Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Chương 8. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN (hết)



Chương 8. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
I.KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
1.Khái niệm phá sản
-Thua lỗ trong kinh doanh có nhiều nguyên nhân, phải tách nguyên nhân chủ quan và khách quan.
-Xử lý mâu thuẫn con nợ và chủ nợ là quá trình tiến bộ của lịch sử.
-Tách biệt cá nhân (chủ doanh nghiệp) và doanh nghiệp.
-DN không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
a. Dấu hiệu DN phá sản
a1. Tiêu chí dòng tiền (cash flow)
-Không thanh toán được các khoản nợ đến hạn phải trả bao gồm: Nợ khách hàng, Nợ ngân hàng, người lao động, nợ thuế…
-Tiêu chí nợ rất khắc nghiệt, đòi hỏi kỷ luật thanh toán nghiêm túc. Ví dụ ở Anh (1986) quyết định: Nếu Cty nợ 750 bảng trong 3 tuần bị coi lâm vào tình trạng phá sản.
a2. Tiêu chỉ bảng cân đối tài sản:
-Tổng tài sản CÓ (sử dụng vốn) nhỏ hơn tổng tài sản NỢ (nguồn vốn).
-Tiêu chí này bao quát tất cả các khoản nợ có lợi cho DN. Khi định giá tài sản Có rất phức tạp nhất là tài sản vô hình và tài sản đặc biệt có tính chất di sản (tháp Effel, khu du lịch sinh thái, tâm linh,…)

b.Phân loại phá sản
(1) Phá sản trung thực, phá sản gian trá
-Trung thực : Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
-Gian trá: Cố ý làm sai, tuyên bố phá sản để chiếm đoạt tài sản người khác.
(2) Phá sản tự nguyện, phá sản bắt buộc:
-Tự nguyện: DN (con nợ) nộp đơn.
-Bắt buộc: Các chủ nợ không có bảo đảm, có bảo đảm một phần nộp đơn.
(3) Phá sản doanh nghiệp, phá sản cá nhân:
-Phá sản doanh nghiệp: Luật Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia…giúp DN kết thúc các nợ nần.
-Phá sản cá nhân: Luật Hoa Kỳ, Anh, giúp cá nhân thoát khỏi nợ nần.

c. Phá sản và giải thể khác nhau, giống nhau:
-Giống nhau: Phải thanh toan nợ; Xóa tên DN ở cơ quan ĐKKD; Hậu quả xấu đến người lao động, xã hội.
-Khác nhau:
+ Nguyên nhân: Giải thể (Điều 157 Luật DN): DN hết thời hạn hoạt động; Chủ DN quyết định; Không đủ số thành viên theo luật định; Bị thu hồi Giấy CNĐKKD. Phá sản do DN mất khả năng thanh toán.
+Chủ thể giải quyết: Phá sản do Tòa án giải quyết, tốn kém thời gian, chi phí. Giải thể do chủ DN quyết định đơn giản hơn.
+ Hạn chế về quyền tự do kinh doanh: Phá sản  thì người quản lý DN phá sản bị tòa cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thành lập DN trong thời hạn đến 3 năm; Giải thể thì không bị hạn chế.
Sự lựa chọn của chủ DN và dư luận xã hội như thế nào về phá sản?

d.Phá sản liên quốc gia
Toàn cầu hóa, phá sản có tính liên quốc gia. Có sự khác nhau về luật của mỗi quốc gia.
Luật mẫu về phá sản liên quốc gia của UB LHQ về Luật thương mại quốc tế ban hành. (Model Law on Cross –Border Insolvecy – Web UNCITRAL). Xu hướng bảo vệ lợi ích các bên, tái cấu trúc doanh nghiệp, tạo lại việc  làm.

2.Pháp luật về phá sản
a.Sự phát triển luật phá sản ở Việt Nam
Luật phá sản năm 1993- lần đầu nhưng ít thực hiện, lý do:
- Thanh toán ưu tiên thuế trước chủ nợ; DN và chủ nợ mất hết;
- Chủ DN sợ lao lý liên quan cá nhân.
- DNNN có cơ hội  giúp đỡ từ chủ sở hữu.
- Người lao động sợ mất việc, mất đầu mối đóng bảo hiểm.
Luật Phá sản năm 2004: Xác định thời điểm lâm vào tình trạng phá sản sớm, trình tự trả nợ (nợ thuế bình đẳng với nợ khác), chu trọng thủ tục phục hồi DN. Tuy nhiên từ 2004-2012, Trong tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, Tòa án đã ra 236 Quyết định mở thủ tục phá sản và trong đó ra 83 Quyết định tuyên bố phá sản- Báo cáo Số: 44/BC-TANDTC năm 2013 của Tòa án NDTC)
b. Vai trò của luật phá sản:
- Bảo đảm đòi nợ của các chủ nợ được công bằng, trật tự.
- Giải phóng con nợ và tạo cơ hội con nợ khởi sự DN mới.
- Bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

II.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004
1.Đối tượng áp dng (Điều 2 Luật Phá sản –Luật PS)
-DN, HTX  (sau đây gọi chung là DN) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
-Chính phủ quy định danh mục DN đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.
2.Dấu hiệu xác định DN lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3 Luật PS)
- DN không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
-Tìm hiểu về chủ nợ: (Điều 6 Luật PS)
+ Chủ nợ có bảo đảm.
+ Chủ nợ có bảo đảm một phần.
+ Chủ nợ không có bảo đảm.
3.Thẩm quyền giải quyết việc phá sản
-   TA nhân dân cấp huyện: tiến hành thủ tục phá sản HTX đăng ký ở cấp huyện-Một thẩm phán phụ trách.
-   Tòa cấp tỉnh: DN, LHHTX đăng ký cấp tỉnh
-   Tòa cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của DN FDI
-   Tổ thẩm phán cấp tỉnh (3 thẩm phán), hoặc một thẩm phán giải quyết.
4.Thứ tự phân chia tài sản, thanh toán nợ khi thanh lý
Nguyên tắc các chủ nợ cùng loại  được bình đẳng, được phân chia theo tỷ lệ tương ứng với số nợ.
5.Các biện pháp bảo toàn tài sản đối với DN lâm vào tình trạng phá sản, khi Tóa án có quyết định mở thủ tục phá sản.
(1) Cấm DN tẩu tán tài sản, trả nợ không có bảo đảm, đảo nợ không bảo đảm thành bảo đảm, từ bỏ hoặc giảm quyền đòi nợ.
(2) Tòa tuyên bố các giao dịch bị coi là vô hiệu trong 3 tháng trước ngày TA thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 43 Luật PS): Giao dịch vô hiệu gồm:
+ Tặng, cho động sản và bất động sản cho người khác;
+ Thanh toán hợp đồng song vụ lớn hơn nghĩa vụ bên kia;
+ Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
+ Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;
 + Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản.
*Thu hồi tài sản của giao dịch vô hiệu nhập vào khối tài sản của DN.
(3) Đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực (Điều 45)
(4)Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 55) theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán phụ trách:
+ Bán những hàng hoá hư hỏng, sắp hết hạn.
+Kê biên, niêm phong tài sản
+ Phong toả tài khoản
+Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan
+ Cấm thực hiện một số hành vi nhất định.
(5)Đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án khác ở thời điểm mở thủ tục phá sản.
6.Giới hạn trách nhiệm tài chính
Sau khi DN bị TA tuyên phá sản, các khoản nợ chưa được thanh toán hết xử lý:
- Miễn trừ nợ đối với chủ sở hữu là CĐ,TV của các CtyCP, CTyTNHH, HTX khi các chủ sở hữu này đã chịu trách nhiệm bằng toàn bộ vốn góp, cổ phần.
- Không miễn trừ đối với chủ DNTN, TV cty Hợp danh, phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân.
Bình luận:

III.THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1.Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản (Điều 13-21)
a.Người nộp đơn là ai, phải làm gì?
a1.Người nộp đơn
- Chủ nợ có bảo đảm  một phần và chủ nợ không có bảo đảm
- Người lao động : Công đoàn, hoặc đại diện người lao động (nơi chưa có tổ chức công đoàn, với quá ½ số người đại diện ở các đơn vị tán thành)
- Chủ sở hữu DNNN: Đại diện chủ sở hữu.
- Cổ đông CtyCP: Theo Điều lệ Cty- Nghị quyết Đại hội cổ đông-Nhóm CĐ sở hữu trên 20% CP PT liên tục trong thời gian ít nhất 6 tháng.
- Hội đồng TV Cty TNHH hai TV trở lên, ủy quyền cho một người (TV cá nhân không có quyền).
- HĐ thành viên Cty hợp danh. (Thành viên góp vốn không có quyền)
- Chủ DN ủy quyền cho một người nộp đơn.
a2.Nộp đơn và thông báo
-Người yêu cầu mở thủ tục phá sản trên phải nộp đơn cho TA có thẩm quyền.Nội dung đơn theo Điều 13,14,15 Luật PS và nộp tiền tạm ứng phí phá sản (trừ đại diện người lao động miễn phí).
-Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy DN lâm vào tình trạng phá sản Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập DN có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
b.Thụ lý đơn
-DN đặc biệt: Tòa và cơ quan có liên quan thông báo tình trạng phá sản đến cơ quan quản lý DN, chủ sở hữu DN
- Trong 15 ngày cơ quan quản lý DN, chủ sở hữu DN phải xem xét, có biện pháp phục hồi.
- Không phục hồi thì Tòa thụ lý khi cơ quan quản lý DN, chủ sở hữu DN thông báo không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán.
-Tòa nhận đơn, thu phí phá sản có biên nhận, thông báo cho DN nếu người nộp đơn không phải chủ DN, đại diện người lao động.
-Tòa trả đơn: Người nộp không đúng đối tượng; Không khách quan gây ảnh hưởng xấu; không nộp phí.
c.Quyết định mở thủ tục phá sản
Tòa phải xem xét, nghiên cứu trước khi ra quyết định mở hoặc không mở trong 30 ngày.
Quyết định mở thủ tục phá sản gửi: DN, Viện kiểm sát cùng cấp, chủ nợ, người mắc nợ, đăng báo địa phương nơi DN có trụ sở chính.
Thẩm phán được Tòa phân công quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản.
d.Thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản
Thành phần (Điều 9 Luật PS):
+Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án (Bộ TP) cùng cấp làm Tổ trưởng;
+ Một cán bộ của Toà án;
+ Một đại diện chủ nợ;
+Đại diện hợp pháp của DN bị mở thủ tục phá sản;
+Trường hợp cần thiết có đại diện lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn (Thẩm phán xem xét).
-Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ quản lý, thanh lý: (Điều 10 Luật PS)
-Khi có quyết định mở thủ tục phá sản: DN hoạt động bình thường, Thẩm phán có quyền quyết định cử người quản lý điều hành DN nếu Hội nghị chủ nợ đề nghị; Một số hoạt động của DN bị cấm,…
- Sau 60 ngày kể từ khi đăng báo, chủ nợ phải gửi giấy và tài liệu đòi nợ đến Tòa; hết hạn là từ bỏ quyền đòi nợ; 15 ngày sau hết hạn Tổ quản lý,thanh lý tài sản lập bảng phân loại nợ

2.Tổ chức hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi kinh doanh
a.Hội nghi chủ nợ
Hội nghi khi đủ đại diện cho 2/3 nợ, sau 30 ngày lên danh sách chủ nợ.
Thành phần theo Điều 62, 63 Luật PS, gồm:
+Người có quyền tham gia là : Chủ nợ trong danh sách, đại diện người lao động, người bảo lãnh đã trả nợ cho DN (thành nợ không có bảo đảm)
+Người có nghĩa vụ tham gia: Người nộp đơn (có thể là đại diện được ủy quyền, người thừa kế chủ DNTN, nếu không có thì Thẩm phán chỉ định)
Chủ trì: Thẩm phán được Tòa giao .
Nội dung Hội nghị : Điều 64 Luật PS
+ Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản thông báo: Tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính DN; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
+ Chủ DN hoặc người đại diện DN trình bày ý kiến về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo; Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
+ Hội nghị chủ nợ thảo luận;
+ Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết (quá 50% mới có hiệu lực).
+ Bầu người thay thế đại diện chủ nợ trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
+ Đề nghị thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành DN.
b.Xây dựng và thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh –Điều 68, 69
- Xây dựng phương án:
Thẩm phán quyết định sau Hội nghị chủ nợ, DN xây dựng phương án sau 30 ngày. Nội dung (điều kiện, biện pháp, thời hạn) phương án phục hồi hoạt động kinh doanh :
+ Huy động vốn mới;
+ Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
+ Đổi mới công nghệ sản xuất;
+ Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất;
+ Bán lại cổ phần cho chủ nợ;
+ Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết;
+ Các biện pháp khác không trái pháp luật…
-Giám sát thực hiện phương án:
+Giám sát là nghĩa vụ chủ nợ, quyền của Thẩm phán.
+Thời hạn phục hồi tối đa 3 năm từ ngày Tòa đăng báo công nhận Nghị quyết Hội nghị chủ nợ về phục hồi.
-Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh :
+ DN đã thực hiện xong.
+ Quá nửa chủ nợ không có bảo đảm đồng ý.
+Tòa thông báo quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi; DN hết tình trạng lâm vào phá sản trở lại hoạt động bình thường; phải tiếp tục thực hiện án dân sự và giải quyết các vụ án bị đình chỉ khi mở thủ tục phá sản.

3.Thủ tục thanh lý tài sản và phân chia tài sản
a.Các trường hợp Tòa mở thủ tục thanh lý
-Thủ tục đặc biệt: Áp dụng các biện pháp không phục hồi.
-Hội nghị chủ nợ không thành, không có nghị quyết phục hồi, do hội nghị thiếu thành phần.
-Sau hội nghị chủ nợ: DN không xây dựng phương án phục hồi trong 30 ngày, xin Thẩm phán ra hạn 30 ngày tiếp; Hội nghị không thông qua phương án phục hồi.
-DN không thực hiện được đúng phương án phục hồi.

b.Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
-DN khiếu nại, Viện Kiểm sát cùng cấp kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
-Tòa cấp trên xem xét: Tổ thẩm phán Tòa kinh tế ra quyết định giữ nguyên, hoặc sửa quyết định mở thủ tục thanh lý tòa cấp dưới; hoặc hủy quyết định, giao Tòa cấp dưới tiếp tục phục hồi theo quyết định.
-Quyết định Tòa cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.

c.Thứ tự phân chia tài sản khi Tòa có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản(Điều 37 Luật PS):
(1) Nợ có bảo đảm và bảo đảm một phần được ưu tiên thanh toán bằng tài sản cầm cố thế chấp.
-Nếu tài sản bảo đảm thiếu, nợ còn lại sẽ thanh toán trong quá trình thanh lý.
-Nếu tài sản bảo đảm dư, thì số dư chuyển vào tài sản còn lại.
Tình huống một tài sản bảo đảm của DN thế chấp nhiều chủ nợ?

(2) Các tài sản (vốn, máy móc, thiết bị, đất, tài sản gắn với đất) được hỗ trợ cho phục hồi kinh doanh phải trả lại cho chủ sở hữu.
(3) Phân chia tài sản còn lại:
- Phí phá sản trả Tòa;
-Trả nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,…quyền lợi khác theo thỏa ước lao động ký với công đoàn.
-Nợ không có bảo đảm: Trả đủ; Nếu thiếu trả theo tỷ lệ tương ứng = [Số nợ không có bảo đảm x (Tài sản được thanh lý/tổng số nợ được trả)]
+Nợ chưa đến hạn được xử lý như nợ đến hạn, không tính lãi.
+Nợ thuế như nợ không bảo đảm.
+Thanh toán còn thừa thuộc về chủ chủ sở hữu, chia cho người góp vốn.
+ Không còn tài sản để phân chia, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý.

Ví dụ: Công ty X lâm vào tình trạng phá sản. Cty thuê tư vấn và luật sư tính toán:
a.Thiếu tài sản để thanh toán
b.Dư tài sản để thanh toán.
     Nếu là chủ công ty X bạn có ý kiến gì?

4.Tuyên bố phá sản
a.Các trường hợp ra quyết định tuyên bố phá sản
-Thẩm phán có quyền:
+ Đồng thời ra quyết định tuyên bố phá sản và quyết định đình chỉ thanh lý tài sản.
+ Ra quyết định tuyên bố phá sản mà không triệu tập hội nghị chủ nợ, không phục hồi, không thanh lý khi :
       (1) Không nộp tiền tạm ứng phí phá sản.
       (2) Không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản.
- Quyết định tuyên bố phá sản công khai như quyết định mở thủ tục phá sản.
-Tòa án gửi quyết định tuyên bố phá sản cho cơ quan ĐKKD xóa tên.
-Người điều hành DN có thể bị lưu giữ sự kiện trong lý lịch tư pháp.
+Đối với  DN nhà nước phá sản
*TGĐ, GĐ, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT không được đảm nhận chức vụ đó ở bất kỳ DNNN nào.
*Người được giao đại diện chủ sỡ hữu DNNN đó cũng không đảm đương chức vụ quản lý ở bất kỳ DNNN nào.
+ Đối với DN khác:  Chủ DNTN, thành viên Cty hợp danh, Gđ, TGĐ, Chủ tịch và thành viên HĐQT, HĐTV, chủ nhiệm và thành viên BQT HTX không được đảm nhận chức danh quản quản lý DN, HTX  từ 1-3 năm.
Sở Tư pháp quản lý lý lịch tư pháp của các đối tượng trên,  hết hạn thông tin này được xóa bỏ.
Ý nghĩa: Phạt vào cá nhân có trách nhiệm, tránh tái diễn,...
b.Khiếu nại, kháng nghị tuyên bố phá sản
-DN làm đơn khiếu nại, Viện Kiểm sát cùng cấp gửi quyết định kháng nghị đến Tòa xét xử.
-Tòa xét xử gửi tiếp lên Tòa cấp trên trực tiếp.
-Tòa cấp trên giao Tổ thẩm phán xem xét:
+Bác đơn khiếu nại và kháng nghị;
+Hủy quyết định tuyên bố phá sản trả hồ sơ cho tòa cấp dưới tiếp tục thủ tục phá sản.
- Quyết định của Tòa cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng có hiệu lực pháp luật.


7)      Luật Lý lịch tư pháp 2009 ( Điều 36 đến 40)



CẢM ƠN BẠN ĐỌC, BẠN HỌC


Hãy truy cập về văn bản pháp quy.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét