Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

"Học đường Linsơ" ngăn chặn trò hư

"Học đường Linsơ" ngăn chặn trò hư?

---
"Hành hình kiểu Linsơ" là tác phẩm Cụ HCM viết lên án chế độ thực dân.
Papa miềng học thời Tây trước 1945. Giáo Lân ăn lương Tây không khổ như giáo Thứ của Nam Cao. Giáo Lân dạy bài bản đến Elemante (lớp 3, pháp ngữ nhuyễn như quốc văn, hán ngữ tạm, Toán nhuần nhị số học giải hai ẩn ngang với Galoa trước đấu súng)
Giáo Lân nghiêm khắc và cực đoan phát triển nơ ron thần kinh để trò dốt thành khá giỏi. Hư thành ngoan, lễ phép với thầy hơn lễ độ với cha mẹ.
Giáo sắm vài cái lu, vại sành Phù Lãng cao trên mét loại dùng để tương, cà... (xem hình).
Linso những trò dốt bướng: Sau khi trò quỳ lên gai mít tê gối phải bò lấy đà húc đầu vào chum vại tạo tiếng nhạc, húc liên tiếp như gam đô trưởng nhạc công chơi đàn đá.
Sau đó là tiếng khóc đớn đau và uất hận.
Hữu ái nhất là hình phạt chui háng con gái, chúng trò dốt hư chui tuồn tuột.
Uất hận nguôi khi chính con trai giáo Lân là thằng Sỹ bị ăn roi vọt làm từ cật tre đực, rớm máu.
Hằn thù giai cấp tăng khi số trò luyện công thủ chum vại đi kháng chiến 9 năm về làm cải thổ,... Giáo Lân bị xếp thành phần nợ máu.
Biết trước đòn thù, giáo bí mật vào Nam, thằng Sỹ ở lại làm nghề cắt tóc, chữa đồng hồ, không phải đi bộ đội, năm 75 nó phắn vào SG với bố.
Linso là di sản áp bức, bạo hành của đế quốc thực dân, mà đòn trả thù rất sợ, nó nhiễm vào bọn có quyền, bất kể chức to hay nhỏ, nghề nào cũng nhiễm.
Những buổi học tuổi thơ thời chiến Mỹ, mình chứng kiến nhiều màn tra tấn khá dã man, ngang với bọn bắt nợ gia đình Kiều.
Thước lim thầy vụt tay trò để trên bàn, vụt hụt mấy cái do trò rụt tay, cả lớp cười, sau thầy chém gió đánh lạc hướng rồi bất ngờ vụt, trò khóc to, cả lớp sợ.
Sau mình vào lính lại thấy cảnh quân phiệt lính tráng ko kém quan lính Nhật hoàng, nhất là ngón "két bay" đá đít bạt tai bất kể lúc nào, dẫn đến nổi loạn. Trò lính nghịch và đánh nhau thì thôi không kể.
Đất nước chưa vào giờ có chiến thắng phi bạo lực thì sản phẩm đó tọt vào tâm thức nhiều thế hệ, ngành nghề.
Cần đổi mới giáo hoá! Chống bạo lực, xúc phạm nơi học đường trước.




Nội địa hóa sản phẩm

 

Tôi cho rằng nội địa hoá sản phẩm  có ý nghĩa thay thế  nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ mà chúng ta cần nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu tức là  tăng thu ngoại tệ , đề xuất của tác giả ở sơ đồ 3.1.1.3.

Đơn vị : “quả táo”

 

 

“Quả táo”

  công nghiệp

 

Quả táo”

nông sản

“ăn” một quả táo phải  xuất khẩu mấy quả

 

 

 

“Quả táo”

  công nghiệp

“Quả táo”

nông sản

I.Cơ cấu  giá trị với công nghệ  hiện tại

 Trong nước

1/4

1/3

4,0

3,0

 Nước ngoài

3/4

2/3

1,3

1,5

II.Cơ cấu  giá trị sau khi  đổi mới  công nghệ

 Trong nước

1/2

2/3

2,0

1,5

 Nước ngoài

1/2

1/3

2,0

3,0

Chênh lệch  II -I

 Trong nước

+1/4

+1/3

-2

-1,5

 Nước ngoài

-1/4

-1/3

+0,7

+1,5

 

Sơ đồ 3.1.1.3. Mô hình sản xuất, xuất khẩu bao nhiêu

quả táo thì đ­ược một quả

Mô hình này quy ước 1đơn vị giá trị hàng công nghiệp, nông sản lâm thuỷ sản đưa vào tiêu dùng (cho sản xuất và sinh hoạt)  ngoài biên giới là một “quả táo” mà có sự tham gia của các nhà sản xuất trong và ngoài nước.

Theo mô hình này với công nghệ hiện tại: Để ăn một “quả táo” giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu chúng ta phải nhập khẩu giá trị tương đương với giá trị 3 “quả táo” để sản xuất và xuất khẩu 4 “quả táo”; Bên nước ngoài bán cho ta đã chắc ăn 3 quả ngay cả trường hợp chúng ta không sản xuất  được 4 quả.

 Để ăn một “quả táo” hàng nông sản phải sản xuất nguyên liệu bán cho nước ngoài làm ra 3 “quả táo”. Trường hợp này chúng ta có vẻ chắc ăn song đã mất đi nguyên liệu mà có thể bên nước ngoài có công nghệ tốt sản xuất ra hơn 3 quả táo.

Khi  đổi mới công nghệ chế biến sâu, tham gia sâu vào cơ cấu giá trị thì chúng ta ăn một quả táo hàng công nghiệp chỉ sản xuất và  xuất khẩu 2 quả, ăn một “quả táo” hàng nông sản chỉ  xuất khẩu giá trị bằng 1,5 qủa, như vậy để ăn 1 quả táo chúng ta giảm một nửa khối lượng sản phẩm. Nếu duy trì khối lượng sản phẩm  xuất khẩu  như trước, không cần thay đổi về giá cả nhưng với công nghệ mới chúng ta sẽ được ăn 2 “quả táo “  ở mỗi loại hàng hay có thể nói  giá trị giữ lại trong  nước tăng gấp đôi trong khi kim ngạch  xuất khẩu không tăng!

Nước tiêu dùng cuối cùng không hẳn là  nước trực tiếp nhập hàng của chúng ta và cũng không hẳn đã tham gia cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá. Do vậy, tiếp cận trực tiếp với thị trường cũng là biện pháp tốt để tăng hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ.