Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

"Học đường Linsơ" ngăn chặn trò hư

"Học đường Linsơ" ngăn chặn trò hư?

---
"Hành hình kiểu Linsơ" là tác phẩm Cụ HCM viết lên án chế độ thực dân.
Papa miềng học thời Tây trước 1945. Giáo Lân ăn lương Tây không khổ như giáo Thứ của Nam Cao. Giáo Lân dạy bài bản đến Elemante (lớp 3, pháp ngữ nhuyễn như quốc văn, hán ngữ tạm, Toán nhuần nhị số học giải hai ẩn ngang với Galoa trước đấu súng)
Giáo Lân nghiêm khắc và cực đoan phát triển nơ ron thần kinh để trò dốt thành khá giỏi. Hư thành ngoan, lễ phép với thầy hơn lễ độ với cha mẹ.
Giáo sắm vài cái lu, vại sành Phù Lãng cao trên mét loại dùng để tương, cà... (xem hình).
Linso những trò dốt bướng: Sau khi trò quỳ lên gai mít tê gối phải bò lấy đà húc đầu vào chum vại tạo tiếng nhạc, húc liên tiếp như gam đô trưởng nhạc công chơi đàn đá.
Sau đó là tiếng khóc đớn đau và uất hận.
Hữu ái nhất là hình phạt chui háng con gái, chúng trò dốt hư chui tuồn tuột.
Uất hận nguôi khi chính con trai giáo Lân là thằng Sỹ bị ăn roi vọt làm từ cật tre đực, rớm máu.
Hằn thù giai cấp tăng khi số trò luyện công thủ chum vại đi kháng chiến 9 năm về làm cải thổ,... Giáo Lân bị xếp thành phần nợ máu.
Biết trước đòn thù, giáo bí mật vào Nam, thằng Sỹ ở lại làm nghề cắt tóc, chữa đồng hồ, không phải đi bộ đội, năm 75 nó phắn vào SG với bố.
Linso là di sản áp bức, bạo hành của đế quốc thực dân, mà đòn trả thù rất sợ, nó nhiễm vào bọn có quyền, bất kể chức to hay nhỏ, nghề nào cũng nhiễm.
Những buổi học tuổi thơ thời chiến Mỹ, mình chứng kiến nhiều màn tra tấn khá dã man, ngang với bọn bắt nợ gia đình Kiều.
Thước lim thầy vụt tay trò để trên bàn, vụt hụt mấy cái do trò rụt tay, cả lớp cười, sau thầy chém gió đánh lạc hướng rồi bất ngờ vụt, trò khóc to, cả lớp sợ.
Sau mình vào lính lại thấy cảnh quân phiệt lính tráng ko kém quan lính Nhật hoàng, nhất là ngón "két bay" đá đít bạt tai bất kể lúc nào, dẫn đến nổi loạn. Trò lính nghịch và đánh nhau thì thôi không kể.
Đất nước chưa vào giờ có chiến thắng phi bạo lực thì sản phẩm đó tọt vào tâm thức nhiều thế hệ, ngành nghề.
Cần đổi mới giáo hoá! Chống bạo lực, xúc phạm nơi học đường trước.




Nội địa hóa sản phẩm

 

Tôi cho rằng nội địa hoá sản phẩm  có ý nghĩa thay thế  nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ mà chúng ta cần nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu tức là  tăng thu ngoại tệ , đề xuất của tác giả ở sơ đồ 3.1.1.3.

Đơn vị : “quả táo”

 

 

“Quả táo”

  công nghiệp

 

Quả táo”

nông sản

“ăn” một quả táo phải  xuất khẩu mấy quả

 

 

 

“Quả táo”

  công nghiệp

“Quả táo”

nông sản

I.Cơ cấu  giá trị với công nghệ  hiện tại

 Trong nước

1/4

1/3

4,0

3,0

 Nước ngoài

3/4

2/3

1,3

1,5

II.Cơ cấu  giá trị sau khi  đổi mới  công nghệ

 Trong nước

1/2

2/3

2,0

1,5

 Nước ngoài

1/2

1/3

2,0

3,0

Chênh lệch  II -I

 Trong nước

+1/4

+1/3

-2

-1,5

 Nước ngoài

-1/4

-1/3

+0,7

+1,5

 

Sơ đồ 3.1.1.3. Mô hình sản xuất, xuất khẩu bao nhiêu

quả táo thì đ­ược một quả

Mô hình này quy ước 1đơn vị giá trị hàng công nghiệp, nông sản lâm thuỷ sản đưa vào tiêu dùng (cho sản xuất và sinh hoạt)  ngoài biên giới là một “quả táo” mà có sự tham gia của các nhà sản xuất trong và ngoài nước.

Theo mô hình này với công nghệ hiện tại: Để ăn một “quả táo” giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu chúng ta phải nhập khẩu giá trị tương đương với giá trị 3 “quả táo” để sản xuất và xuất khẩu 4 “quả táo”; Bên nước ngoài bán cho ta đã chắc ăn 3 quả ngay cả trường hợp chúng ta không sản xuất  được 4 quả.

 Để ăn một “quả táo” hàng nông sản phải sản xuất nguyên liệu bán cho nước ngoài làm ra 3 “quả táo”. Trường hợp này chúng ta có vẻ chắc ăn song đã mất đi nguyên liệu mà có thể bên nước ngoài có công nghệ tốt sản xuất ra hơn 3 quả táo.

Khi  đổi mới công nghệ chế biến sâu, tham gia sâu vào cơ cấu giá trị thì chúng ta ăn một quả táo hàng công nghiệp chỉ sản xuất và  xuất khẩu 2 quả, ăn một “quả táo” hàng nông sản chỉ  xuất khẩu giá trị bằng 1,5 qủa, như vậy để ăn 1 quả táo chúng ta giảm một nửa khối lượng sản phẩm. Nếu duy trì khối lượng sản phẩm  xuất khẩu  như trước, không cần thay đổi về giá cả nhưng với công nghệ mới chúng ta sẽ được ăn 2 “quả táo “  ở mỗi loại hàng hay có thể nói  giá trị giữ lại trong  nước tăng gấp đôi trong khi kim ngạch  xuất khẩu không tăng!

Nước tiêu dùng cuối cùng không hẳn là  nước trực tiếp nhập hàng của chúng ta và cũng không hẳn đã tham gia cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá. Do vậy, tiếp cận trực tiếp với thị trường cũng là biện pháp tốt để tăng hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ.




Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Trường ca Hồ chí Minh (Mục lục )


Trường ca Hồ chí Minh

Mục lục

Mở đầu : Quê hương Gia tộc. 1- 256


Phần I : BẾN NHÀ RỒNG  (257-326) 



Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II: BÔN BA (327- 480)

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II. Bôn Ba (481-580)

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II. Bôn Ba (581 - 748 )

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II. Bôn Ba (749 - 1000 )

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II Bôn ba ( 1001- 1200)

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II Bôn ba ( 1201- 1500)

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II Bôn ba ( 1501 -1800)

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II Bôn ba ( 1801 -2000)

Trường ca Hồ Chí Minh Phần II Bôn ba (2001-2022) Phần III. Đế Vương (2023-2200)


Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (2301- 2500)

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (2501 - 2700 )

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (2701-3000 )

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (3101 -3200 )

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (3201 -3420 hết )




Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (3201 -3420 hết )

 Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (3201 -3420 hết )

3201Thắng đừng có vội hò la,

Thua đừng nhụt chí, đẩy tà huy[1] bay.

Việc cần trước, phải làm ngay,

Cơm no áo ấm làm ngày, học khuya.

Mặt trời tỏa sợi nắng tua,

Thời vận đến phải guồng đua nhịp nhàng.

Đế đưa bút xổ dọc ngang,

Mực Tầu chữ Phạn giấy vàng bùa treo!

Tiết trời năm ấy mưa nhiều,

3210. Đầu Xuân khô hạn tiêu điều xác xơ.

Lệ thường chúc Tết làm thơ,

Cuối năm thăm bạn thuở Sơ[2] hầu toà.

Bay sang đất nước Trung Hoa,

Trước là dưỡng sức sau là tri ân.

Bạn bè thuở Bát Lộ quân,

Toàn hàng nguyên soái đang quần thảo nhau.

Cách mạng Văn hoá[3] nước Tầu,

Hồng vệ binh đã xén râu công thần.

Xô Trung hục hặc kéo quân,

3220. Về miền biên ải tranh phần thiệt hơn.

Đế buồn trông cảnh chiều hôm,

Con thuyền vô sản cánh buồm tả tơi.

Đông Âu cách mạng nửa vời,

Đệ nhị quốc tế thích chơi nghị trường.

Pa ri họp nát như tương,

Các đệ xung khắc[4], chiến trường cam go.

Nước giàu sợ béo, sợ no,

Dân mình đói kém xương trờ ngoài da.

Chủ chiến phe của đệ Ba,

3230. Trường kỳ kháng giặc, Giáp ta quen bài.

Liên quân Mỹ trải dọc dài,

Phía nam Bến Hải gần hai triệu thằng.

Nổi dậy tiến về đồng bằng,

Giao thừa phát hoả pằng pằng pháo bông.

Lững lờ máu nhuộm dòng sông,

Đưa về biển cả trai mồng thành Loa.

Ba điệu Giáp tướng đi xa,

Điện cho Bác ở Trung Hoa chậm về.

Phi trường chiều đông tái tê,

3240. Đường băng tắt điện thử nghề phi cơ.

Máy bay vòng lượn bất ngờ,

Tiếp đất dừng bánh sương mờ ngừng bay[5].

Điếu thuốc còn ở trên tay,

Thản nhiên Bác nói :"Họa này còn xa",

Bùa ngải nước Phạn kéo ra,

Ngàn cân sợi tóc vẫn là thảnh thơi.

Chủ chiến giao chú Ba chơi,

Khiến dân nước Mỹ rụng rời thất kinh.

Loài người phát triển nhờ tình,

3250. Một con ngựa ốm cỏ khinh cả chuồng.

Bác buồn kiếp nạn dân thường,

Bom rơi đạn lạc, cởi truồng tản cư.

Huế mang nặng mối thâm thù,

Nhiều người hoàng tộc cậy vua làm càn.

Lông chìm đá nổi trái ngang,

Tai bèo, nón cối ngập tràn sông Hương.

Đông Ba máu bết nẻo đường,

Đạn bom hai phía chẳng thương dân lành.

Truy đuổi Việt cộng lên xanh,

3260. Súng không còn đạn,…thôi đành đò đưa.

Hàm Đan[6] cốt trắng thành xưa,

Đống xương Vô Định[7] bây giờ vùi sâu.

Ngàn năm hay mãi về sau

Cối chày đạo lý cãi nhau tơi bời .

 

Năm sau Đế mỏi rã rời,

Cơm đưa lưng bát, khách mời Bác lui.

Tình xưa khói lửa bùi nhùi,

Rơm thơm rút đống, sắn lùi lên hương.

Quá nửa thế kỷ dặm trường,

3270. Đấu tranh, chinh chiến đuổi phường xâm lăng.

Lên ngôi trong tiếng súng đoàng,

Non sông cách trở dân làng đánh nhau.

Bác nhìn lên ngọn hàng cau,

Vườn dừa tướp lá nỗi đau quặn lòng.

Niềm tin thống nhất non sông,

Đá thề nứt toác, gươm còn trơ trơ.

Hiện lên dòng giữa bài thơ,

Ngoại xâm phải cút, ngụy thờ chính nhân[8].

Nửa giáp giải phóng Nam phần,

3280. Non sông một mối muôn dân một nhà.

Vinh quang cay đắng xót xa,

Một trời vui lớn dịu xoa nỗi buồn,...

Út Vân ra bến Nhà Rồng,

Nén nhang bè chuối theo dòng nước trôi.

Cửa Phật nương ẩn một đời,

Cửa Chùa toả sáng một trời thương yêu.

Sáu mươi năm lẻ bóng chiều,

Trung trinh nguyện ước đi theo mối tình.

Đèn Giời rọi sáng lung linh

3290. Bao lần trợ giúp Đế Minh tranh quyền?

Tóc nàng Út bạc mầu thiền,

Hao gầy thân thể rộng miền chân tu.

Sóng tình ngó ý mau thưa,

Tơ lòng một sợi mút mùa Đạt Ma[9].

Thấu tình cõi Phật mờ xa,

Nhãn tiền không lợi người ta vẫn làm.

Chí tình, chí nguyện trời Nam,

Trời Bắc bông huệ hương lan khắp phòng[10].

Tình yêu ấm áp cõi lòng,

3300. Miền Nam trong trái tim hồng mai sau.

 

Đại tang vào chính mùa ngâu,

Ngưu Lang Chức Nữ qua cầu ô bay.

Tiếng súng thưa nhạt ít ngày,

Tiếng than dậy đất, khóc mây mịt mờ.

Đế đi vào đúng ngày giờ,

Năm xưa lập quốc trên gờ bục cao.

Hai ngày trong một không sao,

Niềm vui Quốc lễ mâm cao giỗ đầy.

Nỗi buồn theo áng mây bay,

3310. Tơ lòng xao xuyến dặm dầy bôn ba.

Bác muốn nghe điệu dân ca,

Núi Hồng vĩ dặm, tỳ bà Phương Đông.

Bác khen ca sĩ, nhạc công,

Cảm ơn tặng một bông hồng xinh tươi.

Ca nhạc Tây Tầu đến chơi,

Bác muốn sống lại một thời đấu tranh.

Bóng hồng một thuở đầu xanh,

Chập chờn gương mặt bên thành giường con.

Một đời sắt máu màu son,

3320. Một đời vì nước vì non yên bình.

Một đời vun đắp chữ tình,

Yêu thương đoàn kết dân mình ấm no…

 

Phút giây để lời dặn dò,

Anh Ba thứ nhất phải lo chiến trường.

Đón chờ trận chiến bi thương,

Dòng sông Thạch Hãn[11] máu xương tơi bời,

Thủ đô khói đặc bầu trời,

Không chiến trận chót sau ngồi Pa ri…[12]

 

Nhiều đệ vội phải ra đi,

3330. Nắm tay Đế dặn khắc ghi vào lòng.

Sáu Dân[13], Mười Cúc[14] khóc ròng,

Sau lên hàng Trụ vừa lòng chúng dân.

Sáu Thọ được mời đến gần,

Bác dặn giữ Đảng trắng ngần sạch thơm.

Tướng Giáp được chuyện nhiều hơn:

Phải thờ chữ Nhẫn, biết ơn đồng bào,

Cho con ra đứng chiến hào,

Triệu người ngã xuống công lao không vừa.

Hương hồn liệt sỹ phải thờ,

3340. Muôn năm tưởng nhớ vô bờ bến xưa.

Thanh niên nhiệt huyết dư thừa,

Phải học hành tốt hẹn mùa bội thu.

Dân tình khổ cực lơ ngơ,

Trợ cấp, giáo hóa không giờ nghỉ ngơi.

Nguy cơ phản động muôn đời,

Lấy nhân lễ nghĩa giúp người đổi thay.

Thận trọng mỗi lúc xuống tay,

Phòng ngừa phản loạn, trấn ngay giặc thù.

Tuần lễ mưa gió mịt mù,

3350. Trời tuôn nước mắt tiễn đưa Thiên tài.

Trở về xứ sở Bồng Lai,

Thánh hiền hội ngộ không ngai ngọc ngà.

Người về sống dưới mái Nhà,

Sớm đèn tối lửa với bà con dân.

Tìm người xưa cũ tri ân,

Gặp bên đối địch nợ nần cho xong.

Làm người đều muốn thật lòng,

Nhưng là tranh đấu phải phòng ngừa nhau.

Ngày tang đen đậm, trắng phau,

3360. Mưa rơi tầm tã, mưa sầu, mưa ngâu.

Ngưu Lang, Chức Nữ[15] qua cầu,

Ô thước giang cánh nghiêng đầu kết duyên.

 

Út Vân sống ở trong Miền,

Không tin chàng đã về thiên cổ rồi ?

Niềm tin nhiều thứ chơi vơi,

Tình yêu chung thuỷ vàng mười còn non.

Thế Truyền[16] than khóc héo mòn,

Huynh đi, đệ sống chỉ còn chua cay?

Hai tuần sau Truyền xuôi tay,

3370. Theo huynh để nhớ tháng ngày Ba lê !

Cần lao khóc lóc thảm thê,

Nghe ông Ba Duẩn “xin thề” xung phong.

Điện buồn theo mưa ròng ròng,

Lễ nghi trang trọng tấm lòng đệ huynh.

Miền Nam bom đạn uỳnh uỳnh,

Ních xơn nhận thấy viễn chinh sắp tàn.

Việc Nam hoá cuộc chiến tranh,

Mỹ rút nhỏ giọt người mình đánh nhau.

Đội quân các nước chư hầu,

3380. Tham tiền cố chiến lấy mầu Mỹ chi.

Trường Sơn rầm rập quân đi,

Lời thề tang lễ súng tì chắc vai.

Sáu năm chiến tiếp chặng dài,

Tháng Tư năm Mão[17] xong bài sử thi!

Chặng đường dài dặm bước đi,

Bình minh hé rạng thiên thu gọi về!

Cuộc chiến tự vệ lê thê,

Láng giềng hung hãn dao kề cổ ta.

Vang lên bài "Tiến quân ca",

3390. Viễn chinh"Thốt nốt"[18] tiến ra biên thuỳ[19]

Non sông vào thế an nguy,

Cha già với lính ăn thề từ lâu.

Chiến trường rừng thẳm vực sâu,

Vãn hồi hoà hiếu hai đầu núi sông.

Đế vương luôn lấy chữ đồng,

Nhẫn nhịn vượt ngưỡng là vung búa rìu,...

 

Người đi để lại thương yêu,

Mặt trời tắt nắng lửa vào lòng dân,

Một đời thờ phụng chữ “Nhân”,

3400. Ngải bùa nước Phạn hoá tàn tro bay.

Gia tài để lại sau này:

Tự do Độc lập vui vầy anh em.

Ngôi nhà chỉ một mái sàn,

Bồ câu tung cánh đầy đàn sinh sôi.

Bờ ao cá quẫy hóng Người,

Vườn cây chim hót dưới trời trong xanh.

Chùm chuông gió thổi thanh thanh,

Nguyện hồn các loại chúng sanh nước nhà.

Không châu báu, chẳng ngọc ngà,

3410. Lòng dân thân thiện vào ra viếng Người.

Ra đi nhẹ nhõm thảnh thơi,

Tự tin như thuở biển trời viễn dương.

Để lại hình ảnh yêu vương,

Đời sau chiêm nghiệm vào đường nhân sinh.

Thập toàn khuyết một mối tình,

Không nên chồng vợ, một mình gối chăn.

Tư tưởng Chí Minh rõ rành:

Cơm no áo ấm chúng sanh hài hoà…

 

Lời quê sáng tối đậm nhoà,

3420. Để cho bạn đọc gần xa tỏ tình.
            ___________________
                                                       Làng Đại Yên, Hà Nội,… 2019-2021



[1] Ánh sáng xế chiều.

[2] Tống Văn Sơ trong phiên Tòa án xử vụ án Hồng Công

[3] Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ tháng 5 - 1966 đến tháng 10 -1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống ở Hoa lục nên cũng được gọi là "10 năm hỗn loạn". Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 - 5 -1966, với mục tiêu chính thức là đấu tranh với giai cấp tư sản phong kiến. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng này được một số người cho là một cách để Mao Trạch Đông trấn áp lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông. Giới trẻ Trung Quốc hưởng ứng bằng việc thành lập các nhóm Hồng vệ binh trên khắp đất nước, đấu tố cán bộ các cấp, phá hủy rất nhiều các di tích và hiện vật lịch sử có giá trị,…

[4] Lãnh đạo cao cấp Việt Nam có tranh luận quan điểm chiến tranh, các chiến dịch được rút kinh nghiệm, đặc biệt là Cuộc Tổng tiến công chiến lược Mậu Thân năm 1968 và chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

[5] Bác Hồ trên chuyến bay từ Trung Quốc về Việt Nam cuối năm Đinh Mùi 1967.

[6] Trận Hàm Đan, (259 TCN - 257 TCN) là cuộc chiến tranh diễn ra vào thời Chiến Quốc do nước Tần phát động tiến công vào kinh đô Hàm Đan của nước Triệu nhằm tận diệt quốc gia này. Trận chiến này có sự tham gia của bốn nước chư hầu là Ngụy, Triệu, Sở và Tần với kết quả là liên quân ba nước đánh bại quân Tần. Thiệt hại rất lớn, xương trắng xóa chân thành, dân lấy làm củi đun. Hàm Đan nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. 

[7] Đống xương người xưa chết trận bên bờ sông Vô Định tỉnh Thiểm Tây,Trung Quốc. Nước sông chảy xiết cuốn theo cát, lòng sông chỗ nông, chỗ sâu không nhất định nên gọi là "Vô định hà". Từ thời xưa trên bờ sông này là bãi chiến trường.

[8] Bài thơ Xuân Kỷ Dậu (1969) Bác viết: Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/Vì độc lập, vì tự do/Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/Tiến lên!  Chiến sĩ đồng bào/Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn!

[9] Bồ-đề-đạt-ma (470-543),  Ông là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm.

[10] Khi nhớ lại khoảng thời gian sống cùng Tống Văn Sơ, bà Rô-da Lô-dơ-bai (Vợ luật sư Lô-dơ-bai trong vụ án Hồng Công) vẫn thường nhắc đến hai loài hoa Bác yêu thích là hoa huệ và hoa hồng. Bà kể rằng: “Chúng tôi lưu ý thấy Người rất thích hoa huệ. Nhưng khi tặng hoa cho ai thì Người thường tặng hoa hồng…”

[11] Trận Thành cổ Quảng Trị là một trận chiến giữa một bên Quân đội Nhân dân Việt Nam với một bên là Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại khu vực thành cổ Quảng Trị vào năm 1972. Đây là một trong những trận chiến ác liệt bậc nhất trong Chiến dịch Xuân Hè 1972, một phần của Chiến tranh Việt Nam. Trận chiến kéo dài trong suốt 81 ngày đêm, từ ngày 28 - 6 đến ngày 16 - 9 -1972, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc tái chiếm lại Thành cổ nhưng vẫn không thể giành lại nửa Bắc của tỉnh Quảng Trị.

[12] Chiến dịch Linebacker II (còn gọi là Điện Biên phủ trên không) là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bắt đầu từ  ngày 18-12 đến ngày 30 -12 -1972. Hoa Kỳ đã huy động máy bay ném bom chiến lược là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971. Thiệt hại quân sự rất lớn nhưng có số liệu khác nhau. Dân sự có 2.368 thường dân thiệt mạng, 1.355 người dân bị thương.

[13] Võ Văn Kiệt (đã chú giải). Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định.

[14] Nguyễn Văn Linh  (1915- 1998) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI từ 1986 đến 1991 Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới  của Việt Nam.

[15] Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu. Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên gia ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu, gọi họ là “Ông Ngâu Bà Ngâu’.

[16] Nguyễn Thế Truyền (đã chú giải), nghe tin Hồ Chí Minh mất, ông buồn và mất ngày 19 tháng 9 năm 1969 tại Sài Gòn.

[17] Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, gọi là Ngày 30 tháng Tư, là sự kiện Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào thành phố Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

[18] Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ. Cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân Khmer đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978.Việc đánh đổ Khmer đỏ đã được thực hiện xong từ năm 1979, tuy nhiên tàn quân Khmer Đỏ (Pol pốt) vẫn còn tồn tại và đe dọa chính phủ mới tại Campuchia, và Việt Nam đóng quân ở lại Campuchia trong suốt 10 năm tiếp theo, đến 1989.

[19] Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước. Chiến tranh biên giới Việt – Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, diễn ra trong khoảng một tháng với thiệt hại về người và tài sản cho cả hai phía. Xung đột vũ trang tại biên giới giữa hai nước vẫn còn tiếp diễn thêm hơn 10 năm nữa. Tới năm 1991, sau khi Liên Xô tan rãQuan hệ ngoại giao Việt – Trung mới chính thức được bình thường hóa.