Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ. ĐẨY MẠNH TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAY THẾ HÀNG NHẬP KHẨU


Xem: Tại đây 



PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

ĐẨY MẠNH TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAY THẾ HÀNG NHẬP KHẨU



Tóm tắt: Thay thế nhập khẩu từng thành công ở nhiều quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong nền kinh tế hội nhập, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và hướng nội tuy bị nên án nhưng không quốc gia nào từ bỏ. Tất cả hướng mạnh vào phân công lao động theo lợi thế so sánh.
Việt Nam chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong 40 năm qua, chúng ta luôn nhập siêu để tăng thêm năng lực sản xuất, tham gia ngày càng sâu vào thị trường thế giới với những thế mạnh sản phẩm như sản phẩm nông sản, công nghiệp hàng tiêu dùng…Nhập siêu đã tăng năng lực sản xuất (nhóm máy móc thiết bị và nguyên liệu). Tuy nhiên, cơ cấu nhập siêu nhóm sản phẩm tiêu dùng cuối cùng bình quân trong 11 năm trở lại đây chỉ có 8%/năm tổng kim ngạch nhập khẩu (tức là nhóm lương thực thực phẩm và vật phẩm thiết yếu chúng ta đã cơ bản thay thế nhập khẩu và xuất khẩu tăng mạnh).
Một nền kinh tế trẻ cần nhiều cơ sở vật chất, việc làm, tham gia phân công lao động quốc tế thì việc nhập siêu là điều không thể tránh nhưng cũng không thể kéo dài bởi nó sẽ có những hệ lụy: Sự phụ thuộc dài hạn (mất giá trị gia tăng), về cán cân ngoại thương, căng thẳng ngoại tệ,…và đáng ngại là chậm và khó tiếp cận với công nghệ cao để phát triển bền vững.
Bài viết này (theo yêu cầu của Học Viện Ngân hàng - tháng 3/2012) cung cấp và phân tích số liệu xuất nhập khẩu để chỉ ra phải thay thế nhập khẩu nhóm hàng nào; thay thế bằng công nghiệp hỗ trợ với chính sách như thế nào? góp thêm một số suy nghĩ về chiến lược công nghiệp thay thế nhập khẩu.



Tài liệu tham khảo:
-          Tổng Cục Thống kê : Niên giám Thống kê 2001 đến 2011
-          10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD năm 2010 và dự báo năm 2011- Tạp chí Công nghiệp 2011
-          Bảng vàng 14 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2011- Tạp chí Công nghiệp 2012
-          Kiềm chế nhập siêu, thúc đẩy sản xuất cần đồng thuận toàn xã hội- Tạp chí Công nghiệp 2011
-          Một số ý kiến về chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam 2011 - 2020 - Tạp chí Công nghiệp 2011
-          Giảm nhập siêu từ Trung Quốc - TC đã dẫn 2010
-          Kịch bản phát triển thị trường nội địa - TC đã dẫn 2009
-          Các mối liên hệ cơ bản trong công nghiệp hỗ trợ- TC đã dẫn 2009
-          Làm gì để tiêu thụ máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được - TC đã dẫn 2010
-          Đổi mới công nghệ để nội địa hoá giá trị xuất khẩu, TS.Nguyễn Mạnh Hùng, Tạp chí Phát triển kinh tế, 8/2002
-          Nội địa hoá bằng các hợp đồng phụ công nghiệp, hướng tiếp cận của các doanh nghiệp  nhà nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo,  số tháng 9-1999
-          Luận án Tiến sĩ: Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp- Viện Kinh tế Việt Nam năm 2001

Tác giả : TS. Nguyễn Mạnh Hùng,  Bộ Công Thương
nguyenmanhhung288@yahoo.com.vn

 

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

G Ử I M Ộ T N G Ư Ờ I




Tôi gặp anh nhờ vài chuyến xe ôm,
rồi một ngày anh dắt xe ra ngõ,
hội ngộ nghề cầm lái thiện miếng cơm.
Ly bia bụi chiều hôm, bát cháo lòng buổi sớm,
tình thảo dân háo hức đón mặt trời.

Anh đã sống một trời trai trẻ,
đã quên mình, không chết lại về đây.
Mái trường cũ ngần ngừ người học trò lớn tuổi,
anh ra đứng bên đường mưu kế sinh nhai.

Sức dài, vai rộng, thân cao dấu ấn một thời trai,
đã băng mình qua tháng năm phiêu lãng,
anh đã yêu, tình yêu em trong sáng,
anh dấu buồn khi đứt đoạn mùa ve.

Quá khứ đẹp, quá khứ buồn,
ôi tháng năm gầm thác.
Tan biến rồi nhưng dấu ấn trồi lên.
Gốc sồi cháy tàn tro ươm mộc nhĩ,
sáng chói lòa thúc nấm cỏ hồi sinh.

"Gã" trai bốn mươi hai
chiều nay tình đơn lẻ,
ly bia vàng sóng sánh tràn ra.
Người con gái anh yêu giờ hạnh phúc,
sống vui tình nơi thành phố bình yên.

Nợ áo cơm, chuyện vừa vừa nho nhỏ,
nợ cuộc đời, kính nợ những oai linh.
Đàn con lính không về,
mẹ cha buồn sống chết,
ước mơ tàn hương lửa gió heo may.

Đôi vại bia chiều không làm anh say:
ánh mắt đẹp tình yêu người con gái,
ánh mắt chết trong bạn bè vô tội,
mở trừng trừng thu vớt ánh chiều rơi.

Những giốc đèo anh trôi,
đường  chân trời phiêu bạt,
cuốc xe ôm cuối ngày hay tím ngát ban mai.
Vẫn sống đẹp với tình yêu đồng loại,
bên mẹ già hiu hắt ngóng chờ con.

Sống mòn ư?
Không. Anh sống bình thường,
sống thương yêu, trách nhiệm.
Đã bao lần anh nhường khách cho tôi.
Cuộc chiến ấy biếu tặng nhau mạng sống,
để đất nước yên bình, ngân câu hát thân thương.

Kinh thành quê hương còn bao nỗi tơ vương,
những số phận bụi mờ về xóm ngõ,
lá cây xanh reo vui cùng ngọn gió,
gọi nhắc người nay cũ hãy bình yên.

Anh gửi tôi post lên
đôi dòng nhớ tháng năm rừng chiến trận,
yêu người tình, thương bạn tuổi hoa niên,
viết như anh không thuộc nếp sử xanh,
giống lá cỏ theo mùa non tươi, lụi tàn, tan biến.

Dòng máu người chảy về miền lương thiện,
để thiên thần ngự trị mỗi sinh linh.

Ly bia chiều nay tôi có anh,
ngày mai, dày sau hẹn hò về chung ngả.
Biết mang máng cuộc đời anh bươn bả,
mưu sinh chỉ là phần bé nhỏ
Tâm tình chi, ai hay, tôi chưa rõ.
Anh  khéo nhường bạn nghề:
khách mới, khách quen.

12-2004

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Hà Nội một thời trai chinh chiến (Trường ca, NXb. Quân đội nhân dân)

Tưởng nhớ trai Hà Nội trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc


Hà Nội một thời trai chinh chiến (Trường ca, NXb. Quân đội nhân dân)
http://vanhoanghean.com.vn/thu-vien-van-hoc-nghe-thuat/ha-noi-mot-thoi-trai-chinh-chien

http://trannhuong.com/tin-tuc-17384/ha-noi-mot-thoi-trai-chinh-chien.vhtm

(ảnh : Diệu Cầm, một fan của tác phẩm- ảnh chụp vào tháng 2-2014 đưa lên FB). Cảm ơn Cầm, tác giả nay cũng không còn lưu giữ. Cảm ơn Trannhuong.con, Vanhoanghean ,thivien , songluuviet,...  đã đăng và bạn đọc đồng cảm sẻ chia.



Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Mùa Đông năm 1979



Cuối mùa Đông năm ấy sống nhà dân
Đêm đơn côi úp ngửa mặt trên sàn.
Xếp cây súng, gối đầu lên băng đạn
dụ giấc mơ chìm vào mùa phượng nở,
tiếng ve sầu khát nước ngân nga…

Mắt ráo hoảnh nhưng tầm nông tâm thức:
tiếng ai gào than khóc phận lê dân,
có tiếng thét của đoàn quân xung trận,
tiếng dỗi hờn ai đó chết bi thương.

Cha từ vùng địch hậu trở về,
mẹ trốn giặc, vào rừng thiêng nước độc,
men Kinh Thành rau- hoa- lúa sinh con.
Lá rau xanh nhiều hơn trang sách học,
đồng đất lầy bùn quen mắt tuổi ấu thơ,
tập vở cũ ai cho?
cuốn truyện xưa bầm rập,
con học một thơì nay gửi lại cho em...

Nơi chiến trận mùa xuân đến sớm,
Tết chưa đầy tuần sương trắng cuốn mình đi.
Đêm lại đêm, số chúng mình mắt đen,
chân đen như thân súng,
đứng trong đội hình lần lượt bước lên xe.

Ôi số phận! đã lên thùng xe Gát,
hòm xếp thùng sau đó đã thành quen.

Sống chết cùng đồng đội chân đen,
đứa một chữ bẻ đôi đọc thông hơn nguyên vẹn.
Năm tháng ấy nuôi bao mầm ước hẹn:
Sông nước hiền hòa khoai lúa xóm thơm hương.
Được trở về sống trọn vẹn đời thường,
nay bầu bạn xe ôm, rửa sửa xe ngoài bãi.

Có bao giờ? không bao giờ chúng mình chối cãi,
cây súng ngang nòng yên phía trước phía sau.
Bạn tiếc nuối tuổi thơ không được vào lớp một,
tôi từ giã mái trường phượng đỏ- dịu tình em.
Bạn bè  vui  buồn tháng năm gian khổ,
đã xa rồi nên nhắc nhớ không anh?

Chúng mình phận con dân,
đừng trách cứ! máu lửa chia cho khắp.
Tôi không muốn nhắc,
nhưng tầng sâu tâm thức:
  
Hồn hiện về,
bạn nói mùa xuân chiến trận,
vết thương quật ngã người,
nghe mầm cỏ gãi lưng.