Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II Bôn ba, Phần III. Đế Vương (2001-2200)

Trường ca Hồ Chí Minh
Phần II Bôn ba (
2001-2022)
Phần III. Đế Vương  (2023-2200)

2001. Chuyện chỉ thế nhưng đến nay

Dệt thêu muôn chuyện vừa hay vừa buồn

Xung quanh việc thảo Tuyên ngôn

Rõ ràng Cụ muốn con đường Tự do

Theo Đồng Minh được ấm no

Sau theo Cộng sản chẳng so đo gì

Chính cương sách lược bước đi

Đánh trúc phong kiến nạp quy thổ điền

Phát canh thứ tự ưu tiên

2010.Như ngàn năm trước thánh hiền dạy vua

Ngoại xâm không đánh chúng thua

Phải đàm để chúng chọn mùa lui quân

Tất cả phải từ nhân dân

Chọn đường kách mệnh áo quần phải đo

Đói ăn bụng lép thân cò

Cần lao bãi bỏ những trò nhố nhăng

No cơm ấm cật bụng căng

Cần lao vui vẻ gọi thằng là ông

Củng cố liên minh công nông

2020.Chiếc xe hai bánh cõng đồng bào ta

Chỉ huy nhất thiết phải là

Tận trung với nước thương nhà yêu dân

 

          Phần III:  ĐẾ VƯƠNG

2023 . Chính phủ lâm thời nhiều chân

Cho các Đảng phái sống gần sa lông

Các đệ chinh chiến lập công

Tạm lùi một bước đẹp lòng quốc dân

Anh em Tường Tam, Tường Lân[1]

Nhậm chức Bộ trưởng muôn phần sướng vui

Chu Bá không quá ngậm ngùi

2030.Thượng thư một suất thoái lui sau này

Quan chức thay đổi theo ngày

Thượng sách hàng tẩu nhiều tay giã từ

Chọn ngày tháng Chín mùa Thu

Ba Đình nắng đẹp mây mù sớm tan

Anh em tự vệ, công an

Ra đời trận Bảo an đoàn bị thua

Rất nhiều cộm cán a dua

Thích chế độ mới chúng mua súng đòm

Chắc chân được nhiều kẻ ôm

2040.Đổi chiều ngọn gió cá tôm dạt bờ

 

Ngày xưa Tào Tháo[2] nghi ngờ

Anh Văn thử thách bắt chờ ít lâu

Nhiều tay anh chị cực ngầu

Theo quân ông Cụ cái đầu đổi thay

Rượu ngon dụ tình mê say

Việt Minh hấp dẫn những tay giang hồ

Thói hư tật xấu dần mờ

Đầu quân ông Cụ chúng thờ thánh nhân

Những khi được ông Cụ gần

2050.Những lời có cánh thêm phần tự tin

Ngày đầu sức mạnh Việt Minh

Công an xung kích dập dình khắp nơi

Ba Đình nắng đẹp xanh trời

Bục cao Chính phủ lâm thời đứng tuyên

Lời khai quốc được lan truyền

Công lao dân Việt đặt lên hàng đầu

Phái bộ Mỹ trang phục Âu

Hoa quân, đảng phái áo Tầu, quần Ta

Nổi lên bài Tiến quân ca[3]

2060.Quốc thiều xung trận tiến ra sa trường

Nữ sinh áo trắng Trưng Vương

Có con Rồng cái[4] nõn nường vung tay

Đệ nhất phu nhân sau này

Bắt bớ cộng sản dao phay xén đầu

Kẻ hóng Pháp, đứa chờ Tầu

Những mong quyền lợi đậm mầu mỡ ngon

Chánh quyền như vợ chồng son

Niềm vui hạnh phúc vẫn còn dư âm

Học thuật kinh nghiệm nâng tầm

2070.Thực hành những việc dân cần có ngay

Giặc đói bị đánh thẳng tay

Bình dân học vụ giết bầy giặc ngu

Ngoại xâm, nội phản thâm thù

Kẻ nào manh động không tù mà tiêu

Tuần lễ vàng rất đáng yêu

Trịnh Văn[5] tư sản hiến liều của dư

Ngàn cây vàng lấy tờ thư

Vua khen cô chú bậc tu tỉnh đời

Ngân khố bị rút sạch rồi

2080.Chánh quyền thân giặc mổ moi cá chuồn

Hoạt động kinh tế bình thường

Cuối năm Ất Dậu ruộng nương trúng mùa

Ngô khoai rau quả bội thu

Cá tôm búng nước, chim gù trên cây

Hải Thần bói toán bậc thầy

Bấm độn vận số tháng ngày quy tiên

Theo Ta Thần hẻo đồng tiền

Từ quan ôm trát sang miền Trung Hoa

Tiền bói toán, tiêu sướng nhoà

2090.Hải Thần chọn cách hài hoà sống nhăn

Điện thư gửi ông Tru man[6]

Cầu mong Mỹ quốc kết thân nước mình

Đã từng chiến với đồng minh

Đuổi Nhật dựng nước thực tình tự do

Tình báo Viễn Đông hỏi dò

Pat ty báo cáo nghi ngờ anh Ba

Từng học sinh giỏi bên Nga

Hoạt động ở đất Trung Hoa dài dài

Báo cáo có nhiều điểm sai

2100.Tam thập niên hậu thượng đài chiến tranh

Gái trai đang tuổi đầu xanh

Kìm hãm sung sướng, để giành là toi

Cơ hội tốt đẹp bị trôi

Từ ân ra oán xáo nồi thịt xương

Cùng là đồng cấp đế vương

Xưa nay mai nữa vẫn thường khác xa!

Hậu quả Nhật để cho ta

Chết đói ly tán dân tha phương trời

Khổ đau tưởng đã qua rồi

2110.Đồng minh quyết định gây nòi sói lang

Hoa quân hai mươi vạn thằng

Lư Hán[7] làm tướng tràn sang nước nhà

Bọn này trộm chó bắt gà

Cướp trâu bò, hiếp đàn bà thanh niên

Chúng bắt dân ta tiêu tiền

Quan kim[8] giấy lộn dân điên tiết rồi

Cụ rằng : các chú mất mồi

Còn hơn để chúng giết người tràn lan

Những năm tháng ở Vân Nam

2120.Quen biết Trương Phát, Tiêu Văn tướng Tầu

Cụ khuyên Hoa quân bớt ngầu

Vừa qua nạn đói lấy đâu ra hàng

Sớm về sẽ được tặng vàng

Quà cho các tướng đàng hoàng chia tay

Người Tàu, Pháp thích ăn dày

Vân Nam tô giới Tưởng cay đắng nhìn

Người đời tay nắm con chim

Ai bắt con cá ẩn chìm nước sâu

Hoa quân phải bỏ cần câu

2130.Quay về cố quốc, Pháp thâu lại quyền

Toàn bọn mua bán bất lương

Chiến tranh thua trận sang phường ăn hôi

Mao quân bung lụa lên trời

Cởi trần đánh Tưởng quyết đòi giang sơn

Nam Kỳ không khá gì hơn

Ăng lê đưa lính lê dương tràn vào[9]

Nhật lùn thua trận hỗn hào

Theo Anh-Pháp-Ấn đánh vào Việt Minh

Tham của đánh mất lý tình

2140.Bầy đàn ô lại toàn rình xiên xâu

Bảo Đại mê mẩn rừng sâu

Săn chim, bắn thỏ xơi chầu rượu ngon

Vui vầy ca kỹ hầu non

Mặc Nam kỳ quốc mất còn không hay.

Thời Trịnh xuất hiện một tay

Chim ó Hữu Chỉnh[10] mưu bày kế cao

Giúp quận Việp đánh thẳng vào

Quan quân chúa Nguyễn ào ào chạy thua

Hồ Thơm tóc xoắn không vừa

2150.Kéo binh ra Bắc xua lùa Trịnh Lê

Xưng hùng tranh bá rất ghê

Núi sông đất Việt đá thề ngổn ngang

Hai trăm năm chia đôi Đàng

Sông Gianh nước xiết máu tràn bể khơi.

Bưng biền sản vật bời bời

Giang hồ tụ nghĩa định xơi Nam kỳ,...

Bính Tuất dồn dập quân đi

Việt Minh Nam tiến[11] cấp sư đoàn thừa

Quà cho quà tặng quà mua

2160.Nhà ga Hàng Cỏ tiễn đưa lên tàu

Mẹ già thâm thụng áo nâu

Khóc cười đưa tiễn con đầu tòng binh

Tuất tru tréo lửa chiến chinh

Năm dậu sang tuất nước mình khổ đau

Để lại trang sử mai sau

Đế vương đời mới gỡ đầu tằm tơ

Chiến khu binh tướng làm thơ

Mang gươm mở cõi bao giờ cũng vui[12]

Nam bộ kháng chiến bùi ngùi

2170.Đoàn Ba lẻ bảy[13] luồn chui xuất thần

Đánh nhau chỉ độc chiếc quần

Mồ ma rừng đước, phơi thân rừng tràm

Giặc Pháp càn quét miền Nam

Việt Minh về cứ dựng vàm chiến khu

Chín năm chồng chất oán thù

Hai mốt năm nữa một trưa Sài Gòn

Xe tăng hành tiến bon bon

Húc tung cửa sắt, chỉ còn một Bên

Mộng mơ ngắn ngủi Tràng Tiền

2180.Kinh thành khói lửa ngút triền non xanh

Giật mình nghe pháo cầm canh

Hải Vân xây bốt, Thuận An đóng đồn

Dân thành phố Huế bồn chồn

Nhớ ngày giỗ trận mồ chôn ngàn người[14]

Hàm Nghi, Thất Thuyết[15] tháo lui

Cần Vương ra Bắc bước lùi tàn canh

Việt Minh lùi tiến rời Thành

Chiến khu muôn thuở rừng xanh A Sầu

Đò về bến Phú Văn Lâu

2190.Bóng Phan chí sĩ thả câu ẩn mờ[16]

Thành nội hoàng tộc thẫn thờ

Nhang tàn, nước mắt ngấn bờ mi thưa

Huế buồn thăm thẳm mùa mưa,

Trắng trời núi Ngự, sớm trưa mịt mùng.

Nhiều lần cận cõi lâm chung,

Mậu Thân thất thủ Huế khùng, Huế điên.

Kinh kỳ đặt trái cung Điền,

Ba triều đại đổ phục quyền thù nhau.

Huế còn khắc nghiệt thương đau,

2200. Sông Hương mặn ngọt nước sâu đổi dòng.



[1] Nguyễn Tường Tam (1906 - 1963) là một nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh…Ông là người thành lập Tự Lực văn đoàn và từng là Chủ bút tờ tuần báo Phong HóaNgày Nay.Về sau, ông còn là người sáng lập Đại Việt Dân chính Đảng, từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân chính Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Một số đại biểu Quốc hội không phải bầu là người các đảng phái khác đảng cộng sản. Em ông là Nguyễn Tường Long tức nhà văn Hoàng Đạo (1907-1948) từng làm Bộ Trưởng trong chính phủ Liên hiệp, Nguyễn Tường Lân tức nhà văn Thạch Lam (1910 -1942).

[2] Tào Tháo (155 – 220) là một nhà chính trị, nhà quân sự và còn là một nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc

[3] Tiến quân ca là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[4] Trần Lệ Xuân (1924 - 2011) là một gương mặt then chốt trong Chính phủ Ngô Đình Diệm (chồng của bà là Ngô Đình Nhu, em trai và cũng là cố vấn thân cận nhất của Ngô Đình Diệm). Chính quyền họ Ngộ bị đảo chính tháng 11-1963 bà đang ở nước ngoài, từ đó buộc phải lưu vong cho đến cuối đời. Cuốn sách “Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng” của tác giả Demery, Monique Brinson (2013).

[5] Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một thương nhân Việt Nam giữa thế kỷ XX. Ông là nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Gia đình ông đi kháng chiến, đến năm 1955 ông được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu.

[6] Trong hai năm 1945 -1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman (1884 -1972).

[7] Lư Hán (1895-1974), Chủ tịch Chính phủ tỉnh Vân Nam, cấp bậc tướng giữ chức Tư lệnh quân đoàn. Cuối tháng 8 năm 1945, ông dẫn 20 vạn quân Tưởng sang miền Bắc Việt Nam giải giáp quân Nhật. Sau năm 1950, Lư Hán lần lượt đảm nhiệm các chức Chủ tịch quân ủy Vân Nam, phó chủ tịch quân ủy Tây Nam, ủy viên thường vụ Quốc hội CHND Trung Hoa.

[8] Đồng tiền tách biệt với đồng tiền chính thức của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Quân Tưởng vào Việt Nam tháng 8-1945 áp đặt 1 đồng quan kim ăn 1,5 đồng Đông Dương và 13,3 đồng quốc tệ của họ ăn 1 đồng Đông Dương.

[9] Hơn 20.000 quân Anh, Ấn Độ vào miền Nam Việt Nam giải giáp quân Nhật, cùng 2500 quân Pháp và một số tiểu đoàn lính Nhật hàng binh của Anh được tái vũ trang đã liên tục tổ chức các cuộc hành quân giao chiến với quân Việt Minh từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1946.

[10] Nguyễn Hữu Chỉnh (1741-1788), là nhà quân sự (giỏi thủy chiến, còn gọi ông là chim ó biến), chính trị có ảnh hưởng lớn của Đại Việt thời Lê trung hưng và Tây Sơn. Ông là người hiến kế cho Quang Trung (Hồ Thơm) tiến quân ra Bắc, tiêu diệt chúa Trịnh, trả nước cho vua Lê. Năm 1787-1788, ông được Lê Chiêu Thống phong làm Đại tư đồ Bình chương quân quốc trọng sự, nắm thực quyền cai quản miền bắc Đại Việt (Bắc Hà/Đàng Ngoài), sau ông bị quân Tây Sơn đánh bại và giết chết. Ông từng dưới trướng đại thần Hoàng Ngũ Phúc của triều Lê- Trịnh.

[11] Đoàn quân Nam tiến - Các chi đội "Nam tiến" của Vệ quốc quân Việt Nam vào miền Nam trong các năm 1945-1946 để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ.

[12] Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) là một nhà hoạt động cách mạng và là một chỉ huy quân sự Việt Nam, nổi tiếng về tài thi ca, có những câu thơ được nhiều người truyền tụng. Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vì những đóng góp trong thời kỳ chống Pháp và Giải thưởng Nhà nước về nghệ thuật. Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng: Ai về xứ Bắc ta đi với/Thăm lại non sông giống Lạc Hồng/Từ độ mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

[13] Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên tại Nam bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, thành lập ngày 1- 5 -1948 tại Đồng Tháp Mười. Tiểu đoàn được nhiều người biết đến một phần cũng do một bài hát cùng tên của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí (1917-1979) viết về tiểu đoàn này.Ít người biết ông là tác giả, năm 1978 từ quê vợ ở Bạc Liêu ông lâm bệnh, gửi thư về Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị nhận nhuận bút.Trên thực tế, vẫn còn một tiểu đoàn 307 khác cũng từng tham chiến tại miền Nam. Cả hai tiểu đoàn này về sau đều được tuyên phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

[14] Trận kinh thành Huế năm 1885 là một sự kiện chính trị, một trận tập kích của quân triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đánh vào lực lượng Pháp. Trận đánh tại Kinh thành đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), thất bại hoàn toàn về phía triều đình Huế. Pháp chỉ chết có 16 người, bị thương 80 người, còn quân Nam chết đến 1.200-1.500 người.

[15] Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn. Ông thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương kháng chiến chống Pháp. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong phong trào Cần Vương. Người Pháp treo giải 2000 lạng bạc cho ai nộp đầu Tôn Thất Thuyết và ai bắt được vua Hàm Nghi thì được thưởng 500 lạng bạc.

 [16] Ngày 30- 6-1925, Phan Bội Châu (1867 - 1940)  bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị Pháp kết án vắng mặt. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân  đòi thả Phan Bội Châu, nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế), được gọi là Ông già Bến Ngự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét