Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần II: BÔN BA

 

Phần II:  BÔN BA

 

327. Lên tàu việc của bạn Thành,

Nấu nướng chảo súp to đoành mỗi hôm.

Gió gào, sóng nhảy chồm chồm,

330. Chân buộc sợi xích, phao ôm lấy người.

Hành khách thủ thủy bật cười,

Thuyền trưởng chỉ bảo: “Cuộc đời anh Ba,

Không như bọn ăn thịt gà,

Quẩn quanh triều chính kiếp nha tối xầm”

Thảnh thơi bạn cũng đi tầm,

Nhưng không cờ bạc chỉ cầm sách thôi.

Dạy bao thủy thủ nói cười,

Tiếng Tây- tiếng Mẹ dưới trời bể xanh.

 

Trên tàu có một đàn anh,

340.Kĩ sư nông nghiệp nổi danh quê nhà,

Bảo bạn Tây học sẽ là:

Danh cao vợ đẹp tà tà lọng che.

Ba rằng: “Bố tôi ông nghè,

Muốn phục lại chức phải về Phá lang,[1]

Tôi cũng rất muốn cao sang,

Nhưng mà học bổng ở đàng nào đây?”

Quang Chiêu[2]: “Ta giúp một tay,

Nhưng mà phải hứa theo Tây trọn đời.”

Ba nhìn sóng vỗ tả tơi,

350.Ngoảnh về cố quốc, thưa: Thôi học đường…

Qua nhiều bến cảng phấn hương,

Thủy thủ quá cảnh lên thường ăn chơi.

Có thằng dạy bạn mùi đời,

Ba rằng tớ đã có người ở quê.

Sau này nhiều lần “trách chê”

Nhưng vẫn đắm đuối thân sơ vài người.

Tàu về bến cảng nghỉ ngơi,

Nước Pháp - mẫu quốc sáng ngời đèn dây.

Thanh Giản[3] chánh sứ đến đây,

360.Cùng quan Trường Tộ[4] ngất ngây ánh đèn.

Lận lựng vốn có ít tiền,

Ba từng phải biếu nhiều tên trên tàu,

Lính tráng trở thói rất ngầu,

Trấn lột của khách từng xâu bạc vàng.

Ngơ ngẩn trước cảnh cao sang,

Thấy cần lao khổ, Ba bàng hoàng kinh,

Thì ra không ở xứ mình,

Xứ này cũng có cực hình,… lưu manh.

Thủ đô Ánh sáng đón anh,

370.Trường,Truyền, Trinh[5] gọi: “Em Thành, Thành ơi!

Cậu đến rất là kịp thời,

Ta cần tuổi trẻ đổi đời nước Nam.

Ngày mai em sẽ đi làm,

Đưa bài báo đến bậc tam cấp tòa.

Chúng mình rất cần cái loa,

Đứng tên tuổi trẻ bên nhà vừa sang….”

Ba rằng : “Các huynh định phang,

Em chết tức khắc bởi mang tên vào?”

Trường nghe thấy vậy thở phào:

380.“Bên này ngôn luận được vào tự do,

Chú em chăm chỉ không lo,

Mai sau chí lớn làm cho nước mình,

Chú trẻ cần có chuyện tình,

Bọn anh giới thiệu gái xinh tóc vàng…”

Đôi bàn tay trắng lang thang,

Báo người Lao khổ[6] ra ràng ế trơ.

Phan Chu câu khách bằng thơ,

Trường Truyền viết luận, Ninh[7]cờ quạt bay.

Chào mời quảng cáo ăn may

390.Doanh gia nước Pháp tẩy chay báo rồi.

Những ngày cơ cực, Mẹ ơi!

Xảy nhà thất nghiệp cuộc đời bất an!

Một hôm nghe gọi Thành, Thành…

Từ người thủy thủ học anh tiếng bồi.

Bây giờ lính xế mê tơi,

Đệ nhất thế chiến dụng người An Nam.

“Ba ơi, phải có việc làm,

Gửi bạn ít tiền tiêu tạm tàm thôi”.

Đồng hương xứ sở của tôi,

400.Yêu thương đùm bọc tình người bao la…

Chung cư có họ Phăng - xoa,[8]

Chủ hộ khấm khá cần gia sư thầy.

Anh Ba được tuyển dụng ngay,

Dạy con gái chủ chữ bay bướm vào.

Cầm tay đưa bút xôn xao,

Như là thư tháp thuở nào anh theo.

Năm sau con chủ rất yêu,

Như là cô Út những chiều gió reo.

Chia tay gia chủ cận nghèo,

410.Lận lưng Ba có tiền tiêu pha rồi.

Bồi bàn, xúc tuyết tạm thôi,

Anh qua xứ sở sương rơi mịt mù.

Lạnh lùng đêm cuối mùa thu,

Gạch nướng lót ổ hận thù bão giông:

(Thương em Út ở bên sông

Giờ nay cha uống riệu nồng nơi đâu?

Thương mẹ lạnh lẽo đất sâu,

Chị Thanh, anh Đạt[9] buồn sầu làm chi?…)

Chia tay xứ sở Ăng Ly,[10]

420.Xắc Xông[11] phớt lạnh…Pa ri-anh về.

Viết ngay vở kịch Rồng Tre,[12]

Chửi vua Định Khải như hề xuất dương.

An Nam đậm tính đồng hương,

Ký giả họ Phạm dặm trường bôn ba.

Bữa cơm thân mật xôi gà,

Phạm Quỳnh[13] tiên lượng: Ba là vĩ nhân.

Ba rằng: Quỳnh sống vì dân,

Nhưng nặng gánh của vợ gần con xa.

Quỳnh thưa, tôi tính hài hòa,

430.Dựng xây cuộc sống phải là trí nhân,

Đánh nhau chỉ chết người dân,

Tôi cứu đất nước bằng chân thiện hòa…

Từ đó đôi bạn chia xa,

Sau tuần Độc lập Quỳnh là oan khiên,

Những thằng đâu đó cuồng điên,

Thượng Chi khuất bóng ở triền sông Hương,…

Đi về ngõ nhỏ thân thương,

Công poanh[14] nghèo đói dân thường khổ đau.

Một hôm xem tờ báo nhầu,

440."Luận cương thuộc địa"[15] Lin râu thét gào:

Vô sản thế giới cần lao,

Phải liên hiệp lại cuốc đào lỗ chôn,

Lập nên nhà nước công nông,

Tước đoạt giới chủ không còn một xu.

Thực dân, phong kiến là thù,

Phan Chu nghị viện hỏa mù khó coi.

Giáo hoá cải tạo giống nòi,

Tự do báo chí phải đòi trước tiên,...

Thế Truyền mê mải kiếm tiền,

450.Anh em thuỷ thủ về miền Boóc đô[16],

Bán hàng ăn uống, đủ no,

Mời anh Ba đến giúp cho việc làm.

Một dạo anh Ba quá giang,

Qua Thành Tua[17] thấy loa oang oang mời :

Vô sản Liên Xô tuyệt vời,

Pháp sắp đại hội những người công nông,

Lập Đảng Cộng sản phổ thông,

Nhằm giải phóng kiếp làm công đói nghèo.

Anh Ba quyết định đi theo,

460.Viết bài tham luận được treo lên tường.

Các đồng chí rất yêu thương,

Một đảng viên nữ vẫn thường đến thăm.

Lo cho chỗ anh Ba nằm,

Ấm êm tạm ổn rồi tâm tình đời,...

Biết là nước Nga xa xôi,

Ba quyết đến đó xem thời thế sao.

Giấy mời hội họp cần lao,

Hoả xa liên vận anh vào Bạch dương.[18]

Lê nin[19] tái lại vết thương,

470.Ngoài năm mươi tuổi đứt đường đấu tranh.

Mùa Đông gió tuyết khô hanh,

Cần lao Xô viết lòng thành viếng Lin.

Tưởng là xứ sở thần tiên,

Cần lao sung sướng tiêu tiền xả ga.

Anh đi thăm Mát cơ va,[20]

Vào nông trang thấy bò gà gầy trơ,

Nước Nga nội chiến xác xơ,

Cách mạng xô viết bên bờ vực sâu,

Công nông binh được đứng đầu,

480.Ku lắc[21], tư sản bị thâu hết quyền.



[1] Phú Lang Sa (France) là tên gọi nước Cộng hòa Pháp. Đến Pháp. Ngày 15- 9 -1911, Nguyễn Tất Thành viết thư gửi Tổng thống và Bộ trưởng thuộc địa Pháp xin được vào học Trường thuộc địa ở Pháp nhưng không được chấp nhận; Ngày 31-10-1911, anh gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển giúp số tiền 15 đồng cho cha mà anh không có điều kiện gửi trực tiếp. Số tiền anh Ba dành dụm được khi làm phụ bếp - một cử chỉ rất đáng quan tâm về trách nhiệm và tình cảm thương mến với gia đình.

[2] Bùi Quang Chiêu (1873-1945) là một nhà chính trị tranh đấu đòi tự trị cho Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, ông là người Việt đầu tiên đỗ bằng kỹ sư canh nông của Pháp, cùng các ông Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền, thành lập Đảng Lập hiến vào năm 1923 ở Sài Gòn. Hiện nay, tên ông được đặt cho một con đường tại Thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

[3] Phan Thanh Giản (1796 -1867) là quan đại thần Triều Nguyễn. Ông đàm pháp ký các hiệp ước Triều Nguyễn với nước Pháp đến nay còn nhiều ý kiến trái ngược.

[4] Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), còn được gọi là Thầy Lân (gia đình theo Công giáo Roma) là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Ông đã viết bài tấu lên vua "Người da trắng nếu ta đối xử tốt với họ, họ cũng sẽ đối xử tốt với mình. Còn nếu không, họ sẽ chiếm nước ta thành thuộc địa, giống như người da đen".

[5] Phan Văn Trường (1876 - 1933) là một luật sư, một nhà báo yêu nước. Quê ông ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm), thành phố Hà Nội.

Nguyễn Thế Truyền (1898 -19 tháng 9 năm 1969) là một nhà chính trị người Việt từng hoạt động trong phong trào vận động đòi người Pháp rút khỏi Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, Ông quê làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định, con một gia đình quyền thế.

Phan Châu Trinh (1872 - 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt Nam theo hướng duy tân, bất bạo động.

[6] Người cùng khổ (Le Paria) là tờ báo được xuất bản tại Paris, cơ quan chủ quản là "Hội Hợp tác Người cùng khổ", trực thuộc Hội Liên hiệp Thuộc địa, người sáng lập tờ báo là Nguyễn Ái Quốc (chủ nhiệm kiêm chủ bút). Báo được in ba thứ tiếng: Pháp, Ả Rập và Trung Quốc. Số đầu tiên ra ngày 1- 4 -1922, tồn tại cho tới năm 1926, tổng cộng xuất bản được 38 số với nội dung chống chủ nghĩa thực dân, kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa.

[7] Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.

[8] François, chỉ tên riêng người Pháp.

[9] Chị gái, anh trai của anh Ba

[10] Nước Anh.

[11] Anglo-Saxon là một dân tộc sống tại Anh từ thế kỷ 5 CN. Họ bao gồm những người có gốc từ các bộ lạc German tới từ lục địa châu Âu, và những cư dân bản địa tiếp nhận một số khía cạnh của văn hóa và ngôn ngữ Anglo-Saxon. Về mặt lịch sử, giai đoạn Anglo-Saxon ở Đảo Anh trải dài từ năm 450 tới năm 1066,

[12]  Vở kịch của anh Ba viết năm 1922 bằng Pháp ngữ và được Léo Poldes (1891-1970), một nhà báo người Pháp, chủ nhiệm câu lạc bộ Faubourg, cho công diễn tại ngoại ô thành phố Paris. Nội dung phê phán vua nhà Nguyễn, Khải Định. Đến nay chưa tìm thấy văn bản vở kịch này?.

[13] Phạm Quỳnh  (1892 - 6 tháng 9 năm 1945), sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh Hoa ĐườngHồng Nhân. Ông là người có tinh thần dân tộc, ôm ấp một chủ nghĩa quốc gia theo xu hướng ôn hòa, lấy việc canh tân văn hóa để làm sống lại hồn nước.

[14] Nhà số 9 ngõ Côngpoanh, quận 17, Paris (Pháp), nơi anh Ba đã ở từ năm 1921 - 1923.

[15] Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’ Humanité) - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ra ngày 16 và 17 - 7 - 1920. Tư tưởng chính là vô sản các nước giúp nhau giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa là nhiệm vụ của cách mạng XHCN.  “Lin râu” là cách viết tắt, khẩu ngữ chỉ ô V.I.Lênin với đặc điểm có chòm râu cằm.

[16] Bordeaux là một thành phố cảng quan trọng của Pháp, toạ lạc ở hạ nguồn sông Garonne. Nó là thủ phủ của vùng Nouvelle-Aquitaine thuộc miền tây nam nước Pháp.

[17] Tours là thành phố của tỉnh Indre-et-Loire, thuộc vùng hành chính Centre-Val de Loire của nước Pháp. Anh Ba tham đến dự hội nghị thành lập đảng Xã hội Pháp.

[18] Tên gọi nước Nga, xứ sở Bạch Dương.

[19] Vladimir Ilyich Lenin còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin (1870 -1924) là một nhà cách mạng, chính khách, nhà lý luận chính trị người Nga. Ông đứng đầu chính phủ của nước Nga Xô viết từ năm 1917 - 1924 và của Liên Xô từ năm 1922 - 1924. Dưới sự lãnh đạo của ông, Nga, và sau đó là Liên Xô, trở thành một nhà nước một đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin do Đảng Cộng sản Liên Xô điều hành. Ông đã phát triển chủ nghĩa Marx vào thực tế gọi là chủ nghĩa Lenin. Ngày 30 - 8 - 1918, Lê nin bị ám sát gây thương tích, nay chưa rõ âm mưu từ phía nào?

[20] Thủ đô nước Nga.

[21] Kulak (tiếng Nga: кулак) là từ ngữ từ thế kỷ 19 được dùng để chỉ nông dân giàu có, sang thế kỷ 20 là tiếng xấu. Đến năm 1917, các kulaks sở hữu hơn 90% diện tích đất canh tác ở châu Âu thuộc Nga.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Trường ca Hồ Chí Minh. Phần I : BẾN NHÀ RỒNG

    Phần I : BẾN NHÀ RỒNG 

   257. Mình thương bố của bạn mình,

   Con nhà dòng dõi nhưng thành con hoang.

Nhà nho xứ nóng đàng hoàng

260 Gán gả, biếu lễ tính đàng thiệt hơn…

Mình yêu thầy dậy có con,

Gả cho một chú trò ngoan nên người.

Khoa bảng vất vả gặp thời,

Bằng Phó tiến sĩ sang đời danh gia.

Mình thương mẹ bạn rất là,

Tảo tần thoi cửi cơm và vú dâng.

Miềng thương bạn tính bâng khuâng,

Để mẹ đau ốm muôn phần đớn đau.

Mình bảo bạn đi hái rau,

270. Mua chịu con qué ở đầu Vỹ thôn.

Không như Trịnh Kiểm[1] rất khôn,

Trộm gà cho mẹ sau phồn thịnh xa.

Bạn mình chữ nghĩa thật thà,

Để mẹ, em đói … khóc òa Ba Mươi.

Tết năm xa lắc nay rồi,

Cha về than khóc hận đời lãng quên.

Cần lao bên cầu Tràng Tiền,[2]

Tốt lời đẹp miệng nhưng tiền không chi.

Cha con bạn phải ra đi,

280 Mang theo mối hận an nguy nước nhà.

Cha bạn uống rượu thật thà,

Sầu lên, con cái phải ra ngoài đường.

Nỗi buồn quan nhỏ thôn hương,

Cha mắc nghi án chết luôn một thằng.

Nhà vua thấy chuyện bất bằng,

Vung hèo giáng chức cho thăng miệt vườn.

Bạn buồn không lại cố hương,

Bà con lối xóm thêm buồn bã thay.

Thần Kinh [3] có bọn a cay,

290.Bảo rằng đã hết- dời ngay kinh kỳ.

Bạn vội xuống tàu ra đi,

Thiếu thốn lộ phí phải tùy bước chân.

May quá có trường Dục Thanh,

Các thầy yêu mến Ba nhanh được mời.

Thầy Thành đứng lớp tươi cười,[4]

Giảng sử đất Việt, dạy đời trẻ con.

Giáo Thành tài trí rất khôn,

Nửa năm rồi xuống tàu buôn Liên Thành.

Tuyền phồm nước mắm thơm… tanh,

300. Sài Gòn nhộn nhịp đất lành gặp hên.

Dù cho trong túi hết tiền,

Quan Hưng bạn bố đỡ liền liền tay.

Biết rằng chí nhớn có ngày,

Bất Vi[5] xưa đã chịu đày nhiều năm.

Bạn bố có con gái tầm,

Gần bằng tuổi bạn nét cằm búp sen…

Thử cho sức khỏe vững bền,

Bạn đi phu cảng vác tuyền gạo thôi.

Quên ăn bữa sáng là rơi,

310.Ngã vật ra đất tỉnh thời thấy em.

Út nâng đỡ, nước giót thêm,

Bạn tình tỉnh dậy thấy êm êm rồi.

Chí trai quyết định xa khơi,

Những người yêu nước chạy nơi kiếm tìm.

Một việc phải làm ngày đêm,

Trên tàu Đô đốc[6],… phí mềm mềm thoai.

Chia tay bạn gái ở ngoài,

Bến tàu còi hú “Đợi hoài anh Ba”.

Cô út rất là thật thà,

320. Không như đài các toàn là gái khôn!

Ba rằng : “Anh sẽ không quên,

Thề hẹn gặp lại ở trên bến này”.

Út buồn mắt đỏ cay cay:

“Anh đi anh nhớ những ngày vừa qua!

Tình em trong trắng ngọc ngà

326. Kiếp này, kiếp nữa mãi là của anh!”


            Phần II:  BÔN BA



[1] Trịnh Kiểm (1503 - 1570), là nhà chính trị, quân sự có ảnh hưởng của Đại Việt thời Nam-Bắc triều. Dù tước hiệu cao nhất của ông khi còn sống là Thái quốc công, ông được đời sau truy tôn làm Thế Tổ Minh Khang Thái Vương và được xem là vị chúa đầu tiên của họ Trịnh – gia tộc nắm thực quyền cai trị Đại Việt hơn 200 năm từ giữa thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 18. Thuở nhỏ nghèo khó, ông hay trộm gà chăm mẹ.

[2] Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền, là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, thành phố Huế, kinh đô Nhà Nguyễn; cầu hoàn thành năm Thành Thái thứ 11 (1899).

[3] Huế còn được gọi là Đất Thần Kinh hay Xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng.

[4] Mùa Thu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến trú tại chùa Phước An, được Hòa thượng Bửu Hiền trụ trì chùa chăm sóc. Nguyễn Tất Thành được cụ Nghè Mô -Trương Gia Mô (1866 - 1929) giới thiệu với cụ Hồ Tá Bang để vào dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết  (từ tháng 8-1910 đến tháng 2-1911).

[5]Lã Bất Vi (292 TCN - 235 TCN) là một thương nhân người nước Vệ, sau trở thành Tướng quốc của nước Tần thời Chiến Quốc bên Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong lịch sử về buôn quan bán tước, xoay trở từ người buôn bán bình thường trở thành một chính trị gia có ảnh hưởng.

[6] Chiếc tàu được đặt theo tên của Đô đốc hải quân Pháp Louis René Latouche-Tréville (1745-1804), mang số hiệu 5601960, tải trọng 7.500 tấn, sức chứa 1.100 người, từng chuyển quân trong thế chiến I. Ngày 5 - 6 -1911, tàu nhổ neo rời Sài Gòn để thực hiện cuộc hành trình đến Singapore. Nhiều tài liệu lịch sử ghi nhận rằng một thanh niên người Việt tên Văn Ba đã từng phục vụ trên tàu từ năm 1911 đến 1913 với vai trò phụ bếp.