Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Mô hình quả táo (nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu)





 Tôi cho rằng nội địa hoá sản phẩm tiêu dùng trong nước có ý nghĩa thay thế  nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, quan trọng hơn chúng ta cần nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu tức là  tăng thu ngoại tệ , đề xuất của tác giả ở sơ đồ 3.1.1.3.
Đơn vị : “quả táo”


“Quả táo”
  công nghiệp

Quả táo”
nông sản
“ăn” một quả táo phải  xuất khẩu mấy quả



“Quả táo”

  công nghiệp
“Quả táo”
nông sản

I.Cơ cấu  giá trị với công nghệ  hiện tại

 Trong nước

1/4
1/3
4,0
3,0
 Nước ngoài
3/4
2/3
1,3
1,5

II.Cơ cấu  giá trị sau khi  đổi mới  công nghệ

 Trong nước

1/2
2/3
2,0
1,5
 Nước ngoài
1/2
1/3
2,0
3,0

Chênh lệch  II -I

 Trong nước

+1/4
+1/3
-2
-1,5
 Nước ngoài
-1/4
-1/3
+0,7
+1,5

Sơ đồ 3.1.1.3. Mô hình sản xuất, xuất khẩu bao nhiêu
quả táo thì đ­ược một quả
Mô hình này quy ước 1đơn vị giá trị hàng công nghiệp, nông sản lâm thuỷ sản đưa vào tiêu dùng ngoài biên giới là một “quả táo” mà có sự tham gia của các nhà sản xuất trong và ngoài nước.
Theo mô hình này với công nghệ hiện tại: Để ăn một “quả táo” giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu chúng ta phải nhập khẩu giá trị tương đương với giá trị 3 “quả táo” để sản xuất và xuất khẩu 4 “quả táo”; Bên nước ngoài bán cho ta đã chắc ăn 3 quả ngay cả trường hợp chúng ta không sản xuất  được 4 quả.
 Để ăn một “quả táo” hàng nông sản phải sản xuất nguyên liệu bán cho nước ngoài làm ra 3 “quả táo”. Trường hợp này chúng ta có vẻ chắc ăn song đã mất đi nguyên liệu mà có thể bên nước ngoài có công nghệ tốt sản xuất ra hơn 3 quả táo.
Khi  đổi mới công nghệ chế biến sâu, tham gia sâu vào cơ cấu giá trị thì chúng ta ăn một quả táo hàng công nghiệp chỉ sản xuất và  xuất khẩu 2 quả, ăn một “quả táo” hàng nông sản chỉ  xuất khẩu giá trị bằng 1,5 qủa, như vậy để ăn 1 quả táo chúng ta giảm một nửa khối lượng sản phẩm. Nếu duy trì khối lượng sản phẩm  xuất khẩu  như trước, không cần thay đổi về giá cả nhưng với công nghệ mới chúng ta sẽ được ăn 2 “quả táo “  ở mỗi loại hàng hay có thể nói  giá trị giữ lại trong  nước tăng gấp đôi trong khi kim ngạch  xuất khẩu không tăng!
Nước tiêu dùng cuối cùng không hẳn là  nước trực tiếp nhập hàng của chúng ta và cũng không hẳn đã tham gia cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá. Do vậy, tiếp cận trực tiếp với thị trường cũng là biện pháp tốt để tăng hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Đêm cô đơn gặp "người ngoài hành tinh"



Mùa đông năm 1980, trong đội hình vận động tiến công cấp trung đoàn “tái chiếm” xã Long Đầu, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn- tên bản đồ chiến dịch.
Chúng tôi hành quân hai ngày từ đèo Lùng Pa (h Văn quan, LS).
Đoàn chiến xa đi trước để lại đường mới mở, đất đỏ, mồ hôi trộn bụi, đặc quánh bết vào thân thể. Lính đi từng tốp. Đêm khởi hành, tổ lính hỏa lực nhẹ nằm vật bên đường, chỉ huy đá vào mãi mới dậy.
Chiều đến xã Long Đầu (nay là xã Mẫu Sơn) giáp cửa khẩu Chi Ma.
Tối đội hình tiến về cửa khẩu, tôi được “ưu ái” ở lại trông coi đống ba- lô của trung đội.
Lúc anh em đi, đêm buông xuống mới thấy sợ. Quây đống ba - lô vòng tròn ở vườn hoang gần một nhà dân. Moi đồ ăn,… rồi phải ngủ. Quá nửa đêm, tiếng quác, quác rồi lịm. 
Một bàn chân nhẩy vào trán, tôi bừng tỉnh, vồ khẩu A-ka từ từ quan sát. Một bóng đen như đứa trẻ chạy ra khoảng trống đứng im, trăng hạ tuần mờ bạc, tôi tiến lại gần định nổ súng, nhưng đó là một ông gà khá to, chân cao. Nhớ lúc chập tối, gặp chủ nhà có gương mặt đầy mụn cóc, anh ta kéo bễ đánh dao. Lúc mài dao, anh ta đưa lưỡi cạo râu lởm chởm như đe dọa! Sau này được biết, ở khu vực cửa khẩu Chi Ma, nhiều vụ lính Tầu bò sang ném đá và lều lán lính ta, đánh độc thủ, gọi loa, thả đồ tâm lý chiến.
Quay về ngủ tiếp, mặc kệ.
Sáng sau, lui quân, ra gương ô tô coi thấy có vết xước trên trán.
Cũng đêm đó, một lái xe phải giao tay lái, vì đêm trước nó ác mộng.
Anh Khuông, chỉ huy bảo, may mà mày không nổ súng.
Bầy đàn an toàn hơn cô đơn?

Về quê hương anh Hoàng Văn Thụ

(35 năm trước, mùa đông năm 1979, chiến chinh đưa mình đến nơi này)


Một chiều Đông có hai người lính.
Hứng máu anh hùng hay tập tính thi nhân?
Súng chéo vai, gậy tre băng đồi, dốc
Bến sông ơi đêm hãy đón ta về!
Qua triền sông, cánh đồng sau vụ gặt,
khói rừng chiều êm ái quá em ơi!
Rừng mận đào môi căng muốn nở
Lá sau sau tía hồng hứa hẹn những chồi xanh
Sương sa xuống mưa bay lất phất
Gió rừng thổi từng cơn mát lạnh
Bạn chân giầy, tôi chân dép bước đi
Qua núi cao theo vết trâu đi,
rừng chiều vắng, người chỉ đường xa tít
Thương chân giầy, cõng bạn vượt suối nông,
hơi ấm trên lưng bây giờ còn ấm !
nếu đụng vào biệt kích,
bỏ mạng trên đường quê anh Thụ.
Xương tấp xương !
Trời gần tối chúng tôi đến thăm,
có con chó chạy ra hít, hít...
Ngôi nhà sàn năm xưa
Anh đi về cùng đồng đội
Cột nhà mốc, kẽ nhăn thớ gỗ tháng năm
Khói mái  sàn nghi ngút trong mưa
Chủ nhà đón mời nhau bên bếp lửa
ánh hỏa hồng gương mặt mới thân quen
Cơm rượu- thịt trâu- rau rừng mời ăn
Chủ nhà hình như ăn rất ít
ôi vị ngọt bùi tình thân thiết
ánh lửa hồng soi Mế tuổi 80 .
Mế là em mẹ anh Hoàng Văn Thụ,
vết nhăn trên má vết nhăn cột nhà
Mế kể lại những ngày xa xưa ấy
Tiếng Kinh- Tày câu được, câu chăng
Con đã hầu chuyện một chứng nhân
Bước bậc thang nhà sàn
nơi người xưa ẩn mình làm cách mạng
Con đã nghe tiếng rừng chiều u ám.
Ngửi khói củi hương hồi, hương quế thơm thơm
Vị rừng đầu môi, đã trôi vào trong dạ
Thấy bóng người trong mưa,
hay Anh Thụ trở về  ???
Vẫn tiếc rằng sau bao năm xa cách
Anh vẫn mong về lần cuối,
Lửa rực hồng tôi muốn ngủ qua đêm
Bạn bảo về, anh ta ưa kỷ luật
Nếu ở lại có thể gây tai ách
Biệt kích rừng lảng vảng ăn sương
Chia tay Mế, nhận chai dầu, cây đuốc
Cháy bập bùng, tôi ngoái lại tìm chi ?
Trong ký ức một đêm Đông xa lắc
Cho con thêm vài lần cúng Mế ở chùa quen!
Lối đi  về theo vết chân trâu,
lửa chập chờn ẩn hiện rừng phương Bắc.
Có lẽ đêm nay,
giặc cũng say mềm bên bếp lửa nơi nao?
Cái sướng khổ- buồn vui- sống chết
Muôn kiếp đời thích sống - sướng -vui

 
Sông Giang ơi ! hẹn về không gặp bến,
cánh đồng đêm sương phủ trắng lấp trời.
Chúng tôi đi loanh quanh
“quẫy đạp” niềm hy vọng,
Tìm vào nhà dân theo ánh lửa hồng
Đêm đen đã biến ta thành tòng phạm
Cửa cài kín không ai thức mở
Chim lợn kêu tưởng vãi linh hồn!
Người dân sợ những lời dối trá
Đạn lên nòng tiếng “xoạch” chẳng ai ưa?
Người bạn sợ khi tôi gõ cửa
Tiếng “ngô, vừng” tuyệt vọng quay ra.
Chợt nhớ chuyện:
(áo lông ngỗng Mỵ Châu chạy giặc, nhớ chồng)
Tôi bảo theo hướng bã mía trên đường
sẽ dẫn tới bến sông
Vẫn may tuổi thơ còn ánh hồng ký ức
Chúa mỉm cười cho chúng tôi bè ở bên này
Sao lại thế? - bởi bên kia ít người
đò bè thích bến đông !
Chúng tôi qua sông nước lạnh vỗ về
Gió nửa đêm như thằng quái ác
Đuốc tắt phải dừng che áo bật diêm
Tháo bấc tiếp dầu làm đường dài phía trước
Hai chú lính chập chờn qua giốc đá cheo leo
Về đến lán chỉ còn que diêm cuối
Đuốc sắp cạn dầu,
tôi lạnh người hơn cả đoạn đường xa!
Bao năm trôi qua
Tình người quê anh Thụ:
Đón tiếp ân cần, nhân ái rất thâm sâu
Họ chính xác diêm- dầu đoạn đường về tiễn biệt
Có những lời không nói để nhớ nhau.