Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Làng Văn hoá Việt (tiếp theo và hết tiểu thuyết Chuyện tình bên thành cổ)











Chúng tôi thuê chuyên gia tin học thể hiện ý tưởng bằng đồ hoạ rất ấn tượng, không ngờ ý tưởng đó đã được các nhà thầu quan tâm, cái Mùi đòi thành lập Ban quản lý cộng đồng dự án MHS 4000 để tiêu số tiền của dự án. Cảnh gây ấn tượng nhất với nhiều chuyên gia là cảnh mô phỏng cách điệu về đời sống nhân dân có phụ đề “Làng Dậu xưa và nay”. Kỹ sư tin học đã mô tả làng quê có nhiều nóc nhà lá, nhà ngói máng, ngói hài, ngói âm dương ấm áp tình người. Những đứa trẻ ở trần chạy từ nhà này qua nhà kia, chui qua dậu cúc tần, mồng tơi cùng ăn, cùng học, cùng vui chơi, tắm rửa sạch ở một máng nước lấy từ bể nước mưa đã được lọc qua các mái nhà lá thơm, ngói gốm, tán thân hàng cau. Chúng nó mạnh khoẻ, thích ở trần. Những người đàn bà làm vườn, nuôi gia súc, gia cầm, dệt vải thưa, nấu ăn và khi khách đến thì “bấm” tiếp sẽ  được họ thể hiện đặc trưng của nếp sống xưa và nay, các tục lệ đàn bà hiện ra, hấp dẫn nhất là trích đoạn cảnh đàn bà cãi chửi nhau do ghen tuông nhan sắc hay ghen vợ ghen chồng. Những người đàn ông đang làm đồ giả cổ, khách đến (bấm tiếp) thì họ thể hiện nhiều tích tân-cổ, văn hoá ẩm thực và cờ bạc, đánh vật, tích đi chiến trận chia tay người thân, người tình đầy xúc động. Văn hoá làng quê được tái hiện ở những khoảng khắc đời người như sinh- lão -bệnh -tử. May mắn nhất là ai đó được xem niềm vui của mọi người và động tác của bà mụ khi đứa bé chào đời, bà mụ lấy dao bổ cau hơ lên ngọn đèn cồn cắt rốn ngọt xớt, người ta cho nhau và đồ quý vào chiếc bình gốm mạ vàng trong ngoài, có đai và quai làm bằng vật liệu quý hiếm đem chôn xuống đất để đứa bé lớn lên bình an, hạnh phúc bởi nó biết hướng về cội nguồn văn hoá Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét