Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

LẬT ĐẬT VÀ HỘI HỌA


Tôi hỏi Mùi về sàng chữ trên máy tính, em cho tôi phần mềm mới nhất do mấy tin tặc cung ứng. Đưa vào ứng dụng tôi phát hiện ra hệ thống Luật về dân doanh chắp vá, pha trộn, trùng lặp, nhại lại nhau quá nhiều, sinh phiền toái cho người kinh doanh, gây ra  lỗ hổng pháp lý như tầng ô-zôn bị thủng. Khi viết báo cáo tôi nhận xét: Luật và Nghị định trùng lặp đến 70% đơn vị thông tin, Nghị quyết cấp nọ giống cấp kia; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư trùng lặp ít hơn, công văn chỉ đạo có vẻ cá biệt, thoát ly Luật. Hệ thống đó không khác gì bộ lật đật gỗ của xứ  bạch dương mà cái lõi nhỏ trong cùng là  ‘‘khẩu luật’’ bất ngờ cho người mua chơi. Công chức thừa hành và dân doanh có cách hiểu rất khác nhau bởi ngôn ngữ luật được dùng không theo từ điển phổ thông. Mấy chuyên gia nước ngoài cũng lấy làm ngạc nhiên khi bắt gặp những thuật ngữ ‘‘trước đây trái với này thì bãi bỏ’’. Trái với cái gì thì chỉ ra, đánh đố kiểu thầy muốn cho điểm thấp thì trò chào thua nếu như không thi ở (chùa Hà). Thể chế đôi khi được vẽ thêm râu cho nét, vẽ rắn thêm chân, rồi gọt đẽo chân, sửa chữa bổ sung liên tục làm khổ nhau một cách vô ý thức. Lại nữa, kiểu cát cứ rào cây đắp bờ duy trì lợi ích cho hệ thống riêng từ những khoản thu phí  phiếu bé ngoan có kẹo kèm theo qua những giấy phép đến kỳ quặc như  ‘‘giấy phép sửa máy ảnh, giấy phép đánh máy chữ, phô tô, nuôi cá trê, chim hồng hạc (vịt xiêm-ngan)…’’ sau này chúng tôi kiến nghị bỏ, khiến mấy ông cụ non nhiễm thói thủ cựu cười phều phào.
 - Làm gì cũng phải lựa gió mới bẻ được măng, ba phải ông từ mới được lừ đừ bia bọt, ca hót bia ôm, tô hồng, minh họa ngợi ca mới được qua cầu. Chỉ tiêu trên đưa ra duy ý chí thì chúng tớ dùng thuật toán từ ma trận nghịch tặc, quy hoạch trần kim tuyến*, kinh tế lượng, các mô hình cổ điển, tân cổ điển, các trường phái kinh tế luật pháp trên toàn cầu để tìm cách chứng minh chỉ tiêu duy ý chí của thày dùi và bói mù kiêm lang băm đưa ra… là đúng. Xong hết, cuộc sống có lý lẽ riêng, phép vua thua lệ làng. Tay bắt mặt mừng, gật đầu như bổ củi, zô zô 100% đấy nhưng hành động rất khác nhau, đồng hành nhưng chưa chắc đồng hướng, các dòng sông đều chảy nhưng sông bắc bán cầu, và nam bán cầu đối nhau về bên nở, bên bồi …mà mercator đã chỉ ra



* BS Trần Kim Tuyến, chính khách của chế độ  Ngô Đình Diệm.
* *  Công ước xã hội  là quan điểm của  J. Rút-Xô (TK 18 Pháp). Nhiều  người Việt Nam đã đọc, nhưng đến 200 năm mới có bản dịch đầy đủ của Hoàng Thanh Đạm. Theo Rút- Xô thành bang đã bị hiểu sai là thành phố, thị dân là công dân, đúng ra : “Ngày xưa con người công cộng ấy được gọi là thành bang”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét