Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Mô hình quả táo (nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu)





 Tôi cho rằng nội địa hoá sản phẩm tiêu dùng trong nước có ý nghĩa thay thế  nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, quan trọng hơn chúng ta cần nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu tức là  tăng thu ngoại tệ , đề xuất của tác giả ở sơ đồ 3.1.1.3.
Đơn vị : “quả táo”


“Quả táo”
  công nghiệp

Quả táo”
nông sản
“ăn” một quả táo phải  xuất khẩu mấy quả



“Quả táo”

  công nghiệp
“Quả táo”
nông sản

I.Cơ cấu  giá trị với công nghệ  hiện tại

 Trong nước

1/4
1/3
4,0
3,0
 Nước ngoài
3/4
2/3
1,3
1,5

II.Cơ cấu  giá trị sau khi  đổi mới  công nghệ

 Trong nước

1/2
2/3
2,0
1,5
 Nước ngoài
1/2
1/3
2,0
3,0

Chênh lệch  II -I

 Trong nước

+1/4
+1/3
-2
-1,5
 Nước ngoài
-1/4
-1/3
+0,7
+1,5

Sơ đồ 3.1.1.3. Mô hình sản xuất, xuất khẩu bao nhiêu
quả táo thì đ­ược một quả
Mô hình này quy ước 1đơn vị giá trị hàng công nghiệp, nông sản lâm thuỷ sản đưa vào tiêu dùng ngoài biên giới là một “quả táo” mà có sự tham gia của các nhà sản xuất trong và ngoài nước.
Theo mô hình này với công nghệ hiện tại: Để ăn một “quả táo” giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu chúng ta phải nhập khẩu giá trị tương đương với giá trị 3 “quả táo” để sản xuất và xuất khẩu 4 “quả táo”; Bên nước ngoài bán cho ta đã chắc ăn 3 quả ngay cả trường hợp chúng ta không sản xuất  được 4 quả.
 Để ăn một “quả táo” hàng nông sản phải sản xuất nguyên liệu bán cho nước ngoài làm ra 3 “quả táo”. Trường hợp này chúng ta có vẻ chắc ăn song đã mất đi nguyên liệu mà có thể bên nước ngoài có công nghệ tốt sản xuất ra hơn 3 quả táo.
Khi  đổi mới công nghệ chế biến sâu, tham gia sâu vào cơ cấu giá trị thì chúng ta ăn một quả táo hàng công nghiệp chỉ sản xuất và  xuất khẩu 2 quả, ăn một “quả táo” hàng nông sản chỉ  xuất khẩu giá trị bằng 1,5 qủa, như vậy để ăn 1 quả táo chúng ta giảm một nửa khối lượng sản phẩm. Nếu duy trì khối lượng sản phẩm  xuất khẩu  như trước, không cần thay đổi về giá cả nhưng với công nghệ mới chúng ta sẽ được ăn 2 “quả táo “  ở mỗi loại hàng hay có thể nói  giá trị giữ lại trong  nước tăng gấp đôi trong khi kim ngạch  xuất khẩu không tăng!
Nước tiêu dùng cuối cùng không hẳn là  nước trực tiếp nhập hàng của chúng ta và cũng không hẳn đã tham gia cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá. Do vậy, tiếp cận trực tiếp với thị trường cũng là biện pháp tốt để tăng hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét