Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Quân đội nhân dân Việt Nam với những cuộc viễn chinh hào sảng


Hôm nay 72 năm thành lập Quân đội NDVN.
Dẫu thế nào thì tôi luôn tự hào về đội quân mình đóng lính những năm chiến tranh.
Cuộc chiến hoành tráng về thời gian và chiến trận trong nước và ở nước ngoài.
Viễn chinh tức là quân đội đi chiến đấu ngoài biên giới, một vấn đề rất phức tạp về luật pháp quốc tế, gian khổ vì xa hậu phương, thi vị bí tráng đỉnh rồi. Chiến đấu trên đất lạ chẳng có gì lạ với quân đội đế quốc, quân đội đánh thuê, quân đội các cường quốc không phân biệt thể chế chính trị. Và chúng ta không ngoại lệ.
Mấy ông VNCH cờ vàng nói rằng Bắc xâm Nam cho vui, chứ tháng 8/45 QĐVN đã có mặt trên toàn lãnh thổ bảo vệ chánh quyền VNDCCH mà ông Cụ tuyên ở Badinh square. Năm 46, Quân Anh giải giáp Nhật, ông Pháp gây hấn thì quân đội ông Cụ lên ga Hàng Cỏ vào bắn đòm chứ mấy ông Namky quốc của Bảo đại và thổ phỉ Bình Xuyên, Hòa Hảo,… chờ thời theo giặc. Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) đệ của tư lệnh Nguyễn Bình ở chiến khu Nam bộ cao hứng vung đao mà rằng “Từ độ mang gươm đi mở cõi / Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long ” nghe xa xôi hoài vọng.
Tiễu phỉ, chiến Tưởng bên Trung quốc
Năm 1949, cùng với quân giải phóng Trung quốc, Quân đội Việt Nam vượt biên giới giúp Mao truy quyét bọn tàn quân Tưởng, quy mô cao nhất là Trung đoàn hướng Quảng Đông và trên toàn tuyến.
Quân Tưởng sắp thua chúng làm phỉ trên đất Việt Nam khá tàn bạo, thực ra từ năm 1941 chúng đã mò sang giúp Việt Minh đánh Nhật nhưng hôi của kinh vật, vào Miền Bắc chúng quậy phá đánh chén rất ác liệt, đến 26/3/46 chúng ký Hiệp định Trùng Khánh với Pháp coi như đổi chiến lợi phẩm Bắc Việt lấy lại phần tô nhượng cho Pháp, Chúng rất bố láo.
Người lính già mà Kiểm gặp từng kể, khi ông sang đánh Tưởng ở vùng Bát vạn thập sơn hùng vĩ, quân Tưởng đòm mấy phát rồi chạy biến, quân ta tiến sâu vào các vùng theo thỏa thuận. Dân thiểu số Tàu (Hồi) kinh lắm, lính ta phải ngủ vườn đồi rừng vì vào nhà dân là chúng thịt, mà giết dân chúng không được. Bọn tộc thiểu số này chiến lại các loại quân từ Tưởng, Mao, đến quân cụ mình. Âm thầm chiến, bỏ mạng rồi trở về…đến nay ít người nhắc đến cuộc viễn chinh thông biên giới năm 49-50. Lão cụ CCB gật gù nhớ, khen những người lính áo trấn thủ, mũ nan, giầy rách bướp vượt qua các vùng núi non chiến, đuổi quân Tưởng về hướng quân Mao phục kích tiêu diệt.
Tây Tiến khúc bi tráng miền Tây
Cao bồi miền Tây Mỹ chăn bò, đào vàng, săn bắt và cướp bóc chạ là gì so với các ông lính (trong Tây Tiến của Quang Dũng) đi từ Hà Nội, Tây Bắc, Quân Khu IV sang Trung và Bắc Lào phục địch ở các nương rẫy núi đồi tím ngát hoa anh túc (thuốc phiện), vượn hổ đầy rừng cướp đồ của lính ta, tao nhã và thi vị nào bằng. Có người linh Kiểm gặp, từng bị thương lăn từ núi đồi núi cao xuống càng đau đớn hơn kém gì quân Ngụy của Đặng Ngải vượt núi Âm bình đánh vào Thành Đô của nhà Thục.
Bài Thơ Tây tiến thành sử thi bi tráng nhất của cuộc viễn chinh đầu tiên của Quân đội VN. Nhờ đó mà CM ông Lào nay trỗi dậy, quan trọng là xiết lại vòng vây ngoại biên của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, trước đó chiến dịch biên giới Việt Lào, Phông sa lỳ “rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Năm Kiểm đòm ở Lạng Sơn, hai bên biên giới mộ mới đất còn hằn vết cuốc xẻng, bi thương quá.
Các tướng Pháp bị Mit-tơ-răng chửi khi ông đến thăm chiến trận xưa. Tại cửa hầm Đờ cát, TT Pháp chửi bằng tiếng Việt “Đù mẹ chúng nó bố trí thế ngày thua là phải”. Người Goloa từng cõng cừu lên sườn Anpơ nuôi thả và đóng bánh bơ pho mát lăn xuống núi từ thế kỳ 13 sao người Việt lại không biết cõng gạo, tháo đại bác khênh lên núi?
Cuộc Viễn chinh dằng dặc phía Tây,Tây Nam
Năm 1969- 1970, chiến tranh mở rộng Đông Dương nhằm tiêu diệt quân đội Việt Nam và chính quyền Bắc Việt (cách nói của đối phương). Chưa có thời kỳ nào mà quân đội VN chinh chiến bát ngát từ trong ra ngoài trên toàn bán đảo Đông Dương. Với mật danh mặt trân B-C-K, B chia ra nhiều loại.
Mặt trận C (Lào) lính ta đi trong rừng đại ngàn cùng voi rừng vòi dài như thân chuối Tây rình cướp đồ quật lính. Trời Xiêng Khoảng, hồn quân Nam trú ngụ/Cánh đồng Chum, xương máu Việt vun vùi! Lính ta chiến với linh Coong le, Vàng Pao, Mỹ và lính Thái Lan, VNCH còn gì hảo sảng bi tráng suốt hai mươi năm trời. Một Trung tá TC2 nằm vùng ở Bắc Lào và Viêng Chăn từ 1962 đầy kỷ niệm với các trận chiến búa sua, nhiều lúc chiến đối phương mà sau đó mới biết chúng thuộc quân Coong le, Thái hay Vàng Pao và quân ông Thiệu…Trời Xiêng Khoảng trong xanh, tàu bay Mỹ Thái Lào Thiệu rợp trời, chúng lùng sục nhả bom đạn vào từng gốc cây, nhìn rõ mặt từng ông lính quân đội Việt Nam. Một người lính trở về kể, bạn anh nằm ngữa ở cánh đồng Chum, giương súng bắn đòm đòm lên máy bay thì bị chúng đòm lại, bi tráng quá. Thầy giáo Tính (CVA) rời bục giảng đi lính 66 kể, 8 năm mặc áo người Lào, lính Pathet trở về chẳng giấy tờ gì, được truy lĩnh phụ cấp rồi xin việc chật vật, chầy trật, ông từng viết truyền đơn tiếng Lào và phiên dịch cho các cán bộ Lào bí mật từ Trung quốc về và ông biết rõ mật danh của mặt trận Xiêm (X) mà những cố vấn lạ đã đến, Mặt trận M (Miến) đã dự định nhưng không liên lạc được với lực lượng CS Miến?. Những tiểu đoàn hỗn hợp Việt Lào, lính rách rưới, đói khát ngụ trong những cánh rừng Thượng Lào như tắc-răng, thật là phi thường hơn hẳn các nhóm quân Nhật thất trận ngụ trên đảo Lu-rông Philipine!
Người lính Bắc 15 năm hành quân đường Tây Trường Sơn qua đất Lào, lượn vào đất Việt, đến biên giới Tây Nam trên đất Campuchia chiến với quân Mỹ, quân VNCH lấn chặn. Rồi đánh nhau với quân Lonlon, quân Thái Lan trợ chiến quân Mỹ. Chúng rất nhát, nhưng có vài ổ đề kháng toàn đầu trọc áo cà sa chiến dữ dội…Nhiều anh em sống với dân Miên, dân Hoa kiều bên Cam trong những cánh rừng cao su, đi gặt lúa, mua lại xăng của lính VNCH đi càn bán chui cho dân, chạy xe honda 67 tao nhã dưới tán đồn điền cao su. Khi tiến về giải phóng Sài gòn thì Khơ me đỏ ào tới để rồi cuộc chiến tràng kỳ suốt 10 năm (79-89) trên đất bạn. Những bức thư gửi ra Bắc, có người viết "con đang ăn lương khô ở ven sân bay Pochentong".

Tháng 10 năm 1978, những đồng đội của Kiểm chia tay nhau đi theo tiếng gọi của Mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân đưa con xuôi Nam ngược Bắc.
Gió heo may về Hà Nội năm 78, là lúc đồng đội vượt sông Mê Kông chiến Polpot, người lĩnh viễn chinh (ta gọi là tình nguyện quốc tế) không khỏi ngơ ngác trong làn khói súng mờ tan hiện lên ngôi chùa Cam, đền Ăng co với những tượng 4 mặt kiểu Bayon, vũ nữ múa Apsara mà bao thế hệ sờ vào bầu vú, đùi đá bóng lên. Một vài ông lính lần mò tìm vàng, vàng chẳng thấy đâu gặp những giếng nước hồ đầy xác, ù té chạy, la hét lên.
Mưa phùn Tết năm 79, hướng về phía Bắc, tinh mơ đoàn xe nhà binh qua Thành phố Hà Nội quê hương, những lá thư bay xuống ven hồ công viên Thống Nhất thi vị, tráng ca như những năm tháng đoàn quân ta tiến vào Miền Nam.
Cuộc chiến sử thi này còn ngâm đọng trong các thế hệ viễn chinh. 10 năm không mờ nhạt. Các ổ đề kháng của Polpot chúng nã hỏa lực khủng, chúng bắt và hành thích binh lính ta và chúng phải trả giá cho những cuộc tập kích không thành,…Ác liệt và dai dẳng, đã có sỹ quan binh lính ta quá bộ sang Thailand để đi Gianadai biệt tích. Chiến hào, doanh trại lính mình có cả những cụm phanh xe đạp, mảnh vải để may quần nếu còn sống sẽ mang về quê hương. Một trung đoàn quá bộ sang chợ Thái nhặt luôn quần áo dân sự mặc vào toàn đồ Âu, hút thuốc Samit, để tóc dài,… gọi là Trung đoàn Canada. Hãy tha thứ, cuộc viễn chinh nào cũng thế mà thôi.

 “Những trận chiến trào dâng như ngọn thác
Bụi mịt mờ khói tỏa những miền xa,…
Máu tình nguyên xanh cánh rừng Đăng rếch,…
Trường Sơn ơi! Ta yên nghỉ đại ngàn”

Lịch sử chiến tranh đa phần ác liệt ở “PHÍA TÂY”, Việt Nam không khác. Tây Tiến chiến Pháp, Tây Bắc và Tây Nam chiến trên chiến trường Vạn tượng và Thốt nốt. Những chiến sỹ tình nguyện đã ngã xuống thành đất ngoài Tổ quốc, bồi đắp cỏ cây trên nước Lào, Campuchia. Nấm mồ viễn xứ 20 năm sau dưới bụi tre rừng bạt ngàn, nắm đất ôm chiếc đồng hồ của người mất ghi lại thời gian.
Viễn chinh không có gì lạ với quân đội NDVN. Khả năng tác chiến và phối hợp khá tốt. Có những đơn vị độc lập, kiên cường trụ chiến bảo toàn quân số. Các cố vấn quân sự của ta kém gì hàng cố vấn ngoại từ Mỹ, Nga, Tàu từng đến Việt Nam.
Cuộc chiến đã bào mòn sức lực của mấy thế hệ. Không thể khác, chẳng thể nào vặn ngược thời gian về quá khứ để sửa dại học khôn!
Cuộc viễn chinh của quân đội nước ngoài đến Việt Nam mới là khủng, chí ít đến gần 10 quốc gia cho quân đi chiến và hàng chục dân tộc có lê dương.
-----
(*) Hào sảng đơn giản là sự cho đi mà không tính toán. Hào sảng là không tham lam, không ích kỷ, không cá nhân chủ nghĩa."
-Đài tưởng niệm Liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào tại cao nguyên Boloven, huyện Paksong, tỉnh Champasak - Nam Lào là một trong 4 tượng đài được xây dựng trên đất nước Lào nhằm tri ân các anh hùng liệt sỹ Việt Nam – Lào đã hy sinh trong những năm tháng đấu tranh giải phóng của hai dân tộc.
-Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Campuchia - Việt Nam tại tỉnh Stung Treng thuộc vùng đông bắc Campuchia được khánh thành. Đài này và nhiều tượng đài quân tình nguyện Việt Nam được xây dựng khắp Campuchia là những biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước và lòng tri ân các chiến sĩ Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng.-Đài tưởng niệm liệt sỹ Thập Vạn Đại Sơn tại Thủy Khẩu (Trung Quốc)


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

PHƯƠNG PHÁP CHIA LÃI CHO XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ

Lời dẫn: Hôm nay Thế giới hơn 1 tỷ xã viên, chủ yếu ở Phương Tây: Mỹ rất mạnh về HTX dịch vụ điện,
Canada mạnh HTX trường học, dịch vụ y tế, Đức HTX dịch vụ tổng hợp (ví dụ chuyên giặt là, sửa chữa, thu gom đồ cũ bán cho nhau), Pháp giỏi HTX nuôi lợn, bò béo sạch, Thụy điển mạnh HTX siêu thị, HTX nhà ở (đóng tiền tích điểm mua nhà, chuyển nhượng cho nhau, xây nhà bán giá mềm và tự quản), Hàn hướng mạnh HTX bao tiêu gắn với doanh nghiệp khác; Đài loan hướng vào HTX nông nghiệp (nông hội) . Việt Nam, Tàu khá về HTX nông nghiệp; các nước nghèo như Nam Á, Mỹ La Tinh chú trọng nông nghiệp và thủy sản, dịch vụ đầu vào ra cho nhóm nghèo,...Ví dụ Bangladesh mạnh về tín dụng nhỏ.
Tư tưởng HTX bắt đầu từ Ô-oen (Robert Owen (14 tháng 5 năm 1771 - 17 tháng 11 năm 1858), ông nhìn thấy điểm xấu của mô hình kinh tế tư bản, Ông muốn xây dựng HTX để lợi ích chia cho cần lao, nhưng ông lại muốn cạnh tranh với tư bản. Chính quyền Ăng lê bảo ông sang Mỹ, ông sang đó, Mỹ cho làm thoải mái nhưng không thành công, Về Anh ông hy vọng chơi chứng khoán lấy vốn, chuyển đổi mô hình công ty tư bản sang HTX, chán ông phát tiền cho người già, trẻ em, người ốm, sau ông cung ốm đau ôm hoài bão kinh tế hợp tác, HTX.

Các kinh tế gia Mc xít phát triển mô hình HTX nhưng đã chính quyền hóa và hành chính hóa HTX cho mục tiêu của Chính đảng, chính quyền, nó chưa đúng với tinh thần "kinh tế cộng đồng". Một thời ở Nga có Nông trang xô viết, Công xã 
Trung Quốc, HTX nông nghiệp ở Việt Nam kiêm luôn việc của chính quyền.

KInh tế cộng đồng -
Community Economic là các nhóm sở thích, chung và chia lợi ích giúp đỡ nhau, liên kết với các nhóm để bảo vệ các giá trị lao động và nhân văn trong một thế giới canh tranh kinh tế-xã hội.

Ông là cha đẻ của tư tưởng Community Economic- kinh tế công cộng đồng (khác kinh tế công cộng và tài chính công). Lịch sử gọi ông là ông tổ HTX.
Vương quốc Anh, quê hương của HTX-----

Luật Hợp tác xã năm về phân phối lãi: Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của HTX được phân phối như sau: Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế; Trích lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và các quỹ khác của HTX; chia lãi cho xã viên theo :
vốn góp,
công sức đóng góp của xã viên
và phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.



Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, nhu cầu tích luỹ để phát triển HTX, Đại hội xã viên quyết định cụ thể tỷ lệ phân phối lãi hàng năm vào các quỹ và tỷ lệ chia lãi cho xã viên. Xin trao đổi phương pháp chia lãi cho xã viên như sau:

(1) Gọi T1 là tổng vốn góp thực tế của xã viên theo Điều lệ và mức phân bổ vốn huy động. Gọi Vxv1, Vxv2, Vxvs là vốn góp thực tế của xã viên thứ nhất, thứ hai, sau cùng (Vxv1, Vxv2, Vxv, trong đó vốn góp vào vốn điều lệ phải nhỏ hơn 30% vốn Điều lệ). T1= Vxv1+Vxv2 +...+ Vxvs . Các đơn vị vốn, tiền công, giá trị hàng hoá, dịch vụ được quy đổi ra đồng Việt Nam.

(2) T2 là tổng tiền công của xã viên làm việc theo hợp đồng với HTX. Gọi Cxv1, Cxv2, Cxvs  là công sức của xã viên thứ nhất, thứ hai, sau cùng tính theo bảng lương, tiền công các khoản thu nhập do HTX trả quy ra đồng Việt Nam. T2 = Cxv1 + Cxv2 +…+Cxvs.

(3) T3 là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ xã viên sử dụng (mua) của HTX. Gọi Dxv1, Dxv2, Dxvs là giá trị dịch vụ, hàng hoá của xã viên thứ nhất, thứ hai, sau cùng mua của HTX, tính theo phiếu, hoá đơn bán hàng, hợp đồng vay, phiếu thu dịch vụ, các hình thức thanh toán quy ra đồng Việt Nam. T3 = Dxv1 + Dxv2 +…+Dxvs.

(4)  T là tổng của: vốn góp thực tế theo Điều lệ của HTX và vốn huy động, tổng tiền công của xã viên, tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ xã viên sử dụng của HTX. T= T1 + T2+ T3

(5) Gọi L là tổng số lãi được chia cho xã viên.

(6) Gọi l là mức chia lãi bình quân cho một đồng xã viên góp vốn, công sức, mức sử dụng hàng hoá dịch vụ. l = L : (T1+ T2+ T3)

Lãi mà mỗi xã viên được HTX chia là: Xã viên thứ nhất bằng : = l  x ( Vxv1 + C xv1+ D xv1); Xã viên thứ hai  bằng : = l  x ( Vxv2 + C xv2+ D xv2); Xã viên sau cùng bằng : = l  x ( Vxvs + C xvs+ D xvs).

Trường hợp cần khuyến khích vốn góp, hay công sức, hoặc mức sử dụng hàng hoá dịch vụ trong năm do Đại hội xã viên quyết định tỷ lệ của từng loại trong tổng lãi được chia trên cơ sở đánh giá đóng góp của từng loại. Ví dụ như mua bán vật tư chỉ dùng vốn huy động thì tăng tỷ lệ chia lãi cho xã viên góp vốn huy động vào hợp đồng kinh doanh vật tư.

Ví dụ: HTX A chia lãi bình quân theo T:
- Vốn Điều lệ là 70 triệu đồng vốn huy động là 30 triệu đồng, T1 = 100 triệu đồng;
- Tổng tiền công của xã viên làm việc theo hợp đồng với HTX là T2  =21 triệu đồng;
- Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ xã viên sử dụng của HTX theo phiếu, hoá đơn mua hàng là T3 = 108 triệu đồng.
- T= T1+ T2+T3 = 229 triệu đồng.

Trong năm 2008 hoàn thành nghĩa vụ thuế, trả tiền công, trả lãi nhà đầu tư bên ngoài góp vốn theo Điều lệ HTX,  tổng lãi được chia cho xã viên là  L = 25 triệu đồng.

Đại hội xã viên quyết định chia lãi theo theo T, mức chia lãi cho một đồng đóng góp là l.

     l =  L: (T1+ T2+ T3) = 25 triệu đồng: 229 triệu đồng = 0,1091703 đồng

Mỗi đồng vốn góp, công sức, sử dụng hàng hoá dịch vụ của HTX đều được chia  0,1091703 đồng lãi.

Phương pháp chia lãi  trên có ưu điểm:

(1) Đã xem xét đến việc góp vốn Điều lệ, góp vốn huy động của xã viên (tiên quyết) để tạo vốn cố định và vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, nhưng sẽ có lợi cho một người góp nhiều vốn điều lệ (29,9%) và vốn huy động, thậm chí có người nhờ người khác góp vốn nếu biết khả năng sinh lời của kinh doanh, nhưng thua lỗ, rủi ro, thiệt hại,... phải giải thể thì các xã viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình, có thể không thu hồi đủ vốn góp, đây là nguyên tắc người góp vốn được hưởng lãi từ kết quả kinh doanh chung. Người có vốn có thể không lao động trực tiếp (người già, người giàu, người làm việc khác, người thực lợi) nhưng vẫn sử dụng dịch vụ của HTX cho gia đình xã viên. Trường hợp ở Thái Lan, nhà vua dùng quỹ hỗ trợ Hoàng gia góp vốn có thời hạn vào HTX sau đó rút vốn góp vào HTX khác và để lại lãi cho HTX là một gợi ý tốt đối với hoạt động tài trợ của các Quỹ, các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.

Cảnh báo nguy cơ, người quản lý vốn tiêu lạm vốn do chi  tiền công, phí vận tải, kho bãi, quản lý phí… vượt định mức; nhận hoa hồng quá mức của người bán, người  mua làm giảm lãi! Thực tế điều này đã từng xảy ra ở các dịch vụ mà bên bán khuyến mại như phân bón, giống, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm, vật tư, hàng tiêu dùng,…khiến cho xã viên không muốn mua hàng hoá dịch vụ của HTX. Thực tế mức độ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của HTX dịch vụ nông nghiệp rất thấp, không có sức cạnh tranh với doanh nghiệp, hộ buôn bán. (Hiện nay HTX bảo đảm các dịch vụ làm đất: 3,3%; bảo vệ thực vật : 2,2%; Thú y: 9.2%; Phối giống gia súc, gia cầm: 0,7%; Bán sản phẩm nông nghiệp: 1,3 %; cung cấp thông tin thị trường: 2,6%; đa số là các hộ nông dân tự cung, tự cấp các khâu sản xuất-tiêu thụ- Báo cáo của Trung tâm Phát triển nông thôn- RUDEC,2007).  Nhiều HTX làm tốt dịch vụ đầu vào, ra đã giữ được xã viên quan hệ mua bán lâu dài, ổn định thị trường đến mức xã viên không mua bên ngoài những thứ mà HTX có, đây là nguyên tắc giữ khách phổ biến của kinh doanh theo cơ chế thị trường.

(2) Động viên người góp công sức lao động trực tiếp và lao động quản lý, sau khi họ được hưởng tiền công đầy đủ vẫn được chia lãi theo số tiền công đóng góp, đây là nguyên tắc phân phối lại.

(3) Khuyến khích việc sử dụng hàng hoá dịch vụ của HTX tạo doanh thu trực tiếp sinh ra lợi nhuận của HTX, người nào mua, sử dụng nhiều được chia lãi nhiều, đây chính là nguyên tắc truyền thống của các HTX. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nếu xã viên được hưởng với giá thấp thì không chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ.

Lãi được chia cho xã viên là kết quả của nhiều hoạt động của xã viên, không thể chia lãi cho riêng người góp vốn, riêng cho người góp công, hay chỉ theo mức độ sử dụng dịch vụ.

Nhược điểm của phương pháp trên: Khi cộng tiền công, giá trị sử dụng dịch vụ năm tài chính với vốn góp từ những năm trước là không hợp lý. Có thể xử lý bằng cách: (1) Quy đổi vốn góp ra giá trị thực của năm tài chính theo nguyên tắc lấy vốn góp nhân (x) với tỷ lệ lạm phát của các năm tính từ năm góp vốn. (2) Tham khảo giá chuyển nhượng vốn góp mà xã viên được phép chuyển nhượng nội bộ. Ban Quản trị HTX lập hội đồng định giá, hoặc thuê tư vấn xác định hệ số quy đổi vốn góp để chia lãi.

Ưu điểm của phương pháp trên là cơ bản vì HTX là loại hình kinh tế tập thể, ở đó xã viên đã chia sẻ lợi ích cho nhau, cùng góp vốn, cùng góp sức, cùng tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của HTX và cùng hưởng thành quả, đó là nguyên tắc: tự nguyện-dân chủ, bình đẳng-tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi- tự quyết phân phối thu nhập.

Trên thực tế, HTX có thể không chia lãi cho xã viên bởi những lý do: Vốn góp được bảo toàn và phát triển, tiền công được trả đầy đủ, xã viên được sử dụng dịch vụ, mua hàng hoá giá thấp, bán hàng hoá dịch vụ cho HTX với giá cao hơn thị trường; HTX quy định toàn bộ lãi được chuyển vào các quỹ.

Phương pháp chia lãi cần đưa vào quy chế của HTX được Đại hội xã viên thông qua, phương án chia lãi đến từng xã viên được công khai, niêm yết tại trụ sở, hoặc gửi tới các tổ đội.

HXT hướng vào lợi ích kinh tế của xã viên nhưng lợi ích đó phải định lượng bằng giá trị. HTX không chạy theo lợi nhuận tối đa bằng mọi giá nhưng HTX kinh doanh trên thị trường phải có lãi tối đa; phục vụ xã viên phải hoà vốn, lãi vừa phải chứ không phải là bao cấp cho xã viên, trường hợp hỗ trợ xã viên nghèo khó phải có quy định rõ và kiểm soát vốn vay, vật tư ứng trước, chỉ dẫn cách làm ăn.

Các khoản hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức cá nhân hình thành tài sản không chia, tài sản đó cùng với các nguồn hỗ trợ khác như vay vốn lãi suất thấp từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, các tổ chức tín dụng khác,…giúp HTX giảm chi phí sản xuất, kinh doanh giảm giá dịch vụ, sản phẩm bán cho xã viên chứ không phải là lợi ích của số ít người.


Quy chế của HTX càng rõ ràng thì việc hạch toán, phân phối lãi càng thuận lợị, các Ban quản trị HTX cụ thể hoá, công khai hoá nguyên tắc phân phối lãi sẽ tự tin hơn khi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh./.

24 MÔ HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ

HTX được kinh doanh tất cả những ngành mà pháp luật không cấm, HTX kinh doanh ngành nào phải chịu quản lý nhà nước về ngành đó, được hưởng những ưu đãi và thực hiện nghĩa vụ như các doanh nghiệp khi tham gia thị trường. HTX được hưởng những chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước Trung ương và quy định của địa phương, HTX có những quy định riêng về, nghĩa vụ, lợi ích của xã viên,... Dưới đây xin giới thiệu phác thảo một số mô hình HTX theo ngành.
1. HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp
-  Xã viên: Dân cư, các pháp nhân trên địa bàn, khách hàng ổn định
-  Sản phẩm, dịch vụ: Theo nhu cầu của xã viên và thị trường
-  Địa bàn: Thôn, xã, cụm dân cư không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX làm dịch vụ tập trung hỗ trợ xã viên sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu đời sống
-  Vốn: Vốn góp của xã viên, vay, vốn ứng trước của xã viên, vốn ứng trước của các đơn vị bao tiêu sản phẩm
-  Công nghệ: Công nghệ tiên tiến ở một số khâu, công nghệ sử dụng nhiều lao động để làm dịch vụ như bán hàng, sửa chữa, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, sử dụng sản phẩm,…
-  Thị trường: Tại địa phương là chính
-  Nguồn hỗ trợ: Từ các chương trình kinh tế -xã hội của nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát triển cộng đồng địa phương. Chú trọng các dự án nhỏ hỗ trợ nhóm sở thích quy mô nhỏ, các đối tượng dễ bị tổn thương trước kinh tế thị trường làm biến đổi nếp sống.
-  Đặc điểm của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp là kinh doanh nhiều ngành nghề, lĩnh vực lấy lợi ích của ngành có lợi nhuận cao hỗ trợ ngành khác, nhiều dịch vụ phục vụ xã viên và cộng đồng như hiếu hỷ, lễ hội, phong trào đoàn thể, tập quán. Để duy trì dịch vụ tổng hợp, HTX phân ra nhiều tổ nhóm, đội, công ty trực thuộc, các chi nhánh ở địa phương khác và khoán việc, khoán nộp. Mô hình này có những nét tương đồng với chương trình Tam nông (Nông dân, nông nghiệp, nông thôn) và kiểu kinh tế xã ở Trung Quốc. Ở đó quyền tự chủ của HTX, xã viên được nâng cao trong sự hỗ trợ của chính quyền về hạ tầng và các đơn đặt hàng theo chương trình của nhà nước với mục đích để cộng đồng phát triển bền vững bằng chính nỗ lực của cộng đồng. Trong môi trường hiện nay, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp cần tiếp thu những kinh nghiệm giá trị đích của các HTX quốc tế các kibbutz của Israen, Jenchu của Nhật Bản, các HTX nông nghiệp toàn xã ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.
Thông thường những HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp không tích luỹ được nhiều lợi nhuận tập trung vào HTX nhưng lợi ích của cộng đồng ở dạng các công trình công cộng và phúc lợi cùng những lợi ích của mỗi xã viên do HTX hỗ trợ lại hiện lên rõ nét.
2. HTX chăn nuôi
·  Xã viên: Các hộ gia đình, các nhà cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm ổn định.
·  Sản phẩm, dịch vụ: đầu vào, đầu ra của chăn nuôi
·  Địa bàn: Thôn, xã, cụm, vùng dân cư
·  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX làm tối đa dịch vụ đầu vào, đầu ra của chăn nuôi với chi phí thấp để xã viên giảm chi phí, giảm các công đoạn sản xuất riêng lẻ nhưng đạt lợi nhuận cao nhất trên đồng vốn đầu tư.
·  Vốn: Vốn của xã viên, vốn ứng trước của nhà cung cấp đầu vào và bao tiêu đầu ra, giảm vốn vay.
·  Công nghệ: Áp dụng công nghệ hiện đại nhất về giống, nguồn thức ăn, thú y và tự động hóa về quy trình chăn nuôi, giảm tối đa số lao động/đầu gia súc, gia cầm. Cũng như các HTX sản xuất lương thực, thực phầm cần chú trọng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phầm.
·  Thị trường: Ngoài địa phương, hướng vào xuất khẩu
·  Nguồn hỗ trợ: Chương trình khuyến nông, chương trình kinh tế xã hội của nhà nước và các tổ chức phi Chính phủ, các chương trình của doanh nghiệp lớn trong ngành ví dụ như chương trình giống siêu lạc, giống kháng bệnh,…
·  Hiệu quả: Khảo sát ở huyện Nam Sách, Hải Dương; huyện Từ Sơn và Tiên Du, Bắc Ninh cho thấy thu nhập của xã viên đạt từ 100000-150000 đồng/đầu lợn thịt xuất chuồng, thấp hơn người giết mổ, chế biến! Ý tưởng về một tổ hợp liên hoàn chăn nuôi, giết mổ, chế biến công nghiệp tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trực tiếp cần có một dự án với tài trợ lãi suất thì hiệu quả xã viên sẽ tăng lên ít nhất 50% tức là đạt từ 100000-220000 đồng/đầu lợn tiêu chuẩn xuất chuồng (trọng lượng khoảng gần 100 kg/con)
3. HTX trồng trọt
-  Xã viên: Các hộ, chủ trang trại, người có đất canh tác, các nhà cung cấp vật tư, bao tiêu, chế biến sản phẩm.
-  Sản phẩm, dịch vụ: Cây trồng có giá trị cao, có tính cạnh tranh do đặc điểm tự nhiên của địa phương
-  Địa bàn: Tập trung liền vùng đất canh tác để áp dụng công nghệ cơ giới, đạt quy mô về sản phẩm.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX vận động xã viên “dồn điền, đổi thửa”, thuê đất của xã viên; xã viên được trả tiền thuê đất ổn định theo năm, được trả công khi làm việc cho HTX. HTX làm dịch vụ cho các hộ canh tác. HTX sản xuất tập trung và hỗ trợ xã viên sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
Một số ý kiến trả lời về thu nhập của người trồng lúa ở Sóc Sơn, Hà Nội: “Nếu thuê và trả toàn bộ các chi phí sản xuất thì mỗi sào lúa, ngoài rơm rạ chỉ thu được 100-150000 đồng/vụ. Do vậy, HTX thuê đất của xã viên cũng nên căn cứ vào mức thu nhập này”
-  Vốn: Vốn góp của xã viên, vốn vay, vốn ứng trước, vốn từ các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chương trình khuyến nông.
-  Công nghệ: Sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến, giảm lao động trên diện tích canh tác, công nghệ bảo quản trong quá trình sinh trưởng và sau thu hoạch; chú trọng giống mới, giống cho chất lượng sản phẩm, cần có những vùng đất ươm trồng, sản xuất cây giống mới. Có thể thành lập các HTX chuyên về làm giống cây.
-  Thị trường: Ngoài địa phương và xuất khẩu
-  Nguồn hỗ trợ: Chương trình khuyến nông, chương trình kinh tế xã hội của nhà nước và các tổ chức phi Chính phủ, các chương trình của doanh nghiệp lớn trong ngành.
-  Hiệu quả: Một số hộ xã viên ở Việt Nam có thể thu nhập cá biệt từ 100 đến 300 triệu đồng/ha/năm đối với cây đặc sản như hoa, cây dược liệu, rau quả cao cấp nhưng phải đầu tư lớn trong đó đầu tư về thương hiệu và tiếp thị, nhà kính, nhà lưới, điện, nước, nhân công. Khi đại trà mô hình thì thu nhập lại giảm và rủi ro. Cần có quy hoạch cây trồng và hỗ trợ thị trường cho người sản xuất trong phạm vi quốc gia.
4. Nuôi trồng thủy sản và nghề muối
·  Xã viên: Các hộ, chủ trang trại có mặt nước, có khả năng cải tạo đất trũng thành mặt nước hoặc ruộng nước kết hợp trồng và nuôi thủy sản, các khách hàng mua bán ổn định,…
·  Sản phẩm: Các sản phẩm thủy sản có giá trị cao ở trong và ngoài nước.
·  Địa bàn: Theo diện tích mặt nước có khả năng liên kết hệ thống cấp thoát nước.
·  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX thuê mặt nước của xã viên, xã viên được tiền thuê và tiền công lao động; HTX thuê ruộng trũng để chuyển đổi cơ cấu cây-con.
·  Vốn: Vốn góp, vốn vay, vốn của chương trình khuyến ngư.
·  Công nghệ: Giống mới, kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến; giảm lao động trên diện tích mặt nước, sản lượng sản phẩm.
·  Thị trường: Hướng mạnh vào xuất khẩu.
·  Nguồn hỗ trợ :Chương trình khuyến ngư, chương trình kinh tế xã hội của nhà nước và các tổ chức phi Chính phủ, các chương trình của doanh nghiệp lớn trong ngành thủy sản.
5. HTX đánh bắt thủy sản
-  Xã viên: Cá nhân, hộ có nghề đi biển, chủ tàu thuyền, nhà cung cấp xăng dầu, ngư lưới cụ, doanh nghiệp chế biến thủy sản,…
-  Sản phẩm: Hải sản có giá trị cao
-  Địa bàn: Ngư trường phù hợp với năng lực tàu thuyền và trình độ người đi biển.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX đóng tàu, thuê tàu rồi cho xã viên thuê; HTX làm các dịch vụ với chi phí thấp nhất cho mỗi chuyến đi. HTX thuê tàu của xã viên, xã viên được tiền thuê và giới thiệu người lao động đi biển.
-  Vốn: Vốn góp của xã viên đóng mới, mua tàu, sở hữu tàu theo vốn góp; đăng kiểm tàu lấy tên HTX và giao lại cho các xã viên sở hữu tàu; vốn vay, vốn ứng của khách hàng mua hải sản,…
-  Công nghệ: Đủ tiêu chuẩn tàu đi biển, ngư lưới cụ và kỹ thuật đánh bắt, sơ chế tiên tiến, thiết bị liên lạc, cứu hộ hiện đại, mua bảo hiểm con người và tàu thuyền.
-  Thị trường: Xuất khẩu hải sản là chính, có thể xuất khẩu thuyền viên.
-  Nguồn hỗ trợ: Chương trình khuyến ngư, chương trình kinh tế biển của nhà nước và các tổ chức phi Chính phủ, các chương trình của doanh nghiệp lớn trong ngành.
6. HTX công nghiệp
·  Xã viên: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình gia công các chi tiết và lắp ráp sản phẩm, các nhà đầu tư tài chính, chú ý những doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu,…
·  Sản phẩm, dịch vụ: hàng hóa thành phẩm, chi tiết sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
·  Địa bàn: Gắn với các khu công nghiệp, nơi có sản xuất sản phẩm truyền thống, lao động có tay nghề cao.
·  Hình thức tổ chức kinh doanh: Sản xuất tập trung; hỗ trợ xã viên gia công chi tiết sản phẩm, đại lý tiêu thụ.
·  Vốn: Vốn góp, vốn vay, vốn ứng trước, vốn huy động trên thị trường chứng khoán,…
·  Công nghệ: Tiên tiến đạt số lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, tiêu chuẩn VN
·  Thị trường: Xuất khẩu, có thể xuất khẩu bán thành phẩm, tiêu dùng trong nước.
·  Nguồn hỗ trợ: Chương trình khuyến công, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình xúc tiến thương mại của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, từ đơn đặt hàng .
Hợp tác xã công nghiệp cần chọn quy mô, ngành nghề, sản phẩm thích hợp: Ví dụ như chế biến nông sản của những hộ xã viên, hợp tác xã, ví dụ như mô hình Coopel của Pháp đã liên kết các HTX, xã viên chăn nuôi, sơ chế và chế biến thịt lợn. Ở Việt Nam có thể hình thành các HTX chế biến súc sản, xay xát gạo, đánh bóng nhân cà phê và chế biến thủy sản. HTX này là thành viên của liên hiệp HTX trong vùng chuyên sản xuất nông sản. Các HTX quy mô vừa có thể tiếp cận với các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn để nhận gia công, lắp ráp các chi tiết sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ như suất ăn công nghiệp cho công nhân.
7. HTX tiểu thủ công nghiệp
-  Xã viên: cá nhân, nghệ nhân, người có tay nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ, các pháp nhân tham gia cung ứng và bao tiêu sản phẩm.
-  Sản phẩm, dịch vụ: Hàng thủ công mỹ nghệ thuần khiết và hàng thủ công mỹ nghệ có gắn chi tiết hiện đại.
-  Địa bàn: Gắn với các làng nghề, phố nghề, vùng đất nghề truyền thống, tạo lập nghề mới ở các vùng đô thị hoá, gia công, sản xuất sản phẩm truyền thống của các nền văn hóa trên thế giới và khu vực.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX sản xuất tập trung cung cấp nguyên liệu qua xử lý, gia công các chi tiết đòi hỏi cơ giới và bí quyết, hỗ trợ đầu vào, đầu ra, đào tạo lao động theo phương thức truyền nghề.
-  Vốn: Vốn góp, vốn vay, vốn của các chương trình bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, vốn ứng trước,…
-  Công nghệ: Theo công nghệ truyền thống, tự động hóa một số khâu.
-  Thị trường: Xuất khẩu là chính
-  Nguồn hỗ trợ: Chương trình khuyến công, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình xúc tiến thương mại, du lịch của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ.
Lợi thế của HTX TTCN là lao động tại chỗ, đơn giá tiền lương không cao nhưng ổn định, nguồn nguyên liệu tại địa phương, lao động thủ công nên giá thành sản phẩm giảm, có sức cạnh tranh. Vấn đề là tạo mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Những HTX mây, tre, nứa, lá đan lát, mộc rèn, đúc, gốm sứ mỹ nghệ,…xuất khẩu thành công ở Việt Nam cần được nhân rộng thông qua các chương trình khuyến công, chương trình xuất khẩu. Đôi khi vì theo đuổi các dự án công nghiệp quy mô lớn, có vốn đầu tư cao chúng ta đã không chú ý thích đáng đến các HTX TTCN. Trên 2000 HTX công nghiệp và TTCN ở Việt Nam cần được quan tâm thích đáng của nhà nước để phục hồi phát triển hơn 2000 làng nghề (làng nghề có trên 100 năm) toàn dụng nguồn nhân lực và các lợi thế. Có thể xây dựng chương trình phát triển HTX này với sự hỗ trợ tín dụng, chuyên gia để đổi mới công nghệ và mở mang thị trường.
8. HTX giao thông, vận tải
·  Xã viên: Cá nhân, các chủ phương tiện, các khách hàng ổn định nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách trên các tuyến cố định, khách hàng khác.
·  Sản phẩm, dịch vụ: Vận tải hành khách, hàng hoá, dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải, dịch vụ cung cấp nhiên liệu, bến bãi, kho tàng, ăn nghỉ,...
·  Địa bàn: Trên các tuyến giao thông trong nước và quốc tế.
·  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX kinh doanh tập trung; HTX hỗ trợ xã viên bằng các dịch vụ đăng ký phương tiện mang tên HTX sau đó giao lại cho xã viên, bảo lãnh vay vốn bằng cách thế chấp chính phương tiện đó. HTX đứng tên vay tín dụng thuê mua (leasing- bên cho vay đứng chủ sở hữu, bên vay sử dụng và trả dần cho đến khi trả đủ sẽ được sở hữu, hoặc trả số tiền tương đương với thời gian và công năng phương tiện mà bên vay sử dụng nhưng không sở hữu), HTX làm dịch vụ đăng kiểm, bảo hiểm, mở luồng tuyến, bến bãi, cung cấp nhiên liệu, sửa chữa thay thế phụ tùng, đào tạo lái xe, phụ xe,…với chi phí cạnh tranh.
·  Vốn: Vốn góp, vốn của xã viên làm chủ sở hữu phương tiện, vốn vay, vốn tín dụng thuê mua,…
·  Công nghệ: Các phương tiện chất lượng cao được phép lưu hành tại Việt Nam.
·  Thị trường: Trong nước và quốc tế
·  Nguồn hỗ trợ: Chương trình giao thông công cộng của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ.
HTX giao thông vận tải có thể mở mang thêm nhiều dịch vụ mới với các loại phương tiện được phép tham gia giao thông. Ví dụ như Liên hiệp HTX giao thông vận tải có thể đầu tư cây xăng bán giá thấp (không lấy lãi như các cây xăng khác), hỗ trợ xã viên thông qua dịch vụ phân bổ luồng tuyến, thiết bị thông tin, các cơ sở sửa chữa bảo hành bảo trì phương tiện, mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện,… HTX của những xã viên chạy xe ôm được lắp công tơ tính giá cước cạnh tranh, HTX xích lô, taxi, xe vận tải cỡ nhỏ, tàu thuyền. Xã viên nhận thấy lợi ích sẽ tham gia HTX.
Loại hình HTX vận tải ở Việt Nam giải quyết các vấn đề: Đáp ứng nhu cầu vận tải đa phương tiện, đa dạng; an toàn giao thông; chuyển cá nhân kinh doanh tự do, xe dù, bến cóc tranh giành khách vào HTX. Hiện nay, bình quân mỗi tỉnh có khoảng 1000 đầu phương tiện cơ giới của tư nhân tham gia vận tải nhưng không đứng trong tổ chức một cách ổn định, chủ phương tiện và người điều khiển là xã viên tiềm năng của mô hình HTX vận tải. Vì lý do an toàn, không thể để xe vận tải cá nhân tự do lưu thông trên các luồng tuyến.
9. HTX thương mại
-  Xã viên: Cá nhân, thương nhân, pháp nhân có quan hệ thương mại, chú ý hàng hóa có nhiều khách hàng tập trung tại điểm dân cư.
-  Sản phẩm, dịch vụ: Mua và bán hàng hoá, dịch vụ.
-  Địa bàn: Trong nước với quy mô cụm dân cư hoặc hệ thống trong phạm vi không hạn chế.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX kinh doanh tập trung; HTX hỗ trợ thương nhân kinh doanh, làm các dịch vụ phục vụ việc thực hiện giá trị hàng hóa được tiêu thụ.
-  Vốn: Vốn góp, vốn vay, vốn huy động trên thị trường chứng khoán.
-  Công nghệ: Áp dụng công nghệ bán hàng tiên tiến, hệ thống bảo quản, bao gói, hướng dẫn sử dụng, hậu mãi.
-  Thị trường: Trong nước và xuất khẩu
-  Nguồn hỗ trợ: Chương trình xúc tiến thương mại của Chính phủ, các khóa huấn luyện miễn phí của các tổ chức phi chính phủ, từ các nhà phân phối chính, nhà sản xuất, xuất nhập khẩu.
Mô hình HTX tiêu thụ có thể tham khảo kinh nghiệm của Thuỵ Điển, Nhật Bản, HTX cung tiêu của Trung Quốc, CHLB Nga,… Lập luận của mô hình này xuất phát từ tính nguyên thủy của HTX: Ai cũng phải tiêu dùng và tiêu dùng ngày càng tăng; kinh tế thị trường phát triển cần có sự liên kết của những người tiêu dùng lại giành lợi thế của người mua, HTX tiêu dùng có những đặc điểm và kết cấu sau:
(1)     Mọi người tiêu dùng được tham gia HTX. Có thể thông qua mức tiêu dùng đủ một giá trị quy định là được phát thẻ xã viên;
(2)     Mua hàng của HTX giảm giá và hưởng các dịch vụ sau bán hàng; bán hàng cho HTX được ổn định số lượng và giá bán.
(3)     Ai góp nhiều vốn, mua nhiều được giảm giá nhiều hơn và được chia lãi cao hơn;
(4)     Xã viên được cấp thẻ để mua hàng ở hệ thống bán hàng thuận lợi, hoặc được mang đến tận nhà.
(5)     Xã viên được chia lợi nhuận do góp vốn, mua hàng, được dùng lợi nhuận đó góp vốn hay sang nhượng cho xã viên mới để tăng thêm xã viên.
(6)     Xã viên có thể cầm cố tài sản, chứng từ có giá để mua hàng-xuất hiện nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng, tín dụng thuê mua.
Những lợi thế kinh tế và nhân văn của HTX thương mại đã bị các tổ chức kinh doanh lợi dụng thông qua các thủ đoạn khuyến mại, bán hàng đa cấp, thẻ siêu thị, khách hàng thân thiện. Người tiêu dùng không có tư cách xã viên, không được tham gia quản lý, không được phân phối lại lợi nhuận mà lợi nhuận đó chính là những đồng tiền mình đã mua hàng.
10. HTX chợ
·  Xã viên: Thương nhân, cá nhân, các pháp nhân mua bán hàng hóa tại chợ, các nhà cung cấp dịch vụ có giá trị cao, ổn định như vận tải hàng hoá, kho bãi hàng, dịch vụ vui chơi giải trí tại chợ,…
·  Sản phẩm, dịch vụ: Hàng hoá, dịch vụ tại chợ.
·  Địa bàn: Gắn với một hoặc nhiều chợ cụ thể trong đó có chợ đầu mối, chợ chuyên về nông sản,… kết hợp với các dịch vụ ngoài chợ, các đại lý trong vùng,…
·  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX kinh doanh tập trung như một thương nhân; HTX hỗ trợ thương nhân để chi phí thương mại nhỏ, tăng lợi nhuận cho thương nhân.
·  Vốn: Vốn góp xây dựng hạ tầng, kinh doanh hàng ngày, vốn trả trước thuê ki-ốt, điểm bán hàng,vốn vay,…
·  Công nghệ: Áp dụng các mẫu chợ tiên tiến, phù hợp với tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc, tập quán vùng.
·  Thị trường: Trong nước, xuất khẩu.
·  Nguồn hỗ trợ: Vốn lồng ghép từ các chương trình hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ nông thôn, chương trình kinh tế -xã hội của nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ,…
Định hướng xã hội hóa quản lý, kinh doanh chợ ở Việt Nam: Các chợ do HTX, doanh nghiệp quản lý, kinh doanh; xóa bỏ các Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp hưởng lương và chi phí từ ngân sách.
Việt Nam có khoảng trên 9000 chợ các loại, loại 1 trên 400 sạp, loại 2 trên 200 sạp, loại 3 từ 200 trở xuống. Chợ chiếm 40% doanh số bản lẻ của thị trường, siêu thị và trung tâm thương mại chiếm 20% và các cửa hàng, hiệu, mua bán không ổn định vị trí chiếm đến 40%. Chợ không thuần mua bán mà gắn với sinh hoạt văn hoá, xã hội tập tính của địa phương mang tính cộng đồng; cần áp dụng mô hình HTX chợ để giảm bao cấp của nhà nước, trả về cho cộng đồng tự quản. Xu thế hội nhập, các chợ sẽ được các tập đoàn bán lẻ, các hãng lớn để mắt đến nhằm liên kết hệ thống phục vụ tiêu dùng, chiếm thị phần, đoạt lợi nhuận của các thương nhân trong nước! Ai đầu tư chợ kịp thời và bắt nhịp được với xu thế bán lẻ, người đó sẽ thu được lợi ích một cách “nhàn nhã” trong tương lai.
Vấn đề không phức tạp: Nhà nước có thể đấu thầu, giao bán khoán cho thuê chợ; định lại giá trị hiện tại tài sản chợ và trả về cho các chủ sở hữu; vốn ngân sách đã đầu tư là vốn góp (cho vay) hoặc vốn giao hẳn cho HTX thành tài sản không chia; vốn của cá nhân, doanh nghiệp chuyển thành vốn góp khi tham gia HTX, hoặc thanh lý. HTX cần từng bước đầu tư chợ, chú trọng các dịch vụ bổ sung, phù trợ, “ăn theo chợ” như nhà hàng, kho bãi, cây xăng, khu vui chơi giải trí, phát thẻ coi xe, trông trẻ miễn phí,… phát triển xã viên là thương nhân thuê sạp, người lao động thường xuyên tại chợ, quảng bá thương hiệu chợ và liên kết với các nhà phân phối bán lẻ,…
11. HTX trường học
-  Xã viên: Giáo viên, cán bộ nhân viên, sinh viên của một trường đại học, sau đó có thể liên kết thành các liên hiệp theo vùng và toàn quốc.
-  Sản phẩm, dịch vụ: Hàng hoá, dịch vụ vụ phục vụ giảng dạy, học tập và đời sống của xã viên.
-  Địa bàn: Một trường đại học; có thể áp dụng đến các trường trong hệ phổ thông trung học, gia đình có học sinh dưới 18 tuổi cử đại diện tham gia HTX.(Philipin cho học sinh trung học 15 tuổi bỏ phiếu bầu một xã viên vào Ban quản trị HTX)
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: Tính chất phục vụ, lợi nhuận của HTX nhỏ, giảm giá hàng hoá, dịch vụ cho thầy và trò trong giảng dạy và sinh hoạt tập thể tại trường. Điều lệ HTX có thể quy định bắt buộc phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ tại trường, sau một thời gian khoảng 1 năm, xã viên không sử dụng có thể bị khai trừ ra khỏi HTX (quy định của HTX trường học Nhật Bản)
-  Vốn: Vốn góp, vốn vay lãi thấp của các tổ chức, vốn ứng trước của người cung cấp hàng hoá,…
-  Công nghệ: Thông qua tiêu dùng, xã viên tiếp cận những công nghệ mới về thương mại và thương phẩm học, nắm được các kỹ năng giao tiếp,..
-  Thị trường: Chủ yếu phục vụ xã viên có thẻ
-  Nguồn hỗ trợ: Chương trình khuyến học, chương trình phát triển tài năng, các nguồn học bổng cho sinh viên của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ.
Ví dụ về lợi ích của xã viên ở trường đại học Xã hội và nhân văn Tokyo: HTX trường học Gakugei có gần 7000 xã viên là sinh viên, giáo viên, cán bộ, nghiên cứu sinh :
Lợi ích kinh tế: Giảm giá cho xã viên: 10% sách giáo khoa, 20-30% văn phòng phẩm, giảm giá sử dụng máy tính và các phần mềm, giảm 30-40% giá các bữa ăn, 10% đối với thực phẩm, giảm 10000-30000 Yên để lấy bằng lái xe, giảm giá các chuyến du lịch, tham quan,…
Lợi ích văn hoá: Tham gia vào các chương trình, sự kiện khác nhau; phản ánh và được lấy ý kiến, nguyện vọng; cử đại diện tham gia quản lý điều hành hợp tác xã; phát triển tinh thần cộng đồng vì mục đích hoà bình, hợp tác, phát triển.(Nguồn: Nobuhiro, giám đốc điều hành HTX, năm 2005):
Các quốc gia có HTX trường học phát triển: Nhật Bản có 200 HTX, Ẩn Độ có 12000 với trên 2 triệu xã viên, Malayxia có trên 1000, Hàn Quốc có 12 HTX trường học; Philipin, Thái Lan, Singapore đều có những mô hình HTX trường học hoạt động từ thế kỷ trước đến nay. Thành lập Liên đoàn HTX trường học quốc gia: Ở Nhật bản viết tắt NFUCA, Malayxia gọi là Gakub,…bên cạnh các liên đoàn HTX ngành nghề khác. Các liên đoàn này đại diện cho các HTX thành viên và có tiếng nói với Chính phủ để được chấp thuận những điều kiện hoạt động thuận lợi cho xã viên là học sinh, sinh viên, giáo viên. Liên minh HTX thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gọi tắt là ICA-AP có 55 tổ chức thành viên quốc gia của 22 nước (Liên minh HTX Việt Nam là thành viên) rất quan tâm đến HTX trường học, năm 1994 ICA-AP thành lập tiểu ban HTX trường học trong Ủy ban HTX tiêu dùng của khu vực Châu Á.
Tại Việt Nam: Mô hình hợp tác xã trường học sớm nhất là HTX dịch vụ trường học, xã viên là một số nhỏ sinh viên, cán bộ giáo viên trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998); Trường đại Học dân lập Phương Đông có HTX dịch vụ trường học được chuyển tiếp từ HTX nhuộm Thống Nhất. Trường Đại học dân lập quản trị Kinh doanh Hà Nội thành lập theo Luật Hợp tác xã năm 1996. Đây là những mô hình mới, cần xây dựng mối quan hệ tích cực giữa nhà trường và HTX để phát triển theo nguyên tắc HTX trường học lấy phục vụ là chính, phi lợi nhuận như kiểu HTX trường học Nhật Bản. Lẽ nhân văn này không hẳn đã được chấp thuận bởi những vấn đề vốn góp, vốn đầu tư, lợi nhuận trường học và tâm lý Ban lãnh đạo trường, Ban quản trị HTX chưa hẳn đã đồng thuận và thông thoáng.
Tóm lại: HTX trường học gắn với thế hệ trẻ, thế hệ có sức tiêu dùng trong hiện tại và tương lai, HTX có tính nguyên bản (HTX tiêu dùng, cung tiêu) mà các nhà kinh tế -xã hội cổ điển và đương thời đang tận tâm theo đuổi.
Để phát triển HTX trường học với ý nghĩa rộng hơn cần chú ý đến việc tổ chức hoạt động tín dụng cho sinh viên để nâng cao chất lượng sống, tổ chức các mô hình sản xuất kinh doanh trong trường dạng vườn ươm doanh nghiệp để sinh viên có thể chuyển mô hình đó ra “mặt trận sản xuất, kinh doanh trên thị trường” tự các em tổ chức sản xuất, kinh doanh. Tại Hà Nội, Thành phố HCM mỗi nơi có ít nhất gần 6000 sinh viên tốt nghiệp chờ việc, tìm việc. Tại sao HTX và nhà trường không lập vườn ươm HTX, doanh nghiệp ngay trong trường và giao việc đó cho HTX trường học.
12. HTX y tế, bệnh viện
·  Xã viên: Cá nhân, hộ gia đình, các pháp nhân sử dụng nhiều lao động.
·  Sản phẩm, dịch vụ: khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, tư vấn dinh dưỡng,..
·  Địa bàn: Vùng tập trung dân cư.
·  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX tập trung làm dịch vụ tại bệnh viện, hỗ trợ xã viên là thầy thuốc tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện, các phân viện hoặc tại gia đình.
·  Vốn: Vốn góp, vốn vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng.
·  Công nghệ: Sử dụng phương pháp y học hiện đại, thiết bị chuyên dùng, vốn tín dụng thuê mua,…
·  Thị trường: Khu vực dân cư xã viên và người dân sinh sống, có thể mở rộng phạm vi khám chữa bệnh cho các đối tượng.
·  Nguồn hỗ trợ: Các chương trình của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Mô hình HTX y tế mang nội dung cộng đồng đã và đang phát triển ở các quốc gia công nghiệp hoá, Nhật Bản là một điển hình thành công. Tương tự như các mô hình HTX khác, xã viên góp vốn, góp công, dùng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của HTX được ưu đãi về phí, chất lượng dịch vụ tốt, được hướng dẫn các dịch vụ y tế dự phòng để cộng đồng tự tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe, phổ biến kinh nghiệm phòng, chữa bệnh, được chia lãi và chuyển lãi thành bảo hiểm y tế.
Thực tế cuộc sống với mô hình bác sỹ gia đình với phí bình quân khoảng 1 triệu đồng/năm cho gia đình 4 người, nhóm bác sỹ chăm sóc khoảng 100 gia đình trong cụm dân cư với các dịch vụ ghi trong hợp đồng, trong đó có cả dịch vụ chọn bệnh viện, chọn bác sỹ khám chữa bệnh…tại sao HTX chưa làm việc đó?
Mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, nhà dưỡng lão, kết hợp với du lịch thăm khám chữa bệnh cần áp dụng tổ chức HTX. Nên khảo sát những trung tâm dịch vụ này ở trong nước và thế giới để thành lập HTX y tế ở Việt Nam. Mô hình HTX chăm sóc người cao tuổi nên thử nghiệm tại Việt Nam: xã hội phát triển người cao tuổi có tích luỹ, có nhu cầu chăm sóc, sinh hoạt cộng đồng, họ là xã viên HTX góp vốn, mua bảo hiểm tăng dần từ khi đang lao động có thu nhập ổn định. HTX kết hợp kinh doanh đối với các đối tượng không phải là xã viên để nâng cấp cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho người lao động trực tiếp.
Ở Việt Nam, mô hình HTX y tế Hợp Lực, Thanh Hóa đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh mô hình HTX y tế còn có những tổ chức dịch vụ y tế theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập
13. HTX nước sạch
-  Xã viên: cá nhân, hộ, pháp nhân những sử dụng nước sạch và cung cấp nước sạch, các thiết bị về nước.
-  Sản phẩm, dịch vụ: nước sạch và sử dụng thuận lợi nhất.
-  Địa bàn: Vùng dân cư tập trung.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: HTX mua nước của nhà cung cấp, bán lại cho xã viên với giá thấp hơn hoặc bằng giá của nhà cung cấp! HTX đầu tư hệ thống nguồn, đường dẫn đến các hộ tiêu dùng; HTX hỗ trợ các hộ khai thác nước quy mô nhỏ, cung cấp trong phạm vị hẹp.
-  Vốn:Vốn góp, vốn vay,vốn ứng trước của người tiêu dùng, vốn tài trợ.
-  Công nghệ: Sử dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn nước sạch, an toàn với chi phí thấp.
-  Thị trường: Những người sống ở phạm vi thiết kế hệ thống cung cấp nước.
-  Nguồn hỗ trợ: Từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ; từ phúc lợi của cơ quan doanh nghiệp có cán bộ, công nhân sống tập trung trong chung cư, cụm dân cư.
-  Hiệu quả: người sử dụng nước sạch tiết kiệm chi phí cộng dồn trong nhiều năm là một số lớn, nguồn thu của HTX tăng dần theo thời gian và số người sử dụng.
Mục tiêu nước sạch được thế giới quan tâm. Mô hình nước sạch cộng đồng có sự trợ giúp của Chính phủ và các NGO về phần thiết bị ban đầu, sau đó phát triển đường nước, thu phí nước sạch, hoàn vốn tài nguyên và phát triển dịch vụ. Tuy nhiên, những nhà tài trợ và chính quyền địa phương lại né tránh mô hình HTX, gọi chệch thành các tổ hợp tác hoặc mô hình nước sạch nhân dân, cộng đồng. Mặc cảm và nhận thức cũ kỹ đã làm sai lệch giá trị tinh thần của HTX, rất dễ bị các nhóm thao túng, lợi dụng mô hình cộng đồng, phân chia lợi ích không công bằng!
14 HTX điện
- Xã viên: Người tiêu thụ điện và những nhà cung cấp nguồn điện, thiết bị điện. Tại Việt Nam, nếu theo Luật Hợp tác xã năm 2003, thì 7 người thành lập hợp tác xã điện, mua điện của công ty thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam độc quyền đường truyền tải rồi bán đến hộ tiêu thụ, hưởng chiết khấu thì chỉ là hợp tác xã hình thức, đúng ra là cai điện gây bất bình cho chính quyền và dân chúng bởi 7 người hưởng lợi nhuận (đôi khi khéo gọi là chênh lệch giá, hoặc thu phí cho nhẹ nhàng) chỉ là kế tiếp của độc quyền ép vào người tiêu thụ.
Một số hợp tác xã dịch vụ cũng có tình trạng tương tự. HTX của 10 người thân hữu được thừa kế tài sản HTX cũ, được ưu đãi, được ủng hộ của cấp xã đã biến xã viên, dân chúng thành thị trường độc quyền cũng không phải là hợp tác xã đích thực. Việc sửa đổi số lượng tối thiểu xã viên lên mức 15 người/hợp tác xã và giảm tỷ lệ vốn góp tối đa của một xã viên xuống dưới 20% (hiện nay không quá 30 % vốn Điều lệ) xem ra hợp lý hơn.
- Sản phẩm, dịch vụ: Điện thương phẩm với chất lượng ổn định và an toàn hệ thống truyền tải, sử dụng trong gia đình
-  Địa bàn: Cụm dân cư tập trung quy mô xã, liên xã.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: Tập trung.
-  Vốn: Vốn góp, vốn của ngành điện ứng trước, vốn của hợp tác xã tích luỹ.
-  Công nghệ:Công nghệ tiên tiến, giảm hao hụt đường dây, chọn thiết bị đồ dùng tiêu hao ít năng lượng.Theo tính toán kinh tế-kỹ thuật: đường dây chuẩn, người tiêu dùng chọn đúng loại thiết bị và cách sử dụng hợp lý sẽ giảm từ 20-30% điện năng tiêu thụ. Một số quốc gia bắt buộc khi nhập khẩu và sản xuất sản phẩm mới phải đạt mức độ tiết kiệm năng lượng đến 20% so với thiết bị hiện dùng phổ biến.
-  Thị trường:Theo khả năng nguồn và đường dây chuyển tải
-  Nguồn hỗ trợ: Từ các chương trình phát triển nông thôn, cải tạo chỉnh trang đô thị, vốn phúc lợi của cộng đồng.
Hiện nay một số địa phương nước ta đã ra quyết định bàn giao hệ thống điện (đường dây và trạm biến áp, công tơ, hộp công tơ) từ HTX sang ngành điện. HTX và ngành điện cần liên kết để bảo vệ đường dây, phục vụ nhu cầu người tiêu thụ với giá thấp hơn giá quy định (thực chất là giảm lợi nhuận của hợp tác xã) Trường hợp phải bàn giao, để được bồi hoàn giá trị còn lại, các hợp tác xã phải có chứng từ đầu tư, có lý lịch tài sản, nếu không hội đồng thẩm định giá theo hiện vật còn lại sẽ bất lợi.
Tiêu thụ điện là chỉ số của văn minh và mức đo chất lượng đời sống. Dân chúng có thể đề nghị tổ chức mô hình HTX điện, mỗi hộ xã viên sẽ nhờ dịch vụ và giá bán điện của HTX thấp hơn mà tiết kiệm được 150000 đồng/năm. Nếu 5 triệu hộ xã viên mỗi năm tiết kiệm được 750 tỷ đồng. Nếu không có HTX thì số tiền 750 tỷ kia chuyển và phân tán vào hệ thống dịch vụ ngành điện, không phải ai cũng được hưởng. HTX điện của nước Mỹ đã đi theo hướng này để giành lại nhiều tỷ USD cho xã viên, nước Mỹ có tỷ lệ xã viên trên dân số cao nhất thế giới, 2,30 người có 01 xã viên. Kinh tế thị trường là tự do tham gia mua bán những thứ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, tại sao HTX chúng ta không giành lợi ích trường tồn nầy? Tại sao ngành điện không chia sẻ cho cộng đồng tự quản đoạn sau của thị trường? ngành điện chỉ độc quyền đường dây chứ không độc quyền sản xuất và bán điện!
15. HTX vệ sinh môi trường
Môi trường tự nhiên không khí, nước, tiếng ồn, khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người, của nhiều người, của nhà nước. Do vậy, ai cũng cần môi trường tốt đạt tiêu chuẩn sống, và nó ảnh hưởng đến cộng đồng. Cũng vì lẽ đó mà vệ sinh môi trường là việc chung có phân chia công đoạn việc làm, thu nhập, hưởng thụ, góp vốn cho các đối tượng cá nhân, tổ chức. Trong tương lai, chỉ tiêu môi trường sẽ hiện lên ngày càng lớn trong GDP các nền kinh tế, đây là bước quặt lại để phục hồi và phát triển giá trị môi trường của quá khứ 200 năm kể từ khi nhân loại tăng trưởng kinh tế bằng công nghiệp hoá! để duy trì hợp lý sự nóng lên của trái đất, để phục hồi nguyên sinh, để tương lai trong sáng.
Cần bao nhiêu tiền để duy trì xanh sạch đẹp ở một vùng? ai được hưởng phải đóng tiền, ai vi phạm phải trả và phạt tiền. Môi trường là hạ tầng thuộc đầu tư Chính phủ. Cần bao nhiêu sẽ là con số tính được, ai góp mức nào cũng tính được. Vậy thì thành lập hợp tác xã vệ sinh môi trường sẽ nghiêng về xã hội hoá, cộng đồng hóa điều kiện sống của mỗi người.
Khẩu hiệu về môi trường bao giờ cũng lớn hơn thực tế, phong trào rộng nhưng tính hiện hữu thường nhật lại có hạn, nhiều đoàn thể lên tiếng nhưng phải có tổ chức thực thi với những lao động có tính chuyên nghiệp hoá. HTX môi trường được tóm tắt như sau:
·  Xã viên: Cố gắng tất cả những cá nhân, hộ, pháp nhân kinh doanh và pháp nhân phi lợi nhuận trên vùng lãnh thổ hợp lý.
·  Sản phẩm, dịch vụ: Làm sạch môi trường, thu rọn xử lý chất thải, tư vấn môi trường, trồng và quản lý cây xanh, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên,…
·  Địa bàn: Một thôn, tổ dân phố, sau đó mở rộng.
·  Hình thức tổ chức kinh doanh: Làm dịch vụ thu phí, phi lợi nhuận; hợp đồng làm vệ sinh với các cơ quan và hộ để thu lời, thu phí môi trường công cộng. Hỗ trợ hộ xã viên bằng giới thiệu việc làm vệ sinh tại gia, các cơ quan có nhu cầu theo ngày, tháng năm.
·  Vốn: Vốn góp, vốn vay, vốn tài trợ, vốn công trợ của Chính phủ và các NGO.
·  Công nghệ: Áp dụng công nghệ tiên tiến, cơ giới và trang bị dụng cụ đồ bảo hộ cho người lao động, người tiêu dung được tư vấn và cung cấp các thiết bị xử lý chất thải. Ví dụ như được phát túi đựng tự huỷ, thùng đổ rác có phân loại,…
·  Thị trường:Toàn bộ không gian sống của dân cư.
·  Nguồn hỗ trợ: Từ các chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình phát triển nông thôn, cải tạo chỉnh trang đô thị, vốn phúc lợi của cộng đồng, quan trọng hơn là đặt hàng của Chính phủ và các nhà sản xuất. Các dự án quốc tế về môi trường ở Việt Nam nên lấy HTX là một đối tượng thực hiện. HTX môi trường ở thị trấn Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang là một ví dụ phát triển khá thành công, cần nhân rộng và điều chỉnh.
16. HTX phục vụ trẻ em
 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Phiên họp thứ 49:
“Qua việc cải tiến điều kiện làm việc của phụ nữ các HTX cũng có khả năng cải thiện đời sống cho trẻ em những các HTX có những kiểu liên quan đặc biệt như nhà ở, sức khoẻ, giáo dục và chăm sóc trẻ em.
Về sau này đã lan ra nhanh chóng ở Ca-na-đa năm 1993 một Hiệp hội các HTX chăm sóc trẻ em ở Ca-na-đa đã được thành lập đại diện cho 900 cơ sở. Nhiều Liên minh tín dụng đã có những hoạt động làm giảm bớt khó khăn đặc biệt cho các bộ phận trong trường học và một phần cho chính các em. Nhiều phong trào HTX tiếp tục có quan hệ thân thiện, chặt chẽ với những người trẻ tuổi trong tình hình hiện nay. Thí dụ: Một số nơi đã tổ chức các cuộc họp quốc gia theo chuyên đề, tháng 10 năm 1992 liên đoàn HTX quốc gia và trung tâm giáo dục HTX đã tổ chức lần đầu tiên một Đại hội HTX trẻ toàn quốc với nội dung tự thành lập các HTX sản xuất và dịch vụ của những người trẻ tuổi vị thất nghiệp. Thí dụ: ở Cốt-đi-voa tập hợp của nhứng người vị thất nghiệp đã thành lập một HTX bảo vệ rừng và đã ký hợp đồng với chính phủ để thực thi chức năng địa phương đó.”
Ở Việt Nam có nhiều tổ chức chăm sóc trẻ em, hình thức HTX nhà trẻ đã thịnh hành ở các HTX nông nghiệp trong thời bao cấp (trước năm 1988). Hiện nay xuất hiện nhiều nhà trẻ tư nhân, nhà trẻ cơ quan (liên cơ cấp huyện), doanh nghiệp có nhiều nữ lao động. Thành lập HTX nhà trẻ (trẻ trước tuổi lớp 1) có nhiều thuận lợi, vấn đề là sự chỉ đạo xây dựng mô hình. HTX sơn mài Ngọ Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Tây là một điển hình về HTX dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
-  Xã viên: Người lao động trong HTX, cha mẹ, người bảo mẫu, giám hộ. Luật Hợp tác xã Việt Nam quy định xã viên 18 tuổi.
-  Sản phẩm, dịch vụ: Chăm sóc trẻ em vị thành niên có cuộc sống tốt về vật chất, tinh thần bảo đảm được học hành thành người lao động hữu ích. Có thể chia ra các lứa tuổi và đối tượng như mẫu giáo, học sinh phổ thông, trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật để các em tái nhập cộng đồng.
-  Địa bàn: Theo vùng lãnh thổ hành chính với quy mô, đối tượng :
-  Hình thức tổ chức kinh doanh:
+ Đối với HTX nhà trẻ cần tổ chức các lớp học tập trung phù hợp với lứa tuổi;
+ Đối với HTX trẻ em đang đi học cần chuyển đổi các hội cha mẹ phụ huynh học sinh ở một trường thành HTX làm các dịch vụ bảo đảm điều kiện học tập, sinh hoạt vui chơi, hướng nghiệp cho các em;
+ Đối với HTX trẻ em đường phố không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, tàn tật tổ chức tập trung, trong đó xã viên là những người bảo mẫu, nhà hảo tâm, các tổ chức nhận đỡ đầu trẻ em. Tạo điều kiện các em chỗ ở, ăn học phổ thông theo chương trình đặc biệt, học nghề.
-  Vốn: Xã viên, nguồn vốn nhà nước giao dạng tài sản không chia.
-  Công nghệ: Áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại của ngành giáo dục và đạo tào, cùng với các phương pháp đặc biệt đối với trẻ em cá biệt.
-  Thị trường: Là những nơi, tiếp nhận đạo tạo tiếp, nơi sử dụng lao động có thể là các HTX, doanh nghiệp, hộ gia đình.
-  Nguồn hỗ trợ: Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm.
Một phường ở thành phố, một xã ở nông thôn nước ta tổ chức một nhà trẻ với nhiều điểm trông giữ là hợp lý, thu nhập của người lao động có thể đạt bình quân gần 1 triệu đồng/tháng, chi phí của cha mẹ giảm khoảng 20% so với nhà trẻ tư. Trẻ em được chăm sóc, giáo dục bằng những phương pháp tốt nhất.
Mô hình HTX nhà trẻ của phụ nữ Hoa Kỳ cần được nhân rộng, phụ nữ trên thế giới chắc chắn đồng tình bởi HTX đã giúp đỡ họ chăm sóc và giáo dục con cái, tạo thời gian và niềm tin để phụ nữ tham gia các công việc khác.
17. HTX nhà ở
HTX nhà ở là một tổ chức kinh tế -xã hội được thành lập nhằm mục đích cung cấp nhà ở liên tục và lâu dài cho xã viên. Xã viên là người sở hữu và kiểm soát HTX nhà ở. HTX nhà ở phân biệt với các tổ chức nhà ở khác do cơ cấu sở hữu và sự cam kết theo các nguyên tắc HTX.
- Xã viên: Là cá nhân, hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp (căn cứ vào kết quả điều tra mức sống dân cư), đặc biệt chú trọng đến các gia đình trẻ. Theo Luật Hợp tác xã 2003 của Việt Nam có thêm xã viên là các pháp nhân làm đại diện cho những người lao động đó tham gia HTX. Pháp nhân có thể dùng quỹ phúc lợi hỗ trợ xã viên ở đơn vị mình về vốn góp.
- Sản phẩm, dịch vụ: Ngoài nhà ở, HTX cung cấp các dịch vụ như: Bảo dưỡng khu nhà ở và cơ sở hạ tầng; hệ thống nước và nước thải, hệ thống thu gom rác thải; tivi cáp, điện thoại, internet, điện thoại nội bộ; dịch vụ giặt ủi, dịch vụ sửa chữa nhỏ, vệ sinh nội thất, chăm sóc trẻ em, người già, mua bán hàng hóa,… các dịch vụ cộng thêm khi được đông đảo xã viên yêu cầu bao gồm bảo hiểm, nhà trông trẻ, mẫu giáo, cung cấp suất ăn…và những dịch vụ cộng đồng có thể đảm nhận. - Địa bàn: Theo cụm dân cư, theo tòa nhà chung cư, sau đó có thể mở rộng địa bàn cùng với việc thành lập liên hiệp HTX nhà ở quy mô quận, huyện và tỉnh, cấp quốc gia thành lập liên đoàn HTX nhà ở.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh:
+ Trường hợp xây mới nhà ở, HTX tổ chức kinh doanh tập trung.
+ Trường hợp các chung cư, cụm dân thành lập HTX có thể kinh doanh tập trung kết hợp với làm các dịch vụ theo nguyện vọng xã viên và khả năng của HTX.
Hình thức tổ chức kinh doanh được đưa vào điều lệ.
- Vốn: Vốn góp của xã viên/chủ sở hữu căn hộ thông qua chương trình tiết kiệm; thu nhập/lợi nhuận của HTX, phí dịch vụ hàng tháng do xã viên/chủ sở hữu căn hộ chi trả; thu nhập từ việc cho thuê các công trình chung khác ngoài các căn hộ; vay từ các thành viên là tổ chức ; vay ngân hàng (có thể là tín dụng thuê mua); vay từ Chính phủ; vay từ các quỹ và các tổ chức trong và ngoài nước; các khoản vay, trợ cấp và tài trợ từ Chính phủ thông qua Chương trình nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp và trung bình; quyền sử dụng đất; có sự tham gia một phần từ các nhà đầu tư bên ngoài, tư nhân hoặc các công ty vào việc phát triển các căn nhà ở hoặc các toà nhà thương mại; hoa hồng từ việc làm đại lý,…
- Công nghệ: Áp dụng công nghệ thiết kế để có những tòa nhà, căn hộ tiện ích, hiệu quả.
-  Thị trường: Xã viên và cộng đồng, các khách hàng.
 Kinh nghiệm thành công về HTX nhà ở: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Pháp, Đức, Ailen, Tây Ban nha, Ba Lan, Braxin, Chilê, Costa Rica, Urugoay, Israen, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Indonexia, Malayxia, Mỹ,. Canada,… Trang cung cấp những thông tin về HTX nhà ở.
Tại Việt Nam, HTX nhà ở đã được quan tâm nghiên cứu triển khai bởi Liên minh HTX Việt Nam và KFPC, Trung tâm HTX -SCC Thụy Điển. HTX nhà ở tại Việt Nam là nhu cầu cần thiết, khả năng thành công cần đồng thuận của xã viên, các chính sách phát triển HTX, chính sách phát triển nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2005, và sự nỗ lực, thiện ý của các cấp chính quyền cũng như việc thực hiện nghiêm giá trị, tinh thần, Điều lệ HTX nhà ở.
Khó khăn hiện nay ở nước ta: Đất cho xây dựng phải trả giá cao; chi phí xây dựng chưa giảm, thủ tục hành chính phiền hà, phải vận động để thực hiện những điểm mà luật pháp định hướng, giá thị trường nhà đất có nhiều yếu tố ảo làm cho cung cầu chậm thực hiện.
18. HTX tín dụng
Nhiều người góp vốn để đầu tư tập trung hoặc cho cá nhân vay là nhu cầu từ khi các nền kinh tế biết sử dụng đồng tiền. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng và tài chính nhà nước không thể quán xuyến đầy đủ nhu cầu vốn lớn nhỏ của mỗi người dân. Lấp vào khoảng trống này chính là các HTX tín dụng, sau đó thành hệ thống HTX tín dụng toàn quốc với quy mô không không hạn chế và cơ chế tín dụng tương đồng với thị trường vốn và ưu đãi riêng biệt đối với các thành viên.
Cộng hoà Liên bang Đức có các HTX tín dụng thành công, có bề dày kinh nghiệm và bám sát giá trị tương trợ của các HTX tín dụng đối với thành viên: Từ năm 1850 thành lập “hội tạm ứng” tiền thân của HTX tín dụng sau đó gọi là “Ngân hàng nhân dân- Volksbank”; năm 1859 thành lập “văn phòng liên lạc Trung ương các hội tạm ứng và hội tín dụng” tiền thân của hiệp hội (liên đoàn) HTX tín dụng liên bang; năm 1862 ông Raiffeisen thành lập HTX tín dụng đầu tiên ở nông thôn, đến năm 1864 thành lập HTX tín dụng đầu mối đa khu vực để điều hoà vốn. Năm 1871, Luật HTX đầu tiên được ban hành, đến năm 1889 cả nước có 4000 HTX trong đó có 2000 HTX tín dụng, luôn chiếm tỷ lệ gần 50% trong nhiều năm.
Năm 2004, dư âm làn sóng tái cấu trúc và sáp nhập doanh nghiệp, các HTX nước Đức có 1329 HTX tín dụng/5655 HTX, tổng tài sản khoảng 566 tỷ Euro với 18000 điểm giao dịch, 2 Ngân hàng HTX đầu mối với tổng tài sản khoảng 206 tỷ Euro; phục vụ 30 triệu khách hàng, trong đó có trên 15 triệu khách hàng là thành viên.
Các quốc gia có HTX tín dụng, bảo hiểm mạnh hoạt động có hiệu quả là Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,… Riêng Bangladesh khá thành công với các tổ tín dụng nhỏ (tín dụng vi mô) phục vụ phụ nữ nghèo, sau thành lập ngân hàng Garment:
19. HTX đầu tư tài chính
Mặc cảm và nhận thức về HTX kiểu cũ đã khiến nhiều người nghĩ rằng HTX chỉ làm những hoạt động kinh tế xã hội đơn giản, nhỏ lẻ của cộng đồng, nhiều nơi đã chuyển những công nghệ thiết bị lạc hậu về HTX. Ví dụ, tâm lý xã hội cho rằng mô hình HTX không phù hợp với đầu tư nước ngoài, khu cụm công nghiệp, công nghệ cao, siêu thị, tư vấn pháp luật, đầu tư cổ phiếu, kinh doanh bảo hiểm mua chứng khoán, viễn thông, sản xuất điện…
Mô hình HTX đầu tư tài chính đặt HTX bình đẳng như các doanh nghiệp khác, chú ý đến lợi thế mà xã viên và HTX đang được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước.
-  Xã viên: Những người góp vốn đầu tư gián tiếp thông qua HTX đầu tư tài chính vào các công ty cổ phần, đầu tư vào thị trường chứng khoán, tín thác đầu tư qua các tổ chức tài chính khác.
-  Sản phẩm, dịch vụ: Các cổ phần, cổ phiếu mang lại lợi nhuận cho xã viên.
-  Địa bàn: Không hạn chế, trước hết là các công ty cổ phần ở trong nước, trong vùng.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: Tập trung hoặc hỗ trợ xã viên chọn cổ phiếu công ty cổ phần, mua chứng khoán.
-  Vốn: Vốn góp bằng tiền của xã viên, vốn hiện vật được chuyển đổi thành tiền, các chứng từ có giá khác,…
-  Công nghệ: Áp dụng những tiến bộ của thị trường tài chính, sử dụng hệ thống thông tin hiệu quả, an toàn, bảo mật, sử dụng các chuyên gia phân tích thị trường;
-  Thị trường: Thị trường chứng khoán đang giao dịch, thị trường cổ phiếu OTC, thị trường tài chính khác;
-  Nguồn hỗ trợ: Thông qua các chương trình đào tạo.
Tại điểm e, mục 3 Nghị quyết số 13, Hội nghị TW 5, Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể: “…. Khuyến khích nông dân và hợp tác xã sản xuất nguyên liệu mua cổ phần, trở thành cổ đông của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.”
20. HTX đầu tư kinh doanh bất động sản
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2005 quy định HTX là đối tượng của Luật, hợp tác xã được thành lập sàn giao dịch bất động sản: “ Điều 56…2.. Sàn giao dịch bất động sản phải là pháp nhân. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thành lập sàn giao dịch bất động sản thì sàn giao dịch đó phải có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản để hoạt động.
-  Xã viên: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có tài sản tham gia giao dịch hoặc có kinh nghiệm đầu tư kinh doanh bất động sản, có nhu cầu bán, mua…
-  Sản phẩm, dịch vụ: Hình thành bất động sản và giao dịch bất động sản để mang lại lợi ích.
-  Địa bàn: Phạm vi không hạn chế, trước hết chú trọng những vùng ven đô, những khu vực đô thị hóa, vùng đầu tư trang trại, phát triển khu cụm công nghiệp, khu du lịch sinh thái
-  Hình thức tổ chức kinh doanh:
+ Tập trung: Vốn góp của xã viên là quyền sử dụng đất và tài sản, hoặc HTX thuê, mua lại quyền sử dụng đất của xã viên, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch hình thành dự án đầu tư để xây dựng hạ tầng bất động sản, trực tiếp kinh doanh và cho xã viên thuê với giá thấp, cho doanh nghiệp khác thuê theo giá thị trường, (trường hợp này đã xuất hiện huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã thực hiện được việc mua lại quyền sử dụng đất; việc xã viên góp vốn bằng quyền sử dụng đất khoảng 5 ha để kinh doanh rừng và du lịch sinh thái nhưng gặp những khó khăn do việc sử dụng đất ở thời điểm này quá lộn xộn, nhiều vi phạm chuyển nhượng và đầu tư trái phép)
 Khía cạnh khác, HTX có thể sử dụng giá trị quyền sử dụng đất được bồi thường từ các doanh nghiệp kinh doanh, dùng vốn đó góp vào doanh nghiệp đó hoặc xây dựng dự án riêng, giống như doanh nghiệp để cho thuê.
+ Trường hợp dịch vụ hỗ trợ: Xã viên đăng ký với HTX về bất động sản như trang trại, nhà nghỉ, công trình khác để HTX giới thiệu, tìm kiếm khách hàng, giới thiệu kinh nghiệm đầu tư để xã viên chỉnh trang tài sản, nâng cấp đáp ứng nhu cầu thị trường. Có thể xã viên cho HTX thuê tài sản theo thời gian để HTX kinh doanh, xã viên được hưởng tiền cho thuê và tiền công làm việc cho HTX
-  Vốn: Vốn góp của xã viên, vốn vay; vốn tài trợ về tiếp thị, đào tạo của các chương trình xúc tiến thương mại, thương hiệu, phát triển làng nghề, du lịch, bảo vệ môi trường,…
-  Công nghệ: Áp dụng công nghệ mới, phát triển giá trị hiện đại và kỹ năng tiếp thị toàn cầu.
-  Thị trường: Mở rộng, phần cho xã viên thuê được xác định rõ.
21. HTX kiểm toán
Kiểm toán là một dịch vụ quan trọng phục vụ các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh tế và chi tiêu. Một bản kiểm toán minh bạch giúp đối tượng được kiểm toán biết rõ tình hình tài chính của mình để xây dựng chiến lược kinh doanh, hoạch định chính sách tài khoá, trả lời các bên có liên quan trong quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, đồng thời kết quả kiểm toán cũng tư vấn có lợi trong tương lai, xử lý có hiệu quả những vấn đề quá khứ.
Kiểm toán không phải là thanh tra, điều tra. Báo cáo kiểm toán thuộc quyền sử dụng của người được kiểm toán. Có những quy định bắt buộc trong một số quan hệ phải có kết quả kiểm toán, do vậy đã hoạt động kinh tế phải kiểm toán.
Chi phí kiểm toán trả cho các công ty không nhỏ và phiền phức, do vậy việc hình thành các HTX kiểm toán các thành viên rất cần thiết nhằm giảm các chi phí.
Xã viên HTX kiểm toán là cá nhân, hộ, pháp nhân trước hết là những đối tượng có nhu cầu kiểm toán, sau đó là những xã viên có nhu cầu việc làm và sau cuối là những người thuần thuý góp vốn hưởng lời.
Mỗi xã viên, hợp tác xã góp vốn được hưởng đơn giá dịch vụ kiểm toán hợp lý, được tư vấn về tài chính, hỗ trợ các dịch vụ kế toán, thống kê tuỳ theo quy định tại điều lệ, quy chế hoạt động của HTX và hợp đồng kiểm toán.
HTX kiểm toán cần mở rộng thị trường với các đối tượng không phải là xã viên, chấp nhận cạnh tranh nhằm mục đích lợi nhuận.
Kinh nghiệm quốc tế: HTX kiểm toán ở CHLB Đức ra đời từ những năm 1860-1870 xuất phát từ ý tưởng của Schulze, Delitzsch hai ông tổ của Hiệp hội HTX kiểm toán hiện nay, các ông không muốn nhà nước kiểm toán HTX. Kết quả kiểm toán của các HTX được các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế tin cậy. HTX kiểm toán tham gia với HTX từ khi thành lập và các giai đoạn phát triển.
Ở Việt Nam việc thực hiện kiểm tóan nội bộ ở một số HTX thuộc tỉnh Tiền Gian, An Giang, cần thiết thành lập một số HTX kiểm tóan ở một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Nam,…
22. HTX xây dựng
-  Xã viên: Cá nhân góp vốn, sức lao động, các hộ có nghề, các doanh nghiệp ngành xây dựng và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh khác.
-  Sản phẩm, dịch vụ: Nhận thầu xây lắp, đầu tư xây dựng các công trình kinh doanh, các dịch vụ về xây dựng, sản xuất, cung cấp vật liệu,… có thể đầu tư bất động sản.
-  Địa bàn: Theo vị trí các công trình xây dựng.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: Kinh doanh tập trung, có thể dịch vụ hỗ trợ các thành viên là các hộ xã viên nhận khoán, chia sẻ công việc với các doanh nghiệp.
-  Vốn: Vốn góp của xã viên, vốn vay, vốn ứng trước của khách hàng.
-  Công nghệ: Áp dụng công nghệ tiên tiến của ngành xây dựng, toàn dụng lao động có tay nghề, lao động thủ công.
-  Thị trường: Theo nhu cầu của khách hàng và khả năng của hợp tác xã
-  Nguồn hỗ trợ: Có thể nhận việc từ các công trình đầu tư phát triển hạ tầng thuộc chương trình quốc gia, các dự án phát triển cộng đồng để tạo công ăn việc làm.
Các HTX xây dựng có thể liên kết thành lập liên hiệp có quy mô lớn để trúng thầu và đầu tư các chương trình lớn. Nếu quy mô HTX nhỏ nên chọn các công trình vừa với kỹ thuật hiện đại, làm nhà thầu phụ với các chuyên ngành hẹp của xây dựng như làm nội, ngoại thất và bảo dưỡng các công trình.
23. Hợp tác xã du lịch
Du lịch nhân dân, xã hội hóa du lịch ý nghĩa 2 chiều:
(1) Cung cấp dịch vụ: Hợp tác cá nhân, gia đình, pháp nhân có sự phân công, phân nhiệm, chia sẻ lợi ích để làm dịch vụ du lịch bao gồm đầu tư hạ tầng các địa điểm dịch, làm các chuyến du lịch (tuor), kinh doanh ở nơi khách đến, bán dụng cụ, thiết bị, hàng hóa du lịch, bán bảo hiểm và thực hiện dịch vụ bảo hiểm,…
Ví dụ, du lịch sinh thái, văn hoá, làng nghề, dưỡng bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền,…cần liên kết các hộ đang sở hữu các giá trị vật chất và phi vật thể. HTX có thể huy động vốn góp của xã viên đầu tư hạ tầng, quảng cáo tiếp thị, giới thiệu khách đến.Với cách đầu tư tập trung, tiếp thị tổng thể sẽ giảm chi phí cá biệt của mỗi hộ kinh doanh du lịch, mang lại hiệu quả trực tiếp cho xã viên kinh doanh phục vụ du khách.
(2) Sử dụng dịch vụ du lịch: Nhu cầu số đông xã viên và người lao động được HTX du lịch thoả mãn với chi phí hợp lý.
Xã viên sử dụng dịch vụ du lịch của HTX thường xuyên, ổn định được ưu đãi về giá mỗi chuyến du lịch. HTX lấy lãi kinh doanh du lịch để giảm giá cho xã viên trong những chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm du lịch ở nơi khác.
(3) Ý nghĩa kinh tế xã hội: Thực hiện được văn minh du lịch, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đeo bám, làm phiền hà khách; tạo dựng hình ảnh, thương hiệu để tăng số lượng khách đến, ngày lưu trú, giá trị mua xắm, sử dụng dịch vụ.
24. Hợp tác xã dịch cộng đồng
-  Xã viên: Những cá nhân, hộ, pháp nhân có những nhu cầu thường xuyên, giá trị nhỏ, hoặc những yêu cầu mang tính văn hóa truyền thống như lễ hội, tang lễ, cưới hỏi, thăm hỏi giúp đỡ khi đau ốm, gia đình có việc vui, buồn,…
-  Sản phẩm, dịch vụ: Các dịch vụ mà các tổ chức khác không muốn, không có khả năng đảm nhận do quy mô nhỏ và hiệu quả không cao. HTX có thể phát phiếu thăm dò nhu cầu của cộng đồng dân cư để tính được nhu cầu chung, nhu cầu của mỗi nhóm sở thích,…tiến tới tham gia đầu tư, quản lý khai thác các dịch vụ công cộng như hoạt động văn hoá, giáo dục cộng đồng, thể dục thể thao, tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư, tiêu dùng,…
-  Địa bàn: Gắn với một cụm dân cư nhất định.
-  Hình thức tổ chức kinh doanh: Tập trung, sử dụng lao động là xã viên các cộng tác viên, người lao động tự do.
-  Vốn: Vốn góp của xã viên, vốn vay, vốn ứng trước của khách hàng theo quý và cả năm, các khoản lệ phí của thành viên tham gia mỗi nhóm,…
-  Công nghệ: Áp dụng các công nghệ đạt tiện ích, giảm chi phí trên mỗi dịch vụ.
-  Thị trường: Xã viên, khách hàng trên địa bàn.

-  Nguồn hỗ trợ: Tận dụng các nguồn của Chính phủ, các NGO, các nhà tài trợ theo chương trình dự án./.