Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Báo cáo Thực tập (dùng để Tham khảo)

Thân gửi các em: Dung, Hằng, Thu Hằng, Ngọc Hân, Mai Hiên, Hợp, Hòa, Hồng, Huy, Hương, Thanh Hương, Diệu Hương.

Thầy đã nhận được 03 BCTT của 3 em. Dung, Hợp, Diệu Hương. Thầy chỉnh sửa vào một Báo cáo để các em tham khảo.(dưới đây).

Ba BCTTTH đã tiếp cận khá đúng quy trình, nội dung, các em chú ý:
- Bảo đảm được 3 chương: Chương 1: Giới thiệu ; Chương 2: Tóm tắt kết quả hoạt động và nhận xét ; Chương 3: Phương hướng hoạt động, các vấn đề (Ngân hàng, Chi Nhánh,...) quan tâm. Kết luận tóm tắt được 3 chương và dự kiến hướng nghiên cứu của các em ở Chuyên đề (Khóa luận). Tối đa 15 trang cho 3 chương
- Các tài liệu các em tham khảo ở nơi thực tập:

+ Quan sát, ghi chép, học hỏi từ các anh chị nơi thực tập.
+ Điều lệ NHTM, Quy chế hoạt động của Chi nhánh,...; Các hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng TM đó, Báo cáo chuyên đề, báo cáo hàng năm, các Thông báo quan trọng tới khách hành,...
 + Các quy định của Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng tại Ngân hàng thương mại,...) 
- Chú trọng các công việc mà Ngân hàng đã thành công và đang vướng mắc.

- Trình bày chuẩn, hoàn thành đúng thời hạn theo hướng dẫn của Trường.
Chúc các em thành công.



               

 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
                    NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
                              Nơi thực tập: PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 08
CHI NHÁNH HÀ NỘI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN




                  Giáo viên hướng dẫn :
                  Sinh viên thực hiện    :
                  MSSV                          :
                 



                                          HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC (lấy mục có đánh số)
DANH MỤC VIẾT TẮT (nếu có để đầu trang sau)
DANH MỤC BIỂU BẢNG (để đầu trang sau)

LỜI MỞ ĐẦU (để đầu trang, center)

các trang chữ 14 Times New Rom;  0 0; 1.5 lines, Justify, đầu dòng cách vào trong 1cm
Cùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng[  thương mại Việt Nam cũng đang trong quá trình đổi mới và đã đạt được những thành công nhất định. Xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra gay gắt đặt hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trước những cơ hội mới cũng như khó khăn  phải đối mặt. Hoạt động của Ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện rất lớn cho nền kinh tế phát triển và ngược lại, Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của cả nền kinh tế,thậm chí cả nền kinh tế thế giới. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân-NCB là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam.Sau gần 20 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay NCB đã trở thành một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực Ngân hàng ở nước ta.
 Để có được những kiến thức trong môi trường thực tế làm việc sau này, trong thời gian vừa qua em đã chọn Phòng giao dịch 08 chi nhánh Hà Nội NH TMCP Quốc Dân là nơi thực tập cho mình.Trong suốt thời gian thực tập và học tập tại Ngân hàng, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc và các anh chị cán bộ công nhân viên trong Phòng giao dịch số 08 em đã bước đầu tìm hiểu được hoạt động cũng như cách thức làm việc của một Ngân hàng. Được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Hùng, em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp trong thời gian thực tập tại NH TMCP Quốc Dân Phòng giao dịch 08 chi nhánh Hà Nội từ 22/12/2014 đến 18/01/2015.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Hùng cùng toàn thể các anh chị tại NH TMCP Quốc Dân Phòng giao dịch 08 chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp.

Em xin chân thành cảm ơn.


















(đánh số chân trang center từ trang này)
CHƯƠNG 1 (các chương đặt đầu trang và đánh số mục theo số chương)
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN
1.1.Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân.
1.1.1.Tổng quan
Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc Dân
Tên giao dịch quốc tế : National Citizen Bank.
Tên gọi tắt                   : NCB
Hội sở                          : 28C – 28D Bà Triệu, Phường Hàng Bài,
Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại                     : (04) 62693535
Website                         : www.ncb-bank.vn
Email                             : ncb@ncb-bank.vn
                
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB được thành lập từ năm 1995 theo Giấy phép số 00057/NH-CP ngày 18/09/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới tên gọi Ngân hàng Sông Kiên. Sau đó, từ một ngân hàng nông thôn, NCB đã chuyển đổi quy mô thành ngân hàng đô thị, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Nam Việt –NCB. Đến năm 2014, NCB chính thức được đổi tên thành NH TMCP Quốc Dân. Trải qua 18 năm hoạt động, NCB đã từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường tài chính- tiền tệ Việt Nam.
Từ đầu năm 2013, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và duy trì vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Ngân hàng Quốc Dân đã bắt đầu tiến hành tái cấu trúc hệ thống với định hướng phấn đấu trở thành một trong các ngân hàng thương mại bán lẻ hiệu quả nhất. Để hoàn thành mục tiêu đó, NCB đã nỗ lực tập trung vào những  yếu tố cốt lõi như thay đổi cơ cấu tổ chức hướng đến việc tách bạch giữa các khối kinh doanh với các khối quản trị và hỗ trợ, cải tiến các quy định, quy trình, thay đổi cấu trúc kinh doanh, củng cố và nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, tăng cường quản trị rủi ro
Ngành nghề kinh doanh : Huy động vốn, tiếp nhận vốn, ủy thác, vay vốn, cho vay, chiết khấu các thương phiếu, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán.
Tình hình hoạt động :  Sau hơn 18 năm hoạt động, sự phát triển Ngân hàng với nhịp độ tăng trưởng ổn định, an toàn đã giúp NCB có được niềm tin của nhà đầu tư, khách hàng và đối tác. Sơ lược một số thông tin cơ bản về tình hình hoạt động của NCB qua các năm xem Bảng 1.1.2 :
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2011
2012
2013
2014
Tổng tài sản
Triệu đồng
20.016.386
22.496.047
21.585.214
29.074.356
Huy động vốn
Triệu đồng
11.410.494
15.081.981
17.078.559
20.504.119
Dư nợ cho vay
Triệu đồng
10.766.555
12.914.682
12.885.655
13.475.390
LN trước thuế
Triệu đồng
209.348
222.012
3.390
23.921
Vốn điều lệ
Triệu đồng

1.820.235
3.010216
3.010.216
3.010.216
Mạng lưới hoạt động
Điểm giao dịch
90
90
91
91
Nguồn: Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Bảng 1.1.2.Các chỉ tiêu phát triển

1.1.3.Cơ cấu tổ chức : (nếu em vẽ lại sẽ nét hơn)
Sơ đồ 1.1.3. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Phòng giao dịch số 08 Chi nhánh NCB Hà Nội là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Quốc Dân, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quốc Dân.
Phòng giao dịch số 08  Chi nhánh NCB Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (xem Phụ lục số 1), theo Quy chế tổ chức hoạt động của Chi nhánh và theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Dân.[ Xem Phụ lục 2]
Để tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mai và với các tổ chức phi tài chính khác trên cùng địa bàn, cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đòi hỏi mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh đều phải không ngừng hoàn thiện mình. Do đó, từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Phòng giao dịch số 08 Chi nhánh NCB Hà Nội đã không ngừng phát triển và hoàn thiện về hệ thống và cơ cấu tổ chức của mình .


 












    Sơ đồ 1.1.3.1 : Cơ cấu Phòng giao dịch số 08 Chi nhánh NCB Hà Nội

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Chi nhánh:
1.2.1.Ban giám đốc :
Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất tại Chi nhánh, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh, chỉ đạo sự phân cấp ủy quyền của ngân hàng, thực hiện công tác đối ngoại, quản lý công tác tổ chức.
1.2.2.Phòng kinh doanh :
Tiếp nhận các nguồn huy động vốn tài trợ, vốn từ các tổ chức kinh tế cá nhân, doanh ngiệp .
Cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị bằng tiền tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
Chấp hành báo cáo thống kê, kiểm tra nghiệp vụ chuyên đề theo quy định.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm hàng quý, hàng tháng.
1.2.3.Phòng kế toán :
Thực hiện kế hoạch kế toán, các nghiệp vụ huy động cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác theo quy định .
Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, vận chuyển tiền trên đường đi và quản lý kho, quỹ nghiệp vụ. Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ khoán tài chính của ngân hàng quy định.
Tổng hợp lưu giữ hồ sơ,tài liệu về kế toán hạch toán, chấp hành chế độ báo độ báo cáo kế toán thống kê theo quy định. Chấp hành định mức tồn quỹ, chế độ báo cáo kho quỹ đã được quy định.
1.2.4.Phòng hành chính:
Có chức năng quản lý tổng thể hoạt động của chi nhánh, in ấn tài liệu, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho kinh doanh, đảm bảo đưa hiệu quả kinh doanh cao nhất, tính toán phân chia tài liệu hoạt động cho các phòng ban đầy đủ chính xác, về nhân sự có chức năng quản lý tổng thể các vấn đề nhân sự trong ngân hàng như việc tham mưu về phân công cán bộ tại các phòng, chấm công toàn chi nhánh hàng tháng, tính tiền lương, tiền thưởng, công tác quản bá thương hiệu của đơn vị và các công việc của tổ chức hành chính.
1.2.5. Mối quan hệ của Chi nhánh với Ngân hàng TMCP Quốc Dân
- Chi nhánh NCB Hà Nội gồm các Phòng giao dịch ( em đưa http://www.ncb-bank.vn/index.php/gioi-thieu/mang-luoi.html )
- Ngân hàng TMCP Quốc Dân phân cấp ủy quyền (cho vay, huy động, điều tiết nguồn vốn chi trả cho khách hàng,…)  cho Chi nhánh Hà Nội những gì? (Em xem Quy chế, tóm tắt đưa vào đây)















CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN
   2.1.Cơ cấu huy động vốn  :
Đơn vị: Tỷ đồng
Tiêu chí
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Theo khách hàng
1882.0
100.0
2522.1
100.0
3922.1
100.0
Cá nhân
961.0
51.1
1233.3
48.9
1584.5
40.4
Tổ chức
921.0
48.9
1288.8
51.1
2337.6
59.6
Theo kỳ hạn
1882.0
100.0
2522.1
100.0
3922.1
100.0
Ngắn hạn
1731.0
92.0
2431.3
96.4
3839.7
97.9
Trung dài hạn
151.0
8.0
90.8
3.6
82.4
2.1
Theo loại tiền
1882.0
100.0
2522.1
100.0
3922.1
100.0
VNĐ
1703.0
90.5
2305.2
91.4
3435.8
87.6
USD
179.0
9.5
216.9
8.6
486.3
12.4
Theo loại hình
1882.0
100.0
2522.1
100.0
3922.1
100.0
Không kỳ hạn
424.0
22.5
307.7
12.2
635.4
16.2
Có kỳ hạn
530.0
28.2
1006.3
39.9
1725.7
44.0
Tiết kiệm
928.0
49.3
1208.1
47.9
1561.0
39.8
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh
Phòng giao dịch 08 NCB Hà Nội từ năm 2012-2014)
             Bảng 2.1 : Huy động vốn Phòng giao dịch 08 NCB Hà Nội                                                                                               
Qua bảng số liệu huy động vốn theo các năm của Chi nhánh ta có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm. (Em ví dụ về mức tăng % năm sau so năm trước)
2.2.Cơ cấu dịch vụ tín dụng:
Đơn vị : Tỷ đồng
Dư nợ tín dụng
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Theo khách hàng
1,179.0
100.0
    1,745.0
100.0
2,555.6
100.0
Cá nhân
123.8
10.5
        209.4
12.0
454.9
17.8
Tổ chức
1,055.2
89.5
     1,535.6
88.0
2,100.7
82.2
Theo kỳ hạn
1,179.0
100.0
    1,745.0
100.0
2,555.6
100.0
Ngắn hạn
947.9
80.4
     1,406.5
80.6
2,008.7
78.6
Trung dài hạn
231.1
19.6
        338.5
19.4
546.9
21.4
Theo loại tiền
1,179.0
100.0
    1,745.0
100.0
2,555.6
100.0
VND
1,174.3
99.6%
     1,659.8
95.1%
2,440.3
95.5%
USD
4.7
0.4%
          85.2
4.9%
115.3
4.5%
(Nguồn: Báo cáo KQKD và tình hình thực hiện kế hoạch Phòng giao dịch 08 NCB Hà Nội
từ  2012 – 2014)
Bảng 2.2 : Cơ cấu cho vay của Phòng giao dịch 08 NCB Hà Nội
Qua bảng số liệu về dư nợ theo các năm của chi nhánh ta có thể nhận thấy dịch vụ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm. (Em ví dụ về mức tăng % năm sau so năm trước)
        2.3.Hoạt động dịch vụ :
Tình hình thu thuần từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh qua các năm như sau Bảng 2.3:
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
 Lãi lỗ thuần từ dịch vụ trong nước
0.96
1.15
1.42
Thu thuần từ Thanh toán trong nước
0.32
0.36
0.51
Thu thuần từ Bảo Lãnh
0.82
1.1
1.2
Thu thuần từ Ngân Quỹ
-0.07
-0.05
-0.06
Thu thuần từ Dịch vụ khác
-0.11
-0.26
-0.23
 Lãi lỗ thuần từ TTQT
0.3
0.42
0.59
Tổng thu nhập thuần từ dịch vụ
1.26
1.57
2.01
(Nguồn: Tổng thu nhập thuần từ dịch vụ Phòng giao dịch 08 NCB Hà Nội từ năm 2012-2014)

2.4.Kết quả kinh doanh của Chi nhánh : (viết hoa Chi nhánh được hiểu là tên riêng)
Kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng của chi nhánh qua các năm như sau:

Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Lợi nhuận
Tỷ đồng
1.07
6.25
15.14
Tỷ lệ Nợ xấu
%
6.95
5.5
4.32
 (Nguồn: Báo cáo KQKD và tình hình thực hiện kế hoạch
Phòng giao dịch 08 NCB Hà Nội  từ  2012 – 2014)
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Phòng giao dịch 08 NCB Hà Nội
           Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng khá rõ rệt. Năm 2012,  hoạt động kinh doanh của chi nhánh không hiệu quả với tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận đạt 0,07 tỷ đồng. Năm 2013, lợi nhuận đạt 0,45 tỷ đồng, tăng 0,38 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014, hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá hiệu quả, song song với sự tăng trưởng của huy động vốn thì tỷ lệ nợ xấu giảm do tổng dư nợ tăng và chất lượng tín dụng được nâng cao, lợi nhuận đạt 1,08 tỷ đồng, tăng 0,63 tỷ đồng so với năm 2013. Sự tăng trưởng của dịch vụ tín dụng đã giúp chi nhánh có được kết quả kinh doanh tốt.
2.5. Hoạt động khác (của Chi nhánh hay của Ngân hàng TMCP Quốc dân?)
- Đầu tư : Các khoản đầu tư, góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng tính đến ngày 31/12/2014 là 977.215 tỷ đồng, tăng 276.700 triệu đồng so với năm 2013.
 Chú ý thống nhất hệ dấu kế toán Việt Nam, không dùng hệ Anh:
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.  Em kiểm tra lại dấu ở các Bảng.
- Kinh doanh tiền tệ : Hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng ngày càng tích cực hơn so với năm 2013. Ngân hàng thực hiện kinh doanh trên các mặt như trái phiếu Chính phủ, kinh doanh ngoại tệ và các hoạt động liên ngân hàng. Tính đến 31/12/2014, các lĩnh vực kinh doanh này góp phần vào lợi nhuận toàn hàng, đạt được 9,455 triệu đồng. (Em diễn đạt rõ đoạn này và kiểm tra dấu (.) hay (,) về giá trị )
- Kinh doanh thẻ : Ngân hàng tiếp tục khôi phục và đẩy mạnh kinh doanh thẻ dựa trên các hoạt động chuẩn hóa các quy trình, quy định và nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ phù hợp với mô hình kinh doanh mới. Hoàn thiện công tác nâng cấp phần mềm hệ thống thẻ, kết nối được với cổng thanh toán SmartLink, Onepay tạo thuận lợi cho khách hàng mở rộng thanh toán giao dịch trực tuyến qua internet.
Thử nghiệm thành công tích hợp các ứng dụng chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế và thẻ nội địa lên cùng 01 máy POS, qua đó tiết kiệm được chi phí đầu tư máy và đem lại các dịch vụ thuận tiện hơn cho các đại lý chấp nhận thẻ của NCB.








CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1.Nhận xét về môi trường kinh doanh:
-Với khách hàng :
NCB cam kết phát triển bền vững nhằm đem lại sự an toàn tuyệt đối cho người gửi tiền và các đối tác có liên quan.
NCB cam kết mang lại cho các khách hàng của mình những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo, tiện ích và đa dạng, là đối tác tin cậy và người bạn đồng hành của khách hàng – phù hợp với tôn chỉ “Ngân hàng của bạn”.
-Với nhà đầu tư :
NCB cam kết không ngừng nỗ lực tối ưu hóa lợi nhuận cho các cổ đông trên cơ sở hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững, trở thành ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả.
-Với cán bộ nhân viên :
NCB cam kết mang lại cho bạn một môi trường làm việc hiện đại, thân thiện, học hỏi, cơ hội thăng tiến và các chính sách đãi ngộ hợp lý, là ngôi nhà chung thân thiết, gắn bó.
-Với cộng đồng :
NCB cam kết tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
NCB cam kết thực hiện các trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động mang tính xã hội, các chương trình từ thiện nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ.
3.xxx. Có thể có nhận xét khác về các chính sách, biện pháp nghiệp vụ tích cực của Chi nhánh nói riêng và điều hành của Ngân hàng TMCP Quốc dân.
3.2. Một số khó khăn, hạn chế của Chi nhánh
(Em đọc báo cáo gần đây nhất  của Chi nhánh đưa vào đây)
3.3.Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới :
          -Với định hướng bán lẻ, lấy khách hàng làm trung tâm,Phòng giao dịch chuyển trọng tâm hoạt động vào việc chuẩn hóa và đổi mới qui trình dịch vụ, sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi thực hiện các giao dịch tài chính tại Phòng giao dịch đó là “thân thiện – chuyên nghiệp - an toàn – hiệu quả”. Chiến lược quản trị hoạt động sẽ tập trung vào ba hướng chính:
Tập trung tăng tốc kinh doanh thông qua các kênh bán lẻ, Mobile Banking, khách hàng ưu tiên và hoạt động kinh doanh vốn. Xây dựng và tư vấn các sản phẩm bán lẻ, vay tiêu dùng và hỗ trợ các giải pháp tài chính ngắn hạn và trung hạn cho các khách hàng cá nhân, khách hàng SME, cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và lớn có chọn lọc với tiêu chí nhanh chóng, hiệu quả.
- Xử lý nợ quá hạn: Tái cấu trúc hoặc bán nợ cho VAMC và thực hiện các hoạt động pháp lý để thu hồi nợ.
- Ổn định cơ cấu : Hoàn thiện các quy trình quy chế, xây dựng lại hệ thống Corebanking và e-Bank, kiện toàn bộ máy nhân sự, bổ sung nhân sự mới, xây dựng hoạt động đào tạo nhân sự để tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng.

                                     KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh ngiệp đều chịu nhiều sự tác động từ các yếu tố chủ quan cũng như khách quan.Ngân Hàng TMCP NCB Phòng giao dịch 08 chi nhánh Hà Nội cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù chịu rát nhiều tác động nhưng Chi nhánh vẫn không ngừng tăng trưởng và phát triển. Thông qua những số liệu về tình hình đầu tư và phát triển của Phòng giao dịch trong những năm gần đây giúp ta thấy rõ hơn tình hình phát triển của Ngân hàng.Công cuộc đầu tư của Phòng giao dịch đã đem lại những kết quả tốt như : Doanh thu, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm, thu nhập của nhân viên tăng, đời sống của người lao động được cải thiện… Phòng giao dịch đã đần tạo được chỗ đứng trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt của tị trường và ngày càng phát triển hơn nữa.
 Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Chi nhánh nên muốn thành công và trở thành một Chi nhánh lớn mạnh có thương hiệu lớn trong ngành ngân hàng Phòng giao dịch cần phải có những giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác đầu tư phát triển.
 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu triển khai:
 Em liệt kê 1-3 vấn đề em quan tâm liên quan đến chuyên đề, khóa luận dự kiến sẽ viết: Đó là những nghiệp vụ kinh doanh,... mà nơi em thực tập mà họ quan tâm nhất.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng (Nêu ra thời gian và công việc đã làm) tuy không dài nhưng có ý nghĩa thiết thực trong việc tiếp cận thực tiễn, học hỏi kinh ngiệm và đặc biệt là hiểu sâu hơn về vai trò hoạt động của một Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế của một đất nước nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Hùng và Phòng giao dịch 08 Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành bài báo cáo của mình. Do trình độ hạn chế rất mong được sự đóng góp của thầy cô và Phòng giao dịch để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
--------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO (ĐẦUTRANG SAU)
Ví dụ
[1] Website: www.ncb-bank.vn
[2] Báo cáo số…..ngày…. của…..
PHỤ LỤC (ĐẦUTRANG SAU cho mỗi phụ lục)
Phụ lục 1: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Dân
(Bản sao em đưa vào đây, phần này không tính vào số trang của Báo cáo thực tập nhưng cần thiết để chứng tỏ đã đọc, xem Điều lệ của NHTMCPQD).
Phụ lục 2: Quy chế tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc dân
(Bản sao em đưa vào đây, phần này không tính vào số trang của Báo cáo thực tập nhưng cần thiết để chứng tỏ đã đọc, xem Quy chế của Chi nhánh)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét