Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

TÌM EM

Cho người ra đi nay trở lại



Em vẫn còn đâu đây trên phố, 

Để anh kiếm tìm lang bạt bụi trần gian. 
Vốc nước mưa, không làm nguôi cơn khát. 
Chỗ ở gầm cầu, dưới gầm trời 
thành phố chẳng để yên

Nơi anh ở nay con đuờng lát gạch, 
tiếng chân đời cười nhạo, 
nước mắt rơi. 
Anh vẫn đi trong dòng người tấp nập, 
một chỗ dừng, mua chén nước trà xanh

Ðôi chim nhỏ gù nhau trên mái phố, 
tránh mắt nhìn, 
anh hướng nguợc trời, cây

Phố xưa cũ hồn người còn xanh thắm
Hương cốm vòng, hương cốm tỏa đâu đây
Anh cứ ngỡ mùa thu về trên phố, 
bỗng giật mình nay mới đến tháng Tư 

Ôi màu xanh ta yêu 
nay nhuộm màu hóa chất, 
Màu sắc tình, hương lúa có khác không ?

Trời dần buông anh nép bóng cửa thiền, 
lấy hương khói của người xưa xa lạ.
Bà sãi già khó chịu, bảo anh đi!

Anh muốn xa, 
thật xa về phía trước. 
Tiếng vọng tình em khắc khoải gọi về 
Anh có nhầm không, 
người em yêu dấu? 
Sương khói Kinh thành xưa còn hơi ấm tuổi học trò…

Trong giấc mơ anh thấy người bịt mặt, 
nhưng lại thấy màu hồng, 
máu chảy ở trong tim.

Anh lại vui trên con đường bụi bặm
Mong vô tình,… 
hay nhầm lẫn gặp em.

Anh đã “chết” vinh quang đời trai trẻ, 
một dòng sông thân xác bạn sụt trồi. 
Anh đã vớt linh hồn từ cát bụi, 
xoa lên vạt áo đời sương gió, thấy long lanh.

Cho anh khóc phút giây bên gốc phượng Dấu tình yêu lặn vào thớ gỗ tháng năm…



Hà Nội chiều đông


Cho người đi xa vẫn nhớ về thành phố


****


Vẫn còn đó mùa đông đầy hoa sữa

Ta nâng niu trong sáng mãi không tàn


Em bồi hồi sau mưa phùn gió bấc


Nắng hanh hồng vầng trán thanh cao


Vẫn còn đó chiều đông về trên phố


Gốc me già ngô nướng chín lăn tay


Em gói vào mở ra về quán nhỏ

Khói lam chiều theo làn gió bay bay


Ôi mùa Đông Kinh thành xưa trăn trở


Rêu bờ tường, gạch đỏ trớt thời gian



Vẫn còn đó những gì ta yêu quý 


Sợ xa em...Ta cố gắng giữ gìn !







Còn Em

Tặng thân yêu Hà Nội
----
Ta còn giấc mơ trên phố cổ
Sớm mai chiều ngắm vuốt vầng trăng
Ta còn em giấc mơ hồng dang dở
Còn phố hè bát bún dọc mùng xanh

Ta còn em màu sắc thời gian
Nhà phố cổ rêu phong đầy kỷ niệm
Còn mái phố chiều mưa mình lưu luyến
Mưa đi rồi tay vẫn trong tay

Ta còn em bát phở nhiều ớt cay
Còn tường hoa đơm đầy kỷ niệm
Ta còn em ngày chia xa lưu luyến
Bóng em nhoè mắt ướt bờ mi

Ta còn em ngày khoác súng ra đi
Còn thanh kẹo lạc vừng em đã khóc
Ta còn em những tháng năm đi học
Mái trường xưa thầy bạn chẳng quay về

Ta còn em, còn em, còn em mãi mãi
Còn bờ vai mái tóc em xanh



Kết quả hình ảnh cho Hà nội xưa và nay phố phái

Kết quả hình ảnh cho Hà nội mùa hoa

NGƯỜI VIỆT Viễn chinh


+++
Thương đất nước 4000 năm đòm chíu
Khá nhiều lần công cốc ở phương xa
Lần thứ nhất công lao của Hai Bà
Lấy 65 thành trì nửa giang sơn người Hán…
Lại tuột mất vào tay tướng già Mã Viện
Chỉ vì chúng cởi truồng trận mạc ba que.
Lần thứ hai lưỡng Quảng ở gần ta
Trước khi chết giặc giấu đi của quý
Lý Thái úy tòng chinh vòng đường bể
Chặn mưu đồ giặc phương Bắc xâm lăng
Lần thứ ba rất chi là lăng nhăng
Mạc dâng sớ cầu hòa Tào tiếp nhận
Chúng bắt Mạc cai luôn châu động
Giữ an bình biên ải của nhà Minh…
Thời ông Cụ ta hộ Máo chiến chinh
Đuổi giặc Tưởng chạy dài xa biên ải
Quân Tây tiến qua sông Đà bơi chải
Đến Bắc Lào chiến Pháp phỉ rất kinh…
Ba mươi năm mải miết viễn chinh
Ngậm thốt nốt hút tài mà anh túc
Mồ viễn xứ chạ có ai chăm sóc
Zưng tượng đài đòm chiến được dựng lên.
Trăm năm trước cha ông từng lê dương
Viễn chinh đòm tận trời Âu xa lắc
Cùng chiến hào có lê dương phương Bắc
Chiến tranh tàn chúng ỳ lại Ba-lê !
Con cháu được gì những cuộc đánh thuê?
Lưỡng quốc tướng tòng chinh thời Vạn Lý
Tào trả tiền đưa về quê chết dí
Có 6 người đòm chiến Mạc tư khoa.
Những sắc mầu lê dương trên đất nước ta
Nhiều quốc tịch ở hai bên chiến tuyến
Trình lê dương chạ có gì điêu luyện
Zưng bạo tàn hiếp cướp rất là cao !
Thời gian trôi sử vàng uá tầu cau
Cháu con đời sau có quyền phán xét
Ông cha ta đã từng vô tư chết
Vào những điều vô bổ của chiên tranh !
--------------------------------------
Ảnh :
-Lính Đông Dương ở Saint-Raphael (miền nam Pháp).
-Đội bóng của lính Đông Dương trong Thế Chiến I (1914-1918)
-Tượng đài tình nguyện quân VN trên đất nước chùa Tháp
-Tượng đài tình nguyện quân Việt Nam trên đất nước Cham pa
-Nghĩa trang Liệt sỹ Trung Việt chiến dịch Thập vạn đại sơn năm 1949 đánh tàn quân Tưởng định dạt sang Bắc Việt Nam
vuon cau.jpg

KHÔNG TRANH MUA DÂN VỚI VUA


(Chuyện cổ)
Năm xa xưa, hai bạn đồng khoa được bổ đi làm quan.
Họ có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc công trường đắp đê lấn biển. Dân lao dịch chật vật trong tháng giá mùa đông, vua ban cho bữa cháo trưa.
Nồi cháo to đùng bốc hơi nghi ngút. Viên quan nghi ngờ, lấy đũa khoắng, cháo hoa trơ xương cũ. Ông hỏi tiêu chuẩn vua ban mỗi bữa có bộ thủ, móng giò, lòng mề heo sao không có? Bọn chức dịch, đốc công, đầu bếp nào đó đã tẩu mất?

Viên quan thương dân như thương thân, ông rút hầu bao tháng lương đầu đưa cho người đầu bếp bảo ra chợ mua thủ,giò, lòng heo thả vào nồi cháo đặng nâng sức dân hoàn thành nhiệm vụ.

Phu phen sướng, khen quan tốt quá, nhân đức quá, tiếng đồn lan ra.

Bạn đồng nha biết chuyện, nói với bạn quan:
" Ông đắc tội, phạm thượng, tôi cũng muốn làm nhưng không được, không được, rất nguy".
Viên quan này không hiểu lắm, bạn nói tiếp:
" Ông đã mua dân của vua, điều đó rất nguy hiểm đến đường thăng tiến, tính mạng nữa vì dân yêu ông hơn vua, là toi".

Quả nhiên, ít thời gian sau, viên quan bỏ tiền túi lấy lòng dân của Vua đã nhận quyết định điều lên miền "rừng thiêng nước độc" ngã nước rồi chết nơi xa xôi.

Ông bạn quan ở lại được thăng tiến chức khá cao. Những lao công, phu phen ngày đó vẫn nhớ đến một tấm lòng cao cả nào đó (họ ngầm hiểu là của quan coi đê nhưng không có cớ nói ra), bí mật cho người bật từng cắc lẻ vào cạp quần sau ngày đào đất vác đá, họ lê bước về nhà qua chợ mua khúc lòng nửa cái móng heo về cho vợ con.

Câu chuyện về lòng nhân ái rất là phức tạp, hiểm nguy.
-------

BÀI HỌC NẠN CÔNG THẦN

Ông Bình Ngô đại cáo lui về Côn Sơn, nếu ông chỉ thú điền viên như Trương Tử Phòng thì thoát hiểm. Nhưng ông lại tăng thêm vợ; cho người đập đá làm bàn cờ tiên, một rằm ca múa; uống riệu ngâm thơ, phê phủi triều đình tham kiến chọn thái tử, (trước đó dụ vua ta gọi vua Tàu là "thằng nhãi con Tuyên Đức- thì Lam Sơn áo mộc dòng vua mục đồng là gì")...đến tai vua và quốc thích sinh án Lệ Chi Viên.
Nói thêm, mưu lược quân cơ ông ko nhiều và giỏi thao lược như quan Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn. Trong lịch sử ta, ngoài có Lý Thường Kiệt với trận phát rẫy bên Tàu, trong có Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn làm cỏ trận Xương Giang quyết định chiến cục, khiến người Tàu và vua ta phải sợ. Chính đó là điều mà Lê tổ sợ Hãn (về hưu) dựng cờ ở Bạch Hạc, án chìm thuyền xảy ra. Thực tế Hãn đã mộ 1000 dân lập trại, khai hoang. Ông dùng xe kiểu "ngự xa", dân chúng tôn ông quá mức, thi thoảng lễ hội cho dân chén to no căng.
Ông Cáo bình Ngô giỏi tuyên huấn, cũng nhiều công nhưng sau đó thì ko chịu ngợi ca bộ tướng và vua, phê chúng gian thần hưởng lạc, lễ nghi lạc hậu... Thị Lộ bán chiếu gon cũng chê bôi hoàng hậu, công chúa, cung tần mỹ nữ đầu ngắn chân dài.
Đặng Trần Thường tài trí thực tế hơn Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Thường ôm gươm lặn lội vào Nam tìm minh chủ Phúc Ánh, giúp Gia Long lấy Bắc hà nhẹ nhàng hơn lấy bút chì trong túi. Nhưng Thường công thần, vua chậm ban lộc, Thường đong luôn thuế, chặn tế bần chẩn của dân, sắc phong bừa bài cho tiền triều lấy lộc. Gia Long tống vô ngục vĩnh viễn. Thường làm thơ rên rỉ thân phận mình bạc hơn Hàn Tín.
Tả quân Lê Văn Duyệt, tướng Nguyễn Văn Thành, Lê Chất,... cũng chung số phận, Duyệt công thần dựng lăng cha to vật, con nuôi là thằng Khôi ý dựng Sài thành trấn ly khai, Tả tướng bị lộ chuyện "phát rẫy bên Thốt nốt quá tay" Ánh sợ. Thành cũng thế, con Thành công thần phóng ngôn bị quy vào kích loạn...Vua ra tay sót phết, Chất là hàng tướng Tây Sơn về với Ánh, thân anh em Duyệt bị vạ đến đào mộ.
Trước đó, thời Tây Sơn, thì Cống Chỉnh tài chinh chiến, giúp Huệ quật Trịnh, ép Lê, công thần giống Thường, Huệ phải trị bằng "nha cẩu đoàn". Đau xót quá. Nhiều sử gia muốn phục hồi công lao của ông.
Nguyễn Du thiên tài biết vận Tây Sơn, ông chờ thời chịu phò Gia Long, nhận lộc mọn quan nhỏ về quê lẩy Kiều, nhiều vợ con làm lụng, lương lộc vua ban tạm đủ nhai, sau chẳng được nhà Gia Long tôn tài văn chương. Tự Đức định đòi trị tội viết câu "chọc trời khuấy nước" khen tướng Tào Từ Hải, dụ dân làm loạn... thì các quan bảo "NDu mất rồi".
Trương Lương thì biết phận, bóp bụng kêu đau, thiết triều miệng câm như hến, Lưu cao Tổ và vợ Lữ Hậu biết "mày ko ưa tao, nhưng ko phản" cho mấy đấu vàng về quê kèm theo "quyết định" huyện Lưu xắn ra 3% hộc dưỡng già Trương với công lao lớn là khởi binh đập chùy vua Tần, đốt đường "Xạn đạo", chiêu mộ tướng tài.
Phạm Lãi phò Câu Tiễn diệt Ngô, Tiễn khổ nhục kế sau hạ được Phù sai. Phạm Lãi chuồn vì mỗi lần tu riệu Lãi thấy vua Việt cổ mồm như cổ mỏ cò khó mà chung chia chiến lợi. Lãi chậm lủi là tèo.
Anh Hàn Tín dũng tướng vô mưu, công thần định làm loạn thì vợ Hán Cao tô xuống tay trước, đau vật.
Soái gốc quân Sa hoàng chê Talanh, đệ Lin râu đần độn phàm tục võ biền bị anh HitLe quốc xã tương kế, bi thảm dưới tay Xích ta linh. Trốt kít cũng vậy, ngộ ra CM bắn đòm kiểu vô sản không ổn đã lẩn sang Mễ Tây Cơ nhưng bọn Mỹ sợ, lờ đi để bọn an ninh Nga vào lấy rìu bổ đầu.
Bọn soái Tàu cũng bị vật tù trong cmvh bởi công thần, rèm pha kinh bỉ vợ chồng Máo Zang. Chu ân Lai láu cá thoát hiểm, Đặng tiểu bình khổ nhục kế được phục hồi,...
Nạn công thần và hoạn nạn công thần thời nào cũng sẵn.
Gần đây ở ta cũng nhiều anh bắn đòm ác liệt lên tướng, tá rồi khự lại chức nhỏ, bực bọn học kém, trận mạc phình phường trèo lên cổ; rồi chém zó, chọc dái ngựa bị quy chu dẩn chống đối, kết cục không khá. Bọn trên được phục hồi, nhân văn giai phẩm được giải thưởng, bọn chống, chê đảng Cụ ngu đần là chìm ngỉm
Nhiều anh xong việc binh đao, biết hoạn nạn công thần, ôm quả "đu đủ" chào thế sự về Garden giồng rau sạch tất bật phết.

Các nguyên thủ đâu đó ngày nay ngộ dần ra họa nạn công thần, về vườn sống tử tế là phải, đừng ngứa nghề, tiếc trí tuệ lãng phí, làm gì còn trí tuệ nữa?

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Vì sao con người ăn con vật?


+++
Các khoa học lý giải nhiều góc cạnh. Nếu chỉ nói là sinh tồn thì con vật cũng xơi con vật.

Số là người cổ đi hai chân có lợi thế leo trèo hái nhiều quả ngon, tránh thú dữ. Thực ra con người ngày ấy rất yêu ớt, kém thú dữ.

Tạo hóa cho nhiều trận cháy rừng, bọn thú nhỏ như sói non, chuột, dúi, gà, ốc nhái… chết thui vàng hươm, bọn thú dữ cũng choén, người cổ cũng.

Cứ thế sinh tồn phát triển. Người cổ bắt một số con về nuôi, giữ lửa, thịt choén dần. Sau Dacuyn bảo đó là quá trình thuần hóa tự nhiên phục vụ nhắm.

Việc nuôi, giết thịt nếu vậy chả có nghệ thuật.
Triết gia Tr. Đức Thảo ta và các đồng khoa châu Âu tìm ra bí hiểm là: Thằng Tộc trưởng-Bố- đầu đàn thống lĩnh các con, chiếm giữ con mồi và con cái.

Cuộc nổi loạn vĩ đại trong lịch sử giúp nhân loại phát triển theo hai mặt:

1- Chúng giết tộc trưởng. Sau chúng ân hận lắm vì mất đầu đàn, mặt khác Tộc trưởng càng hung hãn với các đồ đệ chiến lại bọn con làm loạn. Thù tộc trưởng cha già không nguôi, chúng dịch chuyển vào hạ sát con thú cho thỏa mãn hận thù và choén. Chi tiết này di truyền đến tận nay, đó là việc thịt các con vật nuôi, săn thú dữ, giết một số con phát triển quá mức, nhiều nơi chúng làm lễ thờ con đó như đầu trâu, thủ chó, đại bàng, gạc nai,…thờ đến “cẩu nhi”. Việc giết thịt một số con vật dường như còn chứa chất sự thỏa mãn tàn bạo mà nhiều nhà khoa học gọi là  chuộc “Tội lỗi tổ tiên”, cái tội ziết thủ lĩnh- cha già.

2. Do sự phát triển, các tộc giao thoa,  người cái người đực kết hôn khác bộ tộc, xa vùng đất…Đây là một tiến hóa vượt bực mà các nhà khoa học sinh học, nhân chùng học lý giải mầu da, sắc tộc, lãnh thổ địa chính trị, chúng không bị chết non, dị tật do cùng huyết thống, tựa như chim ăn theo mùa nhả hạt mọc cây, cá theo dòng nước mà phát triển tốt…

Cả hai cái hình thành lên tôn giáo, tín ngưỡng. Chúng giết con vật nhưng vẫn thờ con đó như thờ cha già mà chúng đã nhiều lần xuống tay, mặt khác thiên nhiên khắc nghiệt, chúng thờ búa sua sức mạnh thiên nhiên như gốc cây, ngọn núi, hòn đá, thác ghềnh, hang hốc, ect… Tin ngưỡng có rất sớm dù chi là “bái vật giáo”, có thể nói tín ngưỡng, tôn giáo là lõi của văn hóa.

Các dân tộc đều có xu hướng thờ phượng con vật, thờ không choén, nhưng khi choén lại thờ (sự tích cây huyết dụ). Chính vì tôn giáo mà nhiều loài vật thoát hàm răng con người. Ăng lê không ăn ngựa, Hồi -Islam không ăn lợn, Ấn bú sữa nhưng không ăn bò trâu, các tôn giáo lớn không ăn thịt chó…

Nhìn thực phẩm đưa vào hàm răng cho biết tiến hóa của dân tộc, nhóm người. Chậm phát triển (mọi rợ) thường choén hết các loại vì cái gốc là chúng thiếu đói.

Hàm của chủng tộc cũng biểu hiện tiến hóa. Nếu hô, vẩu, hàm ngựa đó chính là tội lỗi tổ tông chúng tiến hóa theo kiểu nhai nhiều thứ, kém chế biến (ăn thô).

Có một số “linh vật” như là tiêu chí đánh giá phẩm hạnh dân tộc. Linh đó có con Chó.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

MẸ

Mẹ sinh con vào chiều thu mát mẻ
 Quê xưa nghèo không khói xăng, xe
 Mái lều cỏ trên sân nhà xanh cỏ
 Vườn đầy hoa, chim hót líu lo
 Bà đỡ già cắt rốn
 Bằng chiếc liềm “vàng” gặt lúa bốn ngàn năm.
 Trời cho bà tuổi tám mươi
 Cho bà bất tử muôn đời tuổi ma.

 Những người đàn bà cùng thời với mẹ
 Vẫn lặng thầm như thuở Hùng Vương.
 Cọng rau xanh, giếng nước khơi trong
 Hạt gạo trắng, lu tương đội nón
 Vại cà nén đến bây giờ vẫn dẹt
 Con ốc vặn đàn gà chậm lớn
 Có cái gì hoang dại ở trong con:
 Bảy tuổi cưỡi trâu qua đồng nước ngập
 Cá rỉa chân, đỉa quăng đàn đuổi người con vốc nước hất đi.
 Giành giật với lũ dơi rừng chùm nhãn để phần cha,…
 Ba mươi năm gọi là xa mẹ
 Cộng dồn chỉ ba năm sống cùng cha
 Nhưng hơn bốn mươi năm ngày nào cũng nghĩ về mẹ cha:
 Mồ hôi áo mẹ, áo cha sờn ấp ủ các anh em.

 Con cất tiếng chào đời
 Một chiều thu sáng trong
 Sợi rơm vàng bện Tình mẹ, cha -con.
 Bền như đất đồng quê ngàn đời nuôi bông lúa chín.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

LUÂN HỒI XANH

Tưởng nhớ những người lính đã trở về cát bụi
 

Bút gẫy, nghiên trào mực tím
Cây súng lằn da, chỉ thiên, chỉ địa, lúc ngang nòng,
mở đường rừng, đường hào, đường chiến chinh,
núi cao biển sâu, đi suốt đêm thâu,
đón ánh bình minh,
níu ánh chiều ngắm nhìn gương mặt bạn.
Tuổi ấu thơ theo người khóc tiễn người ra bãi tha ma.
Tôi chỉ trào nước mắt một lần
khi bạn kéo lên xe thùng,
thấy mẹ mình ôm em gái khóc.
Rồi từ đó:
Trái tim chìm vào rừng xanh, sông sâu, đất lạnh.
Gương mặt đá cứng ở trên ngàn,
khô như ngói chùa trăm gian, ngàn tuổi.
Chiến trường đâu phải “mùa xuân tuổi trẻ”:
Ngọn lửa bên này thiêu đốt lửa hung tàn bên kia,
đuổi xua quân xâm lược.
Chiến lũy cao, hào uốn lượn, hầm sâu mấy lớp, bãi mìn,
chốt chặn lũ xâm lăng.
Những tháng năm xa dân,
sống với thiên nhiên tình cảm.
Những chàng trai chiến trận
quên mình vì đất nước quê hương.
Máu vẫn chảy về tim,
“cặp vé khứ hồi” đã được đời miễn phí.
Anh về đất, tan vào đất, lắng lọc dòng sâu
cho người sống mang về tập vé khứ hồi.
Tôi thả từng chiếc vé vào trong gió
cùng mảnh mảnh thư tình dở dang không địa chỉ,
mang về làm chi,
không để mẹ buồn.
Lùi về ngàn xưa cha ông mình dựng nước,
giữ yên bờ cõi, mở mang bãi lúa nương dâu.
Bao đời chiến chinh loạn lạc,
lớp trai xưa khác gì chúng tôi hôm nay,
hồn về đất mẹ.
Người lính, ơi người lính!
quân hàm không còn thấp hơn được nữa,
thân hồn bay cùng gió ngàn khơi,
ngược non cao, không còn dấu vết.
Am miếu đình chùa,
tượng đài ghi công danh chiến trận lẫy lừng,
sử xanh ghi chiến công tướng lĩnh, quân dân.
Trận chiến nhỏ như săn đàn thỏ,
những đội hình bất xứng, chết oai linh.
Các anh về với cỏ cây, ngời xanh mắt lá.
Đất chứng giám, trời ghi danh,
còn ai sống kể công, viết truyện.
Nơi đâu trên đất nước mình
nếu không đất cát, bùn lầy, kẽ đá,
gốc cây, bàn tay thân ái…cắm nắm hương
thì xi măng, gỗ thép, plastic, mặt nước,…khoảng không
hãy đặt lên khoanh chuối, bát hương,  nhành hoa
cúng viếng  hồn trai chưa một lần hôn môi con gái,
từ ngàn xưa đến nay quên mình vì độc lập tự do.
Trước chiến trận, người chỉ huy ra lệnh :
Nếu chưa giết được giặc thì phải sống,
hết giặc về chăm mẹ, yêu em.
Ai phù hộ tôi đi qua cái chết,
bạn tội lỗi gì không sống đến hôm nay?
Những chùm pháo bầy, toán quân biệt kích,
đói rét bệnh tật, tai nạn, thiên tai, …
hái hoa bờ sông thấy xác người bồng bềnh trôi theo dòng lũ,
hái rau rừng gặp mồ đất mới
bó hương giả, ruột tre tươi không cháy.
Tấm bia đâu?

Phải chăng ai đó xa xôi
hay rất gần thương thân tôi,
hay thương “người” đã nhiều lần bất hạnh
được đầu thai lần cuối phải yên lành!
Thương cánh đồng lúa hoa thì con gái,
thương em đi cấy mạ ống lỡ thời.
Tháng năm ấy tôi đâu có biết,
những xóm làng, ngõ phố vắng con trai.
Những đám tang, con gái đàn bà đào huyệt,
đám cỗ bàn, giỗ chạp rượu tràn sân.
Em hất xuôi tuổi xuân vào tháng năm khô khốc,
em hắt ngược chén rượu tình bi tráng vượt bờ vai.
Sáng em ra bờ sông hái hoa cài mái tóc,
Sóng nước vỗ dịu dàng hy vọng ngày mai!
Vầng trăng khuyết đến bây giờ vẫn lẹm,
một chiếc giầy thất lạc đến ngàn năm.
Ai đắp đổi tình yêu đợi chờ chàng trai chinh chiến?
Hồn ai còn thương nhớ mến yêu em?
Có lẽ mẹ thương con nhiều hơn tất cả.
Mẹ xót giọt máu hồng viễn xứ Cánh Đồng Chum,
Giọt máu đào thấm đất rừng xăng lẻ
Trường Sơn ơi! Con yên nghỉ đại ngàn
Máu tình nguyện xanh núi rừng Đăng -rếch,
Máu tuổi trẻ trôi hồng sông nước biên cương,
Hòa nước biển mặn mòi
Sống chết kỳ cùng danh giá một đời trai.
Mẹ ngậm ngùi, còn sức đâu mà khóc.
Hương lụi tàn, hương tỏa tận âm ty.
….
Nay trên đời lớp lớp con trai
trí lực tình trẻ trung như ngày tôi ra trận,
sống hồn nhiên theo dòng thời gian trôi về phía trước.
Các anh xưa, bạn tôi không chết.
Được một lần hóa kiếp chọn bào thai.
Tôi gần như nguyên lành cùng bao người tàn phế,
cầm cuống vé khứ hồi mong được sống bình yên.
***
Khói lam chiều mẹ gọi về ăn cơm
Khói hương tỏa sớm hôm chân Thành cổ
Khói xanh lơ xanh một thời trai trẻ
Khói nhẹ nhàng như sống chết hồn nhiên.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Miềng đi coi thi- biết lỗ hổng


+++
Đến trước một ngày, chiều nhận mặt, nhận phòng nghỉ, cơm và giao lưu với Hội đồng điểm thi. Thầy Đ Trưởng điểm, điềm đạm, lành nghề. Thầy ở trường SĐ 2 sang LN TT làm trưởng điểm.
Sáng sau phổ biển quy chế, phức tạp về thủ tục zưng được niêm yết, sơ đồ hóa cũng dễ hiểu với người đã lâu mới đi làm giám thị như miềng, sau đó đi xem phòng thi đã đủ chuẩn chưa, nhìn chung là chuẩn về bàn ghế, ánh sáng, bốn quạt hai trần, hai tường...có một vài bàn gỗ bị bục mọt kẽ.
Chiều gặp thí sinh, hai giám thị làm thao tác đọc danh sách, soi mặt với ảnh giấy báo thi, ảnh in vào giấy mờ méo như ảnh căn cước...cùi lắm, đi thi hộ vỡn có thể lừa giám thị hoặc mua giám thị. Thí sinh được phổ biến quy chế, sau đó ra sân làm lễ động thổ mùa thi nhanh gọn.
Hôm thi tự luận ngữ văn êm, mỗi trò một tờ đề, mình bảo các em từ hôm trước cố gắng viết thành chữ cho đẹp, viết đúng không phản động, có chữ là có điểm khi giám khảo chấm.
Thi trắc nghiệm miềng khuyến cáo các em đến đoạn cuối tích đại vào, có thể đúng, đừng bỏ trống. Mỗi trò một đề khác nhau, có thể giống nhau vài câu nhưng số thự tự mỗi câu khác nhau, cứ 4.0 máy móc là đứt. Khả năng tích đại chỉ đạt dưới 10% trên xác xuất 1/4.
Miềng cũng bảo trò có tinh thần đồng đội, tỷ như trò giỏi lườm đề trò yếu, phím A>B>C>D là ăn, khi coi thi lờ đi vài bạn quay ngả người, thi thoảng gõ nhẹ vào tận bàn để các em nghiêm. Trưởng điểm mỗi hôm chỉ nói "không được làm căng thẳng" tức là giám thị không đi đứng ngó nghiêng nhắc nhở nhiều khiến trò phân tâm như khi đang lên đồng bị kiến đốt, ruồi bâu.
Mệt quá mình ngồi im. Sau ra bên cửa sổ gần hành lang hóng gió thấy hai thầy xin gà bài cho một em để trống điểm liệt môn Toán. Miềng điếc, một thầy đọc nhanh mấy câu đáp án thì giám thị cùng phòng tiến đến bảo "Đừng làm thế". Miềng vẫn điếc, hai thầy gà bài bỏ đi. Sau đó giám thị cùng phòng bảo " trò kiện thì chết em". Miềng gật đầu nói " thầy già rồi, không còn trẻ như Cao Bá quát phạm trường thi (Quát yêu trò giỏi sửa lỗi phạm húy bị phạt)".
Hỏi ra thì cô giáo dậy Toán bên SĐ mới 3 năm nghề, lương có hơn 10 củ cho vùng sâu, cao. Cô tên là ĐMT chân dài nhất trong số nữ giám thị, vô tình cặp mình hai buổi thi.
Thu bài, trò ký...nếu là bài trắc nghiệm thì giám thị có thể sửa bài theo số báo danh với đáp án số đạt tốc 6s/bài như anh gì Hà Giang làm...Lỗ hổng đạo đức, tuy nhiên do phân bố thí sinh thì việc mua giám thị zứt khó cho kẻ có xèng, mặt khác, mỗi môn thi chơi gắp thăm giám thị, phút chót mới biết cặp đôi coi thi, khó lắm.
Bài nộp được soát lại từng bài cho khớp, sau đó niêm phong hai giám thị ký bốn góc. Khi nhập két nó vẫn có thể rút ra sửa bài sau đóng lại, nhưng khi nộp trên mất dấu rứt lôi thôi, trình cao vẫn bóc nguyên tem dán lại vẫn có thể.
Quy trình đưa đề về: Trưởng điểm nhận với giám sát hai công an canh gác. Trưởng điểm ở phòng tầng 2 không được đi ra ngoài khu vực. Khi mở két lấy ra đề phải công khai cho các giám thị; có trống, giám thị nhận đề lại công khai bắt hai trò xác nhận đề zin ký biên bản, cắt bì phát đề không được đứt, còn dính như ngó ý vương tơ lòng.
Hoàn toàn có khả năng nghĩa lộ đề từ két, nhưng mỗi trò một đề thì nó phải khớp với số báo danh của trò?
Ký tá giấy thi, giấy nháp, bì đề, biên bản ghi rõ họ tên cũng là thủ tục không bỏ qua,...
Trò được khuyến cáo xả hết, vào thi mà đi xem Uôn Cúp (WC) là bị áp tải, chỗ WC bị khóa hết. Máy phát Wifi bị tắt, điện thoại bỏ vô thùng, máy tính tay của trò kiểm tra lắp lưng, giám thị hành lang lượn, thanh tra lượn.
Hỏi quy trình chấm thi, gần thông lệ:
-Tự luận dọc phách đánh số, niêm phong cho giám khảo chấm vào điểm,...vẫn có thể lận nêu như giám khảo nhận được ký hiệu bài và nhờ giám khảo khác tâng điểm,...khó lắm.
- Các bài trắc nghiệm đưa vào máy quét nguyên gốc, nạp đĩa gởi bộ. Máy quét nhanh, khó tráo bài, sửa bài.
-Máy chấm theo đáp án.
Anh gì ở HG lấy đáp án dán vào files bài của thí sinh cần dâng điểm theo số báo danh, sau đó anh rút bài giấy tích đúng như file bài...nghĩa lộ khi làm số lớn, tâng điểm quá cao, đĩa nơi chấm khác đĩa ban đầu gởi bộ!
Hội đồng giám khảo cân nhắc khi tâng điểm mức thấp để các em đỗ tốt nghiệp chứ không tâng điểm cao vọt, cũng có thể tâng khi có yêu cầu phúc tra thì khảo lại,...
Vụ việc HG nghiêm trọng khi nhiều thí sinh điểm cao vào trường bắn đòm,...rất nguy hiểm khi các em học ra trường đòm bừa bãi vào Đảng, Nhà nước, Nhân dân.
Tuy nhiên, nếu bỏ qua thì miềng muốn chuyển các em đó vào Học viện Chính trị ông Cụ học cử nhân Xây dựng Đảng hay Triết học, Báo chí cũng được vì ngành này điêu toa không chết người hàng loạt.
Một kỳ thi không tránh khỏi thiếu sót, sai thì sửa, phạt. Một bảo vệ vườn cây không lỡ đánh đuổi vài đứa trẻ vào vườn leo cây hái quả nhưng không thể để bọn trộm cắp vào thu hoạch cả vườn, nhất là cây anh túc, tài mà, cần sa giá cao gấp 4 lần các cây trái quý khác, cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Miếng vá đạo đức rất cần thiết cho quy trình máy móc.
Hết.

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018

CÁO BÌNH TÀO

CÁO BÌNH TÀO

----

Đang ngon lành thì ông Mao giở chứng
Năm 74, 19, tháng Giêng chúng cướp Hoàng Sa
Anh em chiến sỹ Việt Nam cộng hòa
Chiến dũng cảm liều mình danh người LÍNH
Ngày 17-4- Bọn Khờ me toan tính (1975)
Được quân Tào hỗ trợ chiếm Nông-Pênh
Năm 76 dưới chân núi Bà Đen
Khờ me đỏ tràn sang cướp giết hiếp
Bọn giặc áo đen chúng không bao giờ biết
Những Rạch Gầm Xoài Mút năm xưa (1)
Qua mùa mưa, đến 79 mùa khô
Ta phản công ngập tràn lãnh thổ
Đặng Tiểu Bình điên cuồng đầu sắp nổ
Hắn thét gào xâm lược Việt Nam ta
Năm 78 vụ nạn kiều người Hoa
Chúng tự bẫy, bọn kiều chuồn sạch bách


Ngày 28 mùa Thu biên ải Bắc (*)
Tàu côn đồ sang gây gổ quân ta
Phá cửa khẩu bọn Hoa Kiều tràn ra
Trung Nam Hải điên cuồng kêu chuẩn chiến.


Hứa Thế Hữu –Liễu Thăng hồn đầy hận
Thúc quân Tàu áp sát ải Chi Lăng
Dương Đắc Chí gã Mộc Thạnh Vân Nam
Lùa sơn cước vào Lào Cai, Bản Phiệt.


Ngày 17 tháng 2 đầy oan nghiệt
Bọn giặc Tàu tràn ngập khắp biên cương
Chúng cướp phá giết hiếp dân thường
Lũ súc sinh như tổ tiên chúng nó


Thác Bản Giốc nước tràn vào Cốc Pó
Mảnh đạn bay chim sẻ rúc bụi bờ
Tiếng tù và “Tả khoái” giặc hét hò
Chúng xâm lược cứ như là đi hội


Những thằng dân binh lính Tàu đắc tội
Cướp bao khoai hiếp trẻ, giết người già
Nhiều thằng chết miệng sùi trắng bọt ra
Chúng nhá khoai nuốt các đồ cướp đoạt


Các trận địa quân dân ta đồng loạt
Giáng giặc thù thế đã định từ lâu
Chúng ngã xấp, bỏ chạy ôm chặt đầu
Đến hôm nay nhiều tên còn khiếp sợ (2)


Ngày 22 ta chiến công rực rỡ (**)
Đuổi quân Tàu lũ chó dại cúp đuôi
Thâm Mô, Châu Cảnh trận tuyệt vời
Đêm pháo hoa rực rỡ trời Biên ải


Hứa thế Hữu- tướng già kêu oai oái
Chúng tăng cường binh lực tận Thành Đô
Chiến thuật hủ biển người giặc tràn vô
Pháo binh chúng bắn tràn miền biên giới (***)


Các sư đoàn Việt Nam chuyển quân rất vội
Từ Nghệ An lên chưa đến 2 ngày
Đoàn Khánh Khê (3) giăng thế trận thẳng tay
Cùng sư Ba đã 10 ngày kịch chiến


Trận phía Tây, đường Cốc Sam - Bản Phiệt
1000 thằng Tầu bỏ mạng chỉ một đêm
Trận Cao Bằng tiểu đoàn ta rất êm
Phục kích đánh tan Trung đoàn tinh nhuệ


Dương Đắc Chí ngấm đòn đau mặt xệ
Gượng hét hò khua binh lính Vân Nam
Mạn Quảng Ninh kịch chiến Cao-Ba-Lanh
Trả hận thù Pò Hèn Tầu đánh úp.


Sang tháng Ba Đặng Tiểu Bình đã nhụt
Chậm lui quân chắc chắn tội phải đền
Thế trận giăng, võ khí mới đưa lên
Toàn của Nga, bây giờ còn bí ẩn (4)


Chúng phá hoại giết dân quăng đầy giếng
Có người thoát, nửa tháng ăn gốc mía (5)
Trận Khánh Khê trước lúc chúng phải lìa
Ôm bộc phá đánh tung cầu 3 mét
Đài Bắc Kinh hò la tin bốc phét
Đánh xập cầu, thực chỉ vỡ cái nong
Ngày 18 tháng Ba coi như xong
Tàu thụt về ngụ bên kia biên giới
10 năm sau còn bao lần lấn tới
Bình Độ 400 năm 81 điên cuồng
Trận Vị Xuyên năm 84 tang thương
Chúng cuồng loạn trút bao nhiêu đạn pháo

***

Thôi nhé, dừng! hỡi bầy quân bố láo
4000 năm ta đã biết tay nhau
Thôi nhé Tàu! hãy quên đi nhục đau
Vĩnh viễn nhá, đừng giở trò hung bạo…
Ngày 14 tháng 3 năm nhộn nhạo (1988)
Cướp Gạc Ma biển đảo Trường Sa
Tàu khốn nạn hơn cả lũ ông cha
Đớp một miếng rồi lên bàn đám phán
Hãy đợi đấy, lũ cuồng điên giặc Hán
Gieo hận thù, bão táp cuốn bay đi
Bọn mắt híp mặt mày chẳng ra gì
Ngày 17 tháng Hai - No Forget (6)
----

(1) Thái Lan chưa bao giờ thừa nhận vụ xâm lược thất bại.
(2) Năm 1993, nghe hai lính Tàu kể lại.
(3) Sư đoàn 337
(4) Lượng vũ khí khủng toàn di chuyển trong đêm, dừng canh gác rồi chuyển dịch nghi binh, tránh Hán gian nhan nhản.
(5) Trong vòng vây, đêm đào gốc mía nhai.
(6) Không quên
(*) Chiến sỹ Lê Đình Chinh hy sinh khi duy trì trật tự người Hoa ở cửa khẩu Đồng Đăng (28/8/78). Anh ngã xuống, người Hoa hoảng sợ chạy về bên kia. Trung quốc cho công an côn đồ sang không cho Hoa Kiều về nhằm ăn vạ Việt Nam.
(**) Trận phản công của Trung đoàn 2, Sư 3 ở khu vực Đồng Đăng
(***) Ngày 27/2/79 Quân xâm Trung Quốc lược tổng lực, dùng pháo binh bắn phá, bộ binh tràn ngập, đến bờ Bắc Cầu Kỳ Lừa (TP Lạng Sơn) thì khự lại.

Tướng Tàu: Hứa Thế Hữu chỉ huy hướng Lạng Sơn; Dương Đắc Chí hướng Lào Cai.

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Phân chia thu chia ngân sách TW-ĐP ở Việt Nam



_____________


TP HCM có số thu ngân sách bằng 45 tỉnh, đó là do tập trung quy mô kinh tế, chưa thể nói là TP HCM tạo ra số thu đó, làm ra số thu đó, quy định thu theo đầu mối trụ sở chính trên địa bàn.

TP HCM đề nghị TW bổ sung là bình thường. Tuy nhiên TPHCM được quyền vay, phát hành trái phiếu ĐP đến 60% số thu được hưởng, nhưng xu hướng không muốn vay, vì ngại trả nợ các công trình không có khả năng thu hồi vốn.

Luật NSNN:

Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương so với số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp:
a.     Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60%
b.     Các địa phương có số thu ngân sách lớn hơn chi thường xuyên không vượt quá 30%
c.      Các địa phương có số thu ngân sách nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên  không vượt quá 20%.

Đừng nhầm lẫn vườn hoa trái, cây kiểng ở nhà mình là mình được hưởng hết.