Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II Bôn ba ( 1201- 1500)

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II Bôn ba ( 1201- 1500)
+++++

1201.Tinh thần độc lập đặt trên

Lịch sử đất Việt triền miên chống thù

Mượn Tầu tạm lập chiến khu

Hải ngoại cách mạng từ xưa nay rồi

Chiến tranh khói lửa ngút trời

Tây phát xít Đức, Đông thời Ja pan

Bĩ cực chồng chéo thế nan

Rất cần sấm Trạng nổ vang lúc này

Hồ Quang tranh thủ từng ngày

1210. Đọc kinh Lão tử[1] xem tay Trạng Trình

Xem lời cha tặng chữ "Minh"

Lần bùa sư Phạn đoán tình thế Ta

Hải Thần[2] thích xem chân gà

Học Lãm[3] dân quốc đoán già đoán non

Thái lai thử thách cô đơn

Hồ Quang thấy quẻ Càn Khôn[4] vào mình

Hội Tam phán đoán đồng minh

Thắng quân phát xít bằng hình phạt cao

Tiền bạc lặng lẽ chuyển vào

1220. Cho các dự án máu trào Á Đông

Chiến tranh dịch chuyển xoay vòng

Về nơi lạc hậu thử lòng các bên

Lái súng kiếm chác nhiều tiền

Thế giới phân cực thánh hiền về đâu?

Hồ thiếu tá hiểu rất sâu:

Gia Long[5] lập chiến khu đầu phía Nam

Đảo xa đất Phật Xiêm, Cam

Hai mươi năm chiến đánh tan Quang Bình[6]

Nguyễn Vương từ thuở bình sinh

1230. Mang vào nghiệp đế nâng trình đánh nhau

Nã phá luân lên ngôi đầu

Ngạo mạn chinh chiến thua đau vận tàn

Hồ Quang toan tính rõ ràng

Theo Đồng minh đánh Nhật hoàng là hay

Tưởng Mao biết rõ tay này

Ân tình thả xuống những ngày tù lao

Thiếu tá hai gạch một sao

Hồ Quang số má đỉnh cao ngút trời

Lâm Lan từng rủ đi chơi

1240. Vào rừng thi bắn Ba thời điểm cao

Võ biền thử thách anh hào

Bù nhìn rơm cháy chúng chào sư huynh

Giáo Văn[7] yếu ớt đòm uỳnh

Già Thu[8] thấy Giáp nhẫn hình vòng khuyên

Chiến tranh lúc tỉnh khi điên

Nướng quân như chả sau thiền tỉnh bơ

Dụng nhân nào đứng dưới cờ

Bản bộ ngõ ngách giang hồ đi theo :

Tử Phòng[9] thấy huyện Bái reo[10]

 

 

1250. Nguyên Hãn[11] Bạch Hạc thuyền chèo Lam Sơn

Lệ thường lấy chức trả ơn

Công lao chia thổ lớn hơn "đao điền"[12]

Muốn tu thành bậc thánh hiền

Cõi người phải hóng khắp miền chúng dân

Sau này như thế Việt gian

Khi ấy là những sĩ quan quân Tầu

Tình yêu tim đặt lên đầu

Gặp Lâm Lan ở Quảng Châu xong rồi

Danh sách đồng hương của tôi

1260. Cấp hàm chinh chiến nhiều nơi bắn đòm

Gặp nhau xiết vòng tay ôm

Tính về Tổ quốc một hôm đẹp trời

Chí Kiên[13] cứng rắn tuyệt vời

Thiết Hùng[14] đã một góc đời chiến tranh

Nguyên Bác[15] vạn lý trưởng thành

Văn chương võ giúp đàn anh chưa về

Văn Thụ[16] thao lược rất ghê

Mật thám Pháp đã về quê rình mò

Văn Cáp[17] trong sáng ngây thơ

1270. Chất người mỏ sắt biết thờ chính nhân

Tư tưởng cách mạng phải gần

Cần lao công xưởng Nam phần nhiều hơn

Xứ uỷ Nam kỳ rất khôn

Gieo mầm khởi nghĩa Ba Son, Phú Riềng

Sỹ phu Bắc Hà niềm riêng

 

 

Xuân Khu[18], Hạ Bá[19] rất siêng né thù

Đời sau không rõ thực hư

Đấu tranh dũng cảm lao tù tất nhiên

Trách ham sống thích nhiều tiền

1280. Như Ngô[20] thường vụ uỷ viên đầu hàng

Trách gì đối lập trái ngang

Xưng hùng tranh bá phải phang đến cùng

Bắc Sơn rừng núi điệp trùng

Chu[21] hùm sám nổi Tây từng phát kinh

Thái Nguyên Đội Cấn[22] tự mình

Làm cuộc binh biến tình hình đổi thay

Đô Lương[23] cảm hứng mê say

Ba Tơ[24] nổi dậy rừng dầy chở che

Tranh hùng khí thế rất ghê

1290. Chặt cây vướng mấu, chẻ tre gặp gờ

Anh em hải ngoại không chờ

Trâu chậm cỏ bụi nước bờ đục hoen

Hải Thần xem chân gà đen

Phán rằng Nhật Bản sớm chèn Phá Lang

Để cho hổ đấu tan hoang

Theo Đồng minh chống xâm lăng hợp thời

Tống Khánh kêu gọi mọi người

Chống quân phát xít khắp nơi địa cầu

Tống Mỹ[25] phu nhân sang chầu

1300. Quốc hội Mỹ quyết lập cầu hàng không

Giúp Tưởng Thống chế lập công

Mao quân nghênh chiến nhưng không hao mòn

Hồ Quang đi lại mỏi mòn

Hai bên Mao Tưởng thông ngôn rõ ràng

Tưởng nhìn thấy chỗ quá giang

Dạt vòm Bắc Việt mở mang đất Tầu

Mao tin chất cộng trong đầu

Hồ Quang bạn hữu dài lâu sâu bền

Nhờ Lâm Y Lan nhận tiền

1310.Lương hàm thiếu tá uỷ quyền ký danh

Đến năm Kỷ Dậu, Hoàng Tranh[26]

Giáo sư cho biết vẫn thanh toán đều

Có thời Ba thiếu tiền tiêu

Viết thư kể khổ như liều thuốc tiên

Nhà băng Đông Dương cảm phiền

Vẫn lưu tài khoản đến nghìn năm sau

Trước ngày anh Ba xuống tàu

Ngoại tệ cục lớn đã chầu nhà băng

Tư Đờn Cha của Út Vân

1320.Chăm nuôi phu cảng tối gần một chai

Cổ xưa cái chuyện tiền tài

Không tiêu tán hết đất xài biến đi

Ông Trần[27] bốc đúng quẻ "tuỳ"

Năm thìn rồng khát gặp thì hanh thông

Ba ba cắt tiết vài con

Gà giò một túm tụ đồng chí ta

Con đường xuống núi thông qua

Đông Nam hành tiến sớm ra thái bình

Hội Tam bắt mạch rất kinh

1330.Vào năm Ất Dậu tình hình đổi thay

Hoa Kỳ, Tàu Tưởng chung tay

Đánh Nhật mở cứ địa đầy Côn Minh

Căn cứ này khá yên bình

Đội đặc nhiệm Mỹ đóng dinh nơi này

Ông Trần tạo thế cờ hay

Về hang Cốc thử ớt cay cỡ nào?

Không qua được mắt Tưởng Mao

Mà trúng kế đánh người vào nước Nam

Thổ dân, thổ phỉ rất ham

1340.Con đường buôn bán rộng hàm lại qua

Chàng trai sơn cước Quảng Ba[28]

Gốc Kinh bạt xứ thật thà giao liên

Ông Trần sẵn sàng chi tiền

Đô, Bảng, Quan tệ sang Yên Nhật hoàng

Tiền tạo sức mạnh phi thường

Ngàn xưa mãi lộ con đường lụa tơ

Văn Thụ tạm quyền chức to

Hội nghị lần Tám trưởng trò về hang

Xuân Khu cùng với Bá Cang

1350.Sỹ phu đất Bắc lên hàng Trụ to

Già Thu[29] râu phún lơ phơ

Được gọi là "Bác"[30] từ bờ suối Lin

Nghị quyết lập Tổng Việt minh:

Địa hào trí phú chúng mình đánh Tây

Đuổi Nhật bảo vệ dân cày

Doanh gia yêu nước chung tay góp tiền

Học sinh cùng thanh thiếu niên

Phụ nữ, lão ấu, đạo Thiên, Phật, Hoà

Công nhân truyền hịch to loa

1360.Việt minh vận động muôn nhà đánh Tây !

Cài người ở khắp đó đây

Truyền đơn như sấm báo ngày bão giông

Cháu Trưng, cô Ngát[31] giàu lòng

Mến yêu cụ Ké[32] như ông thánh hiền

Rau măng cháo bẹ ngô nghiền

Ba ba, cá suối rau giền nấu canh

Vòm hang nước thấm rất nhanh

Đô la ẩm ướt Cụ đành đem phơi

Chông chênh tảng đá ngoài trời

1370.Gác tiền, canh bạc Cụ ngồi thả câu

Dịch luôn sử Đảng Nga, Tầu

Dự các đồng chí đứng đầu quân Ta

Bên Tầu có trát mời qua

Mua rẻ vũ khí nhận quà Hội Tam

Sóng Hồng bận, không đi sang

Bá Cang trở lại địa đàng Từ Sơn

Rùa suối hôm đó đói cơm

Cắn câu, cháu Ngát vội đơm về lò

Cụ bật dậy như lò so

1380.Xem mai rùa[33] thấy phải vò vè bay

Hành trang sửa soạn đi ngay

Phục trang ông lái buôn Tày quá giang

Quảng Ba khăn gói vác mang

Giữa đường trượt ngã vội vàng thoái lui

Khoai chấm mật, số ngọt bùi

Quân Tưởng bắt được chúng vui vô cùng

Lì xì Tôn tệ chúng mừng

Tướng lĩnh quân Tưởng đã từng nghe danh

Thống chế nhận ra rất nhanh

1390.Sau là Nhật ký ngục xanh tháng ngày

Quê nhà đợi cánh hạc bay

Phong trào trong nước nhẹ chày giữ sân

Tin vào thánh, dựa vào thần

Manh động cách mạng là dân ốm đòn

Sóng Đỏ không kém trí khôn

Sĩ phu thế thủ giải buồn làm thơ

Hồ ca bị Tưởng nghi ngờ

Gián điệp Nhật Bản đang chờ lấy tin

Thẻ báo chí cộng tác viên

1400.Có bài chống Nhật đăng liền mấy trang

Hồ sơ yếu nhân rõ ràng

Tưởng sợ ám sát vội vàng chuyển đi

Qua nhiều lao khám ly kỳ

Cả trại tị nạn dân quy hàng Tầu

Trí thức rủ rê nhà giàu

Bỏ Mao theo Tưởng từ đâu kéo về

Thường phạm cộm cán rất ghê

Vào tù cờ bạc luyện nghề phạt nhau

Biệt danh tù nhân Min râu

1410.Tiếng Nga, Pháp, Mỹ, Việt, Tàu nói nghe

Thư pháp múa như rồng tre

Tiếu lâm kim cổ tù mê Min rồi

Đại bàng, đầu gấu có nhời

Dạ thưa, nhường nhịn, kính mời cao lương

Chúng tù bắt rận chiếu giường

Tầm quất, điếu đóm ngày thường tù lao

Một hôm Min nhận quà trao

Cai tù kính cẩn xin chào đại ca

Bọc quà từ từ mở ra

1420.Sách Thống chế tặng, bút và giấy biên

Bì thư bự một xấp tiền

Đồ dùng thức nhắm rượu truyền tay nhau

Wis ky, Cô nhắc, Đài Tầu

Tù nhân được bữa cực ngầu nhà pha

Thuốc lá cà phê đạo trà

Đi cung mỗi sáng Min ra ngoài trời

Làm thơ chữ Hán tuyệt vời

Tù mà như thế suốt đời tù lao

Nhưng Min thân thể thanh tao

1430.Đường thi bát cú vận vào thánh nhân

Bọn tù thấy thế theo chân

Đi xia chúng cũng cằn nhằn ra thơ

Tránh tù cộm cán điên rồ

Giải Min đi sớm bất ngờ ai hay

Hội Tam điểm đã ra tay

Nhờ tướng quân Tưởng : Min này phải giam

Thả ra hỏng việc Nước Nam

Để ma tù, những việc làm toi ngay

Sư Phạn cử đến một thày

1440.Nói rằng bùa ngải Min này đã theo

Quê nhà ảnh Cụ đã treo

Lễ Truy điệu Đế cảnh nghèo buồn thương

Thầy mo mang đến bó hương

Bùa phướn một mớ lợn mường một con

Tin từ một tay lái buôn

Chuyển tờ nhật báo chữ tuôn bên lề

Anh em vui sướng tê mê

Quay lợn chén, đợi Cha về cầm binh

Tưởng giao cho Hầu Chí Minh[34]

1450.Chủ nhiệm chính trị quyền hình xét tra

Hầu mới chớm tuổi người già

Thích nghe Hồ kể nước Nga bắn đòm

Chuyện tộc Cờ-rô-ma-nhom

Quan hệ tình ái kiểu tòm tem nhau

Hầu xướng kinh kịch nhạc Tầu

Van-xơ Hồ lướt mấy chầu rượu ngon

Liễu Châu thiên cảnh mê hồn

Chú Hầu dâng rượu lên hòn đá chông

Hầu rằng: Học Lãm có công

1460.Với Tưởng Thống chế đồng môn năm nào

Tình báo Tưởng bên quân Mao

Khen Hồ thiếu tá trình cao đức dầy

Nhật thua tính tháng, đếm ngày

Quốc Cộng hợp nhất bắt tay ôn hòa

Hầu mong Hồ sớm đại ca

Nước Nam, nước Bắc chúng ta yên bình

Phát Khuê[35] tướng Tưởng có tình

Dự phóng thích bạn Chí Minh trở về

Lập căn cứ địa ở quê

1470.Giúp Đồng minh Mỹ đánh về phía Nam

Chuyện Hầu toan vít cành cam

Gắp lửa chinh chiến chuyển sang nước nhà

Người Tầu chờm hớp rất xa

Lưỡng nghi, tứ tượng chúng là bậc trên

Chén anh, chén chú dâng lên

Hồ rằng: Độc lập vững bền như xưa

Anh về đất nước làm vua

Đón em sang Việt nhặt thưa trống chèo

Á Đông mình rất là nghèo

1480.Nhưng mà chớ vội đi theo nước người

Anh qua Âu Mỹ rong chơi

Kiểu chúng ăn ở đứng ngồi khác ta

Hàu chủ nhiệm: kính đại ca

Trăng tàn rặng liễu mờ xa cuối rừng

 

Đồng minh khí thế tưng bừng

Đánh Nhật đuổi Pháp trùng trùng quân đi

Tiêu Văn[36], Phát Khuê thầm thì

Nháy Hầu Chủ nhiệm mạnh chi bạc tiền

Hồ đi rất nhiều biên duyên

1490.Gặp các tướng lĩnh ở bên Tưởng Tầu

Mùa hè ở trấn Liễu châu

Chiến khu Dân quốc xanh mầu cỏ non

Nguyễn Du xưa tựa lầu son

“Bắc hành Tạp lục”[37] gợi hồn Kiều ca

Anh em trong nước lại qua

Vào trường quân chính Tưởng- Ta kết đoàn

Vẫn bài lý luận không mòn

Vẫn bài du kích chui luồn đánh nhau

Lớp học có vài tướng Tàu

1500.Dự giờ thích quá cái đầu anh Ba



[1] Lão Tử (571 TCN - 471 TCN) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh 

[2] Nguyễn Hải Thần (1869 -1959) là một nhà cách mạng chống Pháp, người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách). Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch trong Chính phủ Liên hiệp.Tháng 7 năm 1946, khi tranh chấp giữa Việt Minh và các phe phái đối lập xảy ra, Việt Minh tấn công lực lượng của Việt Cách, Nguyễn Hải Thần phải sang Trung Quốc rồi đến Hồng Công lưu vong.

[3] Hồ Học Lãm (1884 - 1943) là một chí sĩ Việt Nam thời cận đại.Ông là bạn học với Tưởng Giới Thạch ở trường Võ bị Bắc Kinh, làm sĩ quan cao cấp trong quân đội Quốc dân Đảng.

[4] Quẻ Càn là trời (dương), ký hiệu ba vạch (≡) , quẻ  Khôn là đất (âm) ký hiệu vạch ba vạch đứt (≡ ≡). Quẻ Càn Khôn,  xếp trên Càn  dưới Khôn, có nhiều cách chú dịch quẻ này : "Nhất âm nhất dương chi vị đạo" (một âm một dương gọi là Đạo).

[5] Gia Long (1762 -1820), tên húy là Nguyễn Phúc Ánh, gọi tắt là  Nguyễn Ánh (Nguyễn Vương) là nhà chính trị, nhà quân sự, vị hoàng đế sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

[6] Quang Trung Hoàng đế (1753 - 1792), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, sau đổi tên thành Nguyễn HuệNguyễn Quang Bình, là nhà chính trị, nhà quân sự và là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn.

[7] Võ Nguyên Giáp (25 - 8 năm 1911- 4 tháng 10 - 2013), tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông được bình chọn là một trong 100 vị tướng xuất sắc nhất mọi thời đại, và cũng là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất lịch sử hiện đại. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam… Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội.

[8] Tên gọi anh Ba ở Pắc Bó năm 1941.

[9] Trương Lương (250 TCN - 186 TCN), biểu tự Tử Phòng là danh thần khai quốc nổi tiếng thời nhà Hán. Ông cùng với Hàn Tín, Tiêu Hà được người đời xưng tụng là Hán sơ Tam kiệt, đóng vai trò quan trọng giúp Lưu Bang đánh đổ nhà Tần và thắng Hạng Vũ trong chiến tranh Hán Sở, sáng lập ra nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông thường được xếp vào hàng ngũ 10 đại quân sư kiệt xuất nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc, đứng thứ 3 sau Tôn Vũ, Tôn Tẫn và đứng trên các bậc quân sư kiệt xuất khác như Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn. Vì thế, hậu nhân hay gọi ông là Mưu Thánh.

[10] Huyện Bái (nay là huyện Phong thuộc tỉnh Giang Tô), tên gọi Lưu Bang tức Hán Cao Tổ (256 TCN -195 TCN), là vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông ở ngôi Hoàng đế được 8 năm (202 TCN -195 TCN).

[11] Trần Nguyên Hãn (1390 - 1429) là nhà quân sự Đại Việt thời Lê sơ. Ông là người thuộc dòng dõi nhà Trần là con cô con cậu với Nguyễn Trãi, cùng Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông từng giữ chức Tư đồ,Thái úy, chỉ huy các trận đánh giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425-1426), bao vây Đông Quan, công phá thành Xương Giang và chặn đường tiếp tế của quân Minh trong chiến dịch Chi Lăng-Xương Giang (1427). Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (1428). Trần Nguyên Hãn được phong làm Tả tướng quốc. Nhưng về sau vì tính đa nghi, Thái Tổ bắt tội ông, khiến ông tự sát ở Bạch Hạc. Đến đời Hoàng đế Lê Nhân Tông, ông mới được ân xá và khôi phục chức vị.

[12] Vua Lý Thái Tông định công ban thưởng cho Lê Phụng Hiểu, Lê Phụng hiểu thưa rằng: “Thần không muốn thưởng tước, chỉ xin cho về ở núi Băng Sơn (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa nay), ném dao lớn đi xa, dao rơi đến chỗ nào trong đất công thì xin ban cho làm sản nghiệp”. Vua nghe theo Phụng Hiểu lên núi, ném dao xa đến hơn mười dặm. Vua lấy số ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném dao ấy. Vì vậy, người Châu Ái gọi ruộng thưởng công là ruộng ném dao”.

[13] Phùng Chí Kiên (1901-1941) là nhà hoạt động cách mạng và quân sự Việt Nam. Năm 1994, liệt sĩ Phùng Chí Kiên được truy tặng Huân chương Chiến công hạng ba. Hơn 62 năm sau ngày mất, tháng 11 năm 2003, ông được Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định phong là cán bộ quân đội cấp tướng.

[14] Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1908 -1986) nhà hoạt động cách mạng, là vị tướng được phong quân hàm đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

[15] Nguyễn Sơn (1908-1956) là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm cấp thiếu tướng đợt đầu tiên vào năm 1948. Ông cũng được Trung Quốc phong quân hàm tướng vào năm 1955 nên ông được gọi là Lưỡng quốc tướng quân. Là vị tướng văn võ song toàn.

[16] Hoàng Văn Thụ (1909 - 1944) là nhà lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, người có đóng góp lớn vào phong trào cộng sản Việt Nam và là nhà thơ cách mạng Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

[17] Đặng Văn Cáp (1894-1984) một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người cận vệ đầu tiên của Bác Hồ, người thầy thuốc tận tâm, tận tụy.

[18] Trường Chinh (1907 - 1988), tên khai sinh là Đặng Xuân Khu, là một chính khách Việt Nam. Ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1981 đến năm 1987. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lần thứ nhất: 1941 - 1956, lần thứ hai: 1986), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960 - 1975) và Chủ tịch Quốc hội (khóa V, VI), là một nhà thơ cách mạng với bút danh Sóng Hồng.

[19] Hoàng Quốc Việt (1905-1992), ông tên thật là Hạ Bá Cang giữ chức Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.

[20] Ngô Đức Trì (1901-1941), Ủy viên, Ủy viên Thường vụ  Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu tại Hội nghị tháng 10-1930. Ông là con trai của nhà cách mạng Ngô Đức Kế.

[21] Chu Văn Tấn (1909 - 1984), Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 khi quân Nhật tấn công Pháp ở tỉnh Lạng Sơn.

[22] Đội Cấn, hay Ông Đội Cấn (1881 - 1918) là biệt danh của Trịnh Văn Cấn, một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917.

[23] Ngày 13 -1 - 1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung), binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương, Nghệ An) đã nổi dậy chống lại thực dân Pháp. đánh chiếm đồn Đô Lương.

[24] Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc nổi dậy giành chính quyền của quân dân châu Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nổ ra ngày 11 -3 -1945, sau 2 ngày Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam.

[25] Tống Mỹ Linh, cũng được gọi là Bà Tưởng Giới Thạch (1897 - 2003)  là một trong 3 chị em họ Tống và được mô tả là người yêu quyền lực.

[26] Hoàng Tranh (nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc) tác giả bài  Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh” tạp chí Đông Nam Á Tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001, xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc mang tính giả thuyết tính tiểu thuyết. Cuốn “Hồ Chí Minh dữ (thân) Trung QuốcGiải Phóng Quân xuất bản xã, 1987 cho biết Hồ Chí Minh có tổng thời gian 17 năm ở Trung Quốc...

[27] Cuối tháng 2 năm 1940, Nguyễn Ái Quốc với bí danh Ông Trần đến hiệu dầu cù là Vĩnh An Đường ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức cộng sản Việt Nam ở Vân Nam để từ đó tìm cách trở về nước.

[28] Lê Quảng Ba (1914-1988) là một tướng lĩnh người Tày đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Tư lệnh đầu tiên Quân khu Việt Bắc. Ông là một trong những người đã đưa Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về nước đầu năm 1941, chịu trách nhiệm nơi ăn, chốn ở, nơi họp và bảo vệ Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8.

[29] Tên gọi Nguyễn Ái Quốc năm 1941 tại hang Pắc Bó.

[30] Tên gọi “Bác” xuất hiện từ dịp họp hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 5 năm 1941 ở Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.

[31] Nông Thị Trưng, có tài liệu ghi Nông Thị Ngát (1920 -2003), trong vòng 8 tháng vào năm 1941-1942, bà đã làm giao liên cho "Già Thu", bí danh của Hồ Chí Minh lúc đó. Bà từng giữ chức Chánh án Toà án nhân dân Tỉnh Cao Bằng.

[32] Tên gọi Hồ Chí Minh cuối tháng 4 năm 1945 ở Cao Bằng

[33] Từ hàng ngàn năm trước người Trung Quốc xem “Bói mai rùa” đoán cát hung trong những sự kiện quan trọng.

[34] Hầu Chí Minh (1896-1980), Thiếu tướng, Trung tướng, Chủ nhiệm Cục Chính trị Chiến khu 4 của Trung hoa Dân quốc, người đã trực tiếp thả Hồ Chí Minh  theo lệnh của Tưởng Giới Thạch.

[35] Trương Phát Khuê (1896-1980), Thượng tướng quân đội Trung Hoa Dân Quốc, tham gia Bắc phạt, nổi tiếng trong binh biến Nam Xương. Trong chiến tranh kháng Nhật, là tư lệnh mặt trận Thượng Hải lần thứ nhất, sau đó là tư lệnh của Đệ Tứ quân khu. Sau năm 1949, ông sống tại Hồng Công.

[36] Tướng Trung Hoa Dân Quốc, Phó tư lệnh Hoa quân nhập Việt vào cuối tháng 8 năm 1945, chỉ huy Quân đoàn 62 và 53 tiến từ Quảng Tây chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn, và những vị trí quan trọng dọc theo bờ biển tới Hải Phòng, từng làm trợ lý Tư lệnh Chiến khu 4 đóng tại Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.

[37] Bắc hành tạp lục (Ghi chép tản mạn trên đường đi sứ phương Bắc) là tập thơ bao gồm 131 bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian ông dẫn đầu đoàn sứ bộ nhà Nguyễn sang Trung Quốc từ đầu năm Quý Dậu 1813 đến đầu năm Giáp Tuất 1814.