Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Tô Hoài yêu thích “Nhung Nhăng”

 


Theo mình biết ngoại ô Hà Nội đầy huyền tích. “Dế mèn” kể, đến hơn tuổi 20 Tô Hoài càng khoái tích “Nhung nhăng”. Số là thế này:

Ở chỗ làng Cáo Đỉnh ( xã Xuân Đỉnh) phía gần khu đô thị Xi-bu-tra nay, vào chiều đông đồng khô, rạ bẹp. Nhóm cổ dân Hồng Lạc sót lại tụ tập ở đồng, rước kiệu, trên có một ông bụt bóng nhẫy,…Họ rước đi theo kiểu kẻ kéo trái, người phải, lùi, tiến “NHUNG NHĂNG”…mồ hôi nhễ nhại, tụt áo vắt vai, tụt quần lại kéo lên, vứt ra kiểu “ anh không đòi quà” nay.

Cứ thế, chiếc kiệu tiến lùi, trái phải nhung nhăng trên đồng khô đến tối mịt rồi cũng tiến về làng. Trong thần tích đó, họ xô đẩy, cọ xát vào nhau “RẤT SƯỚNG” bởi đàn ông kiệu, đàn bà con gái theo thúc đẩy vào người đàn ông (ít hò reo).

Có câu thần chú đại khái là “ nhung nha nhung nhăng, này thằng này tớ,…” Ông bụt gỗ mít sơn mài đặt trên kiệu, bị neo cột, lắc lư cũng nhễ nhại thò ra”.

Có điểm riêng là tích này không mấy người được xem,vì thời điểm lúc chiều tà.

Rất tiếc thần tích này hết từ sau 1944.

Là một trong rất ít người Hà Nội yêu xưa cũ, Tô Hoài cùng các đại ca như Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, sau là Băng Sơn, Nguyễn Vinh Phúc,… và nay là Cô gái gác rừng tạo nên nét chấm phá sắc nét về đất Kinh thành >1000 năm- VĂN VÕ VẬT NHAU NHUNG NHĂNG NHỄ NHẠI!

Tiễn cụ về cõi VĨNH HẰNG
Trên đấy nhiều thằng trong hội NHUNG NHĂNG

Chia buồn với gia quyến, riêng chị Đan Thanh (con gái TH) người có nụ cười đôi lúc “nhung nhăng” đã một thời cộng tác với Cô gái gác rừng ở MPI.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét