Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II. Bôn Ba (581 - 748 )

Trường ca Hồ Chí Minh.
Phần II. Bôn Ba  (581 - 748 )

581. Đã từng bốn bể năm châu,

Hai mươi ngoại ngữ chuyện hầu yếu nhân.

Rượu cùng hoạ sĩ lừng danh,

Pi cát xô[1] vẽ tặng anh chim trời.

Không thẹn thân phận người bồi,

Đầu quân thế mạng con người chủ Tây.[2]

Luân đôn, Pa ri, Mác xây,

Nuôi quân thế chiến đủ ngày chiến binh.

Cảnh sát châu Âu rập rình,

590. Nhiều lần trò chuyện chân tình chúng yêu.

Xưa nay trí giả luyện chiêu,

Anh dùng chân thật gặp nhiều quý nhơn.

Thập phương hội tụ Hồng Công,

Ba truyền ngọn lửa mầu hồng tin yêu.

Trước sau chỉ có một điều,

Giải phóng dân tộc theo chiều đấu tranh.

Thực dân đang đẫy miếng ăn,

Chúng sợ bác ái mất phần lợi to.

Pháp quốc rắp tâm rình mò,

600.Thưởng hậu cho kẻ tìm dò anh Ba.

Tình báo Bát lộ[3] xét tra,

Giao Lâm Lan nữ vào ra tìm đường.

Đưa Quốc về một thôn hương,

Dự phong chính uỷ cự Trương Quốc Đào.[4]

Rừng cây gió biển lao xao,

Y Lan mắt sáng tựa vào vai anh:

“Giá như không có chiến tranh,

Đôi ta nghề giáo song hành bên nhau,

Về dạy đại học Quảng Châu,[5]

610.Thỉnh giảng Ha vớt[6]  gội đầu cho dân...”

 

Minh Khai ngày càng lại gần,

Văn phòng Hải ngoại cộng quân hình thành.

Tuyển người du học Mác - Lanh,[7]

Đưa người về nước vin cành buộc loa.

Đấu tranh theo hướng hài hoà,

Khẩu hiệu dân chủ trên toa, cầu đường.

Pháp nhợn thấy bất bình thường,

So với Công xã chẳng tương xứng gì,...

 

Quốc tế cử Lý Thuỵ[8] đi,

620.Sang Xiêm vận động lập chi bộ đầu.

Cưới nàng Tăng Tuyết bên Tàu,

Bình phong nâng đỡ Chín Thầu[9] bên Xiêm.

Anh cầm cán búa chuôi liềm,

Làm nhà, gặt lúa gây niềm tin yêu.

Miến, Xiêm, Lào,Cam[10] dập dìu,

Lập chi bộ Đảng búa rìu chống Tây,

Mùa mưa đứng dưới rừng cây.

Mùa hè đóng khố đi cầy học nhau,

Sư Xiêm nhiều vị người Tào.

630.Dõi theo thầy Chín ra vào U đon.

Người quê qua Thái kiếm cơm,

Nhiều người ướm hỏi nhác nom "Tất Thành",

Con quan Phó bảng thầy lang,

Cháu Cụ giáo[11] sống gần làng Kim Liên.

Chín Thầu lảng chuyện họ tên,

Nhận mình người Việt sống bên đất Tầu.

Tuyết Minh son trẻ buồn sầu,

Thư từ thất lạc đi đâu ko về?

Cưới nhau Chúa chứng câu thề,

640.Một ngày nên nghĩa đam mê đượm nồng.

Chuyện tình đôi lứa có không?

Xưa nay lắm chuyện kết hôn thật đùa,…

 

Một hôm Chín đến vãn chùa,

Gặp sư tiếng Phạn[12] đón đưa chân tình.

Sư rằng Thầu bậc "Khai minh",

Tu đường "Thông tuệ" tự mình đấu tranh.

Tu thân gắng làm điều lành,

Từ từ về nước để giành ngôi cao.

Đường đi nước bước thế nào?

650.Sư Phạn đắc đạo đã trao Chín Thầu.

Chàng về thánh địa Quảng Châu,[13]

Phong trào cách mạng đang ngầu bọt bông.

Nhật bản xâm lấn miền Đông,

Mao, Tưởng ngúng nguẩy dở ông dở thằng.

Quê nhà đảng phái nhiều đằng,

Tân Việt[14] cộng sản rất hăng chiến thù.

Pháp quốc khôn ngoan dự trù,

Dùng đảng cộm cán hoả mù đảng kia.

Nguy cơ phân liệt chia lìa,

660.Đũa rời khỏi bó, chả chìa cho Tây.

Anh về chụm lại hàng cây,

Hợp nhất các đảng dựng xây phong trào.

Rất nhiều trí sĩ trình cao,

Lương Bằng,Tùng Mậu[15] bên Tào đã lâu.

Quốc đi Thượng Hải chụm đầu,

Nhắc Lương Sao Đỏ nhờ Tầu giúp Ta.

Bạc tiền Vương Minh[16] tung ra,

Đòi dăm Trung uỷ phải là người Hoa.

Bọn Hẹ[17] toan tính gần xa,

670.Tìm người đóng thế khi Ba bị tèo.

Bùa Sư nước Phạn anh treo,

Vào cổ chân lúc hiểm nghèo gian nguy.

Sư trụ chùa Tào uy nghi

Đôi lúc Ba đến thầm thì là êm

Lâm Thụ cờ bạc thâu đêm

Nợ sắp bị vỡ nghe bên nước nhà

Toà Vinh xử vắng anh Ba[18]

Án tử, treo thưởng kẻ ra nước ngoài

Bắt Quốc về nước đầu đài

680.Cờ bạc trộm cắp tính bài tố anh

Cộm cán nhiều tên ma lanh

Nhìn thấy bùa ngải chúng thành thật lui

Pháp nhợn toan tính rất cùi

Chi trả cảnh sát bắt người Hồng Công

Dẫn độ về nước là xong

Nhưng Ăng lê phớt đừng hòng chúng nghe

Mao Tưởng toan tính chở che

Con bài Nam tiến là nghề xâm lăng

Ăng lê theo dõi rất căng

690.Bắt Tống Sơ ở một căn gác thường

Nổ ra vụ án bất thường

Tống Sơ xộ khám công đường Ăng lê[19]

Vụ này kinh điển nhà nghề

Bài học xét xử trở về mai sau

Luật sư dốc máu lên đầu

Chẳng mong kết cỏ ơn sâu bạc tiền

Pháp đòi dẫn về Kim Liên

Để cho dân chúng búa liềm nhận ra

Toà Vinh "Giết hổ dọa gà"

700.Ăng lê chê Pháp đúng là trẻ con

Pháp mua cai ngục ra đòn

Để cho Tống tử trong khuôn lao tù

Phu nhân họTống[20]gật gù

Xuất chiêu quyền thế bảo kê giang hồ.

Sau này anh Ba ướm ngờ

Khánh Linh vui sướng tôn thờ ông anh

Phi trường Gia Lâm nắng hanh

Chủ tịch ngả mũ chân thành chuyển sang

Áp vai nguyên thủ sóng hàng

710.Gọi em Tống Khánh khiến nàng vui tươi.

 

Đề hình Ăng lê trát mời

Các bên lợi hại vào nơi công quyền

Chánh toà xét hỏi luyên thuyên

Không có chứng cớ các bên bắn đòm

Luật sư để râu hơi xồm

Nhắc bài Anh quốc thượng tôn pháp đình:

"Thuở xưa Âu lục linh tinh

Đòi tù Mác[21] tội chỉ dình đánh nhau

Quá bộ Măng xơ[22] chuyến tầu

720.Nước Anh phớt các quả đầu mưu toan

Bất bạo động là dân ngoan

Phím bài sách báo hoàn toàn tự do

Cuối đời Mác hơi nghi ngờ

Con đường bạo động bao giờ mới yên ?

Mác biết Ăng lê rất khôn

Chia dân chủ vời miếng cơm giảm thù

Bị lừa dân chúng vẫn ngu

Mác quyết khởi nghĩa tịch thu chánh quyền"

 

Tình báo Mao Tưởng bắn tin:

730.Tống Văn ký giả mưu sinh chân thành

Toà tuyên Tống phải xuất hành

Khỏi đất Hương Cảng càng nhanh càng bình

Luật sư Ăng lê rất tinh

Lừa cảnh sát Pháp, phao tin Tống tèo

Com lê ca táp tay hèo

Căn cước tên khác chân leo lên tàu

Ra biển tàu xả sóng ngầu

"Lốt" Sinh nhưng lại quay đầu Shanghai

Vợ chồng luật sư Giơ bai[23]

740.Về nhà thở nhẹ hơi dài lo toan

Qua bến Thượng Hải an toàn

Có Lương Nguyễn dụ nhà đoan Tưởng Tầu

Tháng năm sống ở châu Âu

Chàng đọc Kinh thánh chuyện hầu đạo Công

Em gái xóm đạo phố Đông[24]

Cảm tình giúp đỡ giàu lòng đức tin

Các bên đế quốc kiếm tìm

748.Thấy bùa nước Phạn chúng im lặng dừng !



[1] Pablo Ruiz Picasso (1881-1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ  nhà điêu khắc người Tây Ban Nha yêu hòa bình, chống chiến tranh, cảm tình giúp đỡ Việt Nam... Ô bạn với anh Ba từ năm 1911, mến anh Ba vẽ bức họa trên báo Le Paria (Người cùng khổ). Năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Pháp thăm họa sĩ, họa sĩ vẽ tặng bức chân dung, sau thất lạc.

[2] Khai lý lịch nhập trường Quốc tế Phương Đông vào năm 1934, anh Ba ghi “Làm lính Pháp vào thời gian 1914-1918”. Anh Ba phụ bếp với tên Paul Thành đã nhận đi lính thay cho con trai Vua bếp Escoffier khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. A.Escoffier là người Pháp đến hành nghề ở Luân đôn và có một con trai tên là Paul Escoffier.Câu chuyện này được bàn đến nhưng chưa có xác nhận.

[3] Bát lộ quân là lực lượng quân sự do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo.Trong thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác (1924-1927 và 1937-1945 ) đội quân này được tổ chức lại thành Quốc dân Cách mạng Quân Đệ thập bát Tập đoàn quân, nằm trong biên chế của quân đội Trung Hoa Dân quốc, thực tế vẫn do đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo, hoạt động từ năm 1936 đến 1947. Cùng với Tân Tứ quân, Bát lộ quân được xem là thành phần nòng cốt, tiền thân hình thành nên Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

[4]Trương Quốc Đào (1897 - 1979) một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Năm 1938, ông bỏ trốn khỏi Diên An về Vũ Hán đầu hàng Tưởng Giới Thạch.

[5] Tỉnh biên giới Trung Quốc, giáp Việt Nam.

[6] Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy nằm ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với lịch sử thành lập từ năm 1636, tầm ảnh hưởng và tài sản của mình, Harvard là một trong những đại học danh tiếng nhất thế giới.

[7] Mác- Lê nin, hai lãnh tụ của  giai cấp vô sản, cha đẻ học thuyết cộng sản.

[8] Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu với bí danh Lý Thụy, làm phiên dịch trong văn phòng của Đoàn cố vấn Xô Viết từ năm 1924 do Mikhail Markovich Borodintiếng Trung là Quý Sơn Gia (1884-1951) ông người gốc Do Thái, một nhà cách mạng Nga, nhà hoạt động chính trị, xã hội Liên Xô, đại diện của Quốc tế Cộng sản tại Trung Quốc, thời kỳ 1923-1928

[9] Thầu Chín là tên của anh Ba thời kỳ 1928-1929 hoạt động ở tỉnh Un đon, Thái Lan.

[10] Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Phu chia

[11] Cụ Hoàng Xuân Đường (1835 - 1893) ông ngoại anh Ba.

[12] Tiếng Phạn là cổ ngữ của Ấn Độ còn gọi là bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là nam Phạn, là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông. 

[13] Tỉnh, thành phố của Trung Quốc giáp với Việt Nam. Năm 1927 có một cuộc khởi nghĩa thất bại của những người cộng sản tại. Xô viết Quảng Châu được gọi là "công xã Quảng Châu" hoặc "công xã Paris phương Đông"

[14] Tân Việt Cách mệnh Đảng (hay gọi tắt là Đảng Tân Việt) là một chính đảng tồn tại ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 với chủ trương "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái". Đảng Tân Việt chấm dứt hoạt động vào năm 1929 khi phân chia làm hai phái. Một phái với xu hướng thành lập Liên đoàn Quốc gia và một phái với ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản.

[15] Hai nhà cách mạng Việt Nam: Nguyễn Lương Bằng (1904 -1979) có bí danh Anh Cả, Sao đỏ;Hồ Tùng Mậu (1896 –1951), Ông từng là đảng viên của cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam.

[16] Vương Minh (1904 - 1974) tên thật: Trần Thiệu Vũ là một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư thứ IV của Đảng Cộng sản Trung Quốc

[17] Tên gọi khác của người Khách Gia, là một tộc người Hán nay phân bố ở Nam Trung Quốc, Đài Loan. 

[18] Ngày 10-10-1929, Tòa án Vinh (Nghệ An) của thực dân Pháp xử vắng mặt, anh Ba- Nguyễn Ái Quốc bị khép vào án tử hình.

[19] Vụ án Hồng Công năm 1931-1933, anh Ba tức Tống Văn Sơ bị bắt trên lãnh thổ Hồng Công thuộc tô giới của Vương quốc Anh, được xử theo Luật Anh.

[20] Tống Khánh Linh (1893- 1981) là phu nhân của Tôn Trung Sơn tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, sau Bà làm Phó chủ tịch nước CHND Trung Hoa. Bà là người say mê ủng hộ các tổ chức quốc tế nhân đạo, chống chiến tranh. Anh Ba tham gia tổ chức “Quốc tế Cứu trợ các chiến sĩ cách mạng”. Có tư liệu Bà và gia đình bà (Phủ Tống) thuê Luật sư Francis Henry Loseby bảo vệ Tống Văn Sơ trước Tòa.


[21] Karl Marx (1818 - 1883) là một nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái.. Marx chuyển tới London tháng 5 năm 1849 và ở lại đó trong phần còn lại của cuộc đời.


[22] Eo biển Manche là một đoạn eo biển dài thuộc Đại Tây Dương xen giữa đảo Anh và bờ biển phía bắc của Pháp, liền với biển Bắc Hải. Eo biển này dài 562 km, chỗ rộng nhất 240 km, chỗ hẹp nhất là 34 km (eo biển Dover).

[23] Luật sư Anh, Francis Loseby (1883-1967), người giúp Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi Hồng Công thuộc địa Anh khi đó. Năm 1960, gia đình Luật sư đến Việt Nam. Tượng Luật sư Loseby  đặt ở Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ba Đình, Hà Nội.

[24] Nữ bác sĩ Phương Thảo là nhân vật trong phim “Vượt qua Bến Thượng Hải- Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét