Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Hướng dẫn bài nghiên cứu thực tế chuyên ngành Tài chính –Ngân hàng


Các bạn thân mến!
Nội dung quan trọng nhưng trình bày phải chú ý đúng mẫu (xem ảnh dưới).


 
Hướng dẫn bài nghiên cứu thực tế chuyên ngành Tài chính –Ngân hàng

I. Yêu cầu về nội dung
-Bài nghiên cứu thực tế thực hành chuyên ngành cần thiết đối với sinh viên sau khi học xong một, một  số môn học. Đó là thu hoạch, lợi ích của người nghiên cứu; biến những gì đã học, phát hiện cái mới thành của riêng.Tạo dấu ấn tri thức cho bản thân.
-Nội dung của nghiên cứu phải liên quan đến môn học, tổng hợp lý luận cơ bản, khảo sát thực trạng, góp phần giải đáp khó khăn thực thế, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về vấn đề khoa học thuộc môn học, tự tin khi bước vào công việc thực tế.
-Người nghiên cứu cần phải đưa ra những ý kiến riêng của mình, cách trình bày mạch lạc rõ ràng, thuyết phục. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp, liệt kê các tài liệu và ý kiến có sẵn. Phải xử lý các tài liệu và trình bày theo cách riêng. Không được sao chép.
II. Yêu cầu về hình thức: Theo hướng dẫn của Khoa. Hình thức thể hiện phương pháp diễn đạt có kết cấu logic, trau dồi các kỹ năng trình bày văn bản chữ, biểu bảng, sơ đồ, đồ thị,...
Chất lượng Bản báo cáo nghiên cứu gồm: NỘI DUNG tốt - KẾT CẤU chặt chẽ- TRÌNH BÀY chuẩn.
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
+ Xác định đề tài
+ Tập hợp thông tin
+ Lập đề cương
+ Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu
+ Hoàn thiện nội dung, hình thức.

1: Xác định đề tài
Chọn đề tài trong “ Danh mục các vấn đề định hướng nghiên  cứu viết thực hành chuyên đề ngành TC-NH năm 2014” của Khoa- xem ảnh
và gợi ý của giảng viên.
Chú ý khi chọn đề tài:
- Gắn với nội dung các môn đã học, không chọn đề tài quá khó, phức tạp vì thời gian có hạn. Nên chọn những đề tài liên quan đến nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước, chính sách tài chính,… các đề tài có tính phát hiện.
- Là lĩnh vực mà mình hiểu biết, yêu thích, những đề tài thuộc chính sách tiền tệ, tín dụng, tài chính, quản trị ngân hàng thương mại,… mà nền kinh tế Việt Nam đang chú ý.
- Chọn đề tài để tiếp tục phát triển sâu hơn khi viết Khóa luận Tốt nghiệp, bổ ích khi làm việc và học tập sau này.
- Trong “Danh mục,…” phạm vi là quốc gia nhưng có thể chọn ở một địa chỉ cụ thể như một Ngân hàng thương mại (chi nhánh), tổ chức tín dụng, hoặc vấn đề chuyên ngành TC-NH trên một địa bàn; một vấn đề kinh tế- xã hội liên quan mật thiết đến ngành TC-NH. Tên đề tài có thể không giống như “Danh mục”.

2. Tập hợp thông tin
Tìm các tài liệu liên quan đến đề tài, ưu tiên tài liệu liên quan trực tiếp.
Các nguồn tài liệu: Giáo trình chuyên ngành, bài giảng, bài ghi, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học, báo cáo chuyên đề...đã có và lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet, tài liệu của những người có kinh nghiệm liên quan đến đề tài.
Lập bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả (bảng chữ cái), tên tài liệu, năm, đơn vị xuất bản...Chú ý lập các Files trên máy tính.
Đọc và đánh dấu những nội dung thiết yếu, trích dẫn theo quy định, diễn đạt cô đọng theo cách hiểu mà không được sao chép tất cả vào bài nghiên cứu.
Các nguồn tin cậy: Văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan (Web Bộ Tư pháp); Ngân hàng NN Việt Nam, các Ngân hàng Thương mại, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê); Báo cáo của Quốc hội và Chính phủ, Tổ chức quốc tế (WB, UNDP); Các cơ quan nghiên cứu của các Trường như Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện khoa học của Ngân hàng NNVN và các Bộ, Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam,...Báo và tạp chí chuyên ngành như Thời báo: Ngân hàng, Tài chính, Kinh tế Việt Nam; Báo Đầu tư; Các Web chuyên như Gafin, Cafe, Web Hiệp hội Ngân hàng,…Thời báo Kinh tế Sài gòn,….Các kho tư liệu khác. Chú ý khai thác tư liệu theo các cụm từ khóa (keyword) liên quan đến chủ đề.
3. Lập đề cương
Lời mở đầu. Tóm tắt theo các ý sau:
-  Tính cấp thiết của đề tài
-  Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu (Đây chính là chủ đề chuyên ngành I,…VI trong danh mục, xem ảnh)
- Phạm vi nghiên cứu (Đối tượng nghiên cứu ở đâu, thời gian, tập trung vào vấn đề gì)
-Phương pháp nghiên cứu
-Đóng góp của đề tài: Làm rõ vấn đề lý luận gì? thực trạng, kiến nghị cho đối tượng và phạm vi nghiên cứu, hoặc đưa ra phương pháp nghiên cứu mới.

  Các phần tiếp đánh số 1,2,3 theo mẫu của Khoa:
1.TỔNG QUAN,… hoặc NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN (…về đối tượng nghiên cứu)
1.1.Khái niệm…: Cô gọn vào đối tượng nghiên cứu, sử dụng tài liệu, giáo trình chuẩn, các văn bản pháp quy hiện hành.
1.2. Cơ chế; Phương thức hoạt động, phân tích ưu nhược điểm; Kết quả sản phẩm, dịch vụ,…: Đây là phần quan trọng để làm rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Mục này nên có sơ đồ minh họa để giảm chữ.
1.3. Vai trò, ý nghĩa,… của đối tượng nghiên cứu: Mang lại lợi ích gì cho các bộ phận có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhấn mạnh lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường,…
1.4.Kinh nghiệm quốc tế  : Kinh nghiệm trong nước nếu đối tượng là một đơn vị cụ thể.
Phần 1, trình bày ngắn gọn theo cách hiểu, tập trung vào những vấn đề cơ bản, các công thức chính, các mô hình phổ biến,…

2.THỰC TRẠNG
Phần 2 cụ thể hóa Phần 1 bằng thực trạng đã và đang diễn ra:
2.1. Khái quát thực tiễn của (đối tượng nghiên cứu) ở (Việt Nam hoặc một đơn vị nghiên cứu) từ năm...đến …(năm gần nhất 2012,2103, 2014).
Vẽ được sơ đồ tổ chức, sơ đồ vận hành; Lập bảng thu gọn trên cơ sở số liệu thu thập, dùng bảng vẽ biểu đồ có số liệu để minh chứng kết quả cụ thể, có nhận xét so sánh, phát hiện ra đặc điểm riêng.
Chú ý tham khảo quy định pháp lý, chính sách biện pháp của cơ quan quản lý nhà nước; Kết quả của các đơn vị thực hiện đối tượng nghiên cứu.

2.2.Các ưu điểm (nhận định rút ra từ 2.1) và nguyên nhân. Mục này có tính chất khẳng định giá trị tích cực của đối tượng nghiên cứu.

2.3.Các hạn chế (nhận định rút ra từ 2.1) và nguyên nhân. Đây là nội dung quan trọng cho mục giải pháp.

3. GII PHÁP VÀ KHUYN NGHỊ
Trên cơ sở phần (THỰC TRẠNG) đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến nghị để duy trì và phát triển những kết quả, khắc phục hạn chế. Phần này có thể gồm các mục nhỏ sau:
3.1.Các xu thế, định hướng phát triển….: Tóm tắt yêu cầu của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế với đối tượng nghiên cứu; Yêu cầu hiện đại hóa của đối tượng nghiên cứu. Tham khảo các văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án của cơ quan Nhà nước, các đơn vị kinh doanh trong ngành TC-NH về đối tượng nghiên cứu.

3.2.Các giải pháp
Viết theo quan điểm của cá nhân, đề xuất giải pháp mới, công thức mới, mô hình và cách vận hành mới, phương pháp đánh giá (tiêu chí) mới,… để khắc phục hạn chế, giải quyết vướng mắc (2.3), phù hợp với xu thế phát triển (3.1). Cần lập luận tính khả thi, nêu ra những thuận lợi khó khăn khi áp dụng các giải pháp.

Đây là nội dung quan trọng, tìm ra cách làm mới hiệu quả hơn, khác những gì đang làm.

3.3. Khuyến nghị
Thực trạng tích cực đúng đắn cần tiếp tục thực hiện, nhấn mạnh những cách làm tốt; Đưa ra những đề nghị sửa đổi cơ chế chính sách theo kinh nghiệm tốt (quốc tế, trong nước). Thông thường mục này gồm các khuyến nghị:
3.3.1. Đối với đối tượng nghiên cứu với tư cách là bên cung các dịch vụ hàng hóa của ngành TC-NH

3.3.2. Đối với đối tượng nghiên cứu với tư cách là bên cầu các dịch vụ hàng hóa của ngành TC-NH

3.3.3. Nhà nước: Cơ quan quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ khác, Quốc hội sửa, ban hành Luật, chính sách gì để tạo điều kiện (3.3.1; 3.3.2) phát triển thuận lợi.

Chú ý tổng hợp những khuyến nghị đang là yêu cầu của nền kinh tế mà các cơ quan, chuyên gia đã công bố; ý kiến riêng của người nghiên cứu.

Kết luận nghiên cứu: Nghiên cứu của tác giả đã giải quyết được những gì:
 -Nhận thức hệ thống lý luận, phát hiện thực trạng, giải pháp mới, khuyến nghị tích cực;
-Giúp tác giả tiếp tục làm gì (viết khóa luận, nghiên cứu sâu hơn, những hạn chế cần tiếp tục làm rõ).
Phần Kết luận có thể đặt thứ tự như : Thứ nhất,… Thứ hai,… hoặc đặt số (1), (2)….

Về số lượng trang chính của Báo cáo :
Trên 20-<30 trang (chữ bảng biểu, sơ đồ) phân bổ:
-Lời mở đầu: 1- <2 trang
-Mỗi phần 1,2,3 bình quân 6-8 trang;  Số trang của các mục lớn, nhỏ nên gần bằng nhau.
-Kết luận : 1 trang





Xem danh mục các vấn đề định hướng viết báo cáo thực hành chuyên ngành TC-NH 2014


 Các vấn đề khác:
- Mối liên hệ giữa lạm phát và lãi suất, thực trạng và đề xuất cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hành Nhà nước, vận dụng ở ngân hàng thương mại.
- Các nghiệp vụ cơ bản của Chi nhánh ngân hàng thương mại (tên Chi nhánh) thực trạng và kiến nghị.
- Cung cầu tín dụng, giải pháp tăng trưởng chất lượng tín dụng hiện nay.
- Tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tín dụng tiêu dùng, thực trạng và giải pháp tăng trưởng.
- Chăm sóc khách hàng của ngân hàng thương mại, thực trạng và giải pháp cạnh tranh.
- Ngân hàng đấu tranh với nạn cho vay nặng lãi, tín dụng tự phát,...
- Tín dụng vi mô ở Việt Nam- thực trạng và giải phát phát triển...
------------------
MẪU TRINH BÀY








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét