Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần I : BẾN NHÀ RỒNG

    Phần I : BẾN NHÀ RỒNG 

   257. Mình thương bố của bạn mình,

   Con nhà dòng dõi nhưng thành con hoang.

Nhà nho xứ nóng đàng hoàng

260 Gán gả, biếu lễ tính đàng thiệt hơn…

Mình yêu thầy dậy có con,

Gả cho một chú trò ngoan nên người.

Khoa bảng vất vả gặp thời,

Bằng Phó tiến sĩ sang đời danh gia.

Mình thương mẹ bạn rất là,

Tảo tần thoi cửi cơm và vú dâng.

Miềng thương bạn tính bâng khuâng,

Để mẹ đau ốm muôn phần đớn đau.

Mình bảo bạn đi hái rau,

270. Mua chịu con qué ở đầu Vỹ thôn.

Không như Trịnh Kiểm[1] rất khôn,

Trộm gà cho mẹ sau phồn thịnh xa.

Bạn mình chữ nghĩa thật thà,

Để mẹ, em đói … khóc òa Ba Mươi.

Tết năm xa lắc nay rồi,

Cha về than khóc hận đời lãng quên.

Cần lao bên cầu Tràng Tiền,[2]

Tốt lời đẹp miệng nhưng tiền không chi.

Cha con bạn phải ra đi,

280 Mang theo mối hận an nguy nước nhà.

Cha bạn uống rượu thật thà,

Sầu lên, con cái phải ra ngoài đường.

Nỗi buồn quan nhỏ thôn hương,

Cha mắc nghi án chết luôn một thằng.

Nhà vua thấy chuyện bất bằng,

Vung hèo giáng chức cho thăng miệt vườn.

Bạn buồn không lại cố hương,

Bà con lối xóm thêm buồn bã thay.

Thần Kinh [3] có bọn a cay,

290.Bảo rằng đã hết- dời ngay kinh kỳ.

Bạn vội xuống tàu ra đi,

Thiếu thốn lộ phí phải tùy bước chân.

May quá có trường Dục Thanh,

Các thầy yêu mến Ba nhanh được mời.

Thầy Thành đứng lớp tươi cười,[4]

Giảng sử đất Việt, dạy đời trẻ con.

Giáo Thành tài trí rất khôn,

Nửa năm rồi xuống tàu buôn Liên Thành.

Tuyền phồm nước mắm thơm… tanh,

300. Sài Gòn nhộn nhịp đất lành gặp hên.

Dù cho trong túi hết tiền,

Quan Hưng bạn bố đỡ liền liền tay.

Biết rằng chí nhớn có ngày,

Bất Vi[5] xưa đã chịu đày nhiều năm.

Bạn bố có con gái tầm,

Gần bằng tuổi bạn nét cằm búp sen…

Thử cho sức khỏe vững bền,

Bạn đi phu cảng vác tuyền gạo thôi.

Quên ăn bữa sáng là rơi,

310.Ngã vật ra đất tỉnh thời thấy em.

Út nâng đỡ, nước giót thêm,

Bạn tình tỉnh dậy thấy êm êm rồi.

Chí trai quyết định xa khơi,

Những người yêu nước chạy nơi kiếm tìm.

Một việc phải làm ngày đêm,

Trên tàu Đô đốc[6],… phí mềm mềm thoai.

Chia tay bạn gái ở ngoài,

Bến tàu còi hú “Đợi hoài anh Ba”.

Cô út rất là thật thà,

320. Không như đài các toàn là gái khôn!

Ba rằng : “Anh sẽ không quên,

Thề hẹn gặp lại ở trên bến này”.

Út buồn mắt đỏ cay cay:

“Anh đi anh nhớ những ngày vừa qua!

Tình em trong trắng ngọc ngà

326. Kiếp này, kiếp nữa mãi là của anh!”


            Phần II:  BÔN BA



[1] Trịnh Kiểm (1503 - 1570), là nhà chính trị, quân sự có ảnh hưởng của Đại Việt thời Nam-Bắc triều. Dù tước hiệu cao nhất của ông khi còn sống là Thái quốc công, ông được đời sau truy tôn làm Thế Tổ Minh Khang Thái Vương và được xem là vị chúa đầu tiên của họ Trịnh – gia tộc nắm thực quyền cai trị Đại Việt hơn 200 năm từ giữa thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 18. Thuở nhỏ nghèo khó, ông hay trộm gà chăm mẹ.

[2] Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền, là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, thành phố Huế, kinh đô Nhà Nguyễn; cầu hoàn thành năm Thành Thái thứ 11 (1899).

[3] Huế còn được gọi là Đất Thần Kinh hay Xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng.

[4] Mùa Thu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến trú tại chùa Phước An, được Hòa thượng Bửu Hiền trụ trì chùa chăm sóc. Nguyễn Tất Thành được cụ Nghè Mô -Trương Gia Mô (1866 - 1929) giới thiệu với cụ Hồ Tá Bang để vào dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết  (từ tháng 8-1910 đến tháng 2-1911).

[5]Lã Bất Vi (292 TCN - 235 TCN) là một thương nhân người nước Vệ, sau trở thành Tướng quốc của nước Tần thời Chiến Quốc bên Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong lịch sử về buôn quan bán tước, xoay trở từ người buôn bán bình thường trở thành một chính trị gia có ảnh hưởng.

[6] Chiếc tàu được đặt theo tên của Đô đốc hải quân Pháp Louis René Latouche-Tréville (1745-1804), mang số hiệu 5601960, tải trọng 7.500 tấn, sức chứa 1.100 người, từng chuyển quân trong thế chiến I. Ngày 5 - 6 -1911, tàu nhổ neo rời Sài Gòn để thực hiện cuộc hành trình đến Singapore. Nhiều tài liệu lịch sử ghi nhận rằng một thanh niên người Việt tên Văn Ba đã từng phục vụ trên tàu từ năm 1911 đến 1913 với vai trò phụ bếp.

        


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét