Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (2201-2300)

  Trường ca Hồ Chí Minh. Phần III. Đế Vương (2201-2300)

2201.Đế Vương thao thức trong lòng,

Tuổi dậy thì đã phập phồng tim yêu.

Bóng cau ngả sớm nghiêng chiều,

Út Vân xinh đẹp dúi liều tay Ba.

Khi chiếc bánh, lúc đồng quà,

Là người ai cũng nhớ ra nghĩ về.

Trường Sơn xẻ  dọc lời thề,

Quê nhà trở lại rồi về Đá Chông.

Chưa nên tình nghĩa vợ chồng,

2210. Duyên tình trai gái Nhà Rồng duyên Vua!

Pháp là đế quốc cò cưa,

Ký xong “Sơ bộ”[1] lại lùa quân ra.

Bắn phá gây hấn quân Ta,

Phông - ten[2] cơ hội đã qua mất rồi.

Xanh- tơ -ni[3] muốn nuốt tươi,

Đội quân ông Cụ trẻ người dạ non.

Hoà đàm mở rộng lối mòn,

Quốc mẫu phải để cho con lấy chồng.

Tham lam già néo sang đòn,

2220.Xắn tay thượng võ sống còn cũng hay.

 Pháp tuyển lê dương cả bầy,

Tù binh phát xít tràn đầy nước ta.

Chết thay cho giống Gô - loa[4],

Kinh đô Ánh sáng[5] bịp loà Đồng minh,

Châu Âu chuyển lửa chiến chinh,

Quân Pháp không biết phận mình là ai?

Nổi lên đàn lũ tay sai,

Tương tàn huynh đệ hơn bài sử xưa.

Hà Nội chưa vội sang thu,

2230.Phượng hồng rực lửa tiếng ve bào trời.

Quốc dân bầu bán xong rồi,

Biếu không vài chục ghế ngồi chỉ danh.

Rất nhiều đảng phái tranh giành,

Lộ ra tên tuổi, phát đoàng về sau.

Ngu nào cũng dễ ngu lâu,

Tham sân si chẳng biết đâu điểm dừng.

Bạo tàn không có giờ ngưng,

Chi bằng chân thật lấy mừng quên lo,...

Mùa đông Đinh Hợi Bờ Hồ,

2240.Ba càng bốc nổ cụ Rùa nhức tai.

Hà Thành chiến Pháp lần hai,

Cảm tử quân viết nên bài sử xanh.

Leo dây bám mái đu cành,

Tự vệ Hoàng Diệu[6] tranh giành với Tây.

Mùa đông giá buốt bàn tay,

Siết cò súng nổ đạn cày tứ tung.

Tây Ta đuổi bắt, truy lùng,

Phố phường Hà Nội cảnh rừng thợ săn.

Rét về môi bụm vào răng,

2250.Nhĩ Hà nước cạn quân băng qua dòng[7].

Toàn quốc kháng chiến loan xong,

Pháo Đài khai hoả lửa hồng Thủ đô.

Ngoại xâm một lũ điên rồ,

Bắn dân chạy loạn cướp vồ của rơi.

Đế vương bí mật di rời,

Chau mày nhìn lửa ngút trời Thành đô.

Nước Nam từ thuở xa xưa,

Vua đi kháng chiến thắng thua đã từng.

Nước Nam quá nửa núi rừng,

2260.Nứa tre dây rợ lập vùng chiến khu.

Tuyên Quang trở thành Thủ đô,

Gió ngàn đưa xác quân thù về xuôi.

Khỉ rừng chí choé cắn đuôi,

Măng le chấm muối chăm nuôi quốc đoàn.

Đánh nhau kiểu quỷ nhập tràng,

Chiến dịch Việt Bắc phá toang thế cờ.

Thông đường biên giới quân cơ,

Mao quân chiến Tưởng bất ngờ gặp ta.

Cụ cho quân tiến quá đà,

2270.Thuật xưa chọn cách giết gà dọa trâu!

Thập Vạn Đại Sơn [8]chiến ngầu,

Mao quân sái cổ gật đầu khen hay.

Mỹ -Trung -Việt từng bắt tay,

Mắt sau mày trước vung chày đâm dao.

Sử xanh chớp loé ánh hào,

Đêm ngày súng nổ, cuốc đào hố chôn.

Núi sông ấp ủ cô hồn,

Mầu da sắc tộc đổ dồn về đây.

Mùa mưa sông nước dâng đầy,

2380.Bom rơi đạn nổ hố lầy thân đê.

Bốt đồn ung nhọt làng quê,

Bắn dân thay lối đường về thôn hương.

Mái tranh, bàn nứa, ống bương,

Cụ ngồi vê bút chì thường nát tan.

Quân lệnh thúc giục tướng Văn,

Quân cơ Sóng Đỏ ở gần tấu lên.

Trường kỳ kháng chiến vững bền,

Phá Luân từng phải bỏ miền Ban Nha.

Rút lui khỏi Mát cơ va,

2390.Thua đau trận cuối ở Oa téc lồ.

Vườn không nhà trống thế cờ,

Ém quân, thần tốc bất ngờ đó đơm.

Mưu lược chiến của Hồ Thơm,

Mưu toan của đế Nguyễn Vương kết vào.

Dựng nên sách lược bậc cao,

Dụng binh Tôn tử[9], mưu Tào Tháo chơi.

Ba quân răm rắp vâng lời,

Đoàn kết dân tộc thọ thời chiến tranh.

Hoà bình truy xét công danh,

2400.Còn nhiều nhầm lẫn sinh ganh ghét đời.



[1] Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt là một hiệp định được ký tại Hà Nội ngày 6 - 3 -1946 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu đồ lợi ích riêng.Các nhà sử học phương Tây và Việt Nam đều cho rằng Hồ Chí Minh đã đặt cược uy tín của mình để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa hai dân tộc Pháp -Việt.

[2] Hội nghị Fontainebleau chính diễn ra từ ngày 6-7 đến ngày 10-9 năm 1946 tại lâu đài Fontainebleau (Cộng hòa Pháp) theo phía Việt Nam đã thất bại, do phái đoàn Pháp vẫn cố giữ lập trường thực dân và ngay trong thời gian đang đàm phán họ đã ráo riết thực hiện âm mưu mở rộng chiếm đóng tại Việt Nam, liên tiếp vi phạm các điều khoản của Hiệp định sơ bộ 6-3. Tuy cuộc đàm phán bị bỏ dở, nửa đêm hôm sau, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nhà riêng Bộ trưởng Bộ Hải ngoại là Marius Moutet ký kết Tạm ước Việt - Pháp mục đích ngưng bắn ở Nam kỳ. Sau khi ký Tạm ước Việt - Pháp, Hồ Chí Minh nói với nhân viên mật thám Pháp được phân công bảo vệ ông: "Tôi vừa mới ký một bản án tử hình của tôi!".

[3] Jean Sainteny (1907-1978) là một chính khách và cựu sĩ quan tình báo người Pháp, đại diện cho chính phủ Pháp tại Đông Dương những năm 1945-1946, về nước có tư tưởng giải quyết chiến tranh bằng thương lượng. Từ 1962 -1966 ông là Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và Nạn nhân Chiến tranh, năm 1969 ông đại diện cho Chính phủ Pháp dự Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.

[4] Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa (Gauiois), tiếng Latinh viết là Gallus còn có nghĩa là "gà trống". Gà trống là một biểu tượng quốc gia của nước Pháp.

[5] Paris là thủ đô của nước Pháp, cũng là một trong ba thành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng Luân Đôn và New York.

[6] Đoàn Thanh niên Tuyên truyền Xung phong thành Hoàng Diệu là một lực lượng võ trang tuyên truyền tồn tại từ 1945 đến 1947 ở nội thành Hà Nội, sau thuộc quyền chỉ thị trực tiếp của Việt Minh.

[7] Ngày 17-2 -1947, sau 2 tháng chiến đấu cầm chân quân Pháp tại Hà Nội bảo vệ 38 nghìn người tản cư an toàn, Trung đoàn Thủ đô đã thực hiện thành công cuộc rút lui chiến lược ra khỏi vòng vây của quân Pháp cùng với một bộ phận nhân dân Liên khu 1. Bắt đầu 17 giờ ngày 17, từ đình Phất Lộc, ra bãi cát ven sông Hồng, trung đoàn đi dưới gầm cầu Long Biên (có lính Pháp gác trên cầu), lội sang bãi giữa sông rồi vượt sông bằng thuyền, về vùng tự do thuộc huyện Đông Anh. Đến 8 giờ ngày 18 tháng 2, toàn trung đoàn đã vượt sông xong. Khi gần sáng, quân Pháp phát hiện và truy kích nhưng bị chặn đánh và phải bỏ cuộc trước đội du kích Hồng Hà, do ông Nguyễn Ngọc Nại chỉ huy.

[8] Đầu tháng 6-1949, lực lượng Việt Minh tham gia chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn chống quân Tưởng Giới Thạch, chia làm hai bộ phận, một bộ phận từ Cao Bằng, Lạng Sơn, vượt biên giới sang hoạt động ở Biên khu Điền Quế, vùng Long Châu (Mặt trận phía Tây Thập Vạn Đại Sơn) và một bộ phận từ Lạng Sơn, Hải Ninh hành quân sang hoạt động ở Biên khu Việt Quế vùng Khâm Châu và Phòng Thành (Mặt trận phía Đông Thập Vạn Đại Sơn).

[9] Tôn Vũ (545 TCN - 470 TCN) là một danh tướng kiệt xuất của nước Ngô ở cuối thời Xuân Thu, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử, lại bởi hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn  ( 382 TCN - 316 TCN),Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét