Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Cựu binh biên giới phía Bắc kể về trận Bình độ 400

Nguyễn Mạnh Hùng là cựu binh tham gia trận Bình độ 400 ác liệt ở Lạng Sơn năm 1981. Hơn thế, ông còn là tác giả của bài thơ rất hay viết về trận đánh này cũng như hình ảnh người lính trong chiến tranh biên giới phía Bắc. 

Một thời chinh chiến giữ biên cương
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết ông nhập ngũ tháng 8/1978 lúc đang là sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Khoảng 8 tháng sau, ngày 4/3/1979 ông được điều về đơn vị thông tin thuộc trung đoàn 2, sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ biên giới phía Bắc

Ngày ông lên là lúc Trung Quốc cũng bắt đầu rút nhưng ông nhấn mạnh: “Mọi người thường tưởng quân Trung Quốc rút ồ ạt về nước nhưng không phải. Nó rút từ từ và vừa rút vừa phá hoại, trong lúc rút vẫn bắn phá để đảm bảo an toàn. Tôi chứng kiến thị xã Lạng Sơn bị phá hủy hết. Những tòa nhà lớn xây từ thời Pháp, lính Trung Quốc cứ ốp bộc phá ở hai đầu và một quả ở giữa. Khi bộc phá nổ, tòa nhà không sập hẳn nhưng cũng tan hoang không thể sửa chữa được nữa”.
Cựu binh biên giới phía Bắc kể về trận Bình độ 400 - Ảnh 1

Bản đồ trận chiến ở Bình độ 400.

Và chiến tranh chưa kết thúc. Quân Trung Quốc vẫn đóng sát biên giới gây áp lực quân sự, tiếng súng vẫn nổ từng ngày. Ở khu vực Lạng Sơn, năm 1981 lại diễn ra một trận đánh lớn ở khu vực bình độ 400 thuộc xã Thanh Hòa, huyện Cao Lộc. 

Trận này, ông Hùng là người trực tiếp tham gia. Ông kể lại:  “Trận Bình độ 400 có nhiều trung đoàn tham gia nhưng trung đoàn 2 lúc ấy được tướng Hoàng Đan đến tận sở chỉ huy động viên chiến đấu. Khu vực này có đặc điểm là sườn phía mình dốc còn phía bên Trung Quốc thì thoải hơn nên lính Trung Quốc đào hầm bê tông trú ẩn và làm được cả đường cho xe chạy. 

Lúc đó Trung Quốc xua quân chiếm giữ điểm cao này còn ta đưa quân lên phản kích lấy lại. Quân Trung Quốc có lợi trên cao và có công sự vững chắc cho nên mình chỉ pháo kích và dùng đặc công đánh thôi chứ không ào ào đánh cả trung đoàn được. Chúng tôi ở tuyến sau cứ áp sát vào là pháo bắn như mưa lại phải bò xuống không tiến lên được”.
Cựu binh biên giới phía Bắc kể về trận Bình độ 400 - Ảnh 2

Cựu binh Nguyễn Mạnh Hùng - người mặc áo đen ngoài cùng bên trái ảnh. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Nhiều cựu binh tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc đều kể rằng quân Trung Quốc có rất nhiều pháo và bắn không tiếc đạn. Tuy nhiên, kỹ chiến thuật của lính bộ binh Trung Quốc thì không bằng lính Việt Nam. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Nếu đụng độ thuần bộ binh thì lính Trung Quốc kém xa lính mình. Về sau chúng tôi phát hiện ra là lính TQ không phải tất cả được trang bị vũ khí, nhiều tên đi tay không. Mà những loại đấy chúng tôi cho chỉ là bọn đi đánh hôi. Có nhiều tên chết tay vẫn ôm một bao khoai lang. Không thể bằng lính mình được huấn luyện bài bản. Chúng chỉ ào ào xông lên nhưng hễ gặp hỏa lực mạnh là nó chạy. 

Thêm nữa, sau này có lần chúng tôi gặp một quả đồi mà Trung Quốc từng đóng thì thấy có mặt đất chi chít hầm hàm ếch tránh pháo, hướng tránh thì đúng nhưng mật độ thì dày như tổ ong. Về nguyên tắc, đào dày như thế dễ thương vong lớn nếu chẳng may trúng pháo. Điều đó cho thấy lính không tinh nhuệ”. 

Đặc biệt, Việt Nam có những vị tướng dày dạn trận mạc. Như ở biên giới phía Bắc thời đó có tướng Hoàng Đan nổi tiếng với câu nói “sống, chết, thời, vận, số”. Có câu chuyện nói rằng khi ông đi thị sát gặp lúc địch bắn pháo như mưa nhưng ông vẫn ngồi yên quan sát và nói đại ý số anh chết thì đạn pháo nó còn biết đường tìm vào hầm của anh. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng kể rằng tướng Hoàng Đan thường hay lấy một câu chuyện ngụ ngôn để động viên lính. Câu chuyện là có một ông bị thầy bói bảo là số bị hổ vồ cho nên không sống gần rừng, không dám vào vườn bách thú. Nhưng một hôm vào chùa nhìn thấy tượng con hổ hoảng quá đập đầu vào tường mà chết. 

Với những người chỉ huy và bộ đội như vậy nên một dải biên cương của tổ quốc đã được bảo vệ vững chắc. Sau khoảng 1 tháng chiến sự kịch liệt, cả hai bên đều rút lực lượng xuống không giữ bình độ 400 nữa và biến nó thành túi đựng pháo.

Nỗi ám ảnh chiến tranh
Sau trận chiến tháng 5/1981 gần 20 năm, ông Hùng viết bài thơ Bình độ 400 với nhiều hình ảnh vô cùng xúc động. Chẳng hạn: “Lắc lư xe quan tài chạy về sau, máu rỏ xuống đường cuộn vào cát bụi” hoặc “Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt, tưới máu người cướp giữ đất biên cương”.
Cựu binh biên giới phía Bắc kể về trận Bình độ 400 - Ảnh 3

Tập trường ca của cựu binh Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Bình độ 400
Đêm tháng Năm vào bình độ 400
Đoàn xe trôi êm tầm đại bác
Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu

Lắc lư xe quan tài chạy về sau
Máu rỏ xuống đường cuộn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt mày

Đám giặc kia thánh phật dạy ăn chay
Chẳng kiêng gì ngày Rằm mùng Một 
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp giữ đất biên cương

Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
Ông bảo rằng "sống chết thời vận số"
Cả trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ 400 bình độ trận người

Những chàng trai sống chết trận này ơi
Máu đổ xuống ông trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao?
Ông bộc bạch về nỗi ám ảnh đã thôi thúc ông viết nên những câu thơ ấy:  “Khi tôi hành quân trên đường gặp những chiếc xe quan tài chở tử sĩ từ mặt trận về tuyến sau và những chiếc xe quan tài không từ hậu phương tiếp tục chạy lên biên giới. Hồi ấy cũng chu đáo hơn trước, bộ đội hy sinh có quan tài để khâm liệm. Nhưng đang thời chiến, khâm liệm chỉ sơ sơ và đợi xe chở đạn vứt các hòm đạn xuống thì đặt quan tài lên chở về sau. Vì thế nên khi xe chạy, máu từ trong quan tài chảy ra nhỏ xuống đường.
Nhưng chúng tôi còn sợ hơn khi nhìn thấy xe chở quan tài trống từ hậu phương ra. Tất nhiên những xe quan tài ấy thỉnh thoảng mới gặp nhưng mà mỗi lần nhìn thấy là hãi lắm. Điều đó cho thấy chiến sự ác liệt lắm. Những hình ảnh đó đã ám ảnh tôi cho đến tận hai mươi năm sau khi xuất ngũ”. 

Tác giả cũng là người khá trăn trở với câu chuyện những người lính trở về đời thường. Những chàng trai đang tuổi bước vào đời với bao mơ ước đành gác lại để cầm súng bảo vệ biên cương, sau mấy năm chiến đấu trở về mọi thứ đều lỡ dở. Đó chính là ý nghĩa của câu thơ “Người trở về, ăn, sống, ở ra sao?”. 

Ông Hùng tâm sự: “Tôi muốn nói rằng những người lính trở về cuộc sống đời thường vất vả mưu sinh rất khó khăn. Như cá nhân tôi trở về lại đi học đại học thì thấy bình thường nhưng nhiều anh em khác vất vả lắm, phải đi bơm xe, chạy chợ rất vất vả.
Tất nhiên sự đãi ngộ cho anh em cũng có hạn thôi nhưng nếu không có chiến tranh thì cuộc sống họ sẽ khác đi nhiều. Nhiều người sẽ không phải chết, không bị thương tật và sẽ có công ăn việc làm tốt hơn vì họ không mất những năm tháng tuổi trẻ”.
Kết thúc cuộc trò chuyện ông nói với chúng tôi: “Chiến tranh là mất mát đau thương nên cần tìm mọi cách để tránh. Nhưng nếu khi hết mọi cách thì phải dũng cảm chiến đấu để trước hết bảo vệ cuộc sống của mình. Thời chúng tôi chỉ nghĩ giản đơn, bất kể kẻ nào xâm lược Việt Nam thì chúng tôi phải cầm súng chống lại”. 

 Trần Vũ
http://www.nguoiduatin.vn/cuu-binh-bien-gioi-phia-bac-ke-ve-tran-binh-do-400-a141435.html 

 

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Tưởng nhớ những người lính các thời đại bảo vệ Tổ quốc Việt Nam


Bao nhiêu người giống tôi lứa tuổi
Đã trở thành huyền thoại mây bay
“Không ai biết mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên ĐẤT NƯỚC”
---------------
Trời xanh sau trước gặp nhau
Các thời chinh chiến chụm đầu “Thiên Phây”:

1- Hai Bà bảo tớ cầm chầy
Đánh quân Mã Viện chết đầy hai bên
Chúng dân thương xót khắc tên
Tuyền là bậc tướng đặt lên chùa chiền

2. Bà Triệu thúc cồng đi liền
Giữa lúc trận tiền miềng thấy chú voi
Ba vòi quật giặc tơi bời
Rụi mắt kêu trời ! cặp vú Triệu Trinh

3.Tớ theo Lý Bí chiến chinh
Sau về Dạ Trạch toàn rình bẫy chim
Giặc Lương đói quá đi tìm
Cua cá, ốc ếch rồi dìm giết nhau

4.Đại vương- Bố Cái to đầu
Mỗi khi xuất trận một chầu nem tai
Thắng thua hai bên chạy dài
Mình lên mạn ngược làm giai xứ Mường

5. Theo họ Khúc ra sa trường
Mũi tên thì ít nên thường đậu bay
Ném hòn đá bằng nắm tay
Vấp ngã xuống hố chết ngay tức thì

6. Vua Đen đến núi Ba Vì
Tớ lạc vào bản tên gì ? toàn tiên
Ban ngày họ sống rất hiền
Mặt trời chợp mắt họ liền chọi nhau!
Toàn thân thể tớ nhức đau!
Quá giang mấy tháng trực chầu Diêm vương…

7. Mình theo phò mã họ Dương
Đánh quân Nam Hán vào đêm sương mờ
Ngô Quyền không thích làm thơ
“Đằng giang tự cổ huyết do hồng đào”
Anh em tử trận được vào
Miếu thờ bé xíu ngạt ngào hương thơm!
Chiến thắng, Ngô Vương mời cơm
Mình nhận bổng lộc tinh tươm rồi về!
Xương Văn, Xương Ngập lại thuê
Đánh nhau loạn xạ mình nghê lắm rồi
Hai thằng Thái tử quá tồi
Nhà Ngô sụp đổ loạn mười hai quân!

8. Thua trận bị bắt thay quần
Miềng theo Bộ Lĩnh đóng gần Hoa Lư
Một tên chủ tướng rất hư
Bắt lính bọn tớ trả thù linh tinh,…
Làm lính cận vệ Nhà Đinh
Thấy quan đổi chác tiền tình vợ con
Dê thui Tràng Yên rất ngon
Tiên Hoàng khi mất tay còn nâng ly!


9. Vân Nga biết trước bỏ đi
Lê Hoàn sướng quá ôm ghì lấy ngay
Vài tháng Thái hậu vung tay
Long bào phấp phới, cối chày âm vang
Lính lác được bữa tiệc sang
Sau theo Thập đạo Lê Hoàn đánh nhau!
Đinh Điền, Nguyễn Bặc thua đau
Bình Chiêm- Phá Tống đục ngầu máu me
Tử trận ở dưới lũy tre
Miềng về thiên cổ vẫn nghe tiếng hò!

10. Ngọa triều chân giữa rất to
Chính là trĩ ngoại sưng thò thành đuôi
Công Uẩn tuyển mộ thân tôi
Đồng hương kinh Bắc một thời cá tôm!
Giờ đây nhớ mãi một hôm
Ngọa triều róc mía chồm chồm đầu sư
Miệng rằng: “ tu gì mà hư
Cơm độn thịt chó ngất ngư rượu chè”…

Dời đô mình phải đi bè
Gặp cơn sóng dữ sớm về cao Xanh

11. Thái Tổ định đô Long Thành
Chiếu thơ bay bổng dân lành hò reo
Kinh kỳ ngày ấy rất nghèo
Chùa chiền vài chiếc lèo tèo ngựa xe

Công Uẩn trị quốc tài nghê
Đền chùa xôi oản xum xuê bốn mùa
Sư anh, sư cô, sư chùa
Tắm tiên kỳ cọ tẩy xua bụi trần

Miềng làm lính lệ có phần
Sau lên biên ải đi tuần rồi thăng!

12.Nhạc hiếu Thái Tổ tằng tằng
Tam vương loạn xạ “mày thằng” tranh ngôi
Miềng theo Phụng Hiểu không tồi
Công trạng dẹp loạn được ngồi chiếu trên

Bạn miềng theo Tam vương điên (3 em của Lý Thái tông giành ngôi)
Được tha tội chết, đày miền núi xa!

Hồi đó thọ nạn trộm gà
Tra xét nhiều vụ hóa ra tại chùa
Oản xôi chay tịnh nhạt chua
Phật tử mất nết gom mua nhốt lồng

13. Dưới cờ vua Lý Thái Tông
Đánh quân Chiêm ở phía trong mấy lần
Đồng đội mình nát dưới chân
Voi Lào hung dữ đến gần Ái châu (Thanh Hóa nay)

Đánh nhau với Nùng Trí Cao
Phá  mưu Tống nhập ta vào Ung Châu!
Bạn mình bị ném vỡ đầu
Dân Tày chữa trị rất lâu không về


14. Viễn chinh phương Bắc mải mê
Hỏa công đánh phá thành trì hai châu

Một lời nhắn nhủ mai sau :
Bọn mắt một mí quân Tầu lỳ gan
Chúng lao vào lửa cả đàn
Tự thiêu, tự vẫn nhiều ngàn dân binh !

Bao mồ viễn xứ lặng thinh
Trở về Tổ quốc chúng mình chắp tay:
“Cầu Trời phù hộ chúng mày
Ngàn năm sau nữa đất dày phủ lên!”


Như Nguyệt soi dãy Nham Biền
Quách Quỳ xua lính trâu điên trả thù
Sơn lam chướng khí mịt mù
Quân Tống mắc bệnh gà rù H5
Chúng mình trấn ải bờ Nam
Tổ tôm, tá lả, quýt cam, rượu trà

Thái úy chưa đến tuổi già
Đêm đêm màn trướng đàn bà vào thăm

15. Cha xuất ngũ về nuôi tằm
Chiến chinh sứt sẹo được tầm mẫu hai
Miềng đang lùa vịt, quăng chài
Chiều mõ bớ bớ,… sáng mai lên đường
Thương con mẹ ấn hũ tương
Cha cho vài mẹo sa trường tránh tên...

Quân Chiêm xâm lược cuồng điên
Cướp bóc, phá phách, hiếp liền bà xinh!

Dừng chân Nhật Lệ- Quảng Bình
Các o trẻ đẹp ra đình đón quân
Nhiều chú tụ bạ lần chần
Rủ mình đảo ngũ vào dân sống nhờ
Chợt nghe vang vọng câu thơ
Sơn hà Nam quốc mở bờ cõi xa…

Lìa trần trong tiếng hò la
Trận tiền khói lửa quân ta chết nhiều
Giờ đây trong cõi phiêu diêu
Khói hương trần thế mình liều về chơi
Thấy nhiều “ma học” khơi khơi
Bới đất lừa cốt ở nơi dương trần!

(còn nữa)

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Thất (7)


Truyền thông Italia cho biết một chiếc máy bay trực thăng chữa cháy của Italia đã bị rơi tối ngày 27/7; 2 phi công tử nạn


Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 16h57' ngày 25/7 (theo giờ địa phương). Trực thăng quân sự Ấn Độ rơi, 7 người thiệt mạng

Máy bay MD-83 (chuyến bay AH5017) của hãng Swiftair do Air Algerie thuê và vận hành đã mất tích khoảng 50 phút sau khi cất cánh từ thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso vào ngày 24/7 để đến thủ đô Algiers của Algeira, rơi ở Mali

Chuyến bay từ thiện của Mỹ rơi ở Thái Bình Dương ngày 23/7. Phi công 17 tuổi người Mỹ tử nạn. 

MH17 Malaysia Air được cho là bị bắn rơi ở Ukraine hôm 17/7

MH 370   Malaysia Air mất tích 8/3 ở Ấn độ Ddương

Tối 23/7, chiếc máy bay AT R-7   2 của hãng hàng không TransAsia Airways rơi ở Bành Hồ Đài Loan

Vào lúc 7h46 phút ngày 7/7, máy bay trực thăng Mi171 rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

17-7-2014: Trực thăng cứu hỏa Hàn Quốc gặp nạn
14-7-2014: Máy bay quân sự rơi ở Campuchia
24-6-2014: Máy bay A310-300; AP-BGN; Chuyến bay PK756 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan International Airlines (PIA) bị trúng đạn

5-6-2014: Máy bay JH-7 Flying Leopard của Trung Quốc bị rơi

17-5-2014: Thảm kịch xảy ra đối với chiếc máy bay quân sự An-74 TK300 của không quân Lào


Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Nhận xét bài nghiên cứu thực tế chuyên ngành Tài chính –Ngân hàng


Thuận lợi: SV đã học các môn có liên quan, Khoa hướng dẫn chi tiết, đưa ra chủ đề thiết thực để SV lựa chọn. Giáo viên hướng dẫn yêu cầu SV phải có đề cương, GVHD có ý kiến vào từng đề cương, chỉ dẫn tham khảo.
Các Nhóm trưởng tích cực, trách nhiệm, nhắc nhở các bạn làm đúng thời gian, kịp thời gửi đề cương đến giáo viên; gom bài, in ấn giúp các bạn ở xa, nộp bài đúng thời hạn.

Khó khăn: SV có thể chưa làm nhiều thể loại này, vấn đề nghiên cứu sâu sắc đòi hỏi ở trình độ cao, cần nhiều thời gian,…

Điểm mạnh: SV chọn chủ đề, lập đề cương, thu thập thông tin tham khảo liên quan. Một số SV đạt điểm cao đã cố gắng bám sát nội dung, cập nhật thông tin mới đến năm 2013-2014, dẫn chứng sinh động, trình bày mạch lạc (khả năng rút gọn vấn đề, loại bỏ các diễn giải không cần thiết để bảo đảm số trang quy định), có biểu đồ, hình ảnh, bảng biểu rõ ràng; sử dụng một số phương pháp nghiên cứu tích cực như tham khảo nhiều, chọn tư liệu mới, áp dụng mô hình Swot, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp, kiến nghị chặt chẽ sát thực,… Tóm lại, các bạn này chịu đọc, nghĩ, chỉnh sửa, loại bỏ cũ, bổ sung mới trên các nền tảng kiến thức cơ bản đã có.

Điểm hạn chế: Bên cạnh các SV tích cực, còn một số bạn chưa đầu tư thời gian, công sức nên nội dung bài có nhiều thông tin cũ, sơ sài, có mục quá dài không cần thiết; trình bày không đúng quy định, lỗi chính tả rất nhiều do không đọc kỹ (mặc dù giáo viên đã nhắc các bạn in ra, phóng to trên máy tính, đưa bút từng chữ để học và sửa lỗi). Điểm hạn chế chung là các bài viết có hướng mô tả thực tế, ít phân tích chiều sâu về kết quả tích cực, hay hạn chế của đối tượng nghiên cứu, thiếu các kịch bản cho các tình huống dự báo; khi trình bày chưa bám sát tuyệt đối quy định của Khoa. Ở cấp độ bài (tiểu luận) hạn chế nội dung khó tránh khỏi.

Cơ hội: Năm cuối, làm Khóa luận tốt nghiệp, với nền tảng kiến thức, kinh nghiệm của bài nghiên cứu này, các bạn thực tập ở một địa chỉ cụ thể, được hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên, của nơi thực tập sẽ có một khóa luận ấn tượng làm hành trang cho việc làm và học tập sau này. Nhiều SV làm khóa luận tốt có cơ hội thuyết phục nhà tuyển dụng thiện cảm. 

Thách thức: Kết quả các bài nghiên cứu ghi nhận cố gắng bước đầu của các bạn, nhưng ở các cấp độ Khóa luận, nghiên cứu thực tiễn sau này sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn. Do vậy, sự nỗ lực của mỗi SV là quan trọng, quyết định thành công.

Ngay sau bài nghiên cứu này, các bạn cần tiếp tục lựa chọn vấn đề làm Khóa luận; Nên lấy đề tài đã làm thành đề tài Khóa luận, nhưng cần làm mới và sâu sắc hơn, đặc biệt là thực tế ở một ngân hàng cụ thể, một doanh nghiệp, một đơn vị,…

Trân trọng chỉ đạo hướng dẫn của Khoa, cố gắng của các bạn.
GVHD

Hướng dẫn bài nghiên cứu thực tế chuyên ngành Tài chính –Ngân hàng


Các bạn thân mến!
Nội dung quan trọng nhưng trình bày phải chú ý đúng mẫu (xem ảnh dưới).


 
Hướng dẫn bài nghiên cứu thực tế chuyên ngành Tài chính –Ngân hàng

I. Yêu cầu về nội dung
-Bài nghiên cứu thực tế thực hành chuyên ngành cần thiết đối với sinh viên sau khi học xong một, một  số môn học. Đó là thu hoạch, lợi ích của người nghiên cứu; biến những gì đã học, phát hiện cái mới thành của riêng.Tạo dấu ấn tri thức cho bản thân.
-Nội dung của nghiên cứu phải liên quan đến môn học, tổng hợp lý luận cơ bản, khảo sát thực trạng, góp phần giải đáp khó khăn thực thế, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về vấn đề khoa học thuộc môn học, tự tin khi bước vào công việc thực tế.
-Người nghiên cứu cần phải đưa ra những ý kiến riêng của mình, cách trình bày mạch lạc rõ ràng, thuyết phục. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp, liệt kê các tài liệu và ý kiến có sẵn. Phải xử lý các tài liệu và trình bày theo cách riêng. Không được sao chép.
II. Yêu cầu về hình thức: Theo hướng dẫn của Khoa. Hình thức thể hiện phương pháp diễn đạt có kết cấu logic, trau dồi các kỹ năng trình bày văn bản chữ, biểu bảng, sơ đồ, đồ thị,...
Chất lượng Bản báo cáo nghiên cứu gồm: NỘI DUNG tốt - KẾT CẤU chặt chẽ- TRÌNH BÀY chuẩn.
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
+ Xác định đề tài
+ Tập hợp thông tin
+ Lập đề cương
+ Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu
+ Hoàn thiện nội dung, hình thức.

1: Xác định đề tài
Chọn đề tài trong “ Danh mục các vấn đề định hướng nghiên  cứu viết thực hành chuyên đề ngành TC-NH năm 2014” của Khoa- xem ảnh
và gợi ý của giảng viên.
Chú ý khi chọn đề tài:
- Gắn với nội dung các môn đã học, không chọn đề tài quá khó, phức tạp vì thời gian có hạn. Nên chọn những đề tài liên quan đến nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước, chính sách tài chính,… các đề tài có tính phát hiện.
- Là lĩnh vực mà mình hiểu biết, yêu thích, những đề tài thuộc chính sách tiền tệ, tín dụng, tài chính, quản trị ngân hàng thương mại,… mà nền kinh tế Việt Nam đang chú ý.
- Chọn đề tài để tiếp tục phát triển sâu hơn khi viết Khóa luận Tốt nghiệp, bổ ích khi làm việc và học tập sau này.
- Trong “Danh mục,…” phạm vi là quốc gia nhưng có thể chọn ở một địa chỉ cụ thể như một Ngân hàng thương mại (chi nhánh), tổ chức tín dụng, hoặc vấn đề chuyên ngành TC-NH trên một địa bàn; một vấn đề kinh tế- xã hội liên quan mật thiết đến ngành TC-NH. Tên đề tài có thể không giống như “Danh mục”.

2. Tập hợp thông tin
Tìm các tài liệu liên quan đến đề tài, ưu tiên tài liệu liên quan trực tiếp.
Các nguồn tài liệu: Giáo trình chuyên ngành, bài giảng, bài ghi, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học, báo cáo chuyên đề...đã có và lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet, tài liệu của những người có kinh nghiệm liên quan đến đề tài.
Lập bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả (bảng chữ cái), tên tài liệu, năm, đơn vị xuất bản...Chú ý lập các Files trên máy tính.
Đọc và đánh dấu những nội dung thiết yếu, trích dẫn theo quy định, diễn đạt cô đọng theo cách hiểu mà không được sao chép tất cả vào bài nghiên cứu.
Các nguồn tin cậy: Văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan (Web Bộ Tư pháp); Ngân hàng NN Việt Nam, các Ngân hàng Thương mại, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê); Báo cáo của Quốc hội và Chính phủ, Tổ chức quốc tế (WB, UNDP); Các cơ quan nghiên cứu của các Trường như Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện khoa học của Ngân hàng NNVN và các Bộ, Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam,...Báo và tạp chí chuyên ngành như Thời báo: Ngân hàng, Tài chính, Kinh tế Việt Nam; Báo Đầu tư; Các Web chuyên như Gafin, Cafe, Web Hiệp hội Ngân hàng,…Thời báo Kinh tế Sài gòn,….Các kho tư liệu khác. Chú ý khai thác tư liệu theo các cụm từ khóa (keyword) liên quan đến chủ đề.
3. Lập đề cương
Lời mở đầu. Tóm tắt theo các ý sau:
-  Tính cấp thiết của đề tài
-  Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu (Đây chính là chủ đề chuyên ngành I,…VI trong danh mục, xem ảnh)
- Phạm vi nghiên cứu (Đối tượng nghiên cứu ở đâu, thời gian, tập trung vào vấn đề gì)
-Phương pháp nghiên cứu
-Đóng góp của đề tài: Làm rõ vấn đề lý luận gì? thực trạng, kiến nghị cho đối tượng và phạm vi nghiên cứu, hoặc đưa ra phương pháp nghiên cứu mới.

  Các phần tiếp đánh số 1,2,3 theo mẫu của Khoa:
1.TỔNG QUAN,… hoặc NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN (…về đối tượng nghiên cứu)
1.1.Khái niệm…: Cô gọn vào đối tượng nghiên cứu, sử dụng tài liệu, giáo trình chuẩn, các văn bản pháp quy hiện hành.
1.2. Cơ chế; Phương thức hoạt động, phân tích ưu nhược điểm; Kết quả sản phẩm, dịch vụ,…: Đây là phần quan trọng để làm rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Mục này nên có sơ đồ minh họa để giảm chữ.
1.3. Vai trò, ý nghĩa,… của đối tượng nghiên cứu: Mang lại lợi ích gì cho các bộ phận có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhấn mạnh lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường,…
1.4.Kinh nghiệm quốc tế  : Kinh nghiệm trong nước nếu đối tượng là một đơn vị cụ thể.
Phần 1, trình bày ngắn gọn theo cách hiểu, tập trung vào những vấn đề cơ bản, các công thức chính, các mô hình phổ biến,…

2.THỰC TRẠNG
Phần 2 cụ thể hóa Phần 1 bằng thực trạng đã và đang diễn ra:
2.1. Khái quát thực tiễn của (đối tượng nghiên cứu) ở (Việt Nam hoặc một đơn vị nghiên cứu) từ năm...đến …(năm gần nhất 2012,2103, 2014).
Vẽ được sơ đồ tổ chức, sơ đồ vận hành; Lập bảng thu gọn trên cơ sở số liệu thu thập, dùng bảng vẽ biểu đồ có số liệu để minh chứng kết quả cụ thể, có nhận xét so sánh, phát hiện ra đặc điểm riêng.
Chú ý tham khảo quy định pháp lý, chính sách biện pháp của cơ quan quản lý nhà nước; Kết quả của các đơn vị thực hiện đối tượng nghiên cứu.

2.2.Các ưu điểm (nhận định rút ra từ 2.1) và nguyên nhân. Mục này có tính chất khẳng định giá trị tích cực của đối tượng nghiên cứu.

2.3.Các hạn chế (nhận định rút ra từ 2.1) và nguyên nhân. Đây là nội dung quan trọng cho mục giải pháp.

3. GII PHÁP VÀ KHUYN NGHỊ
Trên cơ sở phần (THỰC TRẠNG) đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến nghị để duy trì và phát triển những kết quả, khắc phục hạn chế. Phần này có thể gồm các mục nhỏ sau:
3.1.Các xu thế, định hướng phát triển….: Tóm tắt yêu cầu của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế với đối tượng nghiên cứu; Yêu cầu hiện đại hóa của đối tượng nghiên cứu. Tham khảo các văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án của cơ quan Nhà nước, các đơn vị kinh doanh trong ngành TC-NH về đối tượng nghiên cứu.

3.2.Các giải pháp
Viết theo quan điểm của cá nhân, đề xuất giải pháp mới, công thức mới, mô hình và cách vận hành mới, phương pháp đánh giá (tiêu chí) mới,… để khắc phục hạn chế, giải quyết vướng mắc (2.3), phù hợp với xu thế phát triển (3.1). Cần lập luận tính khả thi, nêu ra những thuận lợi khó khăn khi áp dụng các giải pháp.

Đây là nội dung quan trọng, tìm ra cách làm mới hiệu quả hơn, khác những gì đang làm.

3.3. Khuyến nghị
Thực trạng tích cực đúng đắn cần tiếp tục thực hiện, nhấn mạnh những cách làm tốt; Đưa ra những đề nghị sửa đổi cơ chế chính sách theo kinh nghiệm tốt (quốc tế, trong nước). Thông thường mục này gồm các khuyến nghị:
3.3.1. Đối với đối tượng nghiên cứu với tư cách là bên cung các dịch vụ hàng hóa của ngành TC-NH

3.3.2. Đối với đối tượng nghiên cứu với tư cách là bên cầu các dịch vụ hàng hóa của ngành TC-NH

3.3.3. Nhà nước: Cơ quan quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ khác, Quốc hội sửa, ban hành Luật, chính sách gì để tạo điều kiện (3.3.1; 3.3.2) phát triển thuận lợi.

Chú ý tổng hợp những khuyến nghị đang là yêu cầu của nền kinh tế mà các cơ quan, chuyên gia đã công bố; ý kiến riêng của người nghiên cứu.

Kết luận nghiên cứu: Nghiên cứu của tác giả đã giải quyết được những gì:
 -Nhận thức hệ thống lý luận, phát hiện thực trạng, giải pháp mới, khuyến nghị tích cực;
-Giúp tác giả tiếp tục làm gì (viết khóa luận, nghiên cứu sâu hơn, những hạn chế cần tiếp tục làm rõ).
Phần Kết luận có thể đặt thứ tự như : Thứ nhất,… Thứ hai,… hoặc đặt số (1), (2)….

Về số lượng trang chính của Báo cáo :
Trên 20-<30 trang (chữ bảng biểu, sơ đồ) phân bổ:
-Lời mở đầu: 1- <2 trang
-Mỗi phần 1,2,3 bình quân 6-8 trang;  Số trang của các mục lớn, nhỏ nên gần bằng nhau.
-Kết luận : 1 trang





Xem danh mục các vấn đề định hướng viết báo cáo thực hành chuyên ngành TC-NH 2014


 Các vấn đề khác:
- Mối liên hệ giữa lạm phát và lãi suất, thực trạng và đề xuất cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hành Nhà nước, vận dụng ở ngân hàng thương mại.
- Các nghiệp vụ cơ bản của Chi nhánh ngân hàng thương mại (tên Chi nhánh) thực trạng và kiến nghị.
- Cung cầu tín dụng, giải pháp tăng trưởng chất lượng tín dụng hiện nay.
- Tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tín dụng tiêu dùng, thực trạng và giải pháp tăng trưởng.
- Chăm sóc khách hàng của ngân hàng thương mại, thực trạng và giải pháp cạnh tranh.
- Ngân hàng đấu tranh với nạn cho vay nặng lãi, tín dụng tự phát,...
- Tín dụng vi mô ở Việt Nam- thực trạng và giải phát phát triển...
------------------
MẪU TRINH BÀY