Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Tư liệu hỗ trợ thực tập

1. Văn bản quy phạm pháp luật,... ở Web NHNN

  1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Xuân Trường: http://www.doko.vn/luan-van/Giai-phap-phong-ngua-va-han-che-rui-ro-trong-hoat-dong-tin-dung-tai-NHNoPTNT-huyen-Xuan-Truong-333564
  2. Phát triển dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank: http://www.doko.vn/luan-van/Phat-trien-dich-vu-SMS_FstmobiPay-tai-ngan-hang-Techcombank-333216
  3. Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội. http://www.doko.vn/luan-van/Cho-vay-ngan-han-tai-chi-nhanh-NHNo-PTNT-quan-Ba-Dinh-Ha-Noi-333009
  4. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần vận tải biển Vinafco: http://www.doko.vn/luan-van/Hieu-qua-su-dung-von-tai-Cong-ty-co-phan-van-tai-bien-Vinafco-332865
  5. Các biện pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH No&PTNT chi nhánh Huyện Yên Lạc-Tỉnh Vĩnh Phúc: http://www.doko.vn/luan-van/Cac-bien-phap-mo-rong-va-nang-cao-chat-luong-cung-ung-cac-dich-vu-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai-NH-NoPTNT-chi-nhanh-Huyen-Yen-332693
  6. Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Sơn La: http://www.doko.vn/luan-van/Nang-cao-chat-luong-cho-vay-doi-voi-Doanh-nghiep-vua-va-nho-tai-Ngan-hang-Cong-thuong-Son-La-332675
  7. Thực trạng và giải pháp nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường chà tỉnh Điện Biên: http://www.doko.vn/luan-van/Thuc-trang-va-giai-phap-nghiep-vu-ke-toan-cho-vay-tai-Ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-huyen-Muong-cha-tinh-Dien-Bien-332457
  8. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Lộc Bình: http://www.doko.vn/luan-van/Mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-cho-vay-ho-san-xuat-tai-chi-nhanh-NHNo-PTNT-Huyen-Loc-Binh-332444
  9. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín – Hà Nội: http://www.doko.vn/luan-van/Giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von-tai-Chi-nhanh-ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-huyenThuong-Tin-Ha-Noi-332421
  10. Một số giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: http://www.doko.vn/luan-van/de-tai-Mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-huy-dong-von-tai-NHNoPTNT-huyen-Thuan-Thanh-tinh-Bac-Ninh-332380
  11. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT huyện Nghi Xuân: http://www.doko.vn/luan-van/Giai-phap-mo-rong-cho-vay-tieu-dung-tai-Ngan-hang-No-PTNT-huyen-Nghi-Xuan-332372
  12. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng MHB chi nhánh Hải Dương: http://www.doko.vn/luan-van/Cac-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-tin-dung-trung-va-dai-han-tai-Ngan-hang-MHB-chi-nhanh-Hai-Duong-332360
  13. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội. http://www.doko.vn/luan-van/Giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cho-vay-tieu-dung-tai-Ngan-hang-Nong-nghiep-va-Phat-trien-nong-thon-Nam-Ha-Noi-332351
  14. Công tác huy động vốn tại NHTMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm - Thực trạng và giải pháp: http://www.doko.vn/luan-van/Cong-tac-huy-dong-von-tai-NHTMCP-TienPhong-chi-nhanh-Hoan-Kiem-Thuc-trang-va-giai-phap-332317
  15. Tình trạng hoạt động, sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Đống Đa Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn: http://www.doko.vn/luan-van/Tinh-trang-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-tai-chi-nhanh-Dong-Da-Ngan-Hang-Cong-Thuong-Tu-Son-332213
Xem thêm: luận văn Tài chính - Ngân hàng,...




Chương trình thực tập TỐT NGHIỆP ngành Tài chính -Ngân hàng (giành cho SV PDU)






Chúc các em: Giáng sinh vui, mạnh khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ .

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

8. NHẬT KÝ HANG THỦY THẦN



          Ngày đầu
          Lũ quỷ đưa ta qua bao dòng chảy, thác ghềnh, lúc trên mặt nước, lúc ngụp xuống sông, lúc bò lổm ngổm trên bờ. Cái vẩy con sấu mốc cứa cọ vào da người rất khó chịu, ta kêu gào chúng dừng lại, ta gào thét nữa chúng vẫn đi, ta thôi kêu la chúng đi càng nhanh.
          Lúc mở mắt thấy dã nhân cưỡi một con sấu dữ tợn, cùng cả đàn thủy quái, bọn cá sấu táp mõm, bạch tuộc đập nước oàm oạp. Chúng hộ tống "chiến lợi phẩm" rầm rộ, chắc được tướng cướp dã nhân thưởng to sau vụ cướp người!
          Đi khoảng "100" ngày đường, chúng đưa ta vào hang rộng chưa từng thấy, nó chứa được nhiều hang cái "Bẹp Miệng" gần rừng Đông mà anh em gấu một lần dẫn ta đi coi. Chúng đặt ta lên phiến đá khô ráo, lũ thủy quái rạt ra xa, dã nhân đến nhẹ nhàng gỡ lưới, nó lùi vội khi nhận thấy điện thoại di động "nổ-khuyến-mại" nhấp nháy. Dã nhân chắc đã nhầm đó là khẩu súng ngắn hay trái nổ mà có thể nó đã nhìn thấy bọn lâm tặc sử dụng! Ừ thì nổ tung lên, ta còn sống làm gì với cái đồ lừa đảo, gian ác!
          Dã nhân ra hiệu bảo ta vào cái cửa hang như cửa hang rộng ở công viên thành phố Phan-xi-bao. Nó ý tứ lùi ra. Ta để ý thấy cái hốc nhỏ bên cạnh. Tuổi bé thơ ta đọc chuyện chạy trốn, nhiều tối chơi trốn tìm biết chỗ nào nấp kín, kín đến mức không ai tìm thấy, nhìn lên giật thót mình, hóa ra trốn vào miếu thờ, ù té chạy. Còn bây giờ phải trốn con dã nhân này.
          Ta chui nhanh vào cái hốc chật hẹp, may mà không tham ăn mật ong của bọn nhà gấu, cá Ba-La-Mỡ mà khỉ vẫn câu ở sông dâng biếu ta hằng ngày, cứ ngon miệng nhậu, người béo ú thì hôm nay chết hẳn! Dã nhân đuổi theo tóm hụt chân ta, nó bất lực cào, dậm chân xuống đá la hét. Bọn lâu la ào đến, tớ như chủ gầm gào bâu quanh cái cửa hang. Con bạch tuộc thò xích-tu vào khoắng, sẵn đá ta ném, nó thụt vòi.
          Yên lặng hồi lâu, con sấu nhỏ bò vào nhẹ nhàng chuyển đồ cho ta. Rõ ràng một cuộc khủng bố chuẩn bị kỹ từ lâu, giá mà người cướp vợ kiểu này thay cho cưới rườm rà. Nhưng là dã nhân! Con sấu nhỏ, da ít vẩy sần, mắt trong hơn, lưng có sọc, lúc nó há miệng nhả đồ thì không thấy răng đâu, nó bị móm vì lý do gì đó?
          - Sấu sọc ơi! Chị bảo này.
          Ta vẫy tay, nó quay lại gần ta, nằm phủ phục như chó con quen chủ, đuôi vẫy mừng, hay kiếp trước nó là chó? Ta xoa vuốt nhẹ lên lưng, lục lọi lấy thanh kẹo sôcôla của trạm mà nó vừa mang vào, tặng nó, nó há miệng.
- Hay, răng lợi này thì chơi được.
- Em quàng khăn vào cổ cho đỡ lạnh, chị tặng em. - Nó ngẩng đầu, ta quàng cái khăn đỏ, nó thích lắm gật đầu.
          Có tiếng quát của dã nhân, sấu sọc vội trườn ra, không quên lấy cái đuôi mềm vẫy chào,…
          Hang tối nhanh. Quên đi mà ăn, ngủ. Đêm, giấc ngủ dụ ta đi mãi vào tương lai. Ta mơ về thành phố Phan-xi-bao gặp bố mẹ, bạn bè, mà sao mấy đứa bạn học trường Y năm ấy già nhanh quá, mặt chúng khô nẻ như đồng hạn thế kia? Chúng nó đi tiếp thị thuốc chuột, thuốc tăng trọng đa chức năng cho động vật cao cấp. Rồi đi qua cái thành phố Bảo Phải Nghe, không gặp cái người vẫn trò chuyện với ta cả năm qua. Đi tiếp, càng xa hiện tại, càng xa tương lai càng tốt, đi mãi, đi mãi,…
          Tỉnh giữa đêm. Nhớ rừng phía Đông có anh em nhà gấu, có gấu Bắc cực đã quen nhiều việc. Chúng nó vừa nhận hình không tiếng qua Nét không dây, chắc yên tâm ta còn sống. May mà quân cướp vơ vét nhiều thứ của ta cho ta.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ Ở VIỆT NAM





Chợ vừa là nơi trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ vừa là nơi giao lưu văn hóa thoả mãn nhu cầu sản xuất vật chất, tinh thần của người dân. Chợ là một loại hình thương mại truyền thống được duy trì và phát triển ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo với nhiều quy mô, đặc điểm riêng của địa phương,…Khái niệm chợ theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP chưa bao gồm siêu thị hàng hoá, dịch vụ, các cửa hàng phân tán, các trung tâm, sàn giao dịch chứng khoán, sàn đấu giá và sàn giao dịch hàng hoá,...

Để hình thành chợ cần có những yếu tố sau: Người bán, người mua có nhu cầu trao đổi; có địa điểm trao đổi truyền thống hoặc làm mới được thừa nhận về pháp lý; có những tập quán thương mại và quy tắc (nội quy chợ); có khả năng thu hút các dịch vụ khác như hoạt động tín dụng, tiền tệ, thanh toán, du lịch, văn hoá,...

I. MỘT SỐ THỰC TRẠNG CHỢ Ở VIỆT NAM

1. Mạng lưới chợ, cơ sở vật chất, quy mô chợ
 Hiện nay cả nước có khoảng gần 10.000  chợ, chợ ở nông thôn chiếm 76%. Trong 10 năm qua số lượng chợ tăng gần gấp đôi, số lượng chợ tăng nhanh nhưng không đều, chủ yếu tập trung vào những nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó là các thành phố và ngoại ô, các khu công nghiệp và ở các vùng kinh tế trọng điểm. Khu vực miền núi chợ thưa thớt, ý tưởng về chợ đầu mối nông sản đã thực hiện nhưng nông sản có mùa, việc đầu tư chợ đầu mối theo mùa hiệu qủa chưa cao (thu nhập của hộ miền núi chỉ bằng 2/3 mức bình quân của cả nước, tỷ lệ tiết kiệm cho tiêu dùng thấp).

Hạ tầng chợ chưa đáp ứng, hiện nay chỉ có 11% chợ kiên cố (chủ yếu tập trung ở đô thị, thị trấn), 31% chợ bán kiên cố, hơn 33% chợ lều lán, gần 25% chợ họp ngoài trời. Số liệu cho thấy trong nhiều năm qua những cố gắng đầu tư của nhà nước và nhân dân chưa thực sự đáp ứng nhu cầu nơi họp chợ. Chất lượng hạ tầng kém ảnh hưởng đến thời gian họp chợ, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm...Đa số các chợ có quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân. Kiểu trao đổi ở đầu làng, ngã ba, ven bến sông, gốc cây, chợ cóc, chợ tạm, bán dạo làm cho một số nơi nản chí quy hoạch chợ vào một điểm tương xứng với số dân. Một số doanh nghiệp có ý tưởng được chính quyên địa phương chấp thuận xây dựng chợ mới, có mái che nhưng nhiều chợ xây xong bỏ không; một số doanh nghiệp khác đề xuất xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại để xóa chợ ở đô thị, thị trấn nhưng không dễ; Các Ban quản lý chợ, doanh nghiệp phát triển chợ trên nền chợ cũ lại khá thành công, như chợ Đồng Xuân, chợ Láng Hạ (Hà Nội), chợ Thái (Thái Nguyên),...

Hiện nay có khoảng 2 triệu hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ chiếm 40% số người hoạt động thương mại dịch vụ trong cả nước, trong đó người buôn bán cố định tại chợ chiếm khoảng 51%. Doanh số bán lẻ của chợ ước đạt khoảng 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội. Số người thường xuyên trao đổi tại chợ chiếm 80% người tiêu dùng. Đây là con số mà các tập đoàn bán lẻ trong nước và quốc tế quan tâm và có kế hoạch tiếp cận, phát triển  chợ.
          2. Công tác quy hoạch, cơ chế quản lý chợ
          Sau Nghị định 02/2003/NĐ-CP, hầu hết các tỉnh đã ban hành quyết định quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại, chợ, siêu thị trong một quyết định chung hoặc quyết định riêng. Đến năm nay số chợ được quy hoạch chiếm khoảng trên 80%. Số chợ tạm họp vào giờ nhất định chưa có thống kê nhưng các xã phường vẫn quản lý và thu thuế, doanh số các chợ này có thể chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng mức lưu chuyển hàng hóa của các chợ nhưng là nơi trao đổi tiện lợi nhất về địa điểm, giá cả, số lượng nhỏ lẻ.

          Các quy hoạch chợ được nghiên cứu công phu, nhưng đôi khi chỉ là một nhóm nghiên cứu theo phương pháp chuyên gia với những khái niệm và phương pháp căn bản; mức độ tích hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia, địa phương, quy hoạch ngành, vùng kinh tế, đất đai,... và các chế độ chính sách hiện hành cùng với dự báo phát triển kinh tế có tác động của hội nhập chưa tương thích. Các quy hoạch định hướng khi triển khai các dự án phát triển chợ gặp những vướng mắc về đất đai, chủ đầu tư, cơ chế đầu tư và những ý kiến khác nhau của cộng đồng dân cư. Có nơi có quy hoạch nhưng không có chủ đầu tư, gọi là quy hoạch treo, quy hoạch chiếm đất gây lãng phí.

 Cùng với quy hoạch là cơ chế quản lý chợ, các quyết định về phân cấp quản lý chợ, đấu thầu, thu phí chợ, quy chế an toàn, quy chế đầu tư, quy tắc cân đo,...đã được các tỉnh, thành phố ban hành như TP. Hà Nội, TP, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Quảng Nam,...

Trong số các chợ có quy hoạch thì chợ có bộ máy quản lý chiếm 55%, trong đó có 60% cán bộ nhân viên thuộc biên chế nhà nước. Số chợ còn lại chính quyền địa phương cấp xã, huyện giao cho các Tổ quản lý có cán bộ không thuộc biên chế nhà nước.

Sau khi phê duyệt quy hoạch nhiều địa phương chưa ban hành cơ chế chính sách việc xử lý tài sản cũ, nhân sự Ban quản lý còn thiếu hướng dẫn của các Bộ.
Những hạn chế của Ban quản lý, Tổ quản lý chợ:
(1) Hình thức hạch toán: Theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu; được hưởng lương ngân sách; các khoản thu chi được định mức, hạn mức trong năm theo quy mô chợ dẫn đến thiếu chủ động cải tạo chỉnh trang chợ, không khuyến khích lao động làm việc tốt để có thu nhập cao;
(2) Chịu sự quản lý của chính quyền về nhân sự, và thu nhập của người lao động;
(3) Đầu tư theo kế hoạch, ngân sách nhà nước hỗ trợ chỉ đạt đến 50%, còn lại tự huy động thông qua thương nhân trả trước tiền thuê sạp và đầu tư các dịch vụ để được quyền khai thác như điện, nước, xe, kho bãi,... Tuy nhiên, quy trình đầu tư bằng vốn ngân sách qua nhiều tầng nấc và tỷ lệ thất thoát có thể cao hơn so với doanh nghiệp đầu tư.

          Về công tác quy hoạch và quản lý chợ ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Cần Thơ... có nhiều đổi mới tích cực về chất lượng quy hoạch và các quyết định quản lý, ở đó cũng có nhiều mô hình quản lý chợ sinh động do HTX, doanh nghiệp thực hiện. Đáng chú ý, hiện nay cả nước có trên 50 HTX quản lý, kinh doanh chợ loại 2, loại 3, trong đó TP. Hồ Chí Minh có đến gần 30 chợ do HTX quản lý. Các HTX tác xã quản lý, kinh doanh chợ bước đầu thuận lợi, thành công. Xuất hiện một số doanh nghiệp đầu tư cho thuê hạ tầng chợ ở các thành phố lớn, ví dụ như chợ Thái ở thành phố Thái Nguyên.

          Ví dụ về một mô HTX quản lý kinh doanh chợ ở Hà Nội:HTX Thương mại Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội được thành phố cho phép chuyển 8343 m2 đất trồng rau sang xây dựng chợ. Năm 2001, HTX xây dựng chợ với vốn đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, chủ yếu là vốn góp, vốn vay của xã viên, năm 2002 chợ đi vào hoạt động; doanh thu từ chợ các năm: 2002: 2,4... tỷ đồng, năm 2003: 2,5 tỷ đồng, năm 2004: 2,5 tỷ đồng chiếm gần 50% tổng doanh thu của HTX. Trong các năm tới doanh thu của HTX đạt trên 10 tỷ đồng, trong đó doanh thu chợ chiếm đến 50%. Nguồn thu của chợ ổn định do số hộ thuê kinh doanh ổn định 105 sạp, 375 chỗ ngồi ổn định, và 100 chỗ khác. Đến năm 2008, tổng nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể đạt 24 tỷ đồng, trong đó 12 tỷ là vốn cố định, 12 tỷ vốn lưu động. Cơ cấu: vốn góp của xã viên là 5,8 tỷ, 18,2 tỷ là vốn tích lũy của HTX. Hiệu quả kinh tế -xã hội : HTX có 131 xã viên, tạo việc làm cho 188 lao động trong đó có 57 người không phải là xã viên, mức lương tối thiểu của lao động gần 1 triệu đồng/tháng, mức tối đa gần 3 triệu đồng/tháng. Xã viên được ứng trước lãi vốn góp ...
         
II.LỘ TRÌNH THÀNH LẬP PHÁT TRIỂN CHỢ
Thông tư của Bộ Thương mại số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 chỉ đạo các Sở Thương mại: Lập phương án và kế hoạch tổ chức thực hiện từng bước việc chuyển giao tất cả các chợ sang cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ hoạt động trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Nghị định số 02/2003/NĐ-CP có hiệu lực .

           1.Quy hoạch phát triển chợ
          Các Ban chỉ đạo phát triển chợ Trung ương và địa phương cần kịp thời triển khai nhiệm vụ quy hoạch chợ, phấn đấu hoàn thành quy hoạch hệ thống chợ trên toàn quốc. Kết quả quy hoạch chợ ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, các tỉnh khác cần được bổ sung, rút kinh nghiệm kịp thời đối với những quy hoạch sau.

          Phân loại chợ, phân cấp quản lý chợ cần dự kiến các chủ đầu tư và tổ chức đấu thầu chủ đầu tư, đấu thầu chọn doanh nghiệp quản lý kinh doanh chợ. (Thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh đã làm xong)

Công bố công khai quy hoạch chợ, hỗ trợ lập trang Web các chợ ở Trung ương và địa phương, thông tin mỗi chợ được cập nhật hàng tuần để hỗ trợ doanh nghiệp, người buôn bán và tiêu dùng, đặc biệt là những nhà bán lẻ tiềm năng.

       2. Kế hoạch  phát triển chợ
Kế hoạch phát triển chợ bao gồm:
- Tiến độ đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo chợ, tổ chức thi mẫu thiết kế chợ;
- Chuyển đổi cơ chế quản lý: Ban Quản lý chợ phải có bộ máy quản lý chợ phù hợp theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh và quản lý chợ, ban hành cơ chế chuyển đổi theo Nghị định 02.
- Đấu thầu quản lý, đầu tư chợ trong quy hoạch, tổ chức mời thầu rộng thay cho việc nhà đầu tư tự đi tìm kiếm, thương lượng, vận động.
- Triển khai các chính sách, nghiệp vụ quản lý, kinh doanh chợ và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm việc tại chợ, phổ biến chính sách và thông tin thị trường đến thương nhân;
- Phê duyệt những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của địa phương đối với chợ đang hoạt động: Nội quy chợ; phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ đảm bảo các yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh thương mại, phòng chống cháy nổ, bãi đổ xe và các công trình xây dựng, quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ.
      Các địa phương cần chỉ đạo kiên quyết quá trình chuyển đổi mô hình đầu tư, cơ chế quản lý chợ để tạo hạ tầng kinh tế -xã hội của thị trường nội địa theo cơ chế thị trường.

3.Triển khai các chính sách đầu tư phát triển chợ
a) Chính sách hỗ trợ của nhà nước
Các doanh nghiệp, HTX được hỗ trợ theo chính sách chung của nhà nước quy định. Đối với HTX áp dụng Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định: “Thuê đất để sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với HTX được giảm 50% tiền thuê đất”. Rất  tiếc văn bản này đã hết hiệu lực.

Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX quy định hỗ trợ đất đai. Thực tế một số địa phương ở Đồng Nai đã giao đất chợ cho HTX quản lý kinh doanh chợ không thu tiền sử dụng đất, đất đó là tài sản không chia, không được chuyển nhượng nhưng được thế chấp vay vốn, liên kết khai thác theo quy định pháp luật về đất đai.

Quyết định 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, HTX chợ thuộc đối tượng hỗ trợ theo phương thức hỗ trợ có hoàn lại đủ vốn gốc phù hợp khả năng nguồn lực tài chính của Quỹ, thời hạn hoàn lại khoản hỗ trợ tối đa không quá 03 năm, mức hỗ trợ tối đa 80% kinh phí thực hiện, hỗ trợ theo phương thức cho vay với lãi suất cho vay đảm bảo an toàn Quỹ, mức vốn vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư của dự án, thời hạn vay vốn tối đa là 05 năm.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp các doanh nghiệp, HTX xã quản lí, kinh doanh chợ có cơ hội tiếp cận vốn nhà nước.

b) Cơ chế huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách
Theo Nghị định  số 02/2003/NĐ-CP, chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền: (1) Huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ sở thoả thuận với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ và các nguồn vốn khác của nhân dân đóng góp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, (2) Sử dụng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ. Theo quy định này, việc giao đất có thời hạn là cần thiết, tuy nhiên cần đấu giá quyền sử dụng đất, nghĩa vụ nộp ngân sách của cả chợ, mẫu thiết kế và các điều kiện thi công xây dựng chợ.

Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010 chỉ ra giải pháp huy động và khai thác các nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ: (1) Xác định và thông báo công khai danh mục các chợ được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) kèm theo mức hỗ trợ; các chợ được xây dựng bằng nguồn vốn doanh nghiệp, cá nhân và hình thức, mức độ huy động vốn, (2) Thực hiện xã hội hoá trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ ở địa phương với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, nguồn vốn xã hội hóa huy động từ người đăng ký kinh doanh tại chợ, doanh nghiệp trên địa bàn trích một phần kinh phí tiếp thị, quảng cáo, đổi lại họ sẽ được một diện tích nhất định trong chợ để trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình.

c)  Tổng  hợp cơ cấu vốn đầu tư  phát triển chợ
Căn cứ vào hiện trạng và kỳ vọng về đầu tư phát triển chợ, giới thiệu những ưu đãi của nhà nước và ưu đãi của dự án, bản thiết kế chợ, quy định đấu thầu quyền sử dụng, giá các dịch vụ đề xuất, hướng phát triển chợ trong 5-10 năm, chúng tôi dự kiến cơ cấu vốn đầu tư, cơ chế huy động:
(1) Nguồn hỗ trợ của nhà nước:  Theo chúng tôi một số chợ loại 1 ở thành phố, thị xã cần có sự tham gia vốn của nhà nước trong công ty cổ phần nhằm chia sẻ công việc, hỗ trợ doanh nghiệp và chia lợi nhuận góp vào ngân sách địa phương.
(2) Nguồn vốn của cổ đông đối với công ty cổ phần, vốn của xã viên đối với HTX. Đây là nguồn vốn quan trọng nhất gắn kết các thành viên. Theo chúng tôi, tỷ lệ này đạt mức cao nhất, trên 50%, hoặc 100% vốn đầu tư (không có cổ phần của nhà nước). Chợ được quản lý hoạt động tốt thì cổ tức cao, ổn định, khả năng thanh khoản, chuyển nhượng vốn góp khá thuận lợi. Hình thức đầu tư 100% vốn ngoài ngân sách đồng thời áp dụng trên địa bàn.
(3) Nguồn vốn của thương nhân, người thuê điểm kinh doanh tại chợ. Nguồn vốn này cần huy động theo nguyên tắc hợp đồng: Tiền thuê trả một lần, trả nhiều lần theo các vị trí, dự kiến xử lý các tình huống rủi ro trong kinh doanh. Ban quản lý chợ cần áp dụng các biện pháp chống thiên tai, hỏa hoạn và vận động thương nhân mua bảo hiểm.
(4) Nguồn vốn của những người dự định được quyền khai thác các công trình dịch vụ tại chợ như cấp điện, nước, vệ sinh, bảo vệ trật tự an toàn, khai thác kho tàng, bãi để xe,…Người góp vốn nhiều có thể được bố trí làm tổ trưởng và ưu tiên việc làm. Nếu không áp dụng ưu đãi thì chuyển sang hình thức đấu thầu, bỏ giá khoán nộp.
(5) Nguồn vốn của những nhà sản xuất, nhà bán lẻ, phân phối hàng hóa dự định quảng cáo sản phẩm và mở đại lý, thuê điểm bán hàng,…
(6) Nguồn vốn cho vay, đồng tài trợ của các ngân hàng, các tổ chức đầu tư tài chính hợp pháp, các quỹ có liên quan.
(7) Vận động các quỹ hỗ trợ khác như quỹ môi trường, quỹ phát triển cộng đồng, chương trình quốc gia có liên quan để hoàn thiện các hạng mục đầu tư theo nguyên tắc quỹ nào vào việc ấy.
Cùng với thực hiện kế hoạch huy động vốn cần tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành, thực hiện các cam kết của các đối tác về góp vốn và các thủ tục về cho thuê điểm kinh doanh, xây dựng nội quy chợ và các quy chế có liên quan, soạn thảo các hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, phòng chống cháy nổ, cung ứng hàng hóa, tiêu chuẩn đo lường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các đơn vị quảng cáo, xúc tiến thương mại và đầu tư…

III. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN CHỢ
(1)  Các doanh nghiệp, HTX quan tâm đến mô hình quản lý kinh doanh chợ .
(2)  Vận dụng chính sách và vận động, tuyên truyền để chuyển sang mô hình mới thì các doanh nghiệp tư nhân sẽ có ưu thế hơn. Xuất hiện một số đại gia nghề chợ, các đại gia này mạnh về đầu cơ vị trí chợ, có cơ hội cho thuê lại và chuyển nhượng quyền kinh doanh để thu hồi vốn và lãi.
(3)  Một số chủ đầu tư phát triển chợ  có ý định chuyển nhượng cho thuê quyền kinh doanh, cho thuê mặt bằng thu được lợi ích cao.
(4)  Xuất hiện các tổ chức liên kết các chợ với hình thức hiệp hội, liên hiệp, tổng công ty hay tập đoàn bán lẻ.
(5)  Hình thành những chợ được đầu tư mới, quy mô lớn, tiện ích cao, cạnh tranh với siêu thị, trung tâm thương mại.
(6)  Các chợ có thương hiệu sẽ mở các chi nhánh, đại lý chợ, chợ di động, hội chợ.
(7)  Các nhà hàng sẽ nâng cấp, một số thành chi nhánh của chợ hoặc của những nhà bán lẻ lớn hoặc ngược lại các nhà hàng, siêu thị sẽ mở chi nhánh tại chợ.
(8)  Thị phần thương mại nội địa theo loại hình kinh doanh thay đổi không lớn nhưng chênh lệch cao về lợi nhuận theo thứ tự: Siêu thị, Trung tâm thương mại, Nhà hàng, cửa hiệu, quầy tiệm và sau cùng là chợ. Tuy nhiên, tính ổn định và bền vững về kinh doanh thuộc về chợ.

        IV. KẾT LUẬN
Thời điểm hiện nay có đến một vạn chợ (không kể các trung tâm thương mại và siêu thị, chợ tạm) là những địa điểm kinh doanh lý tưởng mà các doanh nghiệp, hợp tác xã cần “chiếm lĩnh” và đầu tư kịp thời, dẫu chưa có siêu lợi nhuận nhưng lợi ích kinh tế- xã hội ổn định; yếu tố văn hoá truyền thống ở chợ tạo sức cạnh tranh, phát triển bền vững. Nắm được chợ là có vị trí quan trọng trên thị trường nội địa, tạo thế và lực hợp tác cạnh tranh với các siêu thị, các nhà bán lẻ hàng đầu ở trong nước và quốc tế đang phát triển kiểu “xâu chuỗi thị trường”.
Chợ bán buôn, bán lẻ là nơi thực hiện giá trị hàng hoá và lợi nhuận cho nhà sản xuất, lưu thông bằng việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và luân chuyển hàng hoá. Người kinh doanh chợ với tư cách là nhà đầu tư, hay thuê kinh doanh sẽ biết tìm những lợi ích ngoài chợ, lợi ích gia tăng khi thị trường ngày càng mở, mỗi mét vuông, mét khối không gian chợ, một vị trí bày hàng bắt mắt ngày càng có giá, khi chợ có thương hiệu sẽ thu hút nhiều hàng hoá, dịch vụ, khách hàng.
Hội nhập kinh tế tác động mạnh đến thị trường nội địa, tác động đến chợ theo chiều thuận nghịch. Giờ đây, những doanh nghiệp, hợp tác xã đã đang kinh doanh chợ vững tâm về khối tài sản đất đai, cơ sở vật chất, thương nhân thuê chợ, khách hàng vào ra; có vị thế độc lập đối thoại với các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất trong các quan hệ kinh tế, trong việc nhượng quyền thương mại.
Văn minh thương mại đòi hỏi các chợ phải đổi mới sâu sắc, có thể doanh số và lợi nhuận của thương nhân trong chợ, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chợ vẫn tăng nhưng phần gia tăng 20-30% doanh số buôn bán nội địa hàng năm với siêu lợi nhuận sẽ rơi vào “người đến sau” đó là các tập đoàn bán lẻ chiến lược. Sau đó, thị phần sẽ biến đổi, các chợ có sức mua lớn nhưng chủ đầu tư vì yếu thế hoặc những lý do khác sẽ nhượng quyền thương mại cho các thương hiệu bán lẻ. Khi đồng tiền người tiêu dùng đưa ra hàng giây phút là đồng tiền chuyển hoá nhanh thành lợi nhuận, người bán cạnh tranh gay gắt, “sân nhà” sẽ được mở rộng ra cho cuộc chơi thị trường, buôn có bạn, bán có phường. Chúng ta chủ động hội nhập, sẵn sàng chấp nhận thuận nghịch và đồng thuận, cùng có lợi để phát triển bền vững.
 Bài viết  năm 2011

THÀNH LẬP HTX QUẢN LÝ KINH DOANH CHỢ NGÃ TƯ SỞ:
Tại sao không? 05:43' AM - Thứ sáu, 18/05/2007
Chợ Ngã Tư Sở (Hà Nội) hoạt động cách đây 20 năm, được đánh giá "đắc địa" ở cửa ngõ Tây Nam thành phố, giáp ranh ba phường và hai quận Đống Đa, Thanh Xuân. Để phát triển chợ, chỉnh trang đô thị, UBND TP Hà Nội ra Quyết định 5387/QĐ - UBND ngày 04/12/2006 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chợ Ngã Tư Sở. Tuy nhiên, chợ sẽ áp dụng mô hình quản lý nào vẫn là vấn đề cần cân nhắc.
Theo Quyết định 5387/QĐ-UBND yêu cầu UBND quận Đống Đa đề xuất, báo cáo UBND thành phố phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ đồng thời với việc đầu tư xây dựng chợ trong quý II năm 2007. Chủ trương của thành phố đến năm 2010 chuyển mô hình các Ban quản lý chợ thành DN, HTX (trước đó dự kiến đến năm 2006). Theo Nghị định 2/2003/NĐ-CP về phát triển chợ và quy định của thành phố Hà Nội, trường hợp chợ Ngã Tư Sở thì các DN được tham gia kinh doanh khai thác chợ bao gồm DN nhà nước, Cty cổ phần, Cty TNHH, DN tư nhân, DN trong nước liên doanh với nước ngoài, hợp tác xã. Việc chọn loại hình DN nào cần có đề án, có thể áp dụng hình thức đấu thầu chọn loại hình DN. Dưới đây xin nêu ra 2 mô hình kinh doanh, khai thác chợ Ngã Tư Sở. 

Theo mô hình cổ phần?
Theo mô hình này nếu vốn đầu tư 70 tỷ đồng là 80%, hoặc 87 tỷ đồng là 100% vốn của người kinh doanh được chuyển thành vốn cổ phần là cách tốt nhất nhưng phải bãi bỏ việc chuyển 70 tỷ đồng là vốn ứng trước thuê kiốt 5 năm như cách giải thích không thuyết phục của người quản lý dự án. Tuy nhiên, mô hình này cũng có bất lợi là nếu 70 tỷ đồng là vốn ứng trước thuê kiốt, chợ xây xong thành lập, đấu thầu chọn Cty cổ phần từ vốn mới của những cổ đông "xa lạ" không phải là người thuê kiốt thì bất lợi sẽ về người thuê kiốt, có thể gọi là "cốc mò, cò xơi" hay "gắn biển Cty tiếm quyền" sẽ gây nhiều tranh chấp không lường hết.
Quan điểm của Quyết định 31/2007/QĐ-UBND của thành phố, thì nhà nước nắm cổ phần chi phối chợ loại 1, nếu Nhà nước đầu tư trên 51% và huy động 49% vốn của người kinh doanh tại chợ cần được bàn bạc có đề án thành lập Cty. Quan điểm nắm cổ phần chi phối có vẻ không thuyết phục, mang nặng tư duy "chiếm chỗ giữ phần", lẽ ra vốn nhà nước nên đầu tư vào các dự án mới. Tuy nhiên, nhà nước có thể bán bớt hoặc bán hết cổ phần với giá nào cho đối tượng cổ đông là người thuê kiốt hay bên ngoài lại là chuyện dài sau chưa có gì bảo đảm!

Áp dụng mô hình Cty cổ phần quản lý kinh doanh chợ có những điểm chưa hợp lý như trình bày ở trên, mặt khác nguyên tắc Cty là đối vốn, khả năng vốn sẽ tập trung vào một nhóm cá nhân họ được hưởng "lộc trường tồn". Cty cổ phần tuy không được ưu đãi như HTX (về đất đai) nhưng theo tư duy "quyền lực" có phần vốn của nhà nước, có đại diện của cơ quan nhà nước sẽ có lợi về mặt hành chính, chính quyền địa phương có những nguồn thu "kịp thời, tích cực" hơn thu thuế thuần túy của Cty, HTX có 100% vốn của cổ đông, xã viên.
Đây chính là vướng mắc trong tiến trình xã hội hóa đầu tư, mặt khác chúng ta hiểu xã hội hóa đầu tư là huy động vốn của dân nhưng dân không được làm chủ nguồn vốn của mình mà nhà nước và lực lượng cổ đông "cổ cánh" làm chủ ? Vướng mắc này hiện có ở nhiều Cty cổ phần có vốn của nhà nước và quá trình cổ phần hóa DN nhà nước.

Hay HTX quản lý kinh doanh chợ?
Hiện nay cả nước có gần 50 HTX quản lý kinh doanh chợ tập trung ở TP HCM, Hà Nội, các chợ đều hoạt động tốt, được hỗ trợ của chính quyền địa phương áp dụng chính sách của nhà nước. Chợ Láng Hạ - Hà Nội là một điển hình về tự quản, tuy nhiên việc phát triển xã viên là các hộ thuê kiốt rất chậm, tiểu thương muốn làm xã viên đích thực nhưng Ban Quản trị lại có ý định đưa ra thẻ "xã viên phụ trợ" bên cạnh "xã viên chủ chốt". Khái niệm xã viên phụ trợ mơ hồ! Việc phát triển xã viên là vấn đề cốt lõi của dân chủ hóa quản lý, nếu hạn chế phát triển xã viên sẽ rơi vào tình trạng của Cty cổ phần với những "cổ đông đầu sỏ", không đúng với tinh thần xã hội hóa đầu tư, không sát với nguyên tắc của hợp tác xã. Mô hình HTX chợ Láng Hạ thành công bước đầu cần tiếp tục đổi mới để ảnh hưởng tốt đến chương trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ ở Hà Nội và cả nước.

Vì vậy nếu áp dụng mô hình HTX chợ Ngã Tư Sở thì theo Quyết định 5387/QĐ-UBND tổng vốn đầu tư là 87 tỷ đồng. Trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ: 11.150 triệu đồng làm hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào là vốn công trợ, theo Luật Hợp tác xã là tài sản không chia của HTX. Vốn ngân sách do quận Đống Đa ứng cho vay 6 tỷ đồng, HTX có trách nhiệm trả nợ theo hợp đồng cho vay với lãi suất ưu đãi. Vốn góp của các hộ kinh doanh hình thành vốn Điều lệ của HTX là 70 tỷ đồng = 80%. Toàn bộ vốn đầu tư trên thuộc sở hữu tập thể được ghi vào Điều lệ HTX.

Ngoài ra, đối tượng xã viên là tất cả các hộ kinh doanh trong chợ, hiện khoảng 800 hộ đang thuê sạp, nếu còn chỗ sẽ mời các đối tượng khác làm xã viên góp vốn. Nếu tổng số xã viên là 1.000 hộ, vốn góp bình quân của mỗi xã viên là 70 tỷ: 1.000 xã viên = 70 triệu đồng/xã viên. Theo Luật HTX, xã viên sẽ phải góp ngay khi thành lập HTX, mức góp lần đầu là 35 triệu đồng, sau 1 năm kể từ khi thành lập góp tiếp 35 triệu đồng, có thể tính lãi suất do đại hội xã viên quyết định. Tổng số vốn góp đó để trang trải chi phí đầu tư xây dựng. 

Ngoài ra, HTX xây dựng phương án bố trí kiốt theo ngành hàng, theo tầng, công khai sơ đồ các kiốt và tổ chức hội nghị xã viên để đăng ký và rút thăm hoặc đấu thầu sử dụng kiốt, xã viên thảo luận mức và phương thức đóng phí sử dụng kiốt hàng tháng để bảo đảm duy trì các dịch vụ công tại chợ như vệ sinh, điện thắp sáng chung, bảo vệ an ninh trật tự, chống cháy nổ, bãi gửi xe của các hộ,… Đó là chi phí "cứng" tính theo m2 sử dụng. Tính phí sử dụng kiốt căn cứ vào phí chuẩn m2 sử dụng nhân với hệ số tầng, hướng cộng với phí sử dụng diện tích sàn chung phân bổ theo m2 sử dụng. Nguồn phí này được thu, hạch toán chi phí và công khai từng quý cho các hộ.

Các nguồn thu khác của HTX: Tiền cho thuê diện tích tầng 5, tầng 6 và tầng hầm (ngoài số diện tích chợ), các khoảng trống được xã viên nhất trí cho thuê, thu từ dịch vụ gửi xe, dịch vụ kho hàng, quảng cáo tại chợ, thu từ dịch vụ mua bán tập trung của HTX với xã viên, có thể dùng một số kiốt để tổ chức dịch vụ mua bán tập trung của HTX...

Cứ sau 6 tháng, HTX hạch toán công khai thu chi bao gồm tiền thu phí sử dụng kiốt các hộ trả và các khoản thu do HTX kinh doanh tập trung (đã nêu trên); chi lương cho Ban quản trị, tổ trưởng tầng, ngành hàng, tổ dịch vụ, tiền công của người lao động, tiền thuê ngoài, các chi phí trả gốc lãi vay của UBND quận Đống Đa (6 tỷ đồng có thể trả trong 3 năm), tiền thuê đất (HTX được giảm 50% so với các loại hình tổ chức kinh doanh khác- đây là lợi thế riêng) thuế, phí, các dịch vụ khác phải trả tiền… HTX thông báo lợi nhuận và dự kiến chia lợi nhuận cho xã viên theo vốn góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ (doanh số mua bán của các hộ xã viên kinh doanh trong chợ với HTX), theo ngày công của xã viên làm dịch vụ tại chợ. Các hộ đăng ký kinh doanh đóng thuế trực tiếp với Chi cục Thuế.

Với mô hình trên, các xã viên có thể cho thuê lại, sang nhượng kiốt theo Điều lệ của HTX. Những năm sau, nguồn thu tập trung của HTX tăng, xã viên là các hộ sử dụng kiốt có thể không phải đóng góp bất cứ khoản nào (ngoài thuế kinh doanh) bởi những tài sản hình thành từ vốn góp ban đầu (70 triệu đồng/xã viên) và vốn đầu tư hình thành quyền sở hữu tập thể toàn bộ tài sản chợ sẽ tiếp tục sinh lời, xã viên được chia lãi hằng tháng. Việc giảm chi phí chỗ bán hàng là lợi thế cạnh tranh lâu dài của chợ.

- Theo thiết kế: Phạm vi chiếm đất của chợ là 8.159 m2; diện tích xây dựng: 2.581 m2; quy mô 6 tầng và 1 tầng hầm; tổng diện tích sàn: 13.579,6 m2; diện tích tầng hầm: 2.461,7 m2. Phương án xây dựng: Xây dựng chợ tạm tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, di chuyển 800 hộ kinh doanh thường xuyên và 200 hộ vãng lai trong thời gian xây dựng từ năm 2007 - 2008; phá dỡ chợ cũ, xây dựng chợ mới. Chủ đầu tư là Ban quản lý chợ Đống Đa trực tiếp quản lý dự án.

- Tổng mức đầu tư là 86.988 triệu đồng, trong đó: Chi phí xây dựng 53.495 triệu đồng; chi phí thiết bị: 19.859 triệu đồng; chi phí giải phóng mặt bằng: 3.918 triệu đồng; chi phí khác: 5. 933 triệu đồng; chi phí dự phòng: 3.783 triệu đồng.

- Cơ cấu nguồn vốn: Ngân sách thành phố hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật: 11.150 triệu đồng = 13% tổng vốn đầu tư, tương đương với 30% vốn làm hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào gồm tôn nền, san nền, xây tường, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện theo quy định của thành phố theo Quyết định 1181/QĐ-UB ngày 7/3/2006; vốn ngân sách quận Đống Đa ứng cho vay: 6 tỷ đồng = 7% tổng vốn đầu tư ; vốn ứng trước của các hộ kinh doanh trong chợ: 69. 838 triệu đồng = 80% tổng vốn đầu tư.

- Theo chủ đầu tư chợ giải thích, 69. 838 triệu đồng (số tròn 70 tỷ đồng) là tiền ứng trước của các hộ rồi được trừ vào lệ phí thuê chỗ trong 5 năm, đến năm thứ 6 sẽ thỏa thuận (tính sau) thì các hộ sẽ là người thuê kiốt mãi mãi mặc dù họ góp vốn hình thành đến 80% giá trị công trình, hay nói cách khác người ta phải thuê tài sản chính chu hoặc người góp vốn đầu tư nhưng không được quyết định việc sử dụng tài sản do vốn góp của mình hình thành. Chợ là công trình công cộng nhưng quyết định đầu tư không nhắc tới Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHỢ Ở VIỆT NAM

Phần thứ nhất
                                    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
·      Nghị định sửa 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa  đổi bổ sung một số Điều của  Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003  của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ
·      Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003  của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ
·       Quyết định 12/2007/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
·      Quyết định 22/2008/QĐ-BCT ngày 31/1/2008 của Bộ Công thương Ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu
·      Quyết định 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010
·      Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010
·      Quyết định 1060/QĐ-BTM ngày 03/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển chợ đến năm 2010
·      Quyết định 1460/QĐ-BTM ngày 12/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển chợ đến năm 2010
·      Văn bản 5041/TM-TTTN ngày 12/10/2004 về kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo TW thực hiện Quyết định số 559 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010
·      Chỉ thị 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ số  về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa
·      Thông tư của Bộ Thương mại số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ
·      Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu Hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ
·      Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003  của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ
·      Quyết định  số 772/2003/QĐ-BTM  ngày 24 tháng 06 năm 2003 của Bộ Thương mại về việc ban hành nội quy mẫu về chợ
·      Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành  TCXDVN 361 : 2006 "Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế"
Phần thứ hai
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHỢ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Quảng Nam, Thái Bình, Lâm Đồng,...)
·      Quyết định 31/2007/QĐ-UBND ngày 14/3/2007 của UBND thành phố Hà Nội Ban hành về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn Hà Nội.
·      Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 9/9/2004 của ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng  và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
·      Quyết định 84/2005/QĐ-UB ngày 08/6/2005 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt phân loại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội
·      Quyết định số 63/2005/QĐ-UB ngày 29/4/2005 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành “Kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội”
·      Quyết định số 1181/QĐ-UB ngày 07/3/2006 của ủy ban nhân  dân thành phố về việc ban hành “Quy định về cơ chế  đầu tư­ và quản lý sau đầu tư­  xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ trên địa bàn thành phố Hà  Nội”
·      Tình hình phát triển chợ ở Thành phố Hà Nội
·      Quyết định 144 /2003/QĐ-UB  ngày 11/8/2003 của ủy ban nhân dân thành phố về duyệt quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chợ-siêu thị trung tâm thương mại của 22 quận-huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010
·      Quyết định số 216/2004/QĐ-UB ngày 15/9/2004 của ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế đấu thầu kinh doanh khai thác và quản lý chợ loại 2 và 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
·      Quyết định số 124/2006/QĐ-UBND ngày 21/8/2006 của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu kinh doanh  khai thác và quản lý chợ loại 2 và 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được ban hành theo Quyết định 216 /QĐ-UB ngày 15/9/2004.
·      Tình hình phát triển chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh
·      Quyết định số 74/2005/QĐ/UBND của ủy tỉnh ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ngày 06/12/2005 phê duyệt phương án chuyển đổi tổ chức từ quản lý từ Ban quản lý chợ, Tổ quản lý chợ loại III sang hình thức doanh nghiệp quản lý chợ
·      Quyết định số 58 /2006/QĐ-UBND ngày 13/6/2006 của ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
·      Tình hình phát triển chợ ở Cần Thơ
·      Quyết định số 2946/2005/QĐ-UBND ngày 17/8/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
·      Tình hình phát triển chợ  Đồng Nai
·      Quyết định 34/2005 /QĐ-UB ngày 10/5/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
·      Quyết định số 43/2004/QĐ-UB ngày 4/6 /2004  của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ  trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
·      Tình hình phát triển chợ ở Quảng Nam
·      Quyết định số 156/2003/QĐ-UB ngày 13/11/2003 của ủy ban nhân dân tỉnh Đà Nẵng quy định về công tác phòng cháy và chữa cháy tại các chợ, trung tâm thương mại – siêu thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
·      Quyết định 656b/QĐ-UB ngày 01/4/2004 của ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc phân loại và phân cấp quản lý chợ
·      Tình hình phát triển chợ ở  Thái Bình
·      Quyết định 1974 /2006/QĐ-UBND  ngày 24 tháng 8  năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế  về việc phê duyệt “quy hoạch phát triển chợ - siêu thị - trung tâm thương mại tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
·      Quyết định số 140/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh  Hà Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
·      Quy hoạch chợ tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (danh mục chợ tại các huyện - 23 phụ lục chi tiết)
·      Tình hình phát triển chợ ở một tỉnh Lâm Đồng
·      Phát triển chợ ở một số tỉnh, thành nghiên cứu, khảo sát
Phần thứ ba
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHỢ
(Các chuyên đề)
1.Quản lý, kinh doanh chợ trong cơ chế thị trường (từ phía cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, thương nhân và tập quán tiêu dùng)
2.Chính sách, cơ chế đầu tư phát triển  chợ (Chính sách hỗ trợ  của nhà nước, Huy động vốn đầu tư xây dựng chợ; Cơ chế huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách ;  Các bước huy động vốn, cơ cấu vốn đầu tư
3. Mô hình doanh nghiệp, HTX quản lý, kinh doanh chợ (dẫn điển hình)
4. Chợ trong thị trường nội địa và hệ thống bán lẻ ở Việt Nam (Phân tích cơ cấu thị trường, ưu thế , hạn chế của chợ)
5.Kinh nghiệm quốc tế: Chợ ở Tây Ban Nha, Đức, Thái Lan, Trung Quốc...

Năm 1000 năm TL, ông Vụ trưởng bắn tin qua ông Vụ phó, hứa cho 500VND triệu xuất bản tài liệu trên, nhưng ông lại rút cho nhóm khác làm.