Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP LUẬT KINH TẾ



1.Tiếp cận tài liệu của giảng viên, giáo trình
a. Tài liệu giảng viên
-Nghe nhìn: Bài giảng trên lớp, xem tài liệu giấy hoặc slide
-Ghi bài, đánh dấu những chỗ cần chú ý: quan trọng, khó hiểu, các số,...
-Nghĩ: Tự liên hệ với thực tế để củng cố lý thuyết, nêu câu hỏi gắn với thực tiễn và tự trả lời.
- Nói: Thảo luận nhóm, hỏi giảng viên,…
*Chú ý xem hiểu các sơ đồ, hình vẽ, bảng,… để nắm được nội dung cơ bản. Tự vẽ một số sơ đồ, hình vẽ, lập bảng so sánh,...
b.Giáo trình: Đọc giáo trình giảng viên chỉ dẫn, đánh dấu, ghi chú bên lề,…

2.Lên danh mục văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu:
Ví dụ:
-        Các tài liệu tham khảo khác.
*Chú ý: Loại bỏ văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực; Chỉ đánh dấu mầu chữ, không chỉnh sửa nội dung văn bản vì khi lưu lại dễ bị nhầm; đánh dấu hyperlink, web đến từng đoạn cần link.

Trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật cần lập mục lục Chương, Phần, tên các Điều để nắm tổng quát, đọc và tìm nhanh theo từng Điều.

Ví dụ: Khi mở Luật Doanh nghiệp 2005 có thêm mục lục tự tạo ra đặt lên trên toàn văn:
MỤC LỤC CÁC ĐIỀU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế và các luật có liên quan
…..
3.Làm bài tập:
a. Bài trắc nghiệm:
-Đọc hiểu câu hỏi
-Loại bỏ câu không đáp ứng yêu cầu đề bài.
-Chọn phương án, hoặc ghi “đúng, sai”, theo đề bài… bằng cách xác định xem câu hỏi thuộc luật nào. Tiếp đến phải trực tiếp xem “Danh mục tài liệu văn bản quy phạm pháp luật” để biết câu hỏi thuộc chương, điều, tiểu mục nào.
*Chú ý câu hỏi có thể ở Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn chi tiết,… về cùng một nội dung, hoặc có liên quan.
b.Bài tập tình huống:
-Đọc hiểu yêu cầu
-Vấn đề thuộc sự điều chỉnh của luật nào.
-Dẫn văn bản văn bản luật
-Trả lời.

Ví dụ:
Câu hỏi của bài tập tình huống về quyền thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
“Thành viên A có quyền: Tuyên bố giải thể, yêu cầu phá sản công ty?”

Phương pháp tìm câu trả lời:
Mở Luật Doanh nghiệp năm 2005, xem mục lục các điều, tìm quy định về Công ty TNHH hai thành viên trở lên (từ Điều 38 đến Điều 62), thấy Điều 47 mục 2 tiết m:
“Điều 47. Hội đồng thành viên
 2. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
 m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty”

Trả lời:
Cách 1: Theo Luật DN năm 2005, Điều 47.2.m “HĐTV có quyền quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty”, thành viên A không có quyền.

Cách 2: Theo Luật DN năm 2005, Điều 47.2.m, thành viên A không có quyền tuyên bố giải thể, yêu cầu phá sản công ty’’.

“Luật DN năm 2005, Điều 47.2.mlà nội dung chính để trả lời tình huống.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét