Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất



(Bạn đọc dung_a6_2006_2009 viết)

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Bình độ Bốn trăm” trong “Trường ca Hà Nội một thời trai chinh chiến”

Năm 1981, tình hình ở biên giới phía Bắc lại diễn biến phức tạp. Vào lúc 3 giờ ngày 5 tháng 5 năm 1981, đối phương bắt đầu bắn phá bừa bãi sang khu vực Nà Xa, Là Lệch, Bản Nhạc (thuộc xã Thanh Loà, Cao Lộc, Lạng Sơn); sau đó dùng cối 122 mm bắn vào các điểm cao 405, bình độ 400, 300, đồi Không Tên, 512 Côn Phát, 325, nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Tiếp đến 4 giờ 30 phút, đối phương tiếp tục ch khoảng 1 đại đội chia làm 3 mũi đánh chiếm các mỏm 1, mỏm 2 và mỏm 3 trên bình độ 400, các mỏm cách nhau khoảng 300 m. Bắt đầu từ đây các trận đánh liên tiếp ác liệt xảy ra, trong các ngày 10 tháng 5 đến ngày 15 tháng 5. Lực lượng ta bao gồm Tiểu đoàn 20 Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn bộ binh 52 (trừ Tiểu đoàn 4), Trung đoàn 108, Tiểu đoàn pháo lựu 122 và Đại đội cối 120 của sư đoàn, 3 trung đội ĐKZ (3 khẩu của Trung đoàn 92), và 3 xe tăng cùng với cụm pháo của quân đoàn chi viện. Trong đợt 1, đối phương đã chiếm được bình độ 400. Đứng trước tình hình đối phương đẩy mạnh hoạt động quân sự ta chủ trương củng cố tuyến phòng ngự, làm chủ toàn tuyến…

Để giữ vững tuyến phòng thủ phía trước, Bộ Tư lệnh chỉ thị cho sư đoàn bằng mọi cách phải đánh chiếm lại được mỏm 1 và các phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam trên binh độ 400. Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, sư đoàn đã tổ chức đánh chiếm lại được mỏm 1. Cuộc chiến đấu diễn ra trong đêm 15 rạng sáng ngày 16 tháng 5 năm 1981. Đúng 2 giờ 10 phút, pháo ta bắt đầu nhả đạn, gần 1 giờ sau, bộ binh được phát lệnh xuất phát, rạng sáng ta hoàn toàn làm chủ mỏm 1 và một phần của mỏm 2, mỏm 3. Bị hất khỏi bình độ 400, đối phương huy động một lực lượng lớn, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 16 tháng 5, tổ chức đánh chiếm lại bình độ 400, với một lực lượng bộ binh đông và pháo binh phản kích liên tục. Lực lượng chốt của sư đoàn tại chỗ gồm Tiểu đoàn 20 của Trung đoàn đặc công 198, Tiểu đội 6 Đại đội 10 Trung đoàn bộ binh 52 và một bộ phận của Đại đội 9 và Đại đội 11, đã anh dũng chống trả quyết liệt song vì lực lượng của đối phương đông gấp nhiều lần, lại được hoả lực mạnh chi viện liên tục, nên đối phương đã đánh chiếm lại được các mục tiêu đã mất.

Như vậy, sau một thời gian, tình hình trên toàn tuyến biên giới hoạt động quân sự tạm lắng xuống, thì giai đoạn này lại bắt đầu căng thẳng. Sau 20 ngày đêm chiến đấu liên tục(từ ngày 5 đến ngày 25 tháng 5 năm 1981), trong hình thái giằng co quyết liệt ở bình độ 400, đến ngày 25 tháng 5, sư đoàn được lệnh tạm dừng tập kích để chuyển sang thế phòng ngự tích cực. Đối phương chiếm lại được bình độ 400, song chúng cũng gặp phải những khó khăn, quân lính mệt mỏi, công tác vận chuyển tiếp tế ở cách xa hậu cứ, chi viện bằng xung lực hạn chế. Vì các mỏm ở trên bình độ 400 tương đối độc lập lại có độ dốc lớn… nhũng khó khăn đó buộc đối phương trong khoảng thời gian ngắn đã phải tự động cho rút quân.

Tác giả bài thơ là 1 cựu binh từng tham gia trận đánh/trận đánh này khiến hàng ngàn binh sĩ 2 bên tử trận.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét