Ơ -RÊ-CA -ARABICA


Đời còn nhiều mảnh đất “tân thế giới” cho những phát kiến
bằng trí tuệ-bản lĩnh và romatic- lãng mạn. Công chức muốn thăng tiến cần có đề
xuất, thượng nghị sỹ muốn nổi danh phải nặn ra những bộ luật mang tên mình để
chúng dân biết tiếng, kỳ sau tái đắc cử và tiến thân vào “ngôi nhà quyền lực”.
Trong sở tôi đã có tay “ăn đủ” khi đồng tác giả với các địa phương, các Tổng
công ty về những dự án mang tầm vóc như dâu tằm tơ, mía đường, cầu cảng,
xe đạp, xe máy, ô-tô, khu công nghiệp
cấp xã, dự án di dời dân, xây dựng đô thị mới với các khu chung cư chất lượng
cao giá rẻ, biệt thự nhiều kiểu cách để bán cho người giàu, mở đường lên miền
ngược, nghiêng lũ biển Tây, đánh cá xa bờ, xi măng lò đứng, khảo sát viết dự án
điện lực, thay công tơ, trạm biến thế, đường dây, nâng cấp tổng đài kỹ thuật số
của thế giới những năm 1980, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, xoá cây anh túc, mì tôm,
dệt, giày, may mặc, gạch ceramic, lò nung tuy -nen, chuyển đổi cơ cấu, phát
triển đủ thứ, trang Web tin học hoá dùng vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân
sách,… Không thể khác, chúng ta cần việc làm, cần những công trình để tăng
trưởng. Đáng tiếc là nhiều dự án đã trở thành phong trào, đầu tư dàn trải, mua
thiết bị cuối đường ống giá cao, nhà thầu và bên chủ đầu tư thông gian chặt bớt
khối lượng, chủng loại vật tư, rút tiền chia nhau từ 7-30% giá trị dự án,
nhưng:
Cà phê được giá, cao nguyên vui như hội, cà phê cho hoa
nuôi ong lấy mật thơm lức, cho trái đến khi chín gần đủ màu quang phổ phơi dưới
nắng gió cao nguyên đẹp lắm (M ạ). Các
đại diện xuất khẩu ở Sài Gòn xơi ngon nhờ môi giới xuất khẩu. Giá cà phê Robusta (cà phê vối) thấp hơn 1,5 lần so với
cà phê Arabica (cà phê chè) là một phát kiến xã hộị hậu Cô-lông-bô, từ dân
nghiền cà phê xứ lạnh, nhưng khi chế biến cà phê bột thì vẫn dùng hai loại với
tỷ lệ khác nhau và đấu thêm các hương liệu khác cho hợp khẩu vị sành điệu mỗi
mầu da nước tóc. Cao nguyên đã tỏ rõ điều này, nhiều công ty cùng dân chúng
chuyển sang trồng Arabica nhưng không đặng. Vẻ đẹp xưa nay đứng ở vị trí được
đất trời tuyển trọn, Arabica vẫn có ở cao nguyên, Lao Bảo, ở Nghệ An, Mộc
Châu,…Những năm biên cương giá lạnh, bọn lính chúng
tôi đã uống Arabica còn xót lại ở ven đồi do dân trồng rồi bỏ hoang, sống được
thì sống.
Dự án được nhân lên 15 tỉnh có “gió mùa Đông Bắc tràn về,
chiếc lá thu vàng đã rụng, Phú Quang bỏ vào Sài Gòn …”. Các chuyên gia liên Bộ
và các địa phương đã tăng tốc hoàn chỉnh dự án và tiền được rải đến tận hộ với
phong trào “Arabica nhân dân”. Tôi gọi cho “NVS”, anh doạ sẽ đưa ra Quốc hội,
tôi bảo: “thôi mà, đừng” anh đã nói có sách, mách có chứng, họ nghe hay không
là tuỳ họ. Cà phê được trồng, các chi phí gián tiếp như hội họp, thẩm định ở
các cấp đã hoàn tất, phần hỗ trợ xây dựng hạ tầng như đường dân sinh, cầu cống,
trạm trại giống,… vèo vèo đi trước tiêu tiền xông xênh. Bốn năm sau, cà phê lên
xanh, lại lụi tàn trước những trận sương muối. Nhìn nương dãy cà phê héo lá,
dân thẳng tay chặt đi lòng tôi xót như năm còn bé xếp gánh cây rau giống cho mẹ
đi chợ, tôi vô tình đặt nửa sọt ra ngoài mái hiên, sương muối tháng Một đã héo
rũ ngọn rau thò ra ngoài trời. Tháng Chạp, Tết đến em tôi không quà áo mới thì
đó là lỗi tại tôi, mẹ đã cho số rau giống héo cho người ngoài chợ.
- Chưa là gì, dự án nuôi bò sữa gượng ép có ép cũng không
ra sữa vào mùa đông, bò nó ngu lắm, mùa đông cho ăn đến đặc sản vẫn không ra đủ
sữa, lại còn bò lai sind nữa hiệu quả thua xa so với bò vàng Ba Vì, bò cỏ Quảng
Bình-Vĩnh Linh-Nghệ An, Tháp Chàm… nhưng dự án, phải có dự án mới tiêu được
tiền mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mới có việc mà viết vẽ hội họp,
mày hiểu chưa hả thằng xế, con rể hờ của sếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét