Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

ĐỀ KIỂM TRA : Lý thuyết tổ chức . Đề số: 02



Phần thứ nhất: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

1.Những biểu hiện nào của nhóm người dưới đây không gọi là tổ chức :
A. Hai người trở lên có mối quan hệ để đạt mục tiêu
B. Có chức năng, phân công nhiệm vụ rõ ràng
C.Có cơ cấu, quan hệ bên trong và bên ngoài
D.Không rõ chức năng
E.Làm tất cả mọi việc
F.Không rõ mục tiêu
Trả lời:
2. Nội dung nghiên cứu tổ chức 
A.Nhiệm vụ xây dựng tổ chức
B.Nhiệm vụ xác định biên chế của tổ chức
C.Nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển tổ chức
D.Các phương án A,B,C đều đúng
Trả lời:
3. Sắp xếp các tác giả A,B,C,D gắn với Lý thuyết tổ chức khoa học hành vi (1), (2),(3),(4)
A. E.Mayo
B.Douglas Mc Gregor
C.Chester Irving Barnard:
D. Herbert A.Simon
(2)Thực nghiệm Hawthorne
(1)Lý thuyết X và Y
(3)Lý thuyết cân bằng
(4)Phương thức ra các quyết định.
Trả lời:
4. Lý thuyết tổ chức quản lý hệ thống 
A.Tổ chức  là hệ thống có liên hệ với môi trường
B.Tổ chức là hệ thống khép, mở
C.Tổ chức là hệ thống quyền biến theo môi trường
D.Các phương án trên đều đúng
Trả lời:
5. Sắp xếp các nhóm Lý thuyết tổ chức học (1),(2), (3),(4)  với tư tưởng chủ đạo A,B,C, D
(1) Các nhà lý thuyết tổ chức  học thuộc nhóm 1
(2) Các nhà lý thuyết tổ chức học  thuộc nhóm 2
(3) Các nhà lý thuyết tổ chức học thuộc nhóm 3
(4) Các nhà lý thuyết tổ chức học thuộc nhóm 4
 A.Coi tổ chức  như  “cái máy” sản xuất, lao động.
 B.Tổ chức có tính xã hội, con người có quan hệ với nhau
 D. Đa dạng hóa mô hình tổ chức, gắn cơ cấu tổ chức với môi trường, tâm lý con người.
 C. Tính chất chính trị của tổ chức
Trả lời:
6. Các quy luật 1,2,3,4,5  dưới đây, quy luật nào là gắn với tính chất A,B,C:
1.Quy luật mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức
2.Quy luật hệ thống của tổ chức
3. Quy luật cấu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức
4. Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình của tổ chức
5. Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức
A.Tổng quát chi phối toàn bộ tổ chức
B. Cấu trúc hệ thống tổ chức
C. Vận động của tổ chức  
Trả lời:

Phần thứ hai: BÀI TẬP (7 điểm)
Bài thứ nhất: (4 điểm)

Hãy sưu tầm và nghiên cứu các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc Chính phủ ở Việt Nam

I. Lập danh sách các nghị định theo số/ký hiệu, ngày tháng năm, cấp ban hành, tên nghị định.

II. Nghiên cứu các nghị định (mục I trên), và  môn học “Lý thuyết tổ chức” hãy thực hiện bảng thống kê sau:

Tên cơ quan thuộc Chính phủ
(Theo thứ tứ ở mục I)
Số/ký hiệu Nghị định
Căn cứ văn bản nào (Số/ký hiệu)
Số lượng nhiệm vụ và quyền hạn

Tổng sổ đơn vị thuộc cơ cấu có tên trong Nghị định
Số lượng đơn vị tham mưu giúp việc người đứng đầu
Số lượng đơn vị khác
Có/Không có đơn vị cấp dưới của đơn vị thuộc cơ cấu có tên trong Nghị định
Ghi tên các tổ chức chuyên trách phối thuộc; tổ chức Hội đồng (không  phải đơn vị trực thuộc)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)



















Từ kết quả thống kê hãy nhận xét về các tổ chức là cơ quan thuộc Chính phủ:
1. Cơ quan nào được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ
2. Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước?
3. Điền tên các cơ quan theo nhóm:
a. Nghiên cứu khoa học và đào tạo là nhiệm vụ chính:
b.Tuyên truyền là nhiệm vụ chính:
c.Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ chính:
d.Nhiệm vụ đặc thù:
4.Cơ quan nào có hệ thống tổ chức :
a.Theo chiều ngang là chính
b.Theo chiều dọc từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện.
5.Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có phải là thành viên Chính phủ?
6. Cơ quan nào là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ
7. Các cơ quan này có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật
8. Lập danh sách chức danh Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Phó của Thủ trưởng các cơ quan đó
Hướng dẫn làm Bài thứ nhất: Đọc các tài liệu có liên quan như Giáo trình Lý thuyết Tổ chức, xem bài giảng, các văn bản mà giảng viên chỉ dẫn dưới đây:
-Luật số 32/2001/QH10 – Luật  tổ chức Chính phủ
-Các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Luật số 17/2008/QH12: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-Trang Website của các cơ quan thuộc Chính phủ

Bài thứ hai: (3 điểm)
1. Hãy tóm tắt thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành. Ghi rõ nguồn: Điều khoản, nghị định theo số/ký hiệu, ngày tháng năm, cấp ban hành, tên Nghị định.
2. Hãy trích dẫn Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội theo quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở Việt Nam. Ghi rõ nguồn: Điều khoản, nghị định theo số/ký hiệu, ngày tháng năm, cấp ban hành, tên Nghị định.
Theo nguyên tắc trên hãy trả lời:
a.Điểm khác biệt căn bản của tổ chức hội với doanh nghiệp là gì?
b.Hãy cho biết thuận lợi và khó khăn của tổ chức hội hiện nay ở Việt Nam?

ĐỀ KIỂM TRA : Lý thuyết tổ chức. Đề số: 01



Phần thứ nhất: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

1. Mục nào dưới đây không có dấu hiệu của tổ chức:
A.Một hành động tập hợp nhiều người
B.Một cơ cấu có nhiều người gắn kết với nhau
C.Một người độc lập
D. Hai người trở lên có mối quan hệ để đạt mục tiêu
Trả lời:

2.Theo Luật pháp Việt Nam hiện hành, các tổ chức nào dưới đây không có tư cách pháp nhân
A.Doanh nghiệp tư nhân
B.Công ty cổ phần
C.Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
D.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
E.Công ty hợp danh
F.Hợp tác xã
K.Liên hiệp HTX
P. Tập đoàn kinh tế
H.Tổ hợp tác
N.Trang trại
M. Hộ gia đình
Trả lời:

3.Hãy loại bỏ một mục dưới đây để các mục còn lại đủ điều kiện của một tổ chức là pháp nhân theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam
A. Ðược thành lập hợp pháp
B. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
C.Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
D. Một nhóm chỉ có sở thích cùng đến nhà hàng gặp nhau để uống cà phê và “buôn dưa lê”
E. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Trả lời:

4.Nhận biết các việc dưới đây không thuộc môn “Lý thuyết tổ chức”
A.Nghiên cứu thành lập tổ chức mới
B.Thiết kế các cơ cấu trong tổ chức
C.Nghiên cứu môi trường tác động qua lại với tổ chức
D.Quy định chi tiết mối quan hệ con người trong tổ chức
Trả lời:

5. Sắp xếp các tác giả A,B,C gắn với  lý thuyết tổ chức cổ điển (1), (2),(3)
A.Maximilian Carl Emil Weber 
B. Henri Fayol
C. Frederick Winslow Taylor
(1) Lý thuyết quyền lực hành chính chế độ quan liêu.
(2) Lý thuyết quản lý theo khoa học.
(3) Lý thuyết về trình tự hành chính.
Trả lời:

6. Hãy sắp đặt lại trình tự  trước sau của quy trình thiết kế tổ chức
Xây dựng cấu trúc
Dự báo sự phát triển
Thiết kế hệ điều khiển
Đặt tổ chức vào trong hệ thống
Xác định các quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc tổ chức
Xác định mục tiêu
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ
Xác định lĩnh vực trọng tâm
Trả lời:

Phần thứ hai: BÀI TẬP (7 điểm)

Hãy sưu tầm và nghiên cứu các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam  (còn hiệu lực pháp luật).

I. Lập danh sách các nghị định theo số/ký hiệu ngày tháng năm của cấp ban hành, tên nghị định.

II. Nghiên cứu các nghị định (mục I trên), và  môn học “Lý thuyết tổ chức” hãy thực hiện bảng thống kê sau:

Tên bộ, cơ quan ngang bộ *
(Theo thứ tứ ở mục I)
Số/ký hiệu Nghị định
Căn cứ văn bản nào (Số/ký hiệu)
Số lượng nhiệm vụ và quyền hạn

Tổng sổ đơn vị thuộc cơ cấu có tên trong Nghị định
Số lượng đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước
Số lượng đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu
có tên trong Nghị định
Số đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước   cấp phòng (chi cục)
Tổng số phòng thuộc các đơn thực hiện chức năng quản lý nhà nước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)



















* Hai bộ: Quốc phòng, Công an không bắt buộc, khuyến khích tìm hiểu (ghi rõ nguồn)
Từ kết quả thống kê hãy nhận xét về tổ chức cơ quan bộ và cơ quan ngang bộ:
1.Các Bộ cơ quan ngang bộ  (cột 1) do cơ quan nào lập ra, ghi rõ căn cứ pháp luật
2.Căn cứ pháp lý để ban hành các nghị định (cột 2) giống nhau, khác nhau.
3. Tìm ra  và sắp xếp từ cao xuống thấp 5 bộ, cơ quan ngang bộ có:
3.1. Số lượng nhiệm vụ và quyền hạn (cột 4)
3.2. Tổng sổ đơn vị thuộc cơ cấu có tên trong Nghị định (cột 5)
3.3. Số lượng đơn vị  thực hiện chức năng quản lý nhà nước (cột 6)
3.4. Số đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước  cấp phòng (chi cục),... (cột 8)
3.5. Số đơn vị sự nghiệp lớn nhất.

4.Ghi rõ tên đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ mà Bộ trưởng không quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.
5. Ghi rõ tên đơn vị trực thuộc có tên giống nhau thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ nào. Vì sao?
6. Lập danh sách chức danh Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, và các Thứ trưởng, Phó của Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đó.
7. Theo môn học “Lý thuyết Tổ chức” hãy nhận xét về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ cơ quan ngang bộ. (Mục này khuyến khích sinh viên nhận xét không giống nhau).
------------------------
Hướng dẫn làm bài tập: Đọc các tài liệu  có liên quan như Giáo trình Lý thuyết Tổ chức, xem bài giảng, các văn bản mà giảng viên chỉ dẫn dưới đây.
-Luật số 32/2001/QH10 – Luật  tổ chức Chính phủ
-Nghị định 36/2012/NĐ-CP  Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang b
-20 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 20 bộ, cơ quan ngang bộ.
-Các quyết định ca Thủ tướng Chính phủ về  tổ chức căn cứ vào Luật, Nghị định trên,căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập.
-Trang Website của các cơ quan bộ, cơ quan ngang b.