (tăng hoặc giảm).
- Có sự mâu thuẫn giữa các bộ phận, trong từng bộ phận về quan hệ công tác, thu nhập.
- Cách giải quyết: Các đơn vị trực thuộc tự điều chỉnh trong quyền hạn, báo cáo theo lộ trình và công khai trong toàn Viện. Kết thúc mỗi giai đoạn có đánh giá và điều chỉnh theo thẩm quyền của lãnh đạo Viện.
5.Kết luận:
a.Việc làm và thu nhập do mỗi người, mỗi bộ phận tự quyết định theo chức năng, nhiệm vụ và sản phẩm của đơn vị mình đáp ứng nhu cầu của thị trường.
b.Lãnh đạo viện, các bộ phận khác chỉ hỗ trợ trong phạm vi nhất định.
c.Rất cần lãnh đạo Viện, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc quy tụ được mọi người theo đuổi mục tiêu, phát huy năng lực cá nhân đóng góp cho tập thể, được đãi ngộ (lương, thưởng,kinh phí học tập, thăng tiến,…) theo kết quả công việc.
6.Vẽ  sơ đồ  cơ cấu tổ chức cũ và mới của Viện


--------------------
Bài tập

Thống kê giao tiếp ở các đơn vị có các điều kiện để so sánh, cho thấy số lượt xưng hô :


Đơn vị
Xưng hô theo các ngôi (lượt xếp theo mức)
Tôi
Bạn
Chúng ta
Các bạn
Họ
A
Nhiều
Nhiều
Ít
Nhiều
Nhiều
Ít
B
Trung bình
Trung bình
Nhiều
Trung bình
Trung bình
Nhiều
C
Ít
Ít
Trung bình
Ít
Ít
Trung bình


Đọc và phân tích bảng trên, bạn nhận xét gì về mỗi đơn vị theo ba tiêu chí sau:
1. Tinh thần đoàn kết gắn bó, thẳng thắn.
2. Né tránh, nói sau lưng, buôn chuyện người khác
3. Hạn chế giao tiếp.

------------------------------------------------

Bạn là người đứng đầu một đơn vị trực thuộc công ty. Trong đơn vị bạn có một thành viên C mắc một số sai phạm được các đơn vị khác phản ánh, giám đốc công ty (cấp trên trực tiếp) yêu cầu bạn đề xuất cách khắc phục, đề nghị mức độ kỷ luật như bồi thường, cắt thưởng, cho thôi việc, hoặc chuyển bộ phận khác trong công ty.

Sai phạm của thành viên C gồm:
1. Làm thất thoát tài sản của công ty trị giá 1 triệu đồng (thấp hơn một tháng lương)
2.Chưa cố gắng, chỉ hoàn thành 80% doanh số bán hàng.
3. Chấp hành kỷ luật lao động kém, 3 lần đi muộn.
4. Không tham gia các công việc của tập thể như học tập nghiệp vụ, giao lưu với khách hàng.
5. Thích đá bóng, từng xin nghỉ việc đi đá thuê cho công ty khác.
Căn cứ vào quyền hạn, trách nhiệm của bạn; hợp đồng lao động của thành viên C, thực tế của sai phạm,…Bạn nêu hướng giải quyết từng sai phạm của thành viên C.

Bài giải:


------------------------------------------------
Bài tập tình huống
Lãnh đạo Công ty X giao bạn nghiên cứu xử lý tình huống ở một Phân xưởng may, tóm tắt nội dung tình huống:
1. Công nhân cho rằng định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu quá chặt chẽ dẫn đến lỗi sản phẩm, giảm tiền lương, thưởng,…
2.Tiền lương theo sản phẩm ở tổ may quần áo trẻ em thấp hơn tổ may quần áo người lớn.
3. Việc bố trí người làm ca ngày và đêm, tỷ lệ lứa tuổi giới tình không phù hợp, dẫn đến số lượng sản phẩm, tiền lương giữa các ca chênh lệch.
4.Một số lao động có ý định:
a.Chuyển sang bộ phận bán hàng của Công ty;
b.Xin mở đại lý bán hàng cho Công ty.
Vận dụng môn Lý thuyết Tổ chức bạn đề xuất hướng xứ lý các trường hợp nêu trên.

Bài giải
Phân tích tình huống: Tất cả các tình huống trên đều thể hiện sự mong muốn của công nhân về điều kiện làm việc thuận lợi, có kết quả tốt hơn để không bị giảm thu nhập; hoặc thay đổi vị trí việc làm trong Công ty cho phù hợp với năng lực, sở thích, hoàn cảnh cá nhân.

Hướng xử lý từng trường hợp
1. Kiểm tra ý kiến của công nhân: Sử dụng phương pháp so sánh định mức với một phân xưởng tương tự để kết luận. Nếu đúng thì phải thay đổi định mức, nếu không thì thông báo cho công nhân tìm ra các nguyên nhân khác bằng phương pháp thực nghiệm, quan sát, ghi chép, chụp hình,... Phải sửa lỗi sản phẩm, dù lỗi nhỏ cũng làm mất khách hàng tiềm năng.
2.Tiền lương theo sản phẩm ở tổ may quần áo trẻ em thấp hơn tổ may quần áo người lớn.
Xem xét lại quy chế tiền lương của công nhân theo giá trị sản phẩm tạo ra hay theo thời gian, tay nghề công nhân may ở hai tổ. Khuyến khích công nhân có sáng kiến đa dạng hóa mẫu mã, chất liệu, thị trường quần áo trẻ em để nâng tiền lương theo sản phẩm. Điều tiết bằng phúc lợi của tổ và của toàn Công ty.
3. Việc bố trí người làm ca ngày và đêm, tỷ lệ lứa tuổi giới tình không phù hợp, dẫn đến số lượng sản phẩm, tiền lương giữa các ca chênh lệch.
Thống kê sản phẩm theo nhóm kết quả cao, thấp, trung bình ứng với từng ca làm việc để phát hiện ra sực khác biệt giữa ca ngày, đêm, mùa; khác biệt về giới tính tuổi tác để đưa ra phương án bố trí ca bảo đảm sự hợp tác, giúp đỡ nhau, cân bằng giới tính,…Có thể đưa mẫu, có hướng dẫn để công nhân tự chọn ca làm việc.
4.Một số lao động có ý định:
a.Chuyển sang bộ phận bán hàng của Công ty:
Chọn và huấn luyện tại cơ sở bán hàng sau đó luân chuyển. Bán hàng luôn quan trọng đối với công ty bởi nó tiền tệ hóa sản phẩm đầu ra.
b.Xin mở đại lý bán hàng cho Công ty.
Đưa cho công nhân đó quy định về mở đại lý. Chú ý tương quan đầu tư hỗ trợ của Công ty với theo doanh số bán của đại lý. Tránh trường hợp đại lý bán hàng khác nhiều hơn hàng của Công ty.
-----------------------------------------

Một Công ty có 10 đại lý bán hàng thời trang đang phát đạt. Giám đốc quyết định tăng từ lên 20 đại lý và hỗ trợ đến 20 triệu đồng cho mỗi đại lý, kết quả tăng doanh số ở các đại lý, lợi nhuận tăng. Ông quyết định đầu tư mở thêm 30 đại lý, kết quả doanh số mỗi đại lý giảm, tổng lợi nhuận giảm, chi phí đầu tư hỗ trợ đại lý tăng. Xem xét các nguyên nhân, ông phát hiện ra các đại lý đã không chỉ bán hàng của Công ty mà bán các hàng hóa của công ty khác. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân về môi trường bên ngoài ở các đại lý.

Giám đốc giao bạn phân tích, đề xuất hướng cơ cấu lại đại lý: tăng, giảm số đại lý, đầu tư trung tâm thời trang, sửa lại hợp đồng đại lý,… Bạn hãy đưa ra hướng giải quyết tích cực nhất để duy trì tốc độ tăng doanh số, lợi nhuận của công ty,  bảo đảm sử dụng lao động của các đại lý.

Bài giải:
1.Số lượng đại lý tăng thêm 30, không làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Do vậy phải đánh giá tìm ra các nguyên nhân. Nếu thời gian hoạt động của các đại lý mới tăng chưa đủ thời hạn hợp đồng, có thể duy trì  60 đại lý thêm một thời kỳ và hỗ trợ marketing. Kết thúc, nếu tiếp tục giảm doanh số và lợi nhuận thì chuyển tiếp sang bước sau:
2. Cắt giảm các đại lý có: Doanh số thấp, hàng hóa không phù hợp với nhu cầu thị trường địa bàn, các chủ đại lý tiếp tục bán hàng của Công ty không theo phương thức đại lý.
3. Phân tích địa bàn thị trường, dồn một số đại lý quá gần nhau lại thành một đại lý. Các chủ đại lý kết hợp, lập phương án mở rộng điểm bán hàng, đề xuất Công ty hỗ trợ.
4.Xây dựng một số Trung tâm thời trang của Công ty ở các khu vực đông dân thực hiện quảng cáo, bán hàng và các hoat động makerting.
5.Điều chỉnh hợp đồng đại lý để khuyến khích chủ đại lý bán được nhiều hàng, ví dụ như thưởng doanh số. Công ty phải đa dạng sản phẩm, độc quyền phân phối sản phẩm do công ty sản xuất và khai thác ngoài, để đại lý không phải nhập hàng nơi khác.
-------------------------------------

Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi: Khi được tuyển dụng chính thức vào tổ chức, bạn phải làm gì để tồn tại và phát triển cùng tổ chức. Hãy viết ra 10 nội dung tích cực khác nhau, mỗi nội dung có giới hạn, cho ví dụ.

Đáp  án

Dưới đây là 10 nội dung có chữ “T” ở đầu:

1.Tinh thông nghề, không tinh tướng kiêu căng
Ví dụ: Giúp đồng nghiệp:  sửa máy tính, tìm tài liệu, sửa văn bản, hướng dẫn cách làm nhưng không kể công, hoặc coi thường bạn.

2. Tôn trọng tập thể, không a dua
Chấp hành quy định công khai của tập thể, không tham gia các hoạt động không có mục đích tích cực như bè phái xung đột với nhóm khác.

3.Tính cách trội, không phản cảm
Chú ý có hành động tích cực, mới. Ví dụ khi sinh hoạt tập thể có biểu hiện hay, cách đóng góp, thể hiện độc đáo thu hút người ủng hộ.

4.Tạo tình cảm, không cô độc
Không đi ăn trưa một mình, cởi mở để bạn bè giúp đỡ, để học hỏi.

5.Tự tin, không tự ti
Ví dụ: Tin mình làm việc đúng quy trình, có chất lượng; nếu chưa hoàn thành mĩ mãn, có lỗi nhỏ, không tự ti, không dằn vặt; tự sửa để vượt qua.

6.Tin tưởng, không nhẹ dạ
Ví dụ: Tin tưởng vào đồng nghiệp tốt; không vội tin theo dư luận chưa được kiểm chứng.

7.Tiến thủ phải lộ ra
Ví dụ: Thể hiện rõ bằng lời nói và hành động phấn đấu vươn tới vị trí cao hơn, thu nhập nhiều hơn. Nói đi đôi với làm.

8.Truyền nhiệt huyết cho bạn, không chỉ bằng lời nói
Muốn bạn đồng hướng với mình phải bằng việc làm tích cực của bản thân. Giúp bạn làm tốt hơn.

9. Tài lẻ và hài hước nhưng không lạm dụng
Biết chơi thể thao, thi họa nhạc, thủ công, nữ công gia chánh,…để biểu diễn, giao lưu, giúp đỡ bạn bè, vào nhóm cùng sở thích.

10. Tiền bạc của riêng phải chu chuyển, không thụ động
Thu nhập và chi tiêu hợp lý, cân đối, có thứ tự ưu tiên. Biết bạn khó khăn, hãy chủ động hỏi thăm, giúp đỡ tiền bạc …và vay trả đàng hoàng.
----------------------

Đồng nghiệp X có lỗi như: Đi làm muộn, đánh chửi nhau, ít tham gia hoạt động tập thể, vô lễ với cấp trên, kết quả công việc thấp…Sếp yêu cầu các bạn giúp đỡ X sửa lỗi.
Bạn hãy trình bày cách hiểu và cho ví dụ về 10 quy tắc giúp đỡ X sửa lỗi. Bổ sung quy tắc khác tích cực hơn.

1.Khen, khích lệ X tích cực:
Ví dụ: Không chê, tìm điểm tích cực cũ và mới để khen

2.Tế nhị thể hiện để X nhận lỗi:
Ví dụ: Tìm một ví dụ về một người nào đó nhận lỗi và vượt qua. Ví dụ như tặng sách, quà ý nghĩa, xem phim, giao lưu với người đã sửa lỗi thành công.

3.Hãy trở thành đồng minh với X và sửa lỗi của X:
Ví dụ: Mời X và nhóm ăn trưa, cà phê, nhóm chơi; Thăm hỏi, thư nhắn,… với ý “Mình luôn bên X”.

4.Đặt câu hỏi khuyên bảo và nghe X trả lời:
5.Giữ thể diện cho X:
5.Khôn khéo xây dựng thanh danh cho X:
7.Khuyến khích và ghi nhận X sửa lỗi, không nhắc lại lỗi:
8. Làm cho X vui lòng tự sửa sai:
9. Giao tiếp thân mật, thăm hỏi, tặng quà khi X có sự kiện riêng :
10.Lôi kéo X vào các sinh hoạt tập thể:

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét