Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Ngày đẽo đá ngày thứ mấy?



          Việc ai ấy làm, tiếng đục đá âm vang, uống nước ùng ục của dã nhân không khác, vẫn thế. Ta mải mê viết các kiến thức rừng Đông, hứng lên làm thơ, nóng đi tắm, sấu sọc hầu ta, phục dịch dã nhân méo cả miệng:

Thôi cũng được, sống cuộc đời phiêu bạt
Người Phan-xi-bao bươn bả, bon chen
Sướng gì đâu nhà lầu xe hơi mát
Nhảy vũ trường đứt dép vẫn phải khen

Ta nhớ mẹ, nhớ anh, nhớ rừng Đông
Thương cánh buồm Bến Mơ chiều thanh vắng
Nhớ cốm Vòng, bước chân ta thon thẳng
Cặp mắt nào méo xếch suýt đụng xe

Dù cách xa ngàn năm mà sống khỏe
Hơn ngắn ngày bươn bả, sớm tiêu ma
Thủy Thần ơi xưa kia "chàng mất vợ"
Thoát một đời lễ lạt một thành ba.

          Thương nó. Tại sao lại không thương hành vi lao động dù là lao động chưa hiệu quả, miễn cần cù chăm chỉ. Dã nhân lấy đá tròn bằng nắm tay đập tảng đá to như núi biết bao giờ hết "ngu". Ta chợt nhớ đến những dụng cụ tiền sử.
          Ta vẽ dụng cụ đồ đá, bảo nó hiểu rằng lấy loại đá "kim cương cốm" có ánh hồng ở đầu nhọn. Nó và sấu bỏ đi tìm một ngày trong hang. Ta tự do thêm vài bước. Chúng đã xếp đá bẫy lối tù trốn, bọn cá sấu canh gác ngoác hàm đói mồi ở phía ngoài. Thôi thì đi dạo, đi một mình không có sấu sọc, dã nhân tự trói, buồn quá lại vào hang.
          Ta viết bức thư gửi anh Bảo Phải Nghe đang nghỉ ngơi cuối năm say đắm ngoài vùng phủ sóng nhờ HDN chuyển tới khi anh ta liên lạc trở lại:

          Thưa anh, người thành phố Bảo Phải Nghe!
          Anh có thể thờ ơ với đồng nghiệp của mình như thế sao? Anh em gấu nói "người bỏ bạn trong lúc nguy hiểm là hèn!" Anh làm kiểu gì mà năm nghỉ tới 165 ngày? Chỗ anh làm không tiền lương, hưởng theo sản phẩm diện tích rừng không cháy?
          Tưởng anh đùa hóa thật, anh chuyện trò với Công chúa 1.000 năm từ bao giờ, chuyện tình gì mà lâm ly, ai oán quá, lại chuyện chưởng tuốt gươm xẻ áo, quàng khăn. Xưa quá. Anh nhìn thấy Công chúa qua vệ tinh chưa, cô ấy chắc “xấu” hơn em?
          Anh thay người tình như thay áo thế, vợ con không ghen à? Anh yêu người sống (em Mom), yêu người chết (công chúa ngủ 1.000 năm) tán tỉnh cả đứa sống dở, chết điên (M nào đấy hiện ở đâu?). Thành phố Bảo Phải Nghe 200 năm sau mà anh đang sống, hết gái đẹp, ngoan hay sao mà  phải trao đổi tin tức hình ảnh đến cái nơi anh không bao giờ dám tới là thế nào?
          Sao em khổ thế này, nói với em vài lời thân ái, chưa cứu được em thì viết thư tình động viên, yêu em như thật cũng được.
          Nhắn HDN "phàm trần" kia chắc thắng to khi làm việc với người thành phố Bảo Phải Nghe, ở đó họ tự do đến nhà băng lấy tiền tiêu không sổ sách, chứng từ. Tôi không có gì, không có tiền, ông có thể cứu tôi, tôi sẽ làm lụng suốt đời để trả ơn. Ông cứ đặt điều kiện giải cứu con tin. Tôi chờ thư ông. Đừng để tôi tuyệt vọng. Đừng phũ phàng từ chối các yêu cầu của con gái. Ông hãy hỏi anh Bảo Phải Nghe, tôi đẹp thật đấy, rất đẹp là khác!
          HDN: Xin trả lời cô Mom, tôi là người làm thuê, đâu chơi đẹp tôi làm miễn sao phạm pháp mà “trốn được tội”. Tôi cần nhiều tiền, bao nhiêu cũng ít. Vì có nhiều tiền trong kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu, tôi sẽ có nhiều thứ, thỏa mãn nhiều nhu cầu. Tôi không đặt giá, trả đúng tôi làm, trả thấp tôi chơi. Nhiều tiền thì tôi vô nhà hàng máy lạnh uống rượu ngoại, nhậu đặc sản sành điệu. Tiền ít, tôi uống rượu nút lá sen, ăn củ chuối nấu ốc, hút thuốc lào cũng sành sỏi.
          Nói hơi phàm, cô thông cảm, chúng ta sống cùng thời, cùng thành phố. Tương lai của cô tốt, tôi mừng. Song tôi không thể là con ốc quặn trong bụng con vịt, con thỏ giãy chết trên hàm sói. Đơn giản lắm. Còn gái đẹp ư? Trên ti vi đầy, sân khấu, vũ trường, sàn diễn cả lũ, cô khoe với tôi phỏng có nghĩa nhiều lắm. 
          Tôi tôn vinh, ngưỡng mộ, yêu mến cái đẹp nhưng ứng xử khác, ít nhất là đồng cảm, dâng hiến vô tư. Cô là người hiểu rừng, giàu nghị lực, trực tiếp dạy dã nhân nên người rồi sống với nó, người nguyên bản, sẽ hạnh phúc hơn người "nhân bản" đầy rẫy ở thành phố chúng ta. Tôi không tranh luận, cô đừng hỏi người làm mướn này, làm tôi thêm sầu, đánh sai chính tả, bị phạt đấy.

          Những ngày đẽo đá khá hơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét