Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Vì sao con người ăn con vật?


+++
Các khoa học lý giải nhiều góc cạnh. Nếu chỉ nói là sinh tồn thì con vật cũng xơi con vật.

Số là người cổ đi hai chân có lợi thế leo trèo hái nhiều quả ngon, tránh thú dữ. Thực ra con người ngày ấy rất yêu ớt, kém thú dữ.

Tạo hóa cho nhiều trận cháy rừng, bọn thú nhỏ như sói non, chuột, dúi, gà, ốc nhái… chết thui vàng hươm, bọn thú dữ cũng choén, người cổ cũng.

Cứ thế sinh tồn phát triển. Người cổ bắt một số con về nuôi, giữ lửa, thịt choén dần. Sau Dacuyn bảo đó là quá trình thuần hóa tự nhiên phục vụ nhắm.

Việc nuôi, giết thịt nếu vậy chả có nghệ thuật.
Triết gia Tr. Đức Thảo ta và các đồng khoa châu Âu tìm ra bí hiểm là: Thằng Tộc trưởng-Bố- đầu đàn thống lĩnh các con, chiếm giữ con mồi và con cái.

Cuộc nổi loạn vĩ đại trong lịch sử giúp nhân loại phát triển theo hai mặt:

1- Chúng giết tộc trưởng. Sau chúng ân hận lắm vì mất đầu đàn, mặt khác Tộc trưởng càng hung hãn với các đồ đệ chiến lại bọn con làm loạn. Thù tộc trưởng cha già không nguôi, chúng dịch chuyển vào hạ sát con thú cho thỏa mãn hận thù và choén. Chi tiết này di truyền đến tận nay, đó là việc thịt các con vật nuôi, săn thú dữ, giết một số con phát triển quá mức, nhiều nơi chúng làm lễ thờ con đó như đầu trâu, thủ chó, đại bàng, gạc nai,…thờ đến “cẩu nhi”. Việc giết thịt một số con vật dường như còn chứa chất sự thỏa mãn tàn bạo mà nhiều nhà khoa học gọi là  chuộc “Tội lỗi tổ tiên”, cái tội ziết thủ lĩnh- cha già.

2. Do sự phát triển, các tộc giao thoa,  người cái người đực kết hôn khác bộ tộc, xa vùng đất…Đây là một tiến hóa vượt bực mà các nhà khoa học sinh học, nhân chùng học lý giải mầu da, sắc tộc, lãnh thổ địa chính trị, chúng không bị chết non, dị tật do cùng huyết thống, tựa như chim ăn theo mùa nhả hạt mọc cây, cá theo dòng nước mà phát triển tốt…

Cả hai cái hình thành lên tôn giáo, tín ngưỡng. Chúng giết con vật nhưng vẫn thờ con đó như thờ cha già mà chúng đã nhiều lần xuống tay, mặt khác thiên nhiên khắc nghiệt, chúng thờ búa sua sức mạnh thiên nhiên như gốc cây, ngọn núi, hòn đá, thác ghềnh, hang hốc, ect… Tin ngưỡng có rất sớm dù chi là “bái vật giáo”, có thể nói tín ngưỡng, tôn giáo là lõi của văn hóa.

Các dân tộc đều có xu hướng thờ phượng con vật, thờ không choén, nhưng khi choén lại thờ (sự tích cây huyết dụ). Chính vì tôn giáo mà nhiều loài vật thoát hàm răng con người. Ăng lê không ăn ngựa, Hồi -Islam không ăn lợn, Ấn bú sữa nhưng không ăn bò trâu, các tôn giáo lớn không ăn thịt chó…

Nhìn thực phẩm đưa vào hàm răng cho biết tiến hóa của dân tộc, nhóm người. Chậm phát triển (mọi rợ) thường choén hết các loại vì cái gốc là chúng thiếu đói.

Hàm của chủng tộc cũng biểu hiện tiến hóa. Nếu hô, vẩu, hàm ngựa đó chính là tội lỗi tổ tông chúng tiến hóa theo kiểu nhai nhiều thứ, kém chế biến (ăn thô).

Có một số “linh vật” như là tiêu chí đánh giá phẩm hạnh dân tộc. Linh đó có con Chó.