Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

TÌM EM

Cho người ra đi nay trở lại



Em vẫn còn đâu đây trên phố, 

Để anh kiếm tìm lang bạt bụi trần gian. 
Vốc nước mưa, không làm nguôi cơn khát. 
Chỗ ở gầm cầu, dưới gầm trời 
thành phố chẳng để yên

Nơi anh ở nay con đuờng lát gạch, 
tiếng chân đời cười nhạo, 
nước mắt rơi. 
Anh vẫn đi trong dòng người tấp nập, 
một chỗ dừng, mua chén nước trà xanh

Ðôi chim nhỏ gù nhau trên mái phố, 
tránh mắt nhìn, 
anh hướng nguợc trời, cây

Phố xưa cũ hồn người còn xanh thắm
Hương cốm vòng, hương cốm tỏa đâu đây
Anh cứ ngỡ mùa thu về trên phố, 
bỗng giật mình nay mới đến tháng Tư 

Ôi màu xanh ta yêu 
nay nhuộm màu hóa chất, 
Màu sắc tình, hương lúa có khác không ?

Trời dần buông anh nép bóng cửa thiền, 
lấy hương khói của người xưa xa lạ.
Bà sãi già khó chịu, bảo anh đi!

Anh muốn xa, 
thật xa về phía trước. 
Tiếng vọng tình em khắc khoải gọi về 
Anh có nhầm không, 
người em yêu dấu? 
Sương khói Kinh thành xưa còn hơi ấm tuổi học trò…

Trong giấc mơ anh thấy người bịt mặt, 
nhưng lại thấy màu hồng, 
máu chảy ở trong tim.

Anh lại vui trên con đường bụi bặm
Mong vô tình,… 
hay nhầm lẫn gặp em.

Anh đã “chết” vinh quang đời trai trẻ, 
một dòng sông thân xác bạn sụt trồi. 
Anh đã vớt linh hồn từ cát bụi, 
xoa lên vạt áo đời sương gió, thấy long lanh.

Cho anh khóc phút giây bên gốc phượng Dấu tình yêu lặn vào thớ gỗ tháng năm…



Hà Nội chiều đông


Cho người đi xa vẫn nhớ về thành phố


****


Vẫn còn đó mùa đông đầy hoa sữa

Ta nâng niu trong sáng mãi không tàn


Em bồi hồi sau mưa phùn gió bấc


Nắng hanh hồng vầng trán thanh cao


Vẫn còn đó chiều đông về trên phố


Gốc me già ngô nướng chín lăn tay


Em gói vào mở ra về quán nhỏ

Khói lam chiều theo làn gió bay bay


Ôi mùa Đông Kinh thành xưa trăn trở


Rêu bờ tường, gạch đỏ trớt thời gian



Vẫn còn đó những gì ta yêu quý 


Sợ xa em...Ta cố gắng giữ gìn !







Còn Em

Tặng thân yêu Hà Nội
----
Ta còn giấc mơ trên phố cổ
Sớm mai chiều ngắm vuốt vầng trăng
Ta còn em giấc mơ hồng dang dở
Còn phố hè bát bún dọc mùng xanh

Ta còn em màu sắc thời gian
Nhà phố cổ rêu phong đầy kỷ niệm
Còn mái phố chiều mưa mình lưu luyến
Mưa đi rồi tay vẫn trong tay

Ta còn em bát phở nhiều ớt cay
Còn tường hoa đơm đầy kỷ niệm
Ta còn em ngày chia xa lưu luyến
Bóng em nhoè mắt ướt bờ mi

Ta còn em ngày khoác súng ra đi
Còn thanh kẹo lạc vừng em đã khóc
Ta còn em những tháng năm đi học
Mái trường xưa thầy bạn chẳng quay về

Ta còn em, còn em, còn em mãi mãi
Còn bờ vai mái tóc em xanh



Kết quả hình ảnh cho Hà nội xưa và nay phố phái

Kết quả hình ảnh cho Hà nội mùa hoa

NGƯỜI VIỆT Viễn chinh


+++
Thương đất nước 4000 năm đòm chíu
Khá nhiều lần công cốc ở phương xa
Lần thứ nhất công lao của Hai Bà
Lấy 65 thành trì nửa giang sơn người Hán…
Lại tuột mất vào tay tướng già Mã Viện
Chỉ vì chúng cởi truồng trận mạc ba que.
Lần thứ hai lưỡng Quảng ở gần ta
Trước khi chết giặc giấu đi của quý
Lý Thái úy tòng chinh vòng đường bể
Chặn mưu đồ giặc phương Bắc xâm lăng
Lần thứ ba rất chi là lăng nhăng
Mạc dâng sớ cầu hòa Tào tiếp nhận
Chúng bắt Mạc cai luôn châu động
Giữ an bình biên ải của nhà Minh…
Thời ông Cụ ta hộ Máo chiến chinh
Đuổi giặc Tưởng chạy dài xa biên ải
Quân Tây tiến qua sông Đà bơi chải
Đến Bắc Lào chiến Pháp phỉ rất kinh…
Ba mươi năm mải miết viễn chinh
Ngậm thốt nốt hút tài mà anh túc
Mồ viễn xứ chạ có ai chăm sóc
Zưng tượng đài đòm chiến được dựng lên.
Trăm năm trước cha ông từng lê dương
Viễn chinh đòm tận trời Âu xa lắc
Cùng chiến hào có lê dương phương Bắc
Chiến tranh tàn chúng ỳ lại Ba-lê !
Con cháu được gì những cuộc đánh thuê?
Lưỡng quốc tướng tòng chinh thời Vạn Lý
Tào trả tiền đưa về quê chết dí
Có 6 người đòm chiến Mạc tư khoa.
Những sắc mầu lê dương trên đất nước ta
Nhiều quốc tịch ở hai bên chiến tuyến
Trình lê dương chạ có gì điêu luyện
Zưng bạo tàn hiếp cướp rất là cao !
Thời gian trôi sử vàng uá tầu cau
Cháu con đời sau có quyền phán xét
Ông cha ta đã từng vô tư chết
Vào những điều vô bổ của chiên tranh !
--------------------------------------
Ảnh :
-Lính Đông Dương ở Saint-Raphael (miền nam Pháp).
-Đội bóng của lính Đông Dương trong Thế Chiến I (1914-1918)
-Tượng đài tình nguyện quân VN trên đất nước chùa Tháp
-Tượng đài tình nguyện quân Việt Nam trên đất nước Cham pa
-Nghĩa trang Liệt sỹ Trung Việt chiến dịch Thập vạn đại sơn năm 1949 đánh tàn quân Tưởng định dạt sang Bắc Việt Nam
vuon cau.jpg

KHÔNG TRANH MUA DÂN VỚI VUA


(Chuyện cổ)
Năm xa xưa, hai bạn đồng khoa được bổ đi làm quan.
Họ có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc công trường đắp đê lấn biển. Dân lao dịch chật vật trong tháng giá mùa đông, vua ban cho bữa cháo trưa.
Nồi cháo to đùng bốc hơi nghi ngút. Viên quan nghi ngờ, lấy đũa khoắng, cháo hoa trơ xương cũ. Ông hỏi tiêu chuẩn vua ban mỗi bữa có bộ thủ, móng giò, lòng mề heo sao không có? Bọn chức dịch, đốc công, đầu bếp nào đó đã tẩu mất?

Viên quan thương dân như thương thân, ông rút hầu bao tháng lương đầu đưa cho người đầu bếp bảo ra chợ mua thủ,giò, lòng heo thả vào nồi cháo đặng nâng sức dân hoàn thành nhiệm vụ.

Phu phen sướng, khen quan tốt quá, nhân đức quá, tiếng đồn lan ra.

Bạn đồng nha biết chuyện, nói với bạn quan:
" Ông đắc tội, phạm thượng, tôi cũng muốn làm nhưng không được, không được, rất nguy".
Viên quan này không hiểu lắm, bạn nói tiếp:
" Ông đã mua dân của vua, điều đó rất nguy hiểm đến đường thăng tiến, tính mạng nữa vì dân yêu ông hơn vua, là toi".

Quả nhiên, ít thời gian sau, viên quan bỏ tiền túi lấy lòng dân của Vua đã nhận quyết định điều lên miền "rừng thiêng nước độc" ngã nước rồi chết nơi xa xôi.

Ông bạn quan ở lại được thăng tiến chức khá cao. Những lao công, phu phen ngày đó vẫn nhớ đến một tấm lòng cao cả nào đó (họ ngầm hiểu là của quan coi đê nhưng không có cớ nói ra), bí mật cho người bật từng cắc lẻ vào cạp quần sau ngày đào đất vác đá, họ lê bước về nhà qua chợ mua khúc lòng nửa cái móng heo về cho vợ con.

Câu chuyện về lòng nhân ái rất là phức tạp, hiểm nguy.
-------

BÀI HỌC NẠN CÔNG THẦN

Ông Bình Ngô đại cáo lui về Côn Sơn, nếu ông chỉ thú điền viên như Trương Tử Phòng thì thoát hiểm. Nhưng ông lại tăng thêm vợ; cho người đập đá làm bàn cờ tiên, một rằm ca múa; uống riệu ngâm thơ, phê phủi triều đình tham kiến chọn thái tử, (trước đó dụ vua ta gọi vua Tàu là "thằng nhãi con Tuyên Đức- thì Lam Sơn áo mộc dòng vua mục đồng là gì")...đến tai vua và quốc thích sinh án Lệ Chi Viên.
Nói thêm, mưu lược quân cơ ông ko nhiều và giỏi thao lược như quan Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn. Trong lịch sử ta, ngoài có Lý Thường Kiệt với trận phát rẫy bên Tàu, trong có Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn làm cỏ trận Xương Giang quyết định chiến cục, khiến người Tàu và vua ta phải sợ. Chính đó là điều mà Lê tổ sợ Hãn (về hưu) dựng cờ ở Bạch Hạc, án chìm thuyền xảy ra. Thực tế Hãn đã mộ 1000 dân lập trại, khai hoang. Ông dùng xe kiểu "ngự xa", dân chúng tôn ông quá mức, thi thoảng lễ hội cho dân chén to no căng.
Ông Cáo bình Ngô giỏi tuyên huấn, cũng nhiều công nhưng sau đó thì ko chịu ngợi ca bộ tướng và vua, phê chúng gian thần hưởng lạc, lễ nghi lạc hậu... Thị Lộ bán chiếu gon cũng chê bôi hoàng hậu, công chúa, cung tần mỹ nữ đầu ngắn chân dài.
Đặng Trần Thường tài trí thực tế hơn Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Thường ôm gươm lặn lội vào Nam tìm minh chủ Phúc Ánh, giúp Gia Long lấy Bắc hà nhẹ nhàng hơn lấy bút chì trong túi. Nhưng Thường công thần, vua chậm ban lộc, Thường đong luôn thuế, chặn tế bần chẩn của dân, sắc phong bừa bài cho tiền triều lấy lộc. Gia Long tống vô ngục vĩnh viễn. Thường làm thơ rên rỉ thân phận mình bạc hơn Hàn Tín.
Tả quân Lê Văn Duyệt, tướng Nguyễn Văn Thành, Lê Chất,... cũng chung số phận, Duyệt công thần dựng lăng cha to vật, con nuôi là thằng Khôi ý dựng Sài thành trấn ly khai, Tả tướng bị lộ chuyện "phát rẫy bên Thốt nốt quá tay" Ánh sợ. Thành cũng thế, con Thành công thần phóng ngôn bị quy vào kích loạn...Vua ra tay sót phết, Chất là hàng tướng Tây Sơn về với Ánh, thân anh em Duyệt bị vạ đến đào mộ.
Trước đó, thời Tây Sơn, thì Cống Chỉnh tài chinh chiến, giúp Huệ quật Trịnh, ép Lê, công thần giống Thường, Huệ phải trị bằng "nha cẩu đoàn". Đau xót quá. Nhiều sử gia muốn phục hồi công lao của ông.
Nguyễn Du thiên tài biết vận Tây Sơn, ông chờ thời chịu phò Gia Long, nhận lộc mọn quan nhỏ về quê lẩy Kiều, nhiều vợ con làm lụng, lương lộc vua ban tạm đủ nhai, sau chẳng được nhà Gia Long tôn tài văn chương. Tự Đức định đòi trị tội viết câu "chọc trời khuấy nước" khen tướng Tào Từ Hải, dụ dân làm loạn... thì các quan bảo "NDu mất rồi".
Trương Lương thì biết phận, bóp bụng kêu đau, thiết triều miệng câm như hến, Lưu cao Tổ và vợ Lữ Hậu biết "mày ko ưa tao, nhưng ko phản" cho mấy đấu vàng về quê kèm theo "quyết định" huyện Lưu xắn ra 3% hộc dưỡng già Trương với công lao lớn là khởi binh đập chùy vua Tần, đốt đường "Xạn đạo", chiêu mộ tướng tài.
Phạm Lãi phò Câu Tiễn diệt Ngô, Tiễn khổ nhục kế sau hạ được Phù sai. Phạm Lãi chuồn vì mỗi lần tu riệu Lãi thấy vua Việt cổ mồm như cổ mỏ cò khó mà chung chia chiến lợi. Lãi chậm lủi là tèo.
Anh Hàn Tín dũng tướng vô mưu, công thần định làm loạn thì vợ Hán Cao tô xuống tay trước, đau vật.
Soái gốc quân Sa hoàng chê Talanh, đệ Lin râu đần độn phàm tục võ biền bị anh HitLe quốc xã tương kế, bi thảm dưới tay Xích ta linh. Trốt kít cũng vậy, ngộ ra CM bắn đòm kiểu vô sản không ổn đã lẩn sang Mễ Tây Cơ nhưng bọn Mỹ sợ, lờ đi để bọn an ninh Nga vào lấy rìu bổ đầu.
Bọn soái Tàu cũng bị vật tù trong cmvh bởi công thần, rèm pha kinh bỉ vợ chồng Máo Zang. Chu ân Lai láu cá thoát hiểm, Đặng tiểu bình khổ nhục kế được phục hồi,...
Nạn công thần và hoạn nạn công thần thời nào cũng sẵn.
Gần đây ở ta cũng nhiều anh bắn đòm ác liệt lên tướng, tá rồi khự lại chức nhỏ, bực bọn học kém, trận mạc phình phường trèo lên cổ; rồi chém zó, chọc dái ngựa bị quy chu dẩn chống đối, kết cục không khá. Bọn trên được phục hồi, nhân văn giai phẩm được giải thưởng, bọn chống, chê đảng Cụ ngu đần là chìm ngỉm
Nhiều anh xong việc binh đao, biết hoạn nạn công thần, ôm quả "đu đủ" chào thế sự về Garden giồng rau sạch tất bật phết.

Các nguyên thủ đâu đó ngày nay ngộ dần ra họa nạn công thần, về vườn sống tử tế là phải, đừng ngứa nghề, tiếc trí tuệ lãng phí, làm gì còn trí tuệ nữa?