Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHUYÊN ĐỀ (Khóa luận) THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Hướng dẫn bài nghiên cứu thực tế chuyên ngành TCNH ...

Tư liệu hỗ trợ thực tập




PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHUYÊN ĐỀ  THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nguồn : http://www.anhbinhminh.co

Đây là tài liệu tham khảo do Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp biên soạn để hỗ trợ các bạn sinh viên làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Bạn có thể tham khảo các tài liệu khác và trao đổi với các thầy/cô, tham khảo các chuyên đề tốt nghiệp của các anh chị khóa trước,… để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp một cách hiệu quả nhất.

1. Mục đích của thực tập tốt nghiệp và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Rèn cho sinh viên tự nghiên cứu, biết sưu tầm tài liệu, số liệu, bước đầu vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống kinh tế.
- Thông qua thực tế để củng cố và nâng cao kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Qua đợt thực tập đánh giá kết quả đào tạo thuộc chuyên ngành như chương trình đào tạo có sát thực tế không và được xã hội chấp nhận hay không?

2. Yêu cầu đối với một chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thể hiện được trình độ và phương pháp vận dụng kiến thức các môn học vào việc phân tích, nêu ra được một số vấn đề cần giải quyết trong thực tế và đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề đó.
- Biện pháp đưa ra có căn cứ khoa học, có ý nghĩa thực tiễn.
- Trong chuyên đề phải thể hiện được tính độc lập trong điều tra, nghiên cứu, khảo sát, chọn lọc và sử dụng tài liệu, số liệu trung thực, cần thiết cho việc thực hiện tổng hợp, phân tích, đề xuất của sinh viên.
- Thể hiện phương pháp trình bày chặt chẽ, logic, cân đối giữa các phần trong chuyên đề; cách dùng từ ngữ, khái niệm các công thức, trích dẫn câu từ phải chính xác, thiết lập và sử dụng biểu bảng hợp lý.

3. Quy trình viết chuyên đề thực tập:
Bước 1. Chọn và đăng ký đề tài
1.      Cách chọn đề tài
      Chọn đề tài là khâu đầu tiên của việc thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Khi chọn đề tài cần chú ý:
        - Đề tài phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo, phù hợp với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, khả năng kinh nghiệm của sinh viên, phù hợp với điều kiện kỹ thuật, nguồn thông tin, tư liệu hiện có trong hoặc ngoài nước và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.
        - Đề tài sinh viên chọn là vấn đề mà các cơ quan, doanh nghiệp đang quan tâm bởi vì đề tài thực tập phải đem lại lợi ích cho cả 2 bên: doanh nghiệp và sinh viên. Vì vậy, khi chọn đề tài phải lắng nghe tham khảo ý kiến của các cán bộ cơ quan doanh nghiệp hướng dẫn sinh viên.
        - Tránh chọn các đề tài thật hoành tráng song lực bất tòng tâm, bản thân không đủ kiến thức hoặc bơi trong bể kiến thức quá mới, hay là các đề tài mang tính chung chung.
        - Đề tài có thể được chọn trên cơ sở khảo sát phạm vi rộng nền kinh tế - xã hội, trên phạm vi hẹp hoặc trên cơ sở đề tài cũ nhưng có cái nhìn mới, giải pháp mới.
        - Để chọn đề tài thích hợp sinh viên có thể tự trả lời các câu hỏi sau để tự xác định:
                  1. Đề tài có mới mẻ không?
                  2. Mình có thích đề tài đó không?
                  3. Nghiên cứu đề tài đó có lợi gì, có mang tính khả thi không?
                  4. Mình có đủ sức nghiên cứu nó không?
                  5. Có những tài liệu nào liên quan đến đề tài đó?
                  6. Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện đề tài?
                  7. Có đủ phương tiện để thực hiện đề tài không?
                  8. Dùng phương pháp nào để nghiên cứu đề tài là thích hợp?
                  9. Đề tài nên được giới hạn như thế nào?
                  10. Đề tài có được người hướng dẫn chấp nhận không?

2. Đặt tên đề tài
Tên đề tài cần được diễn đạt bằng 1 câu ngữ pháp trọn vẹn, rõ ràng, chứa đựng vấn đề nghiên cứu. Tên đề tài có thể đặt thẳng vào đối tượng nghiên cứu. Không đặt tên đề tài quá dài, thiếu xác định, quá xa với nội dung như: một số vấn đề về …, thử tìm hiểu…, góp phần làm sáng tỏ…, …
Mô hình đặt đề tài:


Biện pháp                   Mục đích                                                                                 Phạm vi
Giải pháp        +          Đối tượng       +          Nội dung nghiên cứu             +          (Thời gian,
Đánh giá                     nghiên cứu                                                                             không gian)

 
 





3.  Đăng ký đề tài
- Đề tài nhất định phải được giáo viên hướng dẫn (GVHD) thông qua. GVHD sẽ được trường phân công khi sinh viên đi thực tập. Theo quy định, đề tài được duyệt là căn cứ về khoa học lẫn pháp lý để theo đó mà sinh viên tiến hành các bước tiếp theo.
- Đối với các sinh viên nộp hồ sơ thực tập ở công ty có chương trình tuyển dụng sinh viên thực tập vào thời gian trước khi đi thực tập – nhà trường chưa phân công GVHD. Khi các doanh nghiệp yêu cầu nộp đề cương thực tập thì sinh viên nên chủ động tìm hiểu doanh nghiệp để lập đề cương thực tập. Sinh viên nên trao đổi với các thầy/cô ở bộ môn để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung thực tập và chuyên ngành đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng đề cương thực tập.

Bước 2: - Khảo sát tình hình
Tiếp cận với đơn vị thực tế, sinh viên phải nắm sơ bộ được tình hình sau của cơ quan: Tên cơ quan - doanh nghiệp, loại hình cơ quan - tổ chức, quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, loại sản phẩm dịch vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức,…

Bước 3:  Lập đề cương và danh mục tài liệu tham khảo
Lập đề cương: Trên cơ sở đề tài đã được duyệt, sinh viên tiến hành lập đề cương sơ bộ, sau đó là đề cương chi tiết. Đề cương chính là bộ khung của đề tài.
Lập danh mục tài liệu tham khảo: Để đảm bảo đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học, việc lập danh mục tài liệu tham khảo là bắt buộc.

Bước 4:  Thu thập tài liệu, số liệu, cứ liệu liên quan đến đề tài ở cơ sở
-   Số liệu được thu thập theo trình tự thời gian (mục đích để quan sát sự biến động nên thu thâp cả số liệu tuyệt đối lẫn chỉ số phát triển)
-   Số liệu cần thu thập theo các yếu tố về vốn, công nghệ, lao động, chi phí.
-   Số liệu có thể theo hiệu quả về lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, năng suất lao động, khoản nộp ngân sách.
     


      Tìm tài liệu:có 2 nguồn tài liệu cần tìm là tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp
         Tài liệu thứ cấp
          - Các báo cáo của Chính phủ, ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo số liệu của các công ty về kết quả tình hình sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường,…
          - Các báo cáo nghiên cứu khoa học của các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước.
          - Các tạp chí khoa học chuyên ngành, các trang web có liên quan trong và ngoài nước.
          - Tài liệu giáo trình và các sách tham khảo liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước.
          - Các hồ sơ dự trữ, các báo cáo nghiên cứu, bảng quyết toán, thư khách hàng, danh sách, sổ sách kế toán, các báo cáo khách hàng.
          - Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các khóa trước …
      à Các tài liệu thứ cấp này tiết kiệm được khá nhiều thời gian công sức tiền bạc, phổ biến rộng rãi dễ tìm kiếm. Tuy nhiên chúng thường mau chóng lỗi thời do chưa kịp cập nhật bổ sung. Đồng thời các tài liệu này có thể không phù hợp với mục đích nghiên cứu của chúng ta.
      Tài liệu sơ cấp
      Khi số liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp ta trả lời câu hỏi nghiên cứu, chúng ta cần phải tự thu thập tài liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các tài liệu thu thập gọi là tài liệu sơ cấp. Có 1 số phương pháp mà bạn có thẻ dùng để thu thập số liệu sơ cấp bao gồm: quan sát, điều tra, phỏng vấn, thử nghiệm.

Bước 5: Phân tích đánh giá:
Phối hợp giữa phân tích định tính và định lượng.
Phân tích hiện trạng rút ra kinh nghiệm, tính quy luật làm cơ sở cho dự báo, dự đoán và nhằm đưa ra đề xuất.

Bước 6: Đề ra phương hướng và biện pháp, giải pháp.
Bước này được đánh giá cao nếu đưa ra được phương hướng - biện pháp cụ thể, thiết thực và nhất là có tính khả thi. Tránh trình bày chung chung, thậm chí không nghiên cứu cũng trình bày được. Trong bước này cũng đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất.

4. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
Nhìn chung một chuyên đề thường bao gồm các phần sau:
Phần mở đầu
Phần này trình bày:
1. Lý do chọn đề tài
·         Nêu lý do chọn đề tài
·         Nêu cơ sở lý luận, khoa học cho việc nghiên cứu đề tài: Cơ sở thực tiễn …
·         Nêu cơ sở pháp lý
2. Mục đích của đề tài
·         Đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì? Hoặc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
·         Tìm hiểu thực trạng của vấn đề.
·         Đề xuất biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
3. Đối tượng của đề tài:
Đối tượng của đề tài là hiện tượng hay sự vật được nêu ra để xem xét trong quá trình thực hiện nghiên cứu.


4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tức là khu trú lại trên các phương diện thời gian, không gian, kiến thức (vấn đề) nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
·         Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, đặc điểm của từng đề tài mà chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.
·         Có thể chọn các phương pháp sau:
v  Phương pháp nghiên cứu tài liệu
v  Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
v  Phương pháp điều tra
v  Phương pháp phân tích tổng hợp
v  Phương pháp thống kê…
 
Phần nội dung
Phần nội dung được trình bày theo thể thức “chương mục”
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
  1. Một số khái niệm công cụ:
a.      Nếu là đề tài về quản lý thì phải nêu được khái niệm quản lý là gì?
b.      Nếu đề tài nói về chất lượng đội ngũ cán bộ thì phải nêu được khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ là gì?
c.       Nếu đề tài đề cập đến hiệu quả kinh doanh thì phải nêu được khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh doanh?
d.      Nếu là nâng cao khả năng cạnh tranh thì nêu được khái niệm về khả năng cạnh tranh.
  1. Nêu các quan điểm, luận điểm khoa học bàn về vấn đề mà đề tài đề cập
Cần trích các quan điểm, luận điểm của các nhà khoa học bàn về vấn đề mà đề tài đề cập
  1. Cơ sở pháp lý của vấn đề: trích các văn bản pháp luật, chỉ thị…có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu
Chương 2:  Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Phần này trình bày tình hình cụ thể của đơn vị/tổ chức mà đề tài nghiên cứu, thực trạng là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, điểm hạn chế của tổ chức, làm nổi bật các các tồn tại, các mâu thuẫn  cần phải giải quyết. Phân tích tìm ra nguyên nhân, tìm ra tính quy luật của sự vận động, rút ra bài học kinh nghiệm. Phần thực trạng đòi hỏi có các tư liệu, số liệu, cứ liệu chứng minh thực trạng của vấn đề
Chương 3: Đề xuất các kiến nghị, biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề
Kết quả của phần này là đưa ra được các biện pháp, giải pháp, tổng kết được các kinh nghiệm thỏa đáng, đó chính là thành công của quá trình nghiên cứu, quy trình của kiến nghị biện pháp, giải pháp là:
-       Nghiên cứu kỹ thực trạng trên cơ sở lý luận có phương pháp
-       Đánh giá tình hình của tổ chức
-       Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức
-       Đưa ra đề nghị, kiến nghị, kinh nghiệm, giải pháp.
-       Nhằm: cải tiến, thúc đẩy, nâng cao hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
Các dạng đề xuất:
  1. Đề nghị:
    1. Đề nghị là vấn đề nêu ra để đơn vị thực hiện. Đó là ý kiến của người nghiên cứu đề đạt lên cấp trên trực tiếp xem xét để thỏa mãn các vấn đề đang nghiên cứu.
    2. Đề nghị phải theo quy trình sau:
                                                              i.      Sau khi đã tìm điểm mạnh, điểm yếu
                                                            ii.      Có chứng minh nhằm thuyết phục
                                                          iii.      Đưa ra ý kiến để đơn vị xem xét và nếu có thể thì thực hiện
  1. Kiến nghị:
    1. Đây là ý kiến đượ đưa ra xem xét trên phương diện quản lý nhà nước và các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp/đơn vị thực tập nhằm thay đổi cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý, cơ chế quản lý nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.
    2. Quy trình như sau:
                                                              i.      Sau khi đã nghiên cứu kỹ
                                                            ii.      Phát hiện các ách tắc, vướg mắc từ phía cơ chế, chính sách, quy chế định mức, …
                                                          iii.      Đề nghị cấp trên tháo gỡ sau đó mới có thể làm được.
  1. Biện pháp:
Đây là cách thức cụ thể nêu ra để giải quyết những vướng mắc, ách tắc mà vấn đề đưa ra nghiên cứu.
  1. Giải pháp:
Giải pháp là tổng thể các biện pháp cách thức và kèm theo các nguồn nhân tài, vật lực phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Có thể đưa ra các giải pháp theo thứ tự 1, 2, 3 … để cơ quan chọn mà đưa vào thực hiện.
  1. Kinh nghiệm:
Kinh nghiệm là những việc làm, kết quả cụ thể được áp dụng vào vấn đề đang nghiên cứu.

5. Viết nháp, sửa chữa và hoàn chỉnh chuyên đề tốt nghiệp.
            Sinh viên nên dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dể hiểu, tiếp nối giữa các đoạn phải gắn liền, ăn khớp. Sửa chữa và hoàn chỉnh là 2 công đoạn không thể coi thường trong quá trình viết khóa luận vì nhận thức của mỗi người đối với vấn đề nghiên cứu không thể một lần hoàn thành. Sau khi viết nháp xong thì cần phải gọt giũa chau chuốt ngôn ngữ, bố cục kết cấu, tài liệu tham khảo trích dẫn,… Danh mục các tài liệu trích dẫn và tham khảo phải hoàn chỉnh ngay trong khi viết nháp.


Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

THÀNH TUYÊN NGÀY XA EM

Một bài thơ Tháng Tư

THÀNH TUYÊN NGÀY XA EM
N-Ð-C

Hoa gạo rụng vun thành từng đống lửa
Mưa thành Tuyên mỗi lúc một nhiều rồi
Tháng Tư này hai đứa lại đôi nơi
Sao nhắc nhở hơn mọi lần ước hẹn


Con phà nhỏ đưa anh về cập bến
Sông Lô dài đã khuất mấy ngàn lau...
Ðâu mái cọ mưa rơi ngày tấm bé
Hai đứa mình đứng tắm dưới hiên


Ðâu chiếc bồ đài mẹ dội cho em
Nước mưa chảy thành dòng trên ngực nhỏ
Em nhớ không mỗi mùa hoa gạo đỏ
Anh tìm chim tu hú gọi hè về


Thương mảnh vườn đom đóm bay đi
Em cầm chiếc quạt xanh e ấp
Sông Lô trong, bãi cát vàng đầy ắp
Ðã bao lần anh đốt đuốc hoa lau


Ðã bao lần anh lặn xuống dòng sâu
Chỉ để tìm cho em viên cuội nhỏ
Rồi một đêm hai đứa ngồi trên cỏ
Chim dẽ nâu ý tứ chẳng bay về...


Anh đi rồi mưa trắng dải đồi quê
Ðâu bóng mẹ lui cui chiều bếp lửa
Em ơi em, biết có nơi nào nữa
Khói chiều êm như khói sóng sông Lô

Em có nhận ra mùi lá ngô khô
Mùi gỗ ẩm, mùi cỏ hoai đất bãi
Em có nhận ra dáng mẹ thời con gái
Tóc cũng dài, da cũng trắng như em

Cũng những ngày mưa nắng thành Tuyên
Mẹ gánh lá lợp nhà kháng chiến
Rồi cha đi nhớ một chiều mẹ tiễn
Sông Lô trôi, bưởi rụng bến Ðoan Hùng


Ðêm nay ở thành Tuyên
Biết là em không ngủ
Nghe mưa gọi ồn ào trên mái cọ
Em lại ra đứng trước hiên thềm
Mưa chảy mát lành theo mười ngón tay em
Dịu nỗi nhớ của muời năm cách trở
ấy là khi trên đỉnh cao thương nhớ
Có một vầng trăng đỏ gọi anh lên