Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Chương 6: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI


 

I.KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm hợp đồng
a.Hợp đồng là gì?
-Hợp đồng = Thỏa thuận [Đề nghị giao kết + Chấp nhận đề nghị giao kết]
-Hợp đồng Dân sự (HĐDS): Thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi quyền và
nghĩa vụ dân sự (Điều 388, Bộ Luật Dân sự)
-Hợp đồng thương mại (HĐTM) : Là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
b. Nhận diện hợp đồng
    *Chủ thể: Cá nhân, tổ chức trực tiếp/hoặc thông qua đại diện theo quy chế về ủy quyền  và ủy quyền lại.
 *Khách thể trong hợp đồng: Nội dung hợp đồng không vi phạm luật pháp.
    *Hình thức: Văn bản hiện vật, văn bản điện tử, lời nói và hành động khẳng định, được công chứng, hoặc theo ý chí các bên.
 *Mục đích:
- Các bên vì lợi nhuận
- Có bên không vì lợi nhuận.
- Tính hợp pháp
  *Đối ứng cam kết:
-HĐ có đền bù và HĐ không đền bù. Đền bù được hiểu là cam kết (nghĩa vụ) chuyển giao lợi ích.
-Pháp luật có sự khác biệt: Anh Mỹ yêu cầu có đền bù, không chấp nhận cho không “không có bữa ăn trưa miễn phí”. (Tiền, hàng, dịch vụ) ó (Tiền, hàng, dịch vụ ≠). “Có đi có lại mới toại lòng nhau”.
-Pháp luật hệ thống khác : Có thể không có đền bù.
 *Hiệu lực hợp đồng :
-HĐ chính: Độc lập, không phụ thuộc vào HĐ phụ
-HĐ phụ: Phụ thuộc vào HĐ chính, HĐ chính hết hiệu lực thì HĐ phụ cũng hết hiệu lực.
-Ví dụ: Cho vay tiền là HĐ chính, phụ lục cầm cố để bảo đảm trả nợ là HĐ phụ; Không phải trả lãi là không phải đền bù.

Tham khảo: Tính logic của một hợp đồng kinh doanh: (1)Năng lực các bên; (2) Nhất trí; (3) Khách thể -nội dung không trái pháp luật; (4)Kỹ lưỡng.
 
2.Phân loại hợp đồng ( Tr 255-260 GT pháp luật kinh tế - NEU, 2012)
a. Theo nội dung:
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng kinh doanh (trong đó có HĐ thương mại)
Hợp đồng lao động
b. Theo tính chất đặc thù của hợp đồng :
Hợp đồng chính
Hợp đồng phụ.
Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba
Hợp đồng có điều kiện (có tính khả thi cao)
c.Theo quyền và nghĩa vụ các bên:
Hợp đồng song vụ: Hai bên có nghĩa vụ tương ứng
Hợp đồng đơn vụ: Một bên có nghĩa vụ
d.Lĩnh vực (ngành nghề):
Hợp đồng thương mại
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng sở hữu trí tuệ
Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng giao thầu
đ. Hình thức đầu tư:
Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao - BOT (Built-Operation-Transfer)
Hợp đồng Xây dựng- chuyển giao – điều hành - BTO (Built- Transfer –
Operation)
Hợp đồng  xây dựng –chuyển giao - BT (Built- Transfer)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh : BCC (Business Cooperation Contract)

e.Tính thông dụng của hợp đồng : Bộ Luật Dân sự
1)        Hợp đồng Mua bán tài sản – Điều 428 Bộ Luật Dân sự
2)        Trao đổi tài sản –Điều 463
3)        Cho tặng tài sản – Điều 465
4)        Vay tài sản – Điều 471
5)        Cho thuê tài sản  - Điều 480
6)        Mượn tài sản 512
7)        Dịch vụ - 518
8)        Vận chuyển: Điều 527 (hành khách) và 535 (tài sản)
9)        Gia công- Điều 547
10)   Gửi giữ tài sản – Điều 559
11)   Bảo hiểm – Điều 567
12)   Ủy quyền- Điều 581
13)   Hợp đồng hứa thưởng và thi có giải – Điều 590, 593 Bộ Luật Dân sự

3.Hệ thống văn bản hiện hành về hợp đồng kinh doanh thương mại
c.Pháp luật chuyên ngành
d.Áp dụng các điều ước quốc tế

II.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (Mục 7 Bộ Luật Dân sự )
  1.Giao kết hợp đồng dân sự
*Đề nghị  giao kết HĐ: Biểu đạt ý chí của người đề nghị đến một chủ thể cụ thể:
Ví dụ:
-Tôi muốn bán, muốn mua hàng hóa, dịch vụ A,… cam kết thực hiện lời đề nghị đưa ra, gửi tới chủ thể cụ thể.
-Người tham gia đấu giá, bỏ thầu phải đặt cọc, trúng thầu không được bỏ, bỏ sẽ mất đặt cọc, chuyển sang người tiếp, là cam kết.
-Quảng cáo, tờ rơi, báo giá,…gửi không địa chỉ thì không phải là đề nghị giao kết mà là một dạng PR (public relations).
-Thông báo tìm đồ thất lạc có hậu tạ, không phải là giao kết HĐ dân sự.
*Chấm dứt giao kết: Bên được đề nghị không chấp nhận hoặc không trả lời khi hết hạn; Bên đề nghị thay đổi, hủy bỏ, nêu thời hạn.
*Chấp nhận giao kết: Trong thời hạn; Chấp nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần;
Ví dụ: A bán cho B xi măng, giao tại chân công trình của B. A lại báo B tự vận tải tức là đề nghị mới, sẽ phải thay đổi về giá, bổ sung phụ lục HĐ. Hoặc B thay đổi vị trí giao hàng,… Thường ghi vào điều khoản “Những thay đổi phải chủ động thông báo, sửa đổi HĐ”
a.Nguyên tắc giao kết:
   (1) Tự do giao kết HĐ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
       (2) Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
b. Chủ thể hợp đồng dân sự
(1)Cá nhân: Công dân Việt Nam và người nước ngoài.
(2)Pháp nhân: (Điều 84 Bộ Luật Dân sự -BLDS)
- Ðược thành lập hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (có người đại diện  theo pháp luật )
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Pháp nhân gồm: Cơ quan Nhà nước và đơn vị vũ trang/Tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp/Tổ chức kinh doanh/Quỹ xã hội/ Quỹ từ thiện,…
(3)Các chủ thể không là pháp nhân: Hộ gia đình, Tổ hợp tác, chủ DNTN, chủ trang trại.

 c. Nội dung hợp đồng dân sự: Điều 402 Bộ Luật Dân sự:
1)  Ðối tượng của HĐ là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2)  Số lượng, chất lượng;
3)  Giá, phương thức thanh toán;
4)  Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5)  Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6)  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7)  Phạt vi phạm hợp đồng;
8)  Các nội dung khác.
d. Hình thức hợp đồng dân sự: Miệng; văn bản, thư điện tử (mẫu), có làm chứng, có chứng thực, công chứng trên toàn bộ hợp đồng kể cả phụ lục. Chú ý ngôn ngữ HĐ để thống nhất cách hiểu.

đ.Trình tự giao kết hợp đồng dân sự:
  -Đề nghị giao kết (Điều 390 Bộ Luật Dân sự)
    -Chấp nhận đề nghị giao kết
    Ví dụ: A chỉ đề nghị giao kết bán nhà cho B với thời hạn 10 ngày B phải trả lời; Ngày thứ 9, B đến đặt cọc, hợp đồng nhưng A từ chối. Hỏi ai sai? Sai phải bồi thường thiệt hại phát sinh?
 e. Thời điểm giao kết : Điều 404 Bộ Luật Dân sự
    - Thời điểm chấp nhận giao kết.
    - Hình thức chấp nhận được thỏa thuận (im lặng, trả lời, ký, quy định khác)
g. Thời điểm có hiệu lực:
 - Thỏa thuận khi giao kết: Tại thời điểm ký, chuyển giao tài sản, hoặc có chứng thực,
 - Đối với tài sản phải đăng ký: Có chứng thực và chứng nhận, chuyển giao tài sản, đăng ký quyền sở hữu.
Tình huống: Bán nhà, xe máy, ô tô,…phải chứng nhận quyền sở hữu.
Ví dụ: A bán cho B xe ô tô; B trả tiền, nhận xe nhưng chưa sang tên từ A sang B.
B đi đặt xe vay tiền, điều gì se xảy ra?
  h. Điều kiện có hiệu lực: (Điều 122 Bộ Luật Dân sự)
-   Các bên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
-   Có mục đích không phạm pháp và trái đạo
-   Tự nguyện với ý chí thực hiện
-   Hình thức hợp đồng đúng quy định.
i. Hợp đồng vô hiệu(Điều 127-138 Bộ Luật Dân sự)
Thiếu điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ Luật Dân sự cụ thể:
-   Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
-   Do giả tạo để che giấu giao dịch khác nhằm trốn nghĩa vụ.
-   Người chưa thành niên, người mất, người hạn chế năng lực hành vi dân sự
-   Do bị nhầm lẫn vô ý, cố ý.
-   Bị lừa dối, đe dọa.
-   Người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (bệnh, say thuốc,..)
-   Không tuân thủ quy định về hình thức hợp đồng (không rõ ràng)
-   Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần trong HĐ (Đúng phần nào được chấp nhận).
*Tòa có quyền tuyên HĐ vô hiệu : Thời gian vô hiệu (từ hai năm và không hạn chế), Phải khôi phục ban đầu, hoàn trả cho nhau, bên có lỗi phải bồi thường; có thể tịch thu sung công, hủy (hàng hết date, thực phẩm độc hại, hàng giả,…).
2.Chế độ thực hiện hợp đồng dân sự
   a.Nguyên tắc: Điều 412 Bộ Luật Dân sự
-Thực hiện đúng cam kết về: Đối tượng , số lượng, chất lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức thực hiện, giá cả và phương thức thanh toán, giao nhận,… không đúng sẽ bị phạt theo điều khoản ghi trong hợp đồng.
-Trung thực, thiện chí có lợi nhất cho các bên.
-Không xâm phạm lợi ích Nhà nước, công cộng, người khác.
  b. Giải thích hợp đồng: Điều 409  Bộ Luật Dân sự
    -Ý muốn đích thực.
    -Nghĩa vụ phù hợp.
    -Tập quán nơi HĐ xác lập.
     Ngôn ngữ HĐ rõ ràng, đúng ý chí chung, không bất lợi cho bên yếu thế.
  c. Các biện pháp bảo đảm thực hiên hợp đồng : (Ðiều 318 -373 Bộ Luật Dân sự)
(1) Cầm cố tài sản: Có thể bị khấu trừ tài sản phần nghĩa vụ chưa làm
(2) Thế chấp: Lập văn bản có chứng nhận, bảo quản, giải chấp, phát mại.
(3) Đặt cọc: Khấu trừ một phần hoặc toàn bộ nếu không thực hiện.
(4) Ký cược: Khi thuê tài sản phải cược trong thời hạn thuê.
(5) Ký quỹ: Gửi một khoản tiền, đồ vật quý, giấy tờ có giá vào tài khoản ngân hàng.
(6) Bảo lãnh của bên thứ ba.
(7) Tín chấp: Áp dụng với các tổ chức bảo lãnh cho cá nhân- Trọng danh dự.
Các trường hợp đều lập văn bản.
Có thể dùng 1 hay nhiều biện pháp theo mức giá trị, tính chất, thời gian và chủ thể hợp đồng.
 d. Chế độ sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ HĐ.
    - Sửa đổi HĐ dân sự: Điều 423 Bộ Luật Dân sự:
 + Khi sửa đổi phải giải quyết hậu quả của việc sửa đổi như chi phí đã bỏ ra, bồi thường thiệt hại khi sửa đổi.
  +Sửa đổi đúng hình thức như ký kết ví dụ như công chứng, chứng thực..
    - Chấm dứt HĐ dân sự: Điều 424 Bộ Luật Dân sự:
      +Hợp đồng đã được hoàn thành;
      +Theo thỏa thuận của các bên;
      +Cá nhân, pháp nhân, chủ thể thực hiện HĐ không còn.
      +HĐ bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
      +Đối tượng của HĐ không còn (thiên tai,tự hủy,…)
      +Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
   -Hủy bỏ HĐ dân sự; đơn phương chấm dứt HDDS : Điều 425,426 Bộ Luật Dân sự:
+Do thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
+Thông báo ngay, nếu không phải bồi thường.
+Hoàn trả tài sản, tiền.
+Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
 3.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự
  a. Khái niệm, đặc điểm
+Bên nào không thực hiện đúng  là vi phạm, phải chịu trách nhiệm
+Chỉ áp dụng khi có vi phạm, chỉ với bên vi phạm.
+Biểu hiện sự cưỡng chế của Nhà nước bằng pháp luật.
+Hậu quả bất lợi cho bên vi phạm: Trách nhiệm vật chất là bù đắp bằng vật chất cho bên bị vi phạm, bị phạt, bị giảm uy tín,…
   b.Nguyên tắc trách nhiệm dân sự
- Không thực hiện nghĩa vụ, gây lỗi: Cố ý hoặc vô ý phải chịu trách nhiệm
- Bất khả kháng, hoặc có thoả thuận khác thì không phải chịu trách nhiệm.
- Không chịu trách nhiệm nghĩa vụ khi chứng minh được lỗi do bên có quyền
   c. Các hình thức trách nhiệm: Điều 302-308 Bộ Luật Dân sự:
-Bên có nghĩa vụ gây ra lỗi phải thực hiện yêu cầu hợp lý, hợp pháp của bên có quyền, khắc phục lỗi, bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần.
-Xác định thiệt hại:
+ Thiệt hại phải được đánh giá  hiện vật và giá trị, tinh thần, tác động trực tiếp đến thu nhập, bản thân.
+ Phải xác định được nguyên nhân thiệt hại từ hành vi vi phạm.
+ Lỗi là chủ quan cố ý và lỗi vô ý: Xác định rõ để tính mức thiệt hại, mức bồi thường
+ Phạt vi phạm: Thoả thuận trong hợp đồng mục “Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng”. Nếu không có thoả thuận thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
           Tình huống:
            A bán cho B 100 kg gạo, có hợp đồng giao hai lần mỗi lần 50 kg.
Lần hai A ngừng giao, A tự nguyện chuyển 50 kg giao sau vào vùng bão lũ, cứu đói.
Do A giao chậm, B phải mua ngoài 50 kg  giá  cao  hơn 2 triệu. B yêu cầu A chịu phạt và bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần. Hãy phân tích tình huống?
Gợi ý: Vấn đề thanh toán trước, sau, hay lúc giao? (Xem Điều 305 Bộ Luật DS)

III.NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
   1.Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại
Hợp đồng thương mại (HĐTM) được hiểu là HĐ có ít nhất một bên là thương nhân để thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời.
 - Hoạt động thương mại: Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
+ Hàng hoá: Động sản rời, động sản gắn với đất đai. Hàng hoá độc lập, hàng hóa gắn với các dịch vụ vận chuyển, bảo hành, hướng dẫn sử dụng,…
+ Dịch vụ: Là các hoạt động phi vật chất. Dịch vụ độc lập (vận tải) và dịch vụ gắn với hàng hoá xúc tiến thương mại, logistics (nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao)
-Thương nhân : Điều 6 Luật Thương mại:
 +Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại có đăng ký kinh doanh
 + Kinh doanh các (ngành nghề,  địa bàn, hình thức, phương thức) mà pháp luật không cấm.
 +Được Nhà nước bảo hộ.
 +Nhà nước thực hiện độc quyền về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ .
- Luật áp dụng hợp đồng thương mại: (Điều 4 Luật Thương mại)
     + Luật TM và pháp luật có liên quan.
 + Hoạt động TM đặc thù  áp dụng quy định của luật quy định hoạt động đó.
 + Luật TM và luật khác không quy định thì áp dụng quy định của Bộ Luật Dân sự.
     + Giao kết bằng văn bản.
Bài tập tình huống:
a. Là HĐ thương mại hay HĐ dân sự khi các chủ thể dưới đây có quan hệ hợp đồng?
(1)  A và B đều là thương nhân.
(2)  C là thương nhân D không là thương nhân.
(3) Đ và E đều không là thương nhân
b. Cá nhân Y không đăng ký kinh doanh mà thường xuyên mua bán hàng hóa, làm dịch vụ nhằm mục tiêu sinh lời. Hỏi đúng hay sai, phải làm xử lý như thế nào?
c. Hộ sản xuất nông nghiệp bán nông sản chưa qua chế biến do mình sản xuất ra có phải là thương nhân?
d. Hộ buôn bán nông sản chưa qua chế biến, có được thỏa thuận với nông dân sản xuất về giá nông sản?
e. Từ “thương lái” áp đặt vào cá nhân hay tổ chức. Vì sao?

  2.Phân loại hợp đồng thương mại
a.Hợp đồng  mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán giữa các thương nhân diễn ra: Trong nước, trong đó có qua sở giao dịch hàng hóa; Quốc tế áp dụng cho các loại xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất tạm nhập, tái nhập tạm xuất.
b. Hợp đồng dịch vụ
Nhóm liên quan đến mua bán hàng hóa;
Nhóm dịch vụ độc lập.


    3.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại
a. Vi phạm HĐ: Một bên không thực hiện đúng hợp đồng.
-Vi phạm cơ bản: Làm cho bên bi vi phạm không đạt được mục đích hợp đồng, phải xử lý ngừng, đình chỉ, hủy hợp đồng.
-Vi phạm không cơ bản: Mức thiệt hại không làm bên bị vi phạm không đạt mục tiêu. Trường hợp này không được phép xử lý như vi phạm cơ bản.
b.Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. (Điều 294 Luật TM)
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
c.Hình thức trách nhiệm pháp lý- chế tài thương mại (Điều 292-316 Luật TM)
Chế tài thương mại gồm:
-Thực hiện đúng HĐ;
-Phạt vi phạm;
-Bồi thường thiệt hại;
-Tạm ngừng thực hiện HĐ;
-Đình chỉ thực hiện HĐ;
-Hủy bỏ HĐ;
-Các biện pháp khác do cácbên thỏa thuận.
Các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật TM

(1)  Buộc thực hiện đúng hợp đồng
 Ví dụ bên bán vi phạm, bên mua bị vi phạm về giao hàng:
- Bên bán phải làm đúng, chịu các chi phí phát sinh để làm đúng
- Bên bán giao thiếu, sai chất lượng thì phải giao đủ, không tự ý thay thế nếu không có thoả thuận.
 -Bên bán không sửa lỗi, bên bị vi phạm (bên mua) có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ (sửa chữa) của người khác, bên bán phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan.
-Bên mua không được từ chối bên bán làm đúng nghĩa vụ. Nếu từ chối bên mua phải trả hàng nhận lại tiền.
-Biện pháp: Gia hạn, yêu cầu đúng hạn, nếu bên bán tiếp tục vi phạm sẽ dùng chế tài khác.
(2) Phạt vi phạm
- Phạt theo thoả thuận.
 -Mức phạt vi phạm : Nhiều mức phạt theo thoả thuận, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật TM về dịch vụ giám định (Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định bị sai do vô ý sẽ phạt đến 10 lần mười lần thù lao dịch vụ giám định)
(3)Bồi thường thiệt hại:
-Giá trị bồi thường gồm giá trị tổn thất thực tế, và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Không có thoả thuận phạt vẫn có quyền yêu cầu bồi thường.
- Căn cứ yêu cầu bồi thường :
 +Có hành vi vi phạm; 
 +Có thiệt hại thực tế; 
 +Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
- Bên yêu cầu bồi thường phải có: Nghĩa vụ chứng minh tổn thất/Nghĩa vụ hạn chế
tổn thất:
-Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán.
(4)Tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
-Thoả thuận tạm ngừng trong điều khoản HĐ; 
-Một bên vi phạm nghĩa vụ HĐ, HĐ vẫn có hiệu lực, bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại.
        (5)Đình chỉ thực hiện hợp đồng :
-Thoả thuận  trong điều khoản hợp đồng; 
-Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Hợp đồng chấm dứt, bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật TM.
(6)Huỷ bỏ hợp đồng: Huỷ một phần hoặc toàn bộ:
-Thoả thuận trong điều khoản HĐ;
-Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Bên có quyền đòi lại lợi ích bằng hàng hoặc tiền; Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường.
(7) Các thoả thuận khác theo Điều ước quốc tế và tập quán thương mại được áp dụng
không trái với luật pháp Việt Nam như: Bồi thường bằng lợi ích của hợp đồng khác, các dịch vụ hỗ trợ thương mại, đào tạo, đài thọ,.. tìm một bên khác thay thế. 

Ví dụ: Cty nước A bán cho Cty bên Việt Nam máy xát gạo cũ, giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm giao kết. Việc bị hiệp hội buôn bán hai nước phát hiện, muốn đòi lại số tiền đó phải làm gì? (Điều 52 Luật Thương mại về xác định giá).
     
 4.Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại (Điều 317 Luật Thương mại)
a. Thương lượng giữa các bên: Các bên khắc phục lỗi
b.Hoà giải do một tổ chức, cá nhân làm trung gian hòa giải
c. Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án
-Thời hạn khiếu nại do thỏa thuận, nếu không áp dụng Điều 318 Luật TM: Về số lượng hàng hóa là 3 tháng từ khi giao hàng; Chất lượng  6 tháng từ khi giao hàng hoặc theo thời hạn bảo hành; 9 tháng sau khi hoàn thành nghĩa vụ hoặc hết hạn bảo hành.
-Thời hiệu khởi kiện (Điều 319 Luật TM): 2 năm kể từ khi lợi ích bị xâm phạm…  Kinh nghiệm rút ra: Theo dõi việc thực hiện hợp đồng để thực hiện thời hạn và thời hiệu.
 
IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
      1.Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
      a. Tính hợp pháp của HĐ mua bán hàng hóa (Nghị định 59/2006/NĐ-CP)
-Hàng hóa phải có quyền sở hữu, quyền sử dụng của các bên theo pháp luật dân sự, theo quy định của  Luật Thương mại.
-Phân biệt rõ: Hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; Giấy phép trong các tình trạng khẩn cấp (dịch, thiên tai, đóng cửa khẩu,…)
     b.Nhãn hàng hóa : Nghị định 89/2006/NĐ-CP
-Phải ghi nhãn: Thể hiện nhiều chất liệu và hình thức nhãn gắn vào hàng hóa, bao bì. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải có “Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP” để xác định ưu đãi về thuế, các chỉ dẫn theo Điều ước quốc tế như môi trường, bảo vệ nguồn nguyên liệu,…
-Không phải ghi nhãn: Bất động sản; Hàng hoá tạm nhập tái xuất; Hàng hoá tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hoá quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu; Quà biếu, tặng; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển.

   2.Quyền và nghĩa vụ các bên trong mua bán hàng hóa (Điều 34-62  Luật TM)
 
     2.1.Giao nhận
Theo HĐ, Bên bán giao bên mua: Hàng, chứng từ, giấy đăng ký sở hữu đã chuyển tên,…Nếu không có thoả thuận cụ thể thì theo Điều 34 Luật TM, cụ thể:
      a. Địa điểm:
+Theo thoả thuận:
+Hàng gắn với đất thì giao tại nơi có hàng đó (cây trồng, nhà, công trình xây dựng,…)
+Giao hàng cho người nhận vận chuyển hàng hoá đầu tiên;
+Không có quy định vận chuyển: Giao tại nơi sản xuất, kho của chứa hàng bên bán;
+Giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, hoặc nơi cư trú của bên bán.
       b.Giao hàng liên quan đến người vận chuyển:
+Thông báo cho bên mua về giao hàng cho người vận chuyển.
+Bên bán thực hiện vận tải phải bảo đảm an toàn hàng hoá,…
+Xác định bên mua bảo hiểm hàng hoá, thông báo tính chất hàng hóa,…
       c.Thời hạn giao hàng:
+ Đúng thời điểm.
+ Thời điểm trong thời hạn (trong khoảng thời gian)
+ Không có thời hạn thì giao sau khi ký hợp đồng
+ Giao trước thời hạn, bên mua có quyền từ chối.
       d.Giao hàng không phù hợp với hợp đồng, giao thiếu, thừa hàng
+ Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường
+ Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào
+ Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu
+ Không được bảo quản
+ Bên mua từ chối nhận hàng không phù hợp với HĐ
+Trách nhiệm bên bán về khiếm khuyết của hàng hoá: Bên mua đã biết thì bên bán không chịu trách nhiệm (Ví dụ như hàng cũ, đồ cổ, phế liệu, hàng thùng,…); Bên mua chưa biết thì bán chịu trách nhiệm (Ví dụ tỷ lệ hỏng của lô sản phẩm, bên bán phải bù đắp theo quy định của nhà sản xuất).
+Trách nhiệm giao thừa thiếu hàng: Giao thiếu phải bù và chịu chi phí do giao thiếu gây ra cho bên mua, nếu mua yêu cầu; Mua từ chối nhận hàng thừa hoặc nhận phải trả tiền theo giá thoả thuận.
       đ.Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
         +Giao theo thoả thuận về địa điểm, phương thức, thời hạn.
         +Không có thoả thuận phải giao, và sửa lỗi chứng từ, khắc phục bất lợi cho bên mua.
       e.Kiểm tra hàng trước khi giao
     +Theo hợp đồng, tạo điều kiện bên mua kiểm tra hàng.
     +Trách nhiệm bên bán: Không chịu trách nhiệm khiếm khuyết của hàng hoá bên mua biết; Chịu trách nhiệm khi bên bán biết nhưng không báo cho bên mua.
        f.Quyền sở hữu hàng hoá và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
+ Không bị tranh chấp.
+ Hợp pháp (nếu tài sản phản đăng ký thì được đăng ký, sang tên)
+ Không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Bên bán  thông báo khi hàng hoá là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó. (Ví dụ phát mại hàng thế chấp, bán hàng sung công,…)
+Quyển sở hữu bán chuyển sang mua từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
        2.2.Xác định giá và thanh toán
a.Xác định giá
+Thoả thuận giá theo nguyên tắc thị trường ghi ở HĐ.
+Không có thoả thuận thì xác định theo các điều kiện tương tự.
+Lãi suất tính theo lãi suất cơ bản do NHNN thông báo.
b.Nghĩa vụ thanh toán và quyền ngừng thanh toán
+Bên mua phải thanh toán.
+Bên mua ngừng thanh toán khi có bằng chứng: Bên bán lừa dối/Hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp/Bên bán đã giao hàng không phù hợp. Nếu bằng chứng không xác thực bên mua phải bồi thường.
c. Địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán
   +Theo hợp đồng
   +Không thoả thuận: Địa điểm kinh doanh, nơi cư trú bên bán, nơi và thời điểm giao hàng và giao  chứng từ
             d.Thời điểm chuyển rủi ro - Điều 57-61 Luật TM
+Từ khi hàng giao cho bên mua, bên mua đã nhận hàng, giao người vận chuyển.                +Trường hợp khác: Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá; Bên mua đủ quyền định đoạt hàng hoá; Mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Nghiên cứu: Luật Bảo hiểm. Đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng rời, hàng hay hỏng, hàng vận chuyển xa,… để xác định thời điểm rủi ro, trách thiệt hại.

           3.Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (Nghị định 158/2006/NĐ-CP )
a.Sở giao dịch hàng hoá là gì?
Sở Giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH, Công ty CP (Vốn pháp định là 150 tỷ đồng trở lên;) theo quy định của Luật DN và quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
Ý nghĩa: Mua bán diễn ra trước và đến thời điểm giao dịch (giao ngay): Trả trước toàn bộ, hoặc đặt cọc, giúp các bên giảm thiểu rủi ro, đưa giá cả hàng hóa hướng theo quy luật cung cầu.
            b.Hợp đồng kỳ hạn: (Điều 65)
                Mua bán trong tương lai, trả tiền trước, giao hàng sau.
               Ví dụ:
- A mua B số  1 tấn cà phê ngày 10/03/2013 giá 800 USD/tấn (giá niêm yết ở Sở
GDHH), ngày giao hàng 8/2013. B trả trước đủ tiền.
- Đến 8/2013, giá giao ngay ở sở GDHH
+Giá tăng lên 850 USD/tấn, B không nhận hàng mà nhận 50USD, nhận tiền ở sở GDHH do A trả.
+ Giá giảm 750 USD, B từ chối nhận hàng phải trả chênh lệch cho A 50 USD.
- Đây là hoạt động “đầu cơ - mua trước”  khi giá lên được lợi; và “bảo hiểm- bán trước” khi rớt giá được bù, vì thị trường luôn thay đổi giá theo kỳ hạn.
                 Lợi nhuận (pay-off) giao dịch kỳ hạn được tính bằng:
                 Max[(S-K), 0] ; cho bên mua, kỳ vọng giá lên.
     Max[(K-S), 0] ; cho bên bán kỳ vọng giá xuống
    Với S là giá giao ngay (spot price), và K là giá thời điểm trả trước (strike price).

             c. Hợp đồng  quyền lựa chọn ( Điều 66)
-Tóm tắt:
+Bên chọn mua: Có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua
+Bên chọn bán: Có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán.
+Các bên phải đặt phí chọn quyền.
+Từ chối nghĩa vụ (hủy hợp đồng) phải trả chênh lệch cho một bên và trả phí do Sở giao dịch quy định.
                - Lợi nhuận (pay-off) khi quyền chọn được thực hiện được tính bằng:
    +Max[(S-K), 0] ; cho quyền chọn mua, kỳ vọng giá lên.
   + Max[(K-S), 0] ; cho quyền chọn bán kỳ vọng giá xuống
   Với S là giá giao ngay (spot price) của hàng hóa ,và K là giá điểm cam kết (strike price).

Ví dụ: A bán 1 tấn cà phê giá 800 USD/tấn (K) cho B. Bê đặt quyền chọn mua 50 USD/T.
Ngày giao hàng theo giá giao ngay (S)
+ Giá tăng 850 USD/T (S), B mua và lợi 50 USD/T; A không bán, phải trả (850-800)USD/T.
+ Nếu giá giảm 750 USDT/tấn; B mua và thiệt 50 USD/T; B không mua phải trả  A (800-750) USD/T.

4.Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
a.Các loại hợp đồng (Điều 28-30  Luật TM)
-Xuất khẩu:  Hàng từ VN => [ra khỏi Việt Nam, vào khu hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam]
-Nhập khẩu: [Hàng ngoài lãnh thổ, hàng từ khu hải quan trên lãnh thổ Việt Nam] => Việt Nam.
-Tạm nhập tái xuất: [Hàng ngoài lãnh thổ, hàng từ khu hải quan trên lãnh thổ Việt Nam] => vào VN  =>làm thủ tục xuất
- Tạm xuất tái nhập: Hàng từ VN => [ra khỏi Việt Nam, vào khu hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam] => làm thủ tục nhập vào Việt Nam.
- Chuyển khẩu: Mua nước khác, bán nước khác có qua Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập, thủ tục xuất khẩu ở Việt Nam.
+Không qua cửa khẩu Việt Nam;
+Qua cửa khẩu Việt Nam, không vào kho, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và  không làm thủ tục nhập, xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
+Qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập, xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
 

b. Luật áp dụng HĐ mua bán hàng hóa quốc tế
- Ghi rõ trong HĐ, không rõ áp dụng theo luật Việt Nam, hoặc theo luật bên bán.
- Áp dụng trọng tài khi tranh chấp
- Không thỏa thuận, khi tranh chấp thì Trọng tài Việt Nam chọn luật  áp dụng .
-Sử dụng các hợp đồng mẫu.
c. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định Công ước Viên
Công ước Viên không áp dụng:
-Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế nào.
- Bán đấu giá.
- Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
- Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
- Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
- Ðiện năng.
d.Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Chào hàng (bên bán)
- Chấp nhận chào hàng (bên mua)
- Thời hạn chấp nhận chào hàng.

     V.HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
        1.Khái niệm hợp đồng dịch vụ (Điều 3 Luật Thương mại)
Cung ứng dịch vụ là hoạt động, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
                           Dịch vụ là gì?
Dịch vụ, trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Dịch vụ có các đặc tính sau:
Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;
Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời.
Tính chất không đồng nhất: không có chất lượng đồng nhất;
Vô hình: không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng;
Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được
          2.Phân loại hợp đồng dịch vụ
a. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: (Phân ngành kinh tế khu vực dịch vụ là khu vực III) gồm các HĐ dịch vụ: Pháp lý, kế toán và kiểm toán, thông tin liên lạc, xây dựng, phân phối đại lý, tài chính ngân hàng, môi trường, giáo dục và đào tạo, vận tải, du lịch, giải trí, y tế, hoạt động xã hội,…
b.Theo Luật Thương mại : HĐ dịch vụ gồm: Khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, đại diện cho thương nhân, ủy thác, đại lý, gia công, đấu giá, quá cảnh, nhượng quyền thương mại.
Dịch vụ chiếm tỷ trọng GDP ngày càng lớn trong các nền kinh tế phát triển.
         3.Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng dịch vụ
Không có thỏa thuận cụ thể thì áp dụng Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật chuyên ngành.
          a.Nghĩa vụ bên cung ứng
-Phù hợp với thỏa thuận và luật Thương mại
-Hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ do nhiều bên cung ứng tham gia
-Nghĩa vụ về thời hạn hoàn thành
-Nghĩa vụ tuân thủ yêu cầu hợp lý và yêu cầu bổ sung phải trả tiền
-Bảo quản và giao tài liệu cho khách hàng
-Thông báo cho khách hàng những điều kiện cần đủ đề hoàn thành dịch vụ.
-Giữ bí mật khách hàng như tiền gửi, trạng thái sức khỏe, cá tính khách hàng,…
          b.Nghĩa vụ của khách hàng
-Thanh toán tiền công như thỏa thuận. Không thỏa thuận áp dụng giá trị tương đương.
-Cung cấp kế hoạch, thông tin, chỉ dẫn để dịch vụ không bị trì hoãn.
-Hợp tác với bên cung cấp dịch vụ các vẫn đề cần thiết.
-Điều phối hoạt động các bên làm dịch vụ.
-Giám sát, nghiệm thu kết quả.
                  
      CHÚ Ý:  NGÔN NGỮ HỢP ĐỒNG  (tham khảo Ðiều 409 Bộ Luật Dân sự)         
1.   Nếu điều khoản có ngôn ngữ không rõ ràng, thì phải căn cứ vào ý chí chung của các bên .
2.   Nếu hiểu theo nhiều nghĩa, thì phải chọn nghĩa có lợi nhất cho các bên.
3.   Nếu hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thì chọn nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.
4.   Nếu khó hiểu, thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
5.   Nếu thiếu một số điều khoản, thì bổ sung theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
6.   Nếu phải giải thích trong mối liên hệ với nhau thì ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
7.   Nếu mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
8.   Nếu bên mạnh thế đưa nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.

       Tài liệu Tham khảo Chương 6: Pháp luật về hợp đồng thương mại
·        Bộ Luật Dân sự)  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét