Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Chương 7. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ VỤ VIỆC CẠNH TRANH



I.TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
1.Khái niệm về tranh chấp trong kinh doanh
-Bất đồng chính kiến về sự kiện pháp lý
-Mâu thuẫn về lợi ích, quyền và nghĩa vụ
-Là tranh chấp phổ biến
Ví dụ: Có sự sai khác khi thực hiện điều khoản về số lượng (tá, chục), bao gói (hộp cứng mềm, bó), thời hạn giao hàng, cung cấp thông tin, giá cả, phương thức giao hàng, bảo hành, thanh toán,…HĐ chính, phụ lục HĐ đều có thể bị tranh chấp.
-Tại sao có tranh chấp?: Ý chí không thống nhất, đạo đức kinh doanh kém, hiểu sai, không hiểu biết, tính phức tạp của hàng hóa, dịch vụ và do tính liên tục của tái sản xuất, tính xã hội của sản xuất và dịch vụ.
-Vì sao phải giải quyết?: Ngặn chặn hậu quả xấu, bảo đảm lợi ích chính đáng, lành mạnh môi trường kinh doanh văn minh hiện đại.

2.Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Các phương thức:
Thương lượng (các bên)
Trung gian- hòa giải (có bên thứ ba)
Trọng tài (phán quyết)
Giải quyết tại tòa.

II.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm trọng tài thương mại
(1)Trọng tài thương mại (TTTM) là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010
Một số khái niệm:
(2) Thoả thuận trọng tài : Giải quyết bằng TT về tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
(3) Các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.
(4) Tranh chấp có yếu tố nước ngoài: Trong quan hệ thương mại, quan hệ khác có yếu tố nước ngoài theo Bộ Luật Dân sự.
(5) Trọng tài viên: Các bên lựa chọn, hoặc được TTTT hoặc TA chỉ định để giải quyết tranh chấp.
(6) Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một TTTT.
(7) Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận theo Luật TTTM
(8) Địa điểm giải quyết tranh chấp: Các bên lựa chọn, hoặc chỉ định. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi HĐTT tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó.
(9) Quyết định trọng tài : Của HĐTT trong quá trình giải quyết tranh chấp.
(10) Phán quyết trọng tài : Của HĐTT giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
(11) Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp ở ngoài (trong) lãnh thổ Việt Nam .
(12) Phán quyết của trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài (trong) lãnh thổ Việt Nam .

2.Quá trình hình thành và phát triển của Trọng tài ở Việt Nam
- Nghị định 20/TTg /1960 thành lập Trọng tài kinh tế Nhà nước (hành chính)
Bên cạnh có trọng tài phi chính phủ: Trong tài Ngoại thương theo Nghị định 59/CP/1963; Trọng tài Hàng hải theo Nghị định 153-CP năm 1964.
- Năm 1993 thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Trọng tài Ngoại thương và Trọng tài Hàng hải.
- Năm 1994 chấm dứt Trọng tài kinh tế Nhà nước; quy định tổ chức và hoạt động Trọng tài Kinh tế là tổ chức xã hội nghề nghiệp (Phi chính phủ-NGO);
- Năm 2003 ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại, áp dụng Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế được UB của LHQ về Luật trọng tài Thương mại quốc tế (UNCITRAL) thông qua năm 1985.
- Năm 2010 thông qua Luật Trọng tài thương mại.

3.Khái niệm về tranh chấp trong hoạt động thương mại
 -Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng HĐ.
   - Điều 2. Luật Trọng tài thương mại. Các tranh chấp phát sinh giữa các bên:
 + Hoạt động thương mại.
 + Có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
 + Pháp luật quy định được giải quyết bằng TT
- Cụ thể về tranh chấp thương mại (vì lợi nhuận) quy định tại  Điều 29 Bộ Luật TTDS
(1) Giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau bao gồm: a) Mua bán hàng hoá; b) Cung ứng dịch vụ;c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm; o) Thăm dò, khai thác.
(2) Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ .
(3) Hoạt động của công ty: CĐ, TV với Cty; Giữa CĐ,TV với nhau liên quan.
(4) Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

4.Các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam  (Điều 23- 29 Luật TTTM)
-Trung tâm trọng tài có chức năng:
+Tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng TT quy chế.
+Hỗ trợ TTV trong quá trình tố tụng TT.
+Là tổ chức phi lợi nhuận.
-Thành lập  theo Điều 24 Luật TTTM.
+Năm sáng lập viên có đủ điều kiện theo Điều 20, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập.
+Sở Tư pháp cấp Giấy phép hoạt động.
+Có tư cách pháp nhân.
Xem các Điều Luật Trọng tài thương mại:
Điều 23. Chức năng của TTTT
Điều 24. Điều kiện và thủ tục thành lập TTTT
Điều 25. Đăng ký hoạt động của TTTT
Điều 26. Công bố thành lập TTTT
Điều 27. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của TTTT
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của TTTT
Điều 29. Chấm dứt hoạt động của TTTT

5.Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng TTTM (Điều 4 Luật TTTM)
(1)TTV phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
(2)TTV phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo pháp luật.
(3) Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
(4) Giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(5) Phán quyết trọng tài là chung thẩm có hiệu lực từ ngày ban hành

6.Thẩm quyền của Trọng tài thương mại
- Giải quyết tranh chấp theo thoả thuận của các bên trong điều khoản HĐ.
- Trọng tài giải quyết các loại tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại giữa các bên:
 + Hoạt động thương mại.
 + Có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
 + Pháp luật quy định được giải quyết bằng TT
- Tòa án có quyền hủy bỏ phán quyết của TT (Điều 71)
       
7.Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài
a.Thoả thuận trọng tài
-Thoả thuận khi ký HĐ (phổ biến)
-Thoả thuận khi tranh chấp
-Thoả thuận vô hiệu (Điều 18 Luật TTTM):
 +Thoả thuận không thuộc thẩm quyền TTTM
 +Người xác lập thoả thuận không có thẩm quyền; Mất năng lực hành vi dân sự
 +Trái  luật TTTM.
 +Một bên bị lừa dối, đe doạ
 +Phạm điều cấm của pháp luật.
b.Nộp đơn kiện (Điều 30 Luật TTTM)
  Nguyên đơn gửi đến TTTT và nộp lệ phí.
        Điều 30. Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
(1) Trường hợp giải quyết tranh chấp tại TTTT, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến TTTT. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng TT vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
(2) Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp; e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm TTV hoặc đề nghị chỉ định TTV.
(3). Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
    c.Thành lập Hội đồng trọng tài (Điều 39-47)
Thành phần Hội đồng trọng tài (HĐTT) có thể bao gồm một  hoặc nhiều TTV theo sự thỏa thuận của các bên.Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng TTV thì HĐTT bao gồm ba TTV.
  c1.Thành lập HĐTT tại TTTT (TT quy chế)- Điều 40 Luật TTTM.
  c2.Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc (TT vụ việc)- Điều 41 Luật TTTM
 Sự khác nhau giữa c1 và c2 : c2 thuận cho các bên lựa chọn, quyền tự định đoạt của các bên là rất lớn, chi phí thấp, nhưng phải thiện chí. Nhược điểm của b1 là khó kiểm soát TTV.
   d.Phiên họp giải quyết tranh chấp:
 - Giấy triệu tập,vắng không lý do vẫn giải quyết, hoãn phải chịu chi phí.
 - Các bên hòa giải, làm biên bản hòa giải, có chữ ký các bên và TTV. Quyết định công nhận hòa giải này là chung thẩm, có giá trị như phán quyết trọng tài.
 -Vụ tranh chấp chỉ được đình chỉ khi: Nguyên đơn hoặc bị đơn mất, không có thừa kế; thay đổi tổ chức; rút đơn, chấm dứt tranh chấp, HĐTT đình chỉ, Tòa án quyết định vụ việc không thuộc thẩm quyền của trọng tài,....
đ.Quyết định trọng tài, phán quyết trọng tài và hủy phán quyết
đ1. Quyết định trọng tài, phán quyết trọng tài
- Quyết định trong quá trình giải quyết.
- Phán quyết là chung thẩm (giải quyết toàn bộ và chấm dứt tố tụng). Nguyên tắc biểu quyết đa số, không đạt được đa số (bằng nhau) thì theo ý kiến của bên Chủ tịch HĐTT.
- Nội dung, hình thức và hiệu lực của văn bản phán quyết trọng tài (Điều 61 Luật TTTM)
- Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết; Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn; Họ, tên, địa chỉ của TTV;
- Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
- Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
- Kết quả giải quyết tranh chấp;
- Thời hạn thi hành phán quyết;
- Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
- Chữ ký của TTV.
 đ2.Hủy phán quyết TT: Là quyền của Tòa án:
-Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau (Ðiều 68):
+ Không có thoả thuận TT hoặc thỏa thuận TT vô hiệu;
+ Thành phần HĐTT, thủ tục tố tụng TT không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật TTTM;
+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT;
+ Phán quyết không thuộc thẩm quyền của HĐTT thì nội dung đó bị huỷ;
+ Chứng cứ mà HĐTT căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo;
+ TTV nhận “hối lộ” ra phán quyết sai;
+ Phán quyết trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết TT/Điều 70. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết TT/Điều 71. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết TT
-Sau hủy phán quyết trọng tài, các bên thỏa thuận giải quyết bằng TT, hoặc Tòa án.
-Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành

e.Thi hành phán quyết
-Tự nguyện thực hiện.
-Áp dụng thi hành án dân sự khi bên phải thi hành không tự nguyện, không có đơn hủy phán quyết.

  Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài xem sơ đồ (mô tả mục 7.II.Chương 7)



III.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH –THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.Khái quát về hệ thống Tòa án Việt Nam (xem sơ đồ)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân quy đinh:
a.Tòa án nhân dân tối cao TANDTC
-Thẩm quyền:
+Giám đốc thẩm, tái thẩm những quyết định có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị.
+Phúc thẩm các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của Tòa cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
-Cơ cấu:
+Hội đồng thẩm phán TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất và hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật; gồm chánh, phó, thẩm phán.
+ Tòa án quân sự TW: Chỉ xử án hình sự.
+ Các tòa : Hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.
+ Các Tòa phúc thẩm (xét xử các quyết định sơ thẩm của Tòa cấp tỉnh bị kháng nghị, kháng cáo)
+Bộ máy giúp việc của Tòa án: Các vụ, viện,…
b.Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc TW.
-Thẩm quyền xét xử :
+ Sơ thẩm theo pháp luật tố tụng.
+ Phúc thẩm quyết định sơ thẩm có hiệu lực của tòa cấp huyện bị kháng nghị, kháng cáo;
+Giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định có hiệu lực của tòa án huyện bị kháng nghị, kháng cáo.
- Cơ cấu: Ủy ban thẩm phán; Các Tòa: Hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và bộ máy giúp việc.



c.Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (huyện)
  Xét xử sơ thẩm và các việc  khác theo pháp luật; Có chánh, phó tòa, thẩm phán, hội thẩm  nhân dân, Thư ký tòa và bộ máy giúp việc.
d.Tòa án quân sự quân khu và tương đương:
   Xử sơ thẩm án không thuộc quyền tòa khu vực; Phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án sơ thẩm có hiệu lực của tòa khu vực bị kháng nghị, kháng cáo.
đ.Tòa án quân sự khu vực: Xử sơ thẩm và các việc  khác theo pháp luật.
*Ở Việt Nam có các loại tố tụng: Hình sự; Hành chính, Dân sự. Tranh chấp trong thương mại thuộc về tố tụng dân sự. Tòa Kinh tế chỉ ở Tòa cấp tỉnh và Tòa tối cao. Tòa cấp huyện chỉ có một số thẩm phán được phân công xử sơ thẩm.
    Xem sơ đồ: Hệ thống Tòa án Việt Nam (tóm tắt Mục 1. III. Ch 7)

2.Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật TTDS), TAND xét xử tranh chấp thương mại gồm các thẩm quyền: Theo vụ việc, theo cấp, theo lãnh thổ, theo lựa chọn của nguyên đơn.
a.Thẩm quyền theo vụ việc- Điều 30 Luật TTDS
b.Thẩm quyền theo cấp- Điều 29,33,34 Luật TTDS
c.Thẩm quyền theo lãnh thổ- Điều 35 Luật TTDS
d.Thẩm quyền theo lựa chọn của nguyên đơn-Điều 36 Luật TTDS



3.Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại tại Tòa án- Chương 2 Luật TTDS
a.Nguyên tắc tự định đoạt (Điều 53 Luật TTDS)
b.Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh- Tòa án không điều tra mà chỉ xác minh và yêu cầu cung cấp.
c.Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật (Điều 52 Hiến pháp, Điều 8 Luật TTDS)
d.Nguyên tắc hòa giải (Điều 10 Luật TTDS)

4.Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án
 a.Khởi kiện và thụ lý vụ án:
- Nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện bảo vệ quyền lợi .
- Tòa chấp nhận đơn và xem xét thời hiệu khởi kiện.
-Án phí nguyên đơn nộp theo Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH
 b.Chuẩn bị xét xử
-Tòa án chuẩn bị hồ sơ thông báo cho các bên có quyền lợi và nghĩa vụ, Viện kiểm sát cùng cấp; đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ.
-Tiến hành hòa giải: Tòa án ra quyết định công nhận.
-Trường hợp đình chỉ vụ án (Điều 189 Luật TTDS)
 c. Phiên tòa xét xử sơ thẩm (Tòa cấp tỉnh hoặc huyện)
-Hội đồng thẩm phán gồm:Thẩm phán và 2 hoặc 3 hội thẩm nhân dân; Thư ký Tòa.
-Các đương sự, các bên có liên quan (hoặc đại diện), luật sư
-Kiểm sát viên, người làm chứng, phiên dịch, giám định viên;
Thứ nhất: Bắt đầu phiên tòa: Chủ tọa đọc quyết định, Thư ký báo cáo thành phần, kiểm tra thân nhân, phổ biến các quyền và nghĩa vụ của đương sự,…(Điều 213-216 Luật TTDS)
Thứ hai:Thủ tục hỏi theo thứ tự:
Nghe trình bày của đương sự, hỏi đương sự, người đại diện của đương sự, người làm chứng, giám định viên.
Hỏi theo thứ tự: Chủ tọa hỏi trước đến Hội thẩm nhân dân, người bảo vệ đương sự, đương sự, kiểm sát viên, người tham gia tố tụng.
Thứ ba: Tranh luận tại phiên tòa (tranh tụng). Đương sự, người bảo vệ đương sự đưa ý kiến, đối đáp các ý kiến bảo vệ mình, bảo vệ thân chủ.
Thứ tư: Nghị án thuộc quyền của Hội đồng xét xử (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân)
Thứ năm: Tuyên án
Bản án tuyên tại Tòa, tất cả phải đứng dậy, sau 10 ngày gửi bản án cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực có thể bị kháng cáo, kháng nghị  của Viện Kiểm sát để xét xử phúc thẩm.

d.Thủ tục phúc thẩm
Nguyên tắc hai cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) để bảo đảm chất lượng xét xử
-Kháng cáo (KC) là quyền của đương sự, người đại điện đương sự, người khởi kiện. KC đối với: Bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của Tòa sơ thẩm.
-Kháng nghị (KN) là quyền của Viện kiểm sát nhân dân (Viện KSND) cùng cấp và cấp trên trực tiếp, kháng nghị quyết định của Tòa.
-Thời hạn KC tính tử ngày Tòa tuyên án hoặc ngày niêm yết bản án nếu đương sự vắng: 15 ngày với bản án, 7 ngày với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ.
-Thời hạn KN tính từ ngày Tòa tuyên án hoặc từ ngày nhận được bản án nếu kiểm sát viên vắng: 15 ngày đối với Viện trưởng Viện KSND cùng cấp, 30 ngày đối Viện KSND cấp trên trực tiếp; tương tự 7 và 10 ngày đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
-KC,KN phải làm thành văn bản gửi đến cấp Tòa đã xử sơ thẩm, Tòa sơ thẩm phải gửi hồ sơ cho Tòa phúc thẩm. Phần bản án không KC, KN có hiệu lực khi hết thời hạn KC,KN.
-Hội đồng xét xử phúc thẩm:
+Bác KC,KN, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm;
+Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định bản án, quyết định sơ thẩm;
+Hủy bản án, quyết định sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho Tòa sơ thẩm xét xử
+Hủy án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên.
 e.Thủ tục xem xét lại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực
    Đó là thủ tục giám đốc thẩm, hoặc tái thẩm.
   e1.Giám đốc thẩm là gì?: Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực nhưng bị KN bởi phát hiện có sự vi phạm pháp luật nghiệm trọng về trình tự tố tụng.
+ Thẩm quyền KN:
Quyền kháng nghị thuộc về:
*Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC đối với bản án, quyết định của các tòa án, trừ quyết định giám đốc thẩm của HĐTP tối cao.
*Chánh án TAND tỉnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh đối với bản án, quyết định của các TAND cấp huyện.
*Căn cứ KN: Bản án, quyết định của không phù hợp/Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng/Sai lầm khi áp dụng luật.
Thời hạn: 3 năm từ ngày bản án, quyết định  hiệu lực pháp luật.
+ Thẩm quyền giám đốc thẩm các bản án và quyết định có hiệu lực:
*UBTP cấp tỉnh đối với Tòa cấp huyện
*Các Tòa dân sự, kinh tế, lao động của Tòa tối cao đối với Toà cấp tỉnh
*HĐTP Tòa tối cao đối với các Tòa dân sự, kinh tế, lao động của Tòa tối cao
+Thời hạn: 4 tháng từ ngày nhận được đơn KN.
Phiên tòa giám đốc thẩm có có sự tham gia của Viện KSND cùng cấp, nhưng không nhất thiết phải triệu tập đương sự.
+ Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền:
*Không chấp nhận KN, giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực
*Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của tòa cấp dưới đã bị hủy
*Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để xét xử sơ thẩm lại hoặc phúc thẩm
*Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử và đình chỉ giải quyết vụ án
*Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực kể tử ngày HĐTP ra quyết định.
e2.Tái thẩm
- Tái thẩm là gì?:Xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật  khi có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự  không thể biết được.
+ Căn cứ kháng nghị
*Phát hiện tình tiết mới, quan trọng
*Người dịch, người giám định sai
*Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, KSV cố tình làm sai lệch hồ sơ
*Bản án, quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước bị hủy bỏ mà Tòa vẫn căn cứ vào để giải quyết.
+Thẩm quyền:
*Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSNDTC đối với bản án, quyết định của các Tòa án, trừ quyết định giám đốc thẩm của HĐTP tối cao
*Chánh án TAND tỉnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh đối với bản án, quyết định của các TAND cấp huyện.
+Thời hạn: 01 năm kể từ ngày người kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị tái thẩm.
+Thẩm quyền tái thẩm và hội đồng tái thẩm tương tự như giám đốc thẩm.
+ Hội đồng tái thẩm có thẩm quyền sau:
*Không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bán án và quyết định đã có hiệu lực.
*Hủy án và quyết định có hiệu lực để xét xử sơ thẩm.
*Hủy án và quyết định có hiệu lực và đình chỉ giải quyết vụ án.
*Quyết định tái thẩm có hiệu lực từ ngày HĐ tái thẩm ra quyết định.

5.Thi hành bản án quyết định giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của Tòa án, phán quyết của Trọng tài
a. Quy định chung về thi hành án
a1.Những bản án, quyết định được thi hành: Không bị KC, KN; của Tòa phúc thẩm; giám đốc thẩm và tái thẩm; Tòa án và TT nước ngoài được Tòa án Việt Nam cho thi hành tại Việt Nam; Hội đồng xử lý cạnh tranh có quyết định sau 30 ngày không khởi kiện; Trọng tài thương mại.
a2.Nhóm thi hành ngay mặc dù có KC,KN: Cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động; trợ cấp thôi việc và mất việc làm, mất sức lao động; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tinh thần, nhận lao động trở lại làm việc…; quyết định các biện pháp khẩn cấp tạm thời để thi hành án.
b.Hệ thống tổ chức thi hành án: Nghị định 74/2009/NĐ-CP
Cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cấp tỉnh, huyện
Cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu.
a3.Thẩm quyền thi hành án cấp huyện, tỉnh, quân khu
b.Thủ tục thi hành án, quyết định của Tòa án, Trọng tài:
b1.Tòa án, Trọng tài, HĐ xử lý vụ việc cạnh tranh ra bản án, quyết định phải đưa cho đương sự có ghi “để thi hành”.
b2.Ra quyết định thi hành sau 5 ngày nhận được bản án, quyết định xét xử.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án: Hình phạt tiền, truy thu tài sản thu lợi bất chính, thu án phí; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung công, tiêu hủy vật chứng tài sản; Thu hồi quyền sử dụng đất, tài sản khác thuộc diện sung công; Các biện pháp khẩn cấp.
b3. Thủ  tục giao bản án, nhận bản án.
b4.Cưỡng chế thi hành:
Quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp bản án đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản,..
Biện pháp cưỡng chế: Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi xử lý tiền và giấy tờ có giá trị của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập; Kê biên xử lý tài sản kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản; Buộc giao hiện vật, quyền tài sản, giấy tở có giá; Buộc người thi hành án phải thực hiện, không thực hiện một số công việc .


IV.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
    1.Nguyên tắc xác định pháp luật
     a. Nhận biết:
-Chủ thể: Cá nhân, DN nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
-Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp.
-Tài sản liên quan ở nước ngoài
-Nguồn luật: Điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại.
    b.Xung đột pháp luật, chọn luật nào?
-Các bên tranh chấp chọn luật, không chọn thì HĐTT chọn theo nguyên tắc phù hợp với các luật về nơi cư trú của cá nhân, quốc tịch, trụ sở người bán, nơi thực hiện nội dung HĐ…
-Nguyên tắc chung: Tôn trọng Điều ước quốc tế, luật quốc gia, luật nước khác không trái với lợi ích quốc gia (chính sách công); Các bên ký HĐ chọn luật cho từng điều khoản hoặc toàn HĐ.

  2.Một số quy tắc trọng tài quốc tế thông dụng
a.Tòa án Trọng tài thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC - International Chamber of Commerce): Không trực tiếp giải quyết mà giám sát các quá trình TT dựa trên Quy tắc Trọng tài ICC. Tiến hành hòa giải trọng tài, không quốc tế hóa nếu các bên trao quyền cho TT.
b.Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID)
Áp dụng cho các thành viên ICSID- International Centre for Settlement of  Investment Disputes. Đến 2013, Việt Nam chưa tham gia.
      c.Quy tắc trọng tài của UB Luật Thương mại quốc tế của LHQ (UNCITRAL)
Chương i: Những quy định chung
Chương ii: Thoả thuận TT
Chương iii: Thành lập uỷ ban TT
Vhương iv: Thẩm quyền xét xử của uỷ ban TT
Chương v: Hoạt động tố tụng TT
Chương vi: Lập phán quyết và chấm dứt tố tụng
Chương vii: Yêu cầu toà án bác phán quyết của TT
Chương viii. Công nhận và thi hành phán quyết
3.Công nhận và thi hành tại Việt Nam các phán quyết của Tòa án và TT nước ngoài
a.Công ước New York (1958) về công nhận và thi hành các phán quyết TT nước ngoài
-Công nhận, nhưng thi hành không đặt điều kiện và mức phí cao hơn nội tài.
-Điều kiện: Đồng thuận của các bên, ký vào thỏa thuận TT, đúng trình tự pháp lý.
-Khước từ khi phán quyết sai trình tự tố tụng, trái với luật pháp quốc gia.
-Việt Nam tham gia Công ước vào ngày 12 tháng 12 năm 1995.
b.Pháp luật VN  về công nhận và thi hành tại Việt Nam các phán quyết TT nước ngoài
- Nước mà Việt Nam và nước đó tham gia Điều ước quốc tế.
- Việt Nam công nhận trên cơ sở có đi có lại có lợi.
- Xem xét thi hành phán quyết: TT nước ngoài có đơn gửi Bộ Tư pháp => Tòa án có thẩm quyền.
- Không được công nhận: (Điều 370 Bộ Luật TTDS)
c.Pháp luật VN về công nhận và thi hành tại Việt Nam các phán quyết Tòa án nước ngoài
+ Nước mà Việt Nam và nước đó tham gia Điều ước quốc tế.
+ Được pháp luật Việt Nam quyết định công nhận.
+ Không được công nhận (Điều 356 Bộ Luật TTDS)
     d.Các quyền kháng cáo, kháng nghị (Điều 358 Bộ Luật TTDS)
V.GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC CẠNH TRANH
1.Khái niệm vụ việc cạnh tranh
Cạnh tranh để sáng tạo và phát triển.
Cạnh tranh lành mạnh là sử dụng các phương thức không trái pháp luật, các chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thường.
Các loại cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam :
1.1. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh: Điều 8 Luật Cạnh tranh:
(1)Ấn định giá
(2)Phân chia thị trường
(3)Hạn chế, kiểm soát số lượng, khối lượng
(4)Hạn chế đầu tư
(5)Ấn định các chỉ tiêu thương mại không liên quan
(6)Kìm hãm DN khác ra nhập thị trường
(7)Loại bỏ DN khác
(8)Thông đồng để thắng thầu.
1.2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền (Điều 11 -15)
-Một DN có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
-Hai DN có tổng thị phần từ 50% trở lên;
-Ba DN có tổng thị phần từ 65% trở lên;
-Bốn DN có tổng thị phần từ 75% trở lên .
-DN độc quyền nếu không có DN nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ.
*Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm  (Điều 13)
1. Bán phá giá (dưới giá thành)
2. Ép giá (cao, thấp) gây thiệt hại;
3. Hạn chế sản xuất, lưu thông, cản trở công nghệ mới.
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau.
5. Áp đặt điều kiện cho DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan;
6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
1.3 Tập trung kinh tế gây các vi phạm Luật Cạnh tranh (Điều 16 -24)
1. Sáp nhập doanh nghiệp;
2. Hợp nhất doanh nghiệp;
3. Mua lại doanh nghiệp;
4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
1.4 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại (Điều 39- 48)
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. Ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha DN khác;
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác;
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cấp bất chính;
10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh tranh do Chính phủ quy định.
1.5.Các thỏa thuận cạnh tranh được miễn trừ (Điều 10 Luật Cạnh tranh)
* Tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
* Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
* Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn sản xuất -kinh doanh
* Thống nhất các điều kiện kinh doanh, nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
* Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
* Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
  1.6.Miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm (Điều 19 Luật Canh tranh)
* Trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
* Tập trung để mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển KT-XH, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
 1.7.Kiểm soát độc quyền nhà nước (Điều 15 Luật CT) áp dụng cho DN được Nhà nước quyết định:
*Quyết định giá mua, bán hàng, khối lượng, phạm vi thị trường hoá, dịch
*Đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí đối với hàng hóa, dịch vụ công:
.Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá (Điều 15 Luật giá 2012)
.Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (Điều 19 Luật Giá): Mức giá cụ thể, khung giá, giá tối đa và tối thiểu.
                                             
2.Cơ quan giải quyết các vụ việc cạnh tranh
2.1.Quốc tế:  82 quốc gia có luật điều tiết cạnh tranh; Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể là ngành bộ: Cơ quan trực thuộc Quốc hội; Chính phủ, bộ.
2.2.Việt Nam :
a.Cục quản lý Canh tranh:
b.Hội đồng cạnh tranh
c.Tòa án nhân dân
d.Phân quyền:
-Cục quản lý Cạnh tranh
-Hội đồng canh tranh và Bộ trưởng Bộ Công thương
-Tòa án.

 3.Tố tụng cạnh tranh
Quy trình điều tra, xử lý một vụ việc hạn chế cạnh tranh được bắt đầu bằng việc Cục QLCT tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc khi:
(1) Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được Cục QLCT thụ lý.
(2) Cục QLCT phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.
Xem sơ đồ : Quá trình điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh






Quy trình điều tra, xử lý một vụ việc hạn chế cạnh tranh được bắt đầu bằng việc Cục QLCT tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc khi: (1) Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được Cục QLCT thụ lý; hoặc (2) Cục QLCT phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.







Đọc thêm các thủ tục
THỦ TỤC KHIẾU NẠI VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH (Nguồn Cục quản lý cạnh tranh)
Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Cơ quan quản lý cạnh tranh.
Thời hiệu khiếu nại là 02 năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
Nơi tiếp nhận Hồ sơ khiếu nại:
Hồ sơ khiếu nại có thể được nộp trực tiếp hoặc qua mạng điện tử tới Cục QLCT theo địa chỉ:
Văn phòng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương.Địa chỉ: Tầng 6, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tel: 04.22205002 /Fax: 04.22205003
Hồ sơ khiếu nại gồm các tài liệu chủ yếu sau:
                     1. Đơn khiếu nại theo mẫu của Cơ quan quản lý cạnh tranh
Trường hợp bên khiếu nại là doanh nghiệp, đơn khiếu nại thực hiện theo mẫu MĐ-1
Trường hợp bên khiếu nại là cá nhân, đơn khiếu nại thực hiện theo mẫu MĐ-2
                     2. Chứng cứ về hành vi vi phạm: chứng cứ gửi kèm theo Đơn khiếu nại cho thấy khiếu nại là có căn cứ. Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
Quy trình thụ lý Hồ sơ khiếu nại:
   Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ khiếu nại, Cục QLCT tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của Hồ sơ khiếu nại. Trên cơ sở kết quả đánh giá hồ sơ khiếu nại, Cục QLCT có thể thực hiện một trong các thủ tục sau:
·Thông báo yêu cầu bên khiếu nại bổ sung hồ sơ khiếu nại trong trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các thông tin, chứng cứ theo quy định.
·Trả lại hồ sơ khiếu nại trong các trường hợp:
·Hết thời hiệu khiếu nại;
·Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của Cục QLCT;
·Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung Hồ sơ theo yêu cầu của Cục QLCT trong thời hạn quy định.
·Thụ lý hồ sơ khiếu nại nếu hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ, hợp lệ.
Theo quy định hiện hành, để hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh được thụ lý, trừ trường hợp được miễn, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh và gửi biên lai nộp tiền tạm ứng đến Cục QLCT. Mức tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là 30 triệu đồng/vụ việc.
Thông tin về quy trình tiếp nhận và thụ lý Hồ sơ khiếu nại vụ việc hạn chế cạnh tranh chi tiết xin xem thêm Mục 1, Chương III, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ HƯỞNG MIỄN TRỪ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH (Nguồn Cục quản lý cạnh tranh)
           Các bên có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Luật Cạnh tranh có thể nộp Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nếu thỏa thuận đó đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
           Nơi tiếp nhận Hồ sơ:
           Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được nộp trực tiếp hoặc qua mạng điện tử đến Cục QLCT theo địa chỉ:Văn phòng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương.Địa chỉ: Tầng 6, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Tel: 04.22205002 / Fax: 04.22205003
Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị hưởng miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Mẫu MĐ-3
2 Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các DNtham gia thỏa thuận hoặc Điều lệ của Hiệp hội nếu thỏa thuận có sự tham gia của Hiệp hội;
3. Báo cáo tài chính trong 02 năm liên tiếp gần nhất của các DNtham gia thỏa thuận có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
4.Báo cáo thị phần trên thị trường liên quan trong 02 năm liên tiếp gần nhất của các DN tham gia thỏa thuận;
5.Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các điều kiện hưởng miễn trừ;
6Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận cho bên đại diện.
Bên nộp hồ sơ và các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chịu trách nhiệm về tính trung thực của Hồ sơ.
Quá trình thụ lý Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ:
ü  Trong thời hạn 07 làm việc, kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Cục QLCT có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ của Hồ sơ. Trường hợp Hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung và yêu cầu bổ sung Hồ sơ.
ü  Bên nộp hồ sơ phải nộp lệ phí thẩm định Hồ sơ là 50.000.000đ/Hồ sơ.
ü  Trên cơ sở Hồ sơ nêu trên, Cục QLCT có trách nhiệm đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
ü  Thông tin chi tiết về thủ tục thực hiện miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xin xem thêm tại Mục 4, Chương II, Luật Cạnh tranh.

       Tài liệu tham khảo Chương 7: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và vụ việc canh tranh
5)     Luật giá 2012
15)Trang Web Cục quản lý Cạnh tranh: http://www.vca.gov.vn/Default.aspx?CateID=2



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét