Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

Môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Làm dịch vụ  môi trường  là việc chung có phân chia công đoạn việc làm, thu nhập, hưởng thụ, góp vốn của cá nhân, tổ chức. Trong tương lai, chỉ tiêu môi trường sẽ hiện lên ngày càng lớn trong GDP các nền kinh tế, đây là bước phục hồi và phát triển giá trị môi trường của quá khứ trên 200 năm kể từ khi nhân loại tăng trưởng kinh tế bằng công nghiệp!
Cần bao nhiêu tiền để duy trì xanh sạch đẹp ở một vùng? ai được hưởng phải đóng tiền, ai vi phạm phải trả và phạt tiền, người làm môi trường sạch có thu nhập (một số quốc gia đã đánh “thuế xanh”, cấp “chứng chỉ xanh” cho sản phẩm và dịch vụ, thành lập cảnh sát môi trường).
Chính sách và hạ tầng cơ bản về môi trường thuộc đầu tư Chính phủ, các biện pháp hoạt động môi trường ở vi mô thuộc tự quản của cộng đồng, tuy nhiên phân định gianh giới này chưa rõ nên xảy ra nhiều tranh chấp về môi trường. Ở Trung Quốc, mỗi năm thiệt hại do ô nhiễm môi trường đến 200 tỉ USD, từ năm 2003, cơ quan quản lý môi trường nhận được 1,148 triệu vụ khiếu kiện qua đường dây nóng. Ở Hà Nội, ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra khoảng 1 tỷ đồng/ngày, chưa tính đến thiệt hại đối với nông nghiệp và cây xanh.
  Cần bao nhiêu việc, người và chi phí bảo vệ môi trường là con số tính được. Nhiều tổ chức tham gia hoạt động môi trường, HTX dịch vụ môi trường hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật  Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn là một định hướng xã hội hoá, cộng đồng hoá điều kiện sống, làm việc  của mỗi người góp phần vào phát triển bền vững.
1- Tổng quan về HTX và tác động qua lại giữa hoạt động của HTX và môi trường
1.1. Số liệu cơ bản về HTX
Trước hết phải điểm đến các tổ hợp tác, một hình thức kinh tế tập thể của các nhóm trong cộng đồng bên cạnh HTX và các loại hình doanh nghiệp. Đến 30/6/2007, cả nước có 320 000  tổ hợp tác, tăng 32,6% so với năm 2001, tỷ trọng trong ngành nông nghiệp chiếm 33,38%; thuỷ sản :3,85%; công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp : 12,74%; thương mại, dịch vụ : 12,74%; tín dụng: 22,48%; điện nước-xây dựng : 2,74%, các tổ dịch vụ cộng đồng trong đó có tổ hợp tác môi trường: 12,42%.  Các tỉnh, thành phố có nhiều tổ hợp tác là Bắc Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đắc Lắc, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cần Thơ,...tổng số tổ hợp tác ở phía Nam lớn hơn phía Bắc.
Các tổ hợp tác hình thành theo địa bàn dân cư có nhu cầu hợp tác sản xuất kinh doanh, trợ vốn, các tổ viên có mối liên hệ tình làng, nghĩa xóm, cùng sở thích, tự nguyện góp vốn, góp sức bầu ra tổ trưởng, thư ký (kế toán), có quy định nội bộ, hợp tác có thời hạn theo vụ việc hoặc ổn định lâu dài; có thông báo với UBND cấp xã, một số có chứng thực để  thuận lợi khi giao dịch với khách hàng ở ngoài địa phương. Tổ hợp tác trọng chữ tín, chữ tình trong quan hệ kinh tế. Các tổ gắn với các đoàn thể như cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, hội nghề nghiệp, các chương trình dự án quốc gia xoá đói, giảm nghèo, xây dựng giao thông nông thôn, chương trình tín dụng nhỏ,…hình thành các tổ chuyên làm một, một số khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, chung chia chi phí và kết quả do tổ thực hiện, giúp cho mỗi hộ thành viên tăng thêm việc làm, thu nhập, giảm thiểu rủi ro; các tổ tín dụng nhỏ cho vay từ 200000 đồng không phụ thuộc giờ hành chính, các thủ tục vay đơn giản theo mẫu quy định.
Đến tháng 6/2007, cả nước có 17.599 HTX, 39 liên hiệp HTX, trong đó có 8.535 HTX nông nghiệp, 470 HTX thủy sản, 2.354 HTX tiểu thủ công nghiệp, 2.678 HTX dịch vụ điện, 1.107 HTX giao thông vận tải, 668 HTX xây dựng, 651 HTX thương mại - dịch vụ, 942 Quỹ tín dụng nhân dân, 76 HTX môi trường (đến đầu năm 2008 có 134 HTX môi trường) và 118 các loại hình khác ; trong tổng số HTX của cả nước có gần 700 HTX của cựu chiến binh, hơn 200 HTX thanh niên. Thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2003, đến nay các HTX cũ cơ bản đã được chuyển đổi theo các quy định của Luật; các HTX yếu kém tồn tại hình thức, nhiều năm không hoạt động, không có khả năng củng cố đã được giải thể; nhiều HTX mới được thành lập. Điều tra 1.244 HTX (cuối năm 2006) thuộc tất cả các ngành nghề cho thấy 87,1% đã có lãi.
2.1.Những điểm đen môi trường là đối tượng hoạt động của HTX
Trong sản xuất nông nghiệp:
Đi ngược từ sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) chúng ta nhận biết nhiều phản ứng từ phía người tiêu dùng cùng người sản xuất. Nhận biết qua một vài số liệu sau:
Bệnh từ thực phẩm: Khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm sạch, nhưng quá trình từ “trang trại đến bàn ăn” dài về thời gian, không rõ xuất xứ, qua nhiều công đoạn mà người tiêu dùng đành “phó thác” thậm chí “cầu may”.
Ngộ độc thực phẩm báo động đỏ, thống kê chưa đầy đủ từ năm 2000-2006 có 1358 vụ, với 34.411 người mắc và 379 người chết. Đây là những vụ có số đông người ở các nhà ăn tập thể, đình đám, còn nhiều vụ đơn lẻ không được thống kê. Nếu thống kê đạt được 70% thực tế thì số vụ và số người mắc sẽ lên tới 2000 vụ, 500 000 người. Di hại của thực phẩm ô nhiễm và thói quen ăn uống là nguyên nhân làm cho mỗi năm có khoảng 50000 người mắc bệnh ung thư (chiếm 33% tổng số người mắc bệnh này). Hiện nay xuất hiện một số thực phẩm biến đổi gien, có những ý kiến khác nhau về tác hại gián tiếp, trực tiếp.
Thiệt hại từ thực phẩm ô nhiễm: Người tiêu dùng chịu nhiều thiệt hại so với số liệu thống kê, người sản xuất kinh doanh cũng gánh chịu tổn thất lớn khi phải tiêu hủy sản phẩm để bảo đảm an toàn cho cộng đồng; bị bên nhập khẩu từ chối vì một hai lô hàng, tạo cớ để để đối thủ cạnh tranh chiếm thị trường. Tổn thất về dịch bệnh như cúm gia cầm, bệnh gia súc gây thiệt hại đến số hàng đơn vị % GDP của nền kinh tế, đồng thời tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh lấn vào thị trường nội đia, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã kiếm đến cả triệu USD trong 3 tháng, khi đưa thực phẩm sạch chiếm vùng lãnh thổ có dịch bệnh ở Châu Phi. Người sản xuất, chế biến, buôn bán bị suy giảm thương hiệu, mất khách hàng, phí tổn bồi thường tăng, ảnh hưởng xấu đến những nông sản khác trong vùng, vật tư nguyên liệu liên quan trong quy trình sản xuất, làm xấu hình ảnh của một vùng lãnh thổ rộng lớn, giảm lượng du khách.
Có nhiều nguyên nhân:Chúng ta hình dung quy trình từ sản xuất, sơ chế vận chuyển - chế biến công nghiệp, tồn kho- lưu thông, tồn kho -mua, bảo quản, chế biến ở nhà bếp- lên bàn ăn là một quy trình dài với nhiều công đoạn mà bất kỳ công đoạn nào cũng chịu tác động của công nghệ, môi trường, ý thức, thói quen xấu gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, uy tín nhà sản xuất, kiện tụng; đối thủ cạnh tranh lợi dụng hạ uy tín sản phẩm với những nguyên nhân và tác hại chưa rõ ràng.
- Từ phía canh tác, chúng ta đáng lo ngại về chất lượng đầu vào của trồng trọt và chăn nuôi như chất đất, nguồn nước, không khí (phân bố cụm khu công nghiệp xen đậm vào vùng sản xuất nông nghiệp theo địa giới hành chính ảnh hưởng xấu đến môi trường hệ sinh thái), phân bón, chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; quy trình canh tác, thu hoạch, sơ chế không bảo đảm những tiêu chuẩn quy định thì sản phẩm bị ô nhiễm ngay từ đầu nguồn mà việc xử lý sau thu hoạch không thể khắc phục hết. Những số liệu cảnh báo: Hàng năm ở ta sử dụng khoảng 10 triệu tấn hóa chất thuộc 500 loại khác nhau cho bảo vệ thực vật và sản xuất công nghiệp trong đó có 25% không xác định được chính xác thành phần; số người kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không có bằng cấp chuyên môn (chiếm tới 86,7% năm 2000), số lớn điểm bán lẻ không giấy phép, không đủ điều kiện như kho bảo quản, tủ quầy góp vào nguyên nhân gây ra ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật chiếm đến 30% số ca ngộ độc chữa trị ở bệnh viện Bạch Mai hàng năm.
Thói quen canh tác, thu hoạch và bảo quản sản phẩm lạm dụng hoá chất, đặc biệt là chất bảo quản bán trôi nổi đến mức người sản xuất không dám sử dụng chính những sản phẩm của mình là thái độ phải lên án. (ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại lo sợ khi ông để trái cam đến 45 ngày vẫn tươi!). Điều kiện canh tác phân tán nhỏ lẻ chiếm đến 70% các cơ sở sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn thực phẩm, mầm dịch bệnh gia cầm, gia súc, bệnh phát tán nhanh (ước tính cả nước có 8 triệu hộ chăn nuôi nhưng chỉ có 5% số hộ có chuồng trại đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn), việc sử dụng chất hữu cơ như phân tươi vào cây trồng, vật nuôi gieo rắc ô nhiễm thực phẩm và nguồn nước, nhiều giếng ngầm sâu đến 400 mét vẫn bị nhiễm khuẩn!
Mỗi năm chúng ta nhập khẩu trên 1 tỷ USD nguyên liệu làm thức ăn gia súc, trong đó có bột xương, bột thịt và huyết động vật chiếm giá trị lớn, kiểm nghiệm đã phát hiện ra nhiều lô hàng có xuất xứ từ lãnh thổ có bệnh bò điên, do thiếu cơ sở xét nghiệm nên mẫu xét nghiệm bị hạn chế, doanh nghiệp nhập khẩu, nhà sản xuất thức ăn, người chăn nuôi lo lắng; việc kiểm soát hoóc môn tăng trọng vật nuôi, chất kích thích tăng trưởng cây trồng cũng gặp không ít khó khăn.
- Chế biến phân tán : Sản xuất phân tán, tập quán tiêu dùng tự giết mổ, gần 100% các cơ sở giết mổ tư nhân bố trí không hợp vệ sinh, quy trình đơn giản gây ô nhiễm thực phẩm và môi trường; tỷ lệ 8% gia súc giết mổ bị cơ quan Thú y Hà Nội phát hiện nhiễm bệnh trong 4 năm, trong đó có 5 % con gia súc chết không rõ nguyên nhân. Các cơ sở giết mổ tập trung bố trí gần nơi dân cư, thiếu hệ thống xử lý chất thải tác động xấu đến hệ sinh thái. Mặt hàng thuỷ sản bị ô nhiễm từ nuôi trồng, thuỷ sản chết hàng loạt, sản phẩm thu hoạch có dư lượng kháng sinh vượt mức, khi lưu thông một số hàng đông lạnh và hàng khô lại bị tẩm hoá chất độc hại (đông lạnh bằng đạm urêa, tẩm thuốc thú y vào hàng khô)
Công nghệ chế biến thực phẩm đã và đang áp dụng những thành tựu khoa học như chiếu xạ diệt khuẩn, sử dụng ô-dôn làm sạch tươi thực phẩm nhưng không dễ loại trừ triệt để, thực phẩm nhiễm dư hóa chất mà khách hàng nhập khẩu khuyến cáo, từ chối. Các nhà sản xuất lạm dụng hóa chất khi chế biến đang là mối lo ngại như vụ nước tương nhiễm chất gây ung thư vừa qua.
-Khâu lưu thông : Vận chuyển, bao gói, bảo quản, bố trí kho quầy, cách trao hàng, vệ sinh quầy hàng, nơi bày bán, thái độ đối với hàng quá đát, hư hỏng thiếu kiểm soát… là nguyên nhân làm sản phẩm không sạch vào người tiêu dùng.
- Tập quán của người tiêu dùng tự giết mổ ăn sống, tái, gỏi…đặc biệt là việc chế biến ở các bếp ăn tập thể, các nhà hàng nhỏ, đình đám, hội hè không chuyên nghiệp, thiếu cơ chế kiểm soát, chịu trách nhiệm cũng là nguyên nhân thường xuyên gây ra ngộ độc thực phẩm.
Thực tế này đòi hỏi các HTX phải tổ chức nền sản xuất nông nghiệp sạch, những HTX rau sạch có thương hiệu đã thực sự chiếm thị trường, các trang trại bảo đảm qy trình sản xuất luôn luôn có khách hàng bao tiêu,…
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp-làng nghề
Cho đến nay, công nghệ sản xuất của đa số các HTX, các hộ gia đình thuộc nhóm thấp nhất, nguồn gốc công nghệ tự chế, mua lại từ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, số công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ rất thấp, nhận biết này nhìn nhận từ giá trị tài sản và đầu tư mới của các HTX tiểu thủ công nghiệp. Công nghệ lạc hậu nguy cơ gây ô nhiễm cao nhưng không phải tất cả công nghệ truyền thống gây ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường ở các làng nghê: Cả nước có khoảng 2000 làng nghề, phố nghề phân bố ở 56 tỉnh, thành phố tạo việc làm cho hơn hai triệu người, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD là một hướng đi đúng nhưng phát triển bền vững cần xử lý tốt vấn đề môi trường, trước hết là thay đổi công nghệ, tự nguyện đóng góp hình thành tổ chức xử lý môi trường.
Kết quả điều tra của đề tài KC 08-09 cho kết quả: 100 % làng nghề điều tra bị ô nhiễm môi trường, ví dụ làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm có không khí nhiễm bụi, SO2, H2S gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép; làng nghề nhuộm thải nước nhiễm bẩn cao 3-8 lần cho phép, làng nghề tiểu thủ công nghiệp nhiễm bụi, hơi dung môi lớn hơn 10-15 cho phép.
Những địa chỉ ô nhiễm được cảnh báo: Làng sơn mài Hạ Thái, Thường Tín, Hà Tây; Làng giấy Phong Khê, làng tái chế sắt Đa Hội (Bắc Ninh); làng giết mổ gia súc Phúc Lâm, làng nấu rượu Vân Hà (Bắc Giang); đặc biệt là làng tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) gây ô nhiễm đất,nguồn nước đến 32-64 lần cho phép,bụi chì lan toả theo không khí, nguồn nước, bám trên mái nhà dư đọng đến 430 mg/kg bèo,…Môi trường xấu tác động trực tiếp đến sức khoẻ người dân, tỷ lệ bệnh do ô nhiễm ở các làng nghề cao hơn các nơi khác, bệnh thuộc đường hô hấp, da liễu, thần kinh, đường ruột, rối loạn phụ khoa; làng tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) có số trẻ dị tật là 48 em (2005) nhất tỉnh, 100% dân số bị nhiễm chì.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu phân loại mức độ ô nhiễm, đánh giá toàn diện tác hại, tập trung xử lý các điểm đen, thậm chí đóng chấm dứt hoạt động một công đoạn, hoặc toàn bộ đối với làng nghề gây ô nhiễm nặng như làng tái chế chì. Trung  Quốc những năm 90 của thế kỷ 20 cực thịnh các xí nghiệp hương trấn, nay đã phải giải quyết hậu quả ô nhiễm bằng cách chấm dứt những nghề gây ô nhiễm, quy hoạch lại các  xí nghiệp hương trấn,… cần có khảo sát kinh nghiệm của Trung Quốc.
Giao thông vận tải
Cả nước có 1.107 HTX (bao gồm cả vận tải đường bộ, đường sông, cả vận tải hành khách và hàng hoá). Nguồn vốn đầu tư ước trên 60.000 tỷ đồng, trong đó khu vực HTX đang quản lý 50.000 ôtô khách/80.251 chiếc của cả nước (62,3%), 150.000 ôtô tải/226.888 chiếc (66,11%) của cả nước; 60.000 phương tiện thủy nội địa/95.193 chiếc (63,03%) và khoảng 200.000 ghe khách và 3.000.000 tấn trọng tải. Các HTX đã thu hút trên 120.000 hộ xã viên, thành viên, bình quân một HTX có 98 xã viên, hộ xã viên và 81 lao động, vốn điều lệ bình quân là 4,8 tỷ đồng. Các HTX vận tải đạt  50-80% tổng nhu cầu vận tải của mỗi tỉnh và cả nước.
Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có HTX giao thông vận tải, đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh có 174 HTX, 01 Liên hiệp HTX đảm nhiệm 77% nhu cầu vận tải hành khách và trên 80% vận tải hàng hóa của thành phố, mở ra 200 tuyến liên tỉnh.
Cho đến nay các phương tiện giao thông ở các nước đã góp vào 50% ô nhiễm không khí, tỷ lệ này cao hơn nữa đối với các nước yếu kém về quản lý phương tiện, và hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện cũ kỹ. Ô nhiễm không khí, tiếng ồn do giao thông vận tải gây ra “rắc đều” vào môi trường sống, gây hậu quả cho nhiều người tham gia hoặc không tham gia giao thông.
Sự di chuyển, tập trung của hành khách, hàng hoá ở bến bãi, đường đi tạo ra nguồn rác thải lớn do những thói quen xả rác, điều kiện bến bãi, tiêu chuẩn chất lượng phương tiện không an toàn đối với nguồn hàng, đặc biệt là vận chuyển đất cát, chất thải, hoá chất.
Các lĩnh vực khác như xây dựng, khai thác và chế biến đá, quặng mà HTX tham gia gây ô nhiễm môi trường ở phạm vi hẹp, hiện nay cả nước chưa đến 700 HTX xây dựng. Sản xuất vật liệu và xây dựng tăng trưởng cùng với quá trình đô thị hoá và chỉnh trang đô thị tạo ra ô nhiễm môi trường nặng nề ở các  vùng mỏ, công trường xây dựng, nhà máy sản xuất xi măng, vật liệu, cùng số chất thải rắn gây bức súc, khiếu kiện.
Các HTX điện, nước, y tế, trường học,… đã và đang góp vào quá trình xã hội hoá đầu tư, tham gia bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX nhìn chung là thấp, điều này minh chứng ở tỷ trọng GDP của kinh tế tập thể chỉ đạt mức cao nhất là 8,5% tronng 10 năm qua và tiếp tục giảm. Kinh tế tập thể gắn với cộng đồng dân cư ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, các vùng đô thị hoá là “nạn nhân”của ô nhiễm môi trường. Ý thức trước cộng đồng, cùng với các  thành phần kinh tế khác các địa phương đã và đang chỉ đạo thành lập các  HTX, tổ hợp tác môi trường nhằm giải quyết cục bộ địa bàn dân cư, mở ra phong trào bảo vệ môi trường có tổ chức, có ý thức, có sự tham gia của người dân,của hệ thống chính trị cơ sở.
2. Thực trạng  phát triển HTX dịch vụ môi trường
Hiện nay cả nước có hơn 130 HTX chuyên làm dịch vụ vệ sinh môi trường, ngoài ra còn có các tổ môi trường trong các hợp tác xã, hàng nghìn tổ của đoàn thể thực hiện công tác vệ sinh môi trường ở cụm dân cư, tổ dân phố đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển các tổ chức mang tính xã hội cộng đồng.
Đến cuối năm 2005, các tỉnh có HTX môi trường hoạt động có hiệu quả như : Hà Tây, Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dư­ơng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bạc Liêu,... (xem Phụ lục 1)
Bắc Giang là tỉnh đi đầu, đến cuối năm 2007 có 8 HTX, 20 câu lạc bộ phụ nữ làm công tác vệ sinh môi trường, hơn 10 làng năng suất xanh trong đó HTX môi trường ở thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa là một điển hình. 
Năm 1998, HTX vệ sinh môi trường  Hiệp Hòa, Bắc Giang được thành lập theo Luật Hợp tác xã, ý tưởng của thầy giáo nghỉ hưu- chủ nhiệm Nguyễn Minh Châu đã được 15 xã viên và 20 lao động hưởng ứng với vốn góp sau một năm được 30 triệu đồng. Chủ nhiệm HTX gương mẫu cho mượn xe ô tô thu gom rác, giành 45 m2 nhà ở  làm trụ sở, nơi để xe và phương tiện. Hơn 1 năm, Ban quản trị không nhận lương, người lao động cũng chỉ nhận thu nhập chưa đến 200000 đồng/tháng, nhiều hộ dân không nộp phí, không cho thu gom rác,… HTX kiên nhẫn làm việc và vận động dân, tham mưu cho chính quyền ra văn bản quản lý. Đến cuối năm 2005 HTX được UBND huyện hỗ trợ 120 triệu đồng mua 7000 m2 đất làm bãi thải, 13 triệu đồng mua sắm trang thiết bị và được thu phí đến từng hộ, tài sản của HTX đạt gần 200 triệu đồng. HTX đã phối hợp với Ban chỉ đạo quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường để tuyên truyền, giáo dục cộng đồng với hơn 4000 lượt người tham gia, tập trung vào học sinh, giáo viên, thanh niên. HTX áp dụng công nghệ môi trường sử dụng dung dịch EM, hầm khí Biogas, trồng và bảo vệ cây xanh, xử lý rác thành phân bón vi sinh cải tạo đất,... Chủ nhiệm được bầu làm Chủ tịch hội sinh vật cảnh huyện, HTX được giao làm vệ sinh, tôn tạo cảnh quan 10 km đường nội thị,…Qua 9 năm hoạt động, HTX vệ sinh môi trường Hiệp Hòa đã chứng minh công tác xã hội hóa hoạt động môi trường, chuyển thành phong trào, nếp sống của cộng đồng; HTX được nhận bằng khen của Chính phủ, 3 bằng khen của UBND tỉnh, Chủ nhiệm được 9 bằng khen của Bộ; 10 tỉnh thành phố và 22 đoàn đến tham quan, trao đổi học tập nhân rộng mô hình.
Thành công của HTX vệ sinh môi trường  Hiệp Hòa là tập thể tự lực, tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng, đi từ 5 không "Không kinh phí; Không cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng làm việc; Không có phương tiện vận chuyển ; Không có văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể - Không có bãi đổ rác thải". Ban quản trị, xã viên, người lao động gương mẫu; kiên nhẫn thuyết phục cộng đồng và đề đạt chính quyền, đoàn thể hỗ trợ. HTX không vì lợi nhuận nhưng cần có vốn, được hỗ trợ của nhà nước để bảo đảm trang thiết bị và thu nhập hợp lý cho người lao động.
HTX môi trường Đồng Lợi, huyện Việt Yên làm vệ sinh môi trường, dạy nghề may, sản xuất dép, vật liệu nhựa, hướng tới sản xuất phân vi sinh là một hướng đi tích cực. (xem phụ lục)
Hà Tây:  Từ Tổ hợp tác thành lập HTX môi trường thu gom rác thải khu vực nông thôn.Được sự nhất trí, đồng tình ủng hộ của lãnh đạo xã và Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây, tháng 8-2004, Tổ thu gom rác thải VSMT Thành Đạt, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Tây ra đời. Năm 2005, Tổ quyết định mở rộng địa bàn hoạt động và thành lập HTX môi trường Thành Đạt (Chủ nhiệm HTX, Ông Nguyễn Văn Trước) mở rộng hoạt động thu gom rác đến các xã lân cận: Yên Bài, Ba Trại và các cơ quan xí nghiệp, các trường học và các khu du lịch của Ba Vì. Sức vươn của HTX ngày một mạnh sau hơn một năm hoạt động mang lại hiệu quả lớn. Khối lượng thu gom khoảng 3 tấn/ngày, rác được vận chuyển đến bãi rác Sơn Tây để xử lý. Các xã viên được trang bị đầy đủ các phương tiện như xe thu gom, thiết bị  bảo hộ lao động.
HTX Môi trường Thành Đạt hoạt động với hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. HTX ký hợp đồng kinh tế với Công ty MTĐT Sơn Tây  thu gom, cân rác cho Công ty với 1kg rác là 600 đồng. Thu của mỗi hộ dân một tháng 6.000 đồng, riêng với trường mầm non, HTX không thu tiền. Tổng nguồn thu của HTX một tháng khoảng 12 triệu đồng, trừ chi phí, nhân công, lãi khoảng 2 triệu đồng. Đây là một hình thức dịch vụ kinh tế-xã hội cộng đồng, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động: 600 ngàn đồng đối với lao động  thu gom, 800 ngàn đồng đối với lái xe. Thời gian tới, HTX sẽ tuyển thêm nhân công lên khoảng 25 người và đầu tư thêm 4 xe vận chuyển nhằm  mở rộng thu gom trên địa bàn toàn huyện.
Hoà Bình: Tổ hợp tác vệ sinh môi trường thị trấn Lương Sơn, tổ trưởng là ông Trần Mạnh Du, thương binh 2/4 cùng với 23 người trong đó 6 lao động hợp đồng thời vụ, 17 thành viên chính thức; có 8 thành viên góp 100 triệu đồng, còn 9 người góp sức lao động. Tổ hợp là đơn vị hạch toán độc lập, hoàn toàn tự chủ, tự quản và tự cân đối thu chi đã giải quyết tích cực môi trường trên vùng dân cư có 8 km đường quốc lộ 6A chạy qua, 25 km nội thị và 2 chợ, thị trấn có 13.000 dân với 3.400 hộ, 62 cơ quan đơn vị tỉnh, trung ương và các đơn vị kinh tế tập thể, cá nhân đóng trên địa bàn. Trong 6 năm (2001-2007) tổ đã thu gom, vận chuyển, xử lý gần 200.000 m3 rác thải các loại bằng cách thuê đất, thuê máy đào hố chôn lấpgiữ cho đường phố đô thị sạch đẹp không gây ô nhiễm môi trường nhất là những ngày lễ tết, hoạt động của tổ hợp liên tục suốt 360 ngày trong năm.
Hà Tĩnh đã triển khai được 5 mô hình tự quản về vệ sinh môi trường. Đó là HTX môi trường thị trấn Kỳ Anh, 4 đội vệ sinh môi trường ở xã Thạch Kim (huyện Thạch Hà), thị trấn Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Đức Thọ. Các mô hình này được sự chỉ đạo của Sở KH-CN, Sở TN&MT, Uỷ ban nhân dân huyện, thị, xã; trong quá trình hoạt động chú trọng công tác tuyên truyền để cộng đồng dân cư nhận thức về nhiệm vụ, quyền lợi tham gia công tác vệ sinh môi trường, chuyển thành hành động tích cực, tự giác. Sắp tới Hà Tĩnh sẽ nhân rộng các mô hình này ở tất cả 11 huyện, thị trong Tỉnh.  HTX môi trường đô thị Kỳ Anh được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Giải thưởng Môi trường năm 2004
Thành phố Hồ Chí Minh. Với một thành phố hơn 6 triệu dân, mỗi ngày thải ra hơn 4.500 tấn rác, lượng rác nầy trước đây do các đơn vị nhà nước đảm nhận vận chuyển (chủ yếu từ các thùng rác tập trung đến bãi rác) còn việc lấy rác từ các hộ dân trong các đường hẻm nhỏ là do tổ dịch vụ làm. Do quá trình đô thị hóa nhanh, dân cư đông nên nhu cầu dịch vụ lấy rác tăng lên. Từ thực tiển đó HTX vệ sinh môi trường đã được nhiều thành phần kinh tế tham gia dịch vụ thu gom rác, trong đó có kinh tế tâp thể như : HTX Công nông-quận11, HTX vệ sinh rút hầm cầu-quận 1, HTX Vệ sinh môi trường phường Thảo Điền-quận 2, HTX Nông nghiệp Linh Xuân, Tổ lấy rác dân lập-quận 1…Trong những năm qua các HTX đã góp một phần không nhỏ của mình vào làm cho thành phố sạch đẹp.
Theo điều tra của nhóm nghiên cứu của Liên minh HTX Việt Nam, đến giữa cuối năm 2007 có 32/64  tỉnh có HTX dịch vụ môi trường với tổng số 134 HTX, phân bố ở 17 tỉnh phía Bắc và 15 tỉnh phía Nam, các tỉnh có nhiều HTX dịch vụ môi trường là Tiền Giang (20), Yên Bái (13), Hà Nội (9), Bắc Giang (8), Đắc Lắc (8),… Các dịch vụ chính của HTX: Thu gom, vận chuyển chất thải, cung cấp nước sạch, một số ít làm dịch vụ chăm sóc cây xanh và chiếu sáng, quản lý chợ, và tang lễ, chế biến hạt nhựa,… 134 HTX mỗi ngày gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp, đổ bãi khoảng 1000 tấn rác/ngày, trong đó trên 80% là rác thải sinh hoạt. Điều này cho thấy  hoạt động của HTX trực tiếp phục vụ cộng đồng. Mức phí các hộ dân đóng góp rất thấp từ 2000 – 6000 đồng /tháng, vận động thu phí rất khó khăn.
Mô hình tổ chức : (1) HTX chuyên, HTX nước sạch (khai thác và mua lại của công ty); các HTX nông nghiệp ngành nghề khác kiêm dịch vụ môi trường. Tổng mức vốn Điều lệ và vốn huy động từ 100-1 tỷ đồng; đa số sử dụng  thiết bị thô sơ (kéo, đẩy, chổi, xẻng) có ít HTX sử dụng vận tải cơ giới, chưa HTX nào có máy ép rác và thiết bị chuyên dùng; lao động bình quân khoảng 20 người/HTX, thu nhập của lao động từ 300 000 – 1, 5 triệu đồng/tháng, 30% lao động hưởng phụ cấp độc hại, 1/3 được đóng bao hiểm xã hội và y tế. Các HTX dịch vụ môi trường ở các địa phương có cách làm năng động, sáng tạo cần được các tổ chức tài trợ khảo sát, đánh giá và tuyên truyền.
Nhận xét chung:
- Chính quyền, đoàn thể, nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ thành lập, phối hợp tuyên truyền, nhiều nơi tạo điều kiện cho HTX thu phí chợ, kinh doanh vận tải, bốc xếp, mở ki ốt, một số HTX cho xã viên vay vốn làm kinh tế gia đình. Nếu chỉ thu phí của các hộ thì không đủ chi trả lương và khấu hao tài sản.
- Các HTX thiếu đất làm bãi, hố chôn lấp chất thải, đất làm trụ sở để dụng cụ, đất để làm dự án tái chế gạch không nung, nhựa, phân vi sinh và cơ sở sản xuất kinh doanh khác đồng thời thiếu vốn.
- Mức độ trợ giúp thiết bị, công nghệ, vốn từ phía nhà nước và các tổ chức có sự khác nhau giữa các HTX.
- Mô hình HTX chuyên vệ sinh môi trường và HTX kiêm còn mới (tăng từ năm 2005) nên chưa được nghiên cứu, tổng kết, hiện nhận biết qua các báo cáo, hội thảo trong phạm vi hẹp.
- Các HTX làm dịch vụ cộng đồng  chưa có mối liên kết hệ thống trong khu vực, chưa hình thành tổ chức liên xã nhưng có ảnh hưởng tích cực như trường hợp ở Bắc Giang các huyện đã vận động xây dựng một HTX hay doanh nghiệp làm dịch vụ môi trường,bước đi đó là phù hợp.
- Một HTX môi trường mà kiêm nhiệm thu gom,vận chuyển, tái chế, kinh doanh khác sẽ có nguy cơ giảm tính chuyên môn hoặc đi chệch mục tiêu dịch vụ cộng đồng, thiên về kinh doanh khác?
- HTX chủ yếu làm dịch vụ môi trường dân cư phạm vi xã phường, trị trấn, chưa mở rộng địa bàn và đối tượng dịch vụ môi trường như các chợ, khu công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, có sự phân định hành chính và phân chia doanh nghiệp nên HTX chưa với tới, hoặc muốn được làm lại mắc vào những thoả thuận bất lợi như phí thấp, cước vận chuyển cao,…
-Ghi nhận tích cực của sáng lập viên và người lao động, không mặc cảm nghề nghiệp, công việc; ghi nhận sự ủng hộ của chính quyền, đoàn thể và chuyển biến về nhận thức của người dân.
Thực tiễn này khẳng định việc đầu tư phát triển HTX dịch vụ môi trường là định hướng xã hội hoạt động của cộng đồng với ý thức nhân dân là chính, nhà nước hỗ trợ thường xuyên, sử dụng các công cụ quản lý theo pháp luật.
3. Chuyển đổi, thành lập và đầu tư phát triển  HTX dịch vụ môi trường.
3.1. Tiếp cận các tiêu chí cơ bản
Nhiều tổ chức, đoàn thể chú trọng đến phong trào vệ sinh môi trường nhưng trở thành hiện thực bền vững phải có tổ chức chuyên trách thực thi với những lao động có tính chuyên môn.  Mô hình HTX môi trường, được tóm tắt như sau:
Xã viên: Phấn đấu tất cả những cá nhân, hộ, pháp nhân kinh doanh và pháp nhân phi lợi nhuận trên vùng địa lý, quy mô ban đầu là thị trấn, xã, phường.
Sản phẩm, dịch vụ: Làm sạch môi trường, thu gom xử lý chất thải, dịch vụ ma chay, nghĩa trang, cấp thoát nước, quản lý một số công trình như chợ, đường giao thông nội vùng; tư vấn, truyền thông, giáo dục môi trường; trồng và quản lý cây xanh, xử lý và chế biến, tái chế chất thải; duy tu, bảo dưỡng, đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên,...
Địa bàn hoạt động : Liên thôn đến một xã, tổ dân phố, sau đó mở rộng liên kết thành lập LH HTX môi trường cấp huyện, hình thành hiệp hội môi trường.
Hình thức tổ chức kinh doanh :
+ Phi lợi nhuận: Làm dịch vụ có thu phí các hộ, đơn vị trên địa bàn bù chi, hỗ trợ hộ xã viên bằng giới thiệu việc làm vệ sinh tại gia, các cơ quan có nhu cầu theo giờ, ngày, tháng, năm;
+ Lợi nhuận thấp: hợp đồng dịch vụ với các công ty môi trường hiện có, hợp đồng với các cơ quan, nhà máy, khu di tích, bệnh viện, trường học, hộ gia đình,…
+Thu lợi nhuận: Dịch vụ khu du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, chế biến, tái chế chất thải và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Vốn: Vốn góp của xã viên, vốn vay, vốn tài trợ, vốn công trợ của chính quyền và các tổ chức quốc tế. Nguồn hỗ trợ lâu dài: Từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình phát triển nông thôn, cải tạo chỉnh trang đô thị, vốn phúc lợi của cộng đồng, quan trọng hơn là đơn đặt hàng của Chính phủ và các nhà sản xuất; các dự án quốc tế về môi trường ở Việt Nam nên lấy HTX là một đối tượng thực hiện
Công nghệ: Áp dụng công nghệ tiên tiến, cơ giới, trang bị dụng cụ, đồ bảo hộ cho người lao động, người tiêu dùng được tư vấn và cung cấp các thiết bị xử lý chất thải, ví dụ như được phát túi đựng, chất phân hủy, thùng đổ rác có phân loại, đầu tư công nghệ chế biến, tái chế chất thải, đầu tư đổi mới công nghệ xử lý chất thải trong quy trình sản xuất…Tham gia sâu vào quá trình sản xuất sạch.
3.2.Các hình thức thành lập và tổ chức hoạt động
Tổ hợp tác môi trường: Quy mô thôn, liên thôn, tổ, cụm dân cư ở thị trấn, khu công nghiệp, làng nghề gắn với các đoàn thể  như phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên,… hoạt động theo quy định của Tổ hợp tác. Các tổ hợp tác mở rộng phạm vi hoạt động, thành lập HTX môi trường.
Hợp tác xã môi trường: Thành lập từ Tổ hợp tác, chuyển đổi từ các Ban quản lý các công trình công cộng ở thôn xã, thành lập mới/ hoặc tách từ HTX đã có trên địa bàn. Việc thành lập HTX theo quy định của Luật HTX 2003, Nghị định 177/2004/NĐ-CP, Nghị định 77/2005/NĐ-CP về mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã, Nghị định 87, Thông tư 05 về đăng ký kinh doanh. Thành lập mới HTX được hỗ trợ theo Thông tư 66/2006/TT-BTC. Một số HTX bổ sung ngành nghề dịch vụ môi trường .
Phạm vi hoạt động: Tùy vào thực tế ở địa phương có thể tổ chức phạm vi hoạt động theo hướng:
- HTX môi trường chuyên ngành gắn với các ngành, lĩnh vực như : HTX môi trường làng nghề (hiện nay cả nước có trên 2000 làng nghề mới và làng nghề truyền thống, sản xuất tại gia); y tế ở khu đô thị có bệnh viện, phòng khám tư; cơ quan, doanh nghiệp và trường học có ở các địa phương; cụm công nghiệp (hiện cả nước có đến trên 100 khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp địa phương).
- HTX môi trường tổng hợp làm dịch vụ trên một địa bàn quy định.
3.3.Tổ chức chuyên môn hóa trong quy trình hoạt động môi trường
+Hình thành HTX chuyên về xử lý chất thải ở nơi phát sinh chất thải trong sản xuất và sinh hoạt để hạn chế ô nhiễm, phân loại trước khi thu gom; HTX xử lý nơi tập trung chất thải ở các bãi theo hướng công nghiệp như chế biến phân hữu cơ, năng lượng biogas, phân loại sơ chế, tái chế, sản xuất gạch không nung, đồ nhựa, phân hủy chất thải.
+ HTX chuyên thu gom vận chuyển chất thải.
+HTX nghiên cứu ứng dụng khoa học, tư vấn, tuyên truyền kỹ năng vệ sinh môi trường đến cộng đồng, đưa những thành tựu sinh học xử lý môi trường, khuyến cáo các tập quán, nếp sống vệ sinh, an toàn môi trường,…
 Việc đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống cảnh báo, phối hợp cơ quan chuyên môn khuyến cáo, ngăn chặn rất quan trọng,làm thay đổi tập quán thói quen canh tác lạc hậu, lạm dụng hoá dược, thay đổi các quy trình sản xuất, xây dựng ý thức cộng đồng trong sản xuất, dịch vụ và đời sống.
Các HTX tổ chức theo hướng chuyên môn hoá tự bảo vệ cuộc sống cộng đồng, trợ giúp các HTX, doanh nghiệp sản xuất sạch. Mặt khác, các  HTX hướng dẫn xã viên, cộng đồng tham gia giám sát tác động môi trường các dự án đầu tư trên lãnh thổ. Tạo tiếng nói có tổ chức,có hiệu quả.
Các HTX môi trường cần được tham gia dự án Hợp tác kỹ thuật do quốc tế tài trợ, thực hiện sáng kiến 3R . Kết quả mô hình  dự án 3R giảm thiểu (reduce) - tái sử dụng (reuse) - tái chế (recycle) rác thải cần được kịp thời  nhân rộng. Các địa phương khác cần lồng ghép các chương trình dự án quốc gia với việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, giao HTX làm dịch vụ môi trường đối với các công trình như điện, nước, y tế, chợ, trường học, giao thông,…
4.  Dự báo phát triển, đề nghị chính sách và biện pháp thực hiện mô hình HTX môi trường
4.1-Dự báo phát triển HTX  dịch vụ môi trường
Cần có người tiên phong trong cộng đồng, trong các đoàn thể làm sáng lập viên thành lập HTX, tổ hợp tác. HTX dịch vụ nông nghiệp, ngành nghề ở địa phương thành lập một tổ đội vệ sinh môi trường. Chính quyền địa phương đồng thuận với đề nghị của sáng lập viên và hỗ trợ thành lập HTX, ban hành cơ chế thu phí và vận động nhân dân hưởng ứng. Cơ quan quản lý môi trường, công ty môi trường tư vấn kỹ thuật xử lý môi trường. Việc thành lập HTX, tổ hợp tác môi trường cần đưa vào chương trình phiên họp gần nhất của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện để làm căn cứ vận động thành lập (không nhất thiết phải đợi văn bản chỉ đạo của cấp trên)
Mỗi đơn vị hành chính  cấp huyện khuyến khích  thành lập mới 1 HTX môi trường; số các HTX hiện có tổ chức một tổ đội môi trường, các đoàn thể như Hội phụ nữ, Nông dân, Thanh niên, Cựu Chiến binh,... cấp xã thành lập 1 tổ môi trường, sau 6 tháng hoặc 1 năm sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, nhân rộng trong toàn huyện.
Số lượng HTX môi trường trên toàn quốc sẽ tương ứng với số dân và các đơn vị hoạt động trong vùng địa lý hành chính. Dự kiến số lượng HTX  dịch vụ môi trường sau năm 2010: Vào năm 2012, nếu thành lập mới HTX môi trường và bổ sung nhiệm vụ làm dịch vụ môi trường của HTX hiện có ở  90% cấp huyện  (thị trấn), và ở 50% đơn vị cấp xã  thì tổng số HTX dịch vụ vệ sinh môi trường toàn quốc sẽ là 5600 HTX, trong đó 600 HTX ở thị trấn và 5000 HTX ở cấp xã.  Số lượng đó phù hợp với yêu cầu và khả năng thực tế. (xem bảng 1)
Nếu mỗi HTX được thành lập mới và HTX có tổ môi trường với số vốn góp bình quân của xã viên là 30 triệu đồng/HTX, giải quyết việc làm 30 lao động/HTX thì tổng số vốn điều lệ để 5600 HTX hoạt động trong khoảng 5 năm là 168 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 168000 lao động là một con số không lớn về vốn nhưng có ý nghĩa không nhỏ về xã hội bởi thêm 40 triệu dân được cải thiện môi trường sống và được giáo dục cộng đồng, hội nhập với nền kinh tế quốc tế đòi hỏi sản phẩm, dịch vụ làm ra trong môi trường sạch có đóng dấu “xanh” đi ra thị trường.  (xem bảng 2)
4.2. Chính sách và biện pháp hỗ trợ tài chính :
Nếu mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án để hình thành tài sản, phương tiện của HTX trong 5 năm với mức 100 triệu đồng/HTX thì tổng mức hỗ trợ khoảng 560 tỷ đồng trong 5 năm, mỗi năm 112 tỷ đồng là con số ngân sách có thể điều chỉnh từ các nguồn đang và sẽ giải ngân theo chương trình, dự án (xem bảng 2). Sự hỗ trợ song hành với thành lập mới HTX, bổ sung ngành nghề kinh doanh, hỗ trợ khi HTX cam kết đủ vốn góp của xã viên,... được quy định rõ ràng sẽ tác động tích cực đến hoạt động của HTX. Trong số kinh phí hỗ trợ cần tập trung vào việc:
+ Trang bị xe thu gom, dụng cụ và đồ bảo hộ cho nhân công, chuyển giao kỹ thuật từ các công ty môi trường đô thị, từ các kết quả nghiên cứu ứng dụng, chú trọng các biện pháp xử lý cục bộ đầu nguồn chất thải và chế biến chất thải đã thu gom, hỗ trợ lãi suất mua các phương tiện cơ giới chuyên dụng như xe vận tải, máy bơm, máy ép rác; tín dụng ưu đãi theo dự án và miễn giảm thuế đối với dự án chế biến, tái chế rác thải.
+Phổ biến mô hình HTX môi trường và tuyên truyền về bảo vệ môi trường đến người dân với nội dung phù hợp với văn hóa, truyền thống.
+ Hộ trợ, cấp đất không thu tiền sử dụng đất vào mục đích làm trụ sở HTX, đất làm bãi thải, chôn lấp, làm dự án chế biến (đất đó là tài sản không chia, tài sản của nhà nước trong mọi trường hợp).
+ Đào tạo cán bộ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ cho lao động.
+ Thiết lập các trạm điểm giám sát môi trường ,...
4.3.HTX mở rộng dịch vụ thỏa thuận
Ít nhất có khoảng 15% hộ gia đình, 50% số các công sở, nhà máy trong cả nước cần thuê lao động có chuyên môn, có dụng cụ  làm vệ sinh môi trường theo ngày, giờ  thì số HTX môi trường sẽ đáp ứng được lao động với thu nhập bình quân không dưới 20000 đồng/ngày/người. Tổng số lao động chuyên môn đó cần tăng nhanh và HTX nên chủ động tiếp thị nhu cầu làm sạch đẹp các ngôi nhà và tòa nhà, làm tốt các dịch vụ tang lễ, di rời,...
4.4. Cơ quan quản lý môi trường phối hợp với Liên minh HTX:
- Phổ biến chính sách môi trường đến các xã, HTX;
- Khảo sát hiện trạng môi trường, hoạt động của các HTX, tổ hợp tác để có báo cáo tổng hợp, kiến nghị cụ thể;
- Xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của mỗi cấp phù hợp với chính sách môi trường, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã.
- Trong kế hoạch công tác môi trường của mỗi cấp cần đưa nội dung về thành lập và hoạt động của các HTX làm dịch vụ môi trường./.
Liên minh HTX Việt Nam và Bộ Tài nguyên và môi trường đẩy mạnh việc cụ thể hoá văn bản phối hợp (xem phụ lục), đưa vào kế hoạch của Bộ, ngành, triển khai theo chương trình  dự án từ Trung ương đến địa phương, phân giao quản lý, sử dụng hợp lý nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, vốn của chương trình  dự án nước ngoài tài trợ.











Bảng 1: Xây dựng  dự báo số lượng HTX dịch vụ môi trường

2007
5 năm
Hiện có năm 2012
2008
2009
2010
2011
2012
Số HTX chuyên
130
94
94
94
94
94
600
 Trong đó:







a.Thu gom







b.Vận tải







c.Tái chế,...







d.Nghiên cứu chuyển giao và truyền thông







e. Làm các dịch vụ  từ a-d







HTX kiêm
170 (ước tính)
966
966
966
966
966
5000
a.Thu gom







b.Vận tải







c.Tái chế,...







d.Nghiên cứu chuyển giao và truyền thông







e. Làm các dịch vụ  từ a-d







Tổng cộng
300
1060
1060
1060
1060
1060
5600

Bảng 2. Vốn đầu tư hình thành tài sản cố định phục vụ thu gom
Tỷ đồng


5 năm
Tổng 5 năm
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng số





728
Vốn Điều lệ xã viên góp
30 triệu VND x 5600 HTX
168
Vốn công trợ từ ngân sách bao gồm cả giao đất không thu tiền sử dụng đất
100 triệu x 5600 HTX
560
- HTX chuyên
Chiếm 70%
392
- HTX kiêm
Chiếm 30%
168

Mô hình Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ cho nông dân

         Mô hình Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ cho nông dân

Xem  Phương pháp chia lãi cho xã viên
http://cogaigacrung.blogspot.co.id/2016/12/phuong-phap-chia-lai-cho-xa-vien-hop.html
Mô hình hợp tác xã chợ
http://cogaigacrung.blogspot.co.id/2014/10/xay-dung-va-phat-trien-cho-o-viet-nam.html

Vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) là mối quan tâm của toàn xã hội. Các nghiên cứu đưa ra những cảnh báo:
(1) Số đông nông dân chịu nhiều thua thiệt trong tiến trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, bị mất đất, mất việc làm, tiền bồi thường thấp không kèm theo các ưu đãi về đào tạo, học tập của con em; có 20% dân số có thu nhập cao nhất hưởng đến 40% phúc lợi an sinh xã hội; các khu công nghiệp, dịch vụ thu hút chưa đến 10% lao động địa phương (huyện)…
(2) Chi phí sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, các khoản đóng góp của nông dân không giảm; mức hỗ trợ của nhà nước về giống, thú y, thuỷ lợi phí, trợ giá cước, xây dựng hạ tầng…có những tác dụng trên một số lượng thấp so với nhu cầu thực tế sản xuất và đời sống;
(3) Giá lương thực tăng có lợi cho sản xuất lúa gạo; đa số nông dân sản xuất lúa gạo ý thức được việc dự trữ lương thực cho tiêu dùng đã ngăn chặn ảnh hưởng khủng hoảng lương thực nhưng giá lương thực biến động tăng rồi giảm, việc phá bỏ diện tích cây công nghiệp, mặt nước thuỷ sản sang trồng lúa cần cân nhắc!
(4) Vai trò của HTX nông nghiệp chưa rõ ràng, thời gian qua HTX bảo đảm các dịch vụ làm đất đạt 3,3% nhu cầu thực tế; bảo vệ thực vật : 2,2%; Thú y: 9.2%; Phối giống gia súc, gia cầm: 0,7%; Bán sản phẩm nông nghiệp: 1,3 %; Cung cấp thông tin thị trường: 2,6%. Đa số là các hộ nông dân tự cung, tự cấp các khâu sản xuất-tiêu thụ, bị thị trường chèn ép giá cả, bị bên mua nợ tiền bán nông sản (Ví dụ như Công ty Thủy sản Bình An, hiện nay  nợ nông dân 300 tỷ đồng tiền bán cá); Bán sản phẩm chất lượng kém,...Điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy năng lực vốn, lao động, doanh thu của các HTX nông nghiệp rất thấp, thấp hơn một hộ kinh doanh có quy mô trên trung bình ở nông thôn, do vậy hoạt động kinh tế của HTX có tính chất hình thức.

Khoán 10 đã được 20 năm, những kết quả đạt được rất lớn (nổi trội là cân đối lương thực chính khu vực nông thôn, đưa Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất) nhưng cũng bộc lộ nhược điểm về quy mô, ruộng nhiều thửa manh mún, sản xuất theo phong trào, thiếu các hợp đồng chuyên canh đủ số lượng và chất lượng xuất khẩu, thiếu biện pháp bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm tác động xấu của thị trường.

Các trang trại tích tụ đất bằng cách mua, thuê, mượn quyền sử dụng đất của nông dân (hiện nay hơn 11 vạn chủ hộ trang trại chiếm 10% diện tích đất nông lâm nghiệp), cùng với đô thị hoá và ô nhiễm môi trường, bệnh dịch trong nông nghiệp khiến nhiều hộ nông dân hầu như không còn tư liệu sản xuất tối thiểu, không có vốn góp vào HTX, trang trại, vào chính các công ty lấy đất nông nghiệp. Có số liệu cho thấy, đất nông nghiệp xã vùng ngoại ô thành phố lớn, mỗi năm mất đến gần 50% diện tích chuyển sang đất phi nông nghiệp!

Thực tế đó đòi hỏi các HTX nông nghiệp phát triển theo mô hình mới, tham gia thị trường giành lợi ích từ thị trường để hỗ trợ kinh tế hộ xã viên, bảo vệ nâng đỡ người nghèo đã và đang yếu thế trong xã hội trước hết là bảo vệ quyền sử dụng đất là tài sản quan trọng, cuối cùng của nông dân. Các HTX nông nghiệp làm dịch vụ cho nông dân theo các nội dung sau:

Xã viên được được hưởng lợi trực tiếp từ mua bán với HTX. Với vai trò làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất  nông nghiệp, HTX bảo đảm số lượng, chất lượng, giá cả dịch vụ tốt nhất, có sức cạnh tranh với thị trường. Thực tế có một số HTX đã giảm giá vật tư, dịch vụ, tăng giá mua sản phẩm  của nông dân so với thị trường từ 7-10%; tỷ lệ này có thể tăng thêm khi HTX nông nghiệp được miễn, giảm toàn bộ thuế phát sinh từ các dịch vụ mua bán với xã viên nông dân, HTX chủ động giảm lợi nhuận tập trung. Thực chất là chuyển lợi nhuận của HTX vào xã viên, từ đó nông dân tự nguyện tham gia HTX. Đây là biện pháp kinh tế quan trọng nhất cần áp dụng, cần tham khảo kinh nghiệm của HTX nông nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ nơi có tỷ lệ từ 80-100% nông dân là xã viên. Tóm lại, HTX khi trao đổi với xã viên thì bán rẻ, mua đắt hơn giá thị trường; khi trao đổi với thị trường thì mua rẻ do mua tập trung số lớn, bán được giá do bán chung không để thị trường ép giá từng xã viên. Lợi ích kinh tế của xã viên–nông dân đặt lên đầu trong hoạt động của HTX nông nghiệp.

Định hướng lợi nhuận của HTX nông nghiệp : Lợi nhuận tập trung của HTX (=)Lợi nhuận từ phục vụ xã viên (+) Lợi nhuận kinh doanh trên thị trường; Lợi nhuận từ phục vụ xã viên nhỏ hoặc không có lợi nhuận đối với một số mặt hàng thiết yếu; Lợi nhuận kinh doanh trên thị trường như các doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận. HTX lấy lợi nhuận trên thị trường để hỗ trợ xã viên. Xã viên làm nên HTX, là đối tượng phục vụ của HTX, HTX phục vụ trực tiếp xã viên qua mua bán, hỗ trợ kỹ thuật, giáo dục cộng đồng.

Với cách để xã viên được hưởng lợi trực tiếp từ mua bán với HTX thì số lượng xã viên ngày càng tăng, thị phần ổn định, lợi nhuận đơn vị sản phẩm, dịch vụ nhỏ nhưng tổng lợi nhuận định kỳ lớn. Quản trị kinh doanh trong cơ chế thị trường gọi việc duy trì ổn định khách hàng và tăng số lượng tiêu thụ của mỗi khách hàng là chiến lược khách hàng, nhiều khi gọi là khách hàng thân thiện, khách hàng ruột, khách quen.


Hỗ trợ xã viên, giảm lợi nhuận tập trung không phải là bao cấp bởi sự hỗ trợ này do HTX thực hiện, không phải ngân sách trực tiếp của nhà nước; sức mạnh của các nền kinh tế hiện đại đã chuyển từ bao cấp, trợ giá của nhà nước sang cơ chế tổ chức kinh doanh tự nâng đỡ trong nội bộ tổ chức kinh doanh.

Nhiệm vụ đặt ra đối với HTX nông nghiệp là xây dựng các phương án tổ chức mua bán theo nguyên tắc mua rẻ của thị trường, giảm chi phí giao dịch, giảm lãi trên đơn vị sản phẩm do HTX kinh doanh để bán rẻ cho xã viên. Sử dụng lợi thế xã viên là người tiêu thụ ổn định để đàm phán với các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, giành lợi ích cho xã viên. Có thể đấu thầu để chọn nhà cung cấp tốt nhất. Mặt khác, HTX tổ chức các đại lý bán lẻ tư liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng, đến các cụm dân cư theo hướng văn minh thương mại.

Trong lịch sử phong trào HTX, “cung tiêu” cung ứng hàng hoá, dịch vụ (mạnh nhất là tín dụng) và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên (mạnh nhất là nông sản và hàng thủ công) là nội dung nguyên thủy đến nay vẫn là tâm điểm của HTX, tạo ra sức mạnh cạnh tranh với thị trường, nâng vị thế xã viên - nông dân là người sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, là người tiêu dùng thực hiện lợi nhuận cho các nhà sản xuất kinh doanh. Nếu người tiêu dùng không đứng trong tổ chức HTX sẽ không đồng ý chí, tiếng nói tạo sức mạnh “thực hiện quyền của những thượng đế- quyền của người mua, người bán, quyền thoả thuận”. Chỉ có HTX với tư cách là một tổ chức kinh tế-xã hội mới giải quyết lợi ích trực tiếp cho xã viên; các hiệp hội không phải là pháp nhân kinh doanh chỉ có thể gián tiếp lên tiếng, kêu gọi bảo vệ nông dân thông qua tiếp nhận, chuyển đơn thư khiếu kiện, giấy tờ, diễn đàn,…

Những lợi ích kinh tế là chất kết dính gắn bó, liên kết bền vững về mặt xã hội mà ta gọi là kinh tế hợp tác. Không còn hợp tác nếu hợp tác không có lợi. Hợp tác về kinh tế làm cơ sở phát triển cộng đồng mà mô hình HTX mới dân chủ hoá đời sống kinh tế trong cơ chế thị trường.

Hợp tác xã phát triển cộng đồng: Xã viên HTX là cá nhân, hộ gia đình (một người đại diện cho cả nhà), pháp nhân (một người đại diện cho nhiều người) tạo thành các “nhóm đồng sở thích” bươn trải trong dòng chảy của kinh tế thị trường, bảo tồn các kết cấu lợi ích tất yếu, tránh những mặt trái của kinh tế thị trường, phát triển cộng đồng song hành về kinh tế và xã hội. Khía cạnh xã hội đòi hỏi sự chia sẻ lợi ích theo nguyên tắc mọi người vì một số ít người, một số ít người cùng mọi người thuận tòng theo HTX lúc khó khăn cũng như lúc thuận lợi với tinh thần “HTX là nhà, xã viên là chủ” hoặc “mình vì mọi người, mọi người vì một người”.

Khía cạnh kinh tế là tạo ra những lợi ích mà xã viên làm nhiều, góp nhiều, mua bán nhiều với HTX thì được hưởng nhiều lợi ích từ HTX. Một pháp nhân sản xuất kinh doanh mặt hàng tiêu dùng có một lực lượng xã viên tiêu dùng ổn định, hoặc cung cấp ổn định nguyên liệu, bán thành phẩm đầu vào; một cá nhân có chỗ dựa là HTX về kinh tế -xã hội trong lúc khó khăn, và ổn định việc làm, thu nhập; một hộ gia đình kinh doanh được cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra với chi phí sản xuất cạnh tranh; quỹ của HTX hỗ trợ xã viên sản xuất, kinh doanh, tăng phúc lợi, chia sẻ rủi ro,…là những nội dung của phát triển cộng đồng, nâng cao thực tế giá trị tinh thần HTX, không phải là những giá trị của ý tưởng ảo vọng, khẩu hiệu cải lương, hành động nửa vời của những nhà xã hội không tưởng, các kinh tế gia của nền kinh tế chỉ huy duy ý chí đã để lại bài học thất bại.
HTX là một cộng đồng có tổ chức, chứng minh khả năng tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, nguồn lực của nhà nước, các tổ chức quốc tế mang đến thông qua các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Gần đây người ta đã nhầm lẫn khi lựa chọn cộng đồng với tên gọi số đông hoặc giao cho tổ chức mà người đứng đầu có quyền lực hơn để triển khai dự án, đã biến hóa về giá trị và hiện vật để lại những hậu quả. Cần áp dụng quy chế: các dự án cộng đồng có thể đấu thầu chủ đầu tư, tham gia đấu thầu là đoàn thể, HTX hay doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô tương tương đương và tương tích với tính chất dự án.
      
Một số dự báo: Các HTX  kinh doanh ngành nghề mới ở nông thôn sẽ tăng về số lượng như HTX dịch vụ môi trường, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, quản lý  kinh doanh chợ, dịch vụ trường học, nhà ở, thương mại-dịch vụ,…Các HTX nông nghiệp có xu hướng bổ sung ngành nghề kinh doanh, liên kết thành lập liên hiệp HTX, thành lập công ty TNHH một thành viên chuyên kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ. HTX nông nghiệp chiếm đến 50% số lượng các HTX trong cả nước cần được bổ sung ngành nghề mới theo hướng làm các dịch vụ cộng đồng, chính quyền địa phương, đoàn thể mạnh dạn giao khối lượng công việc, dự án cho HTX tham gia vì HTX là tổ chức kinh doanh và xã hội có khả năng thu hút các đối tượng xã hội, duy tu bảo vệ, phát huy thành quả các chương trình dự án quốc gia. Mặt khác cần nghiên cứu thành lập liên hiệp (liên đoàn) HTX nông nghiệp, trang trại toàn quốc theo mô hình của Nhật Bản, Hàn Quốc./.