Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Xu hướng đa ngành trong kinh doanh nhiều khi đi trước nhu cầu cầu đa dạng của tiêu dùng .Trong ba khu vực của nền kinh tế ( nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) liên tiếp được phân ra các ngành hẹp, nhiều ngành hẹp ngày càng có vị trị trong nền kinh tế.Các nước phát triển cao,khu vực dịch vụ tăng nhanh; các nước đang phát triển khu vực sản xuất công nghiệp được chú trọng, nếu xao những lợi thế nông nghiệp là nguy cơ  tụt hậu của các nước này,
Marketing hiện đại không chỉ là sản xuất ra sản phẩm dịch vụ  đã có thuộc  nhu cầu hiện hưũ, mà nó tìm kiếm khả năng sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ mới đến ngạc nhiên rồi đựợc  thị trường chấp nhận với quy mô lớn,ví dụ như tin học ngành sinh sau nhưng phát triển nhanh, trong tương lai. Các dịch vụ bảo vệ môi trường ngày càng có thị trường lớn . Ngành phụ hôm nay nhưng là ngành chính của hôm sau. Đây chính là hướng phát triển không giới hạn của đầu tư phát triển, các công ty lớn tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm của cho nghiên cứu triển khai.
Nền kinh tế không chấp nhận phát triển dàn đều mà chỉ phát triển  được trong mối liên kết mềm mại ,trong sự phân công theo  hướng chuyên môn hoá và hiệp tác. Thế giới có khoảng 4 vạn công ty lớn đi đầu trong mọi lĩnh vực nhưng thành quả mà nó gặt hái được là nhờ mối liên kết với hàng triệu công ty vừa và nhỏ. Xu hướng đa dạng hoá ngành nghề thích ứng với các công ty lớn, các công ty nhỏ nên chọn một ngành thích hợp nhưng cũng phải tính đến đa dạng hoá sản phẩm trong ngành mình chọn.
Nhiều dự án đầu tư và các công ty mới thành lập người ta hỏi vốn đâu? Vốn bằng tiền cho các dự án chỉ là khái niệm có tính quy ước, quan trọng hơn là việc tìm ra các ngành nghề  dự án sử dụng đồng vốn đó mang lại hàng hoá và dịch vụ được thị trường chấp nhận và có lãi  bằng tiền để tái  đầu tư.
Chúng tôi nhiều lần đựơc tiếp xúc với các nhà đầu tư  tìm hiểu về thị trường cho dự án , chi phí nghiên cứu này không nhỏ để ra kết luận có hay không đầu tư. Những nhà đầu tư nhạy cảm  giàu kinh nghiệm không nhiều, họ có cách phân biệt lựa chọn thông tin, tín hiệu về thị trường. Có nhiều nhà đầu tư theo mốt, phong trào, chỉ nhìn, nghe nói về lợi ích của kinh doanh sản phẩm này , dịch vụ kia rồi chạy theo cho đến khi thua lỗ mới nhận ra sai lầm. Các công ty tư vấn đầu tư đưa ra nhiều nghiên cứu, nhận xét khách quan  nhưng đó là  cái đầu của nhà tư vấn, không phải của nhà đầu tư.
            Nghiên cứu mối liên hệ giữa các ngành sản xuất để lựa chọn lĩnh vực đầu tư khá phức tạp, những kết quả sau đây có thể tham khảo:
            1.Chỉ số liên kết kinh tế :Hai nhà kinh tế  Mỹ, Yotopoulos và Nugent nghiên cứu mối liên kết kinh tế bằng  các khái niệm :
“ chỉ số liên kết phía trước”là ngành  này sản xuất 1 đồng sẽ tạo thêm mấy đồng (chỉ số) cho ngành khác sử dụng sản phẩm này;
“chỉ số liên kết phía sau” cho biết ngành này sản xuất 1 đồng sẽ tạo thêm mấy đồng ( chỉ số ) cho những ngành cung cấp đầu vào của sản phẩm này.
Dựa vào số liệu thống kê của Chi Lê, Hy Lạp, Hàn quốc, Mê hi cô, Tây Ban Nha, hai ông đã tính được chỉ số chung cho 18 ngành và xếp thứ tự những ngành có  tổng chỉ số liên kết phía sau lớn cần ưu tiên phát triển vì nó có đầu vaò lớn tức là tạo ra công việc làm và thu nhập cho nhiều ngành khác. Thứ tự : Thuộc da, kim loại cơ bản; may mặc; dệt; thực phẩm; giấy; hoá chất và hoá dầu; sản phẩm kim loại và máy móc; gỗ,bàn ghế; xây dựng; in; các sản phẩm công nghiệp khác; cao su; sản phẩm phi kim loại; nông nghiệp; điện nước; khai mỏ;dịch vụ.
Những ngành cung cấp đầu vào cho nhiều ngành : Kim loại cơ bản; phi kim loại; giấy; thuộc da; điện nước; hoá chất và lọc dầu; dệt vải,gỗ bàn ghế; in.
 Một số nghiên cứu khác  sau này cho kết quả không khác,riêng ngành thuộc da đã bị các ngành khác thay thế quy mô.
2. Nghiên cứu hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam,các chuyên gia thống kê lần đầu đưa ra cơ cấu giá trị sản xuất (doanh thu của các ngành kinh doanh, hay chi tiêu quản lí nhà nước ,đoàn thể)
Nhận xét: Từ phương pháp tính  Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - chi phí trung gian; Chi phí trung gian gồm chi phí vật chất và chi phí dịch cụ, các nhà đầu tư căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, các ưu thế của công ty và khảo sát cụ thể thị trường để lựa chọn ngành đầu tư:
              Những ngành có chi phí trung gian thấp sẽ có giá trị gia tăng cao cần được các nhà đầu tư chú ý khi khởi sự công ty ,nhưng ngành này thường có giá trị sản xuất (doanh thu ) vừa phải,lợi nhuận tuyệt đối sau thuế thấp. Các công ty  trong ngành này cần nghiên cứu khả năng tham gia các hợp đồng phụ với các công ty có chi phí trung gian cao
            Những ngành chi phí trung gian cao sẽ có giá trị gia tăng thấp nhưng tổng giá trị sản xuất lớn và tổng lợi nhuận sau thuế cao ,có mối liên kết sau,trước cao,là cơ hội cho các công ty khác tham gia hợp đồng phụ công nghiệp, và dịch vụ
            Chi phí trung gian bao gồm: Nguyên vật liệu ,nhiên liệu,động lực, chi phí vật chất khác; chi phí  dịch vụ gồm : vận tải,cước bưu điện,các dịch vụ thuê ngoài,...Đây là những chi phí  có giá trị lớn, sử dụng thường xuyên mà các công ty phải tiếp cận để kí  hợp đồng phụ .
3 .Một hướng tiếp cận khác thông qua phân tích cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu,tỷ trọng giá trị sản xuất của hàng xuất khẩu có nguồn gốc  chi phí trung gian ở trong nước hay nhập khẩu, thông tin về hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu chính  (thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà nội, Đà Nẵng,..) và trên toàn quốc là cơ sở dữ liệu về lựa chọn ngành nghề đầu tư.
Khi thị trường xuất hiện nhu cầu hàng hoá  dịch phải nhập khẩu hoặc năng lực sản xuất trong nước thấp, các công ty năng động sẽ nghiên cứu kỹ hàng hoá này về mặt hiện vật và giá trị, đưa ra phương án sản xuất tiêu  dùng trong nước và xuất khẩu, các nước công nghiệp tiến tiến từng ngạc nhiên trước khả năng này của các nước công nghiệp mới. Tại Việt Nam, nhiều công ty đãsản xuất thiết bị phụ tùng,hàng hoá  thay thế nhập khẩu ,số tiền tiết kiệm  đầu tư và trong tiêu dùng có ý nghĩa trong cạnh tranh.
            Số liệu về cơ cấu nhập khẩu từ năm 1991 đến gần đây: Máy móc thiết bị và phụ kiện chiếm 33,1 % (tăng ); nguyên nhiên vật liệu 56,1% ( giảm chậm); hàng tiêu dùng  10,8 % (giảm chậm). Những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu : xăng dầu, thép,linh kiện điện tử, phân bón, sợi dệt.
            Xuất khẩu: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 45% ( giảm nhẹ );công nghiệp và khoáng sản 36 % ( tăng khá); dầu thô 18,5% (giảm nhẹ ).Ngôi thứ các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu từ cao xuống thấp: Dầu thô, dệt may, điện thoại (2010),  giầy dép, thuỷ sản; bốn mặt hàng này có tốc độ tăng cao ,chiếm trên 50% tổng kim ngạch ; tiếp đến là gạo, cà phê, cao su.
            Các nhà đầu tư hiểu rằng họ có thể không  khép kín chu trình  tạo sản phẩm nhưng sẽ đầu tư vào   một khâu của quá trình sản xuất làm gia tăng giá trị, đặc biệt là những ngành công nghiệp chế biến sâu có nguyên liệu trong nước sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao gấp nhiều lần xuất khẩu thô; liên doanh với nước ngoài sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng thay thế nhập khẩu.
            4.Một hướng khác khá quan trọng là khi các cơ quan nhà nước định hướng và thẩm định dự án đầu tư cần cung cấp thông tin chung, định hướng về thị trường, chính sách đầu tư để các doanh nghiệp cân nhắc, lựa chọn.Gần đây bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố danh mục máy móc thiết bị , phương tiện vận tải trong nước sản xuất được, công bố các nhóm ngành, các dự án khuyến khích đầu tư, tuy nhiên dung lượng cụ thể  của thị trường và công suất các dự án là do các chủ dự án tính toán.
            Những chuyên gia giỏi có nhiều khuyến cáo đáng lưu ý.Thẩm quyền quản lí nhà nước có hoặc không phê duyệt dự án là có căn cứ. Một số nhà đầu tư nước ngoài có ý kiến mong nhà nước ta ngăn chặn các dự án tương tự để bảo vệ thị trường nội địa cho họ. Đây là quyền của nước chủ nhà và chính sách đầu tư được điều chỉnh trên thông tin tổng quan về thị trường, các ý kiến  đó không thể chi phối. Nhà đầu tư  có bản lĩnh là phải chấp nhận , thích ứng với môi trường kinh doanh, luôn luôn chấp nhận cạnh tranh.
            Thành lập doanh nghiệp là quyền của chủ đầu tư về lựa chọn ngành nghề, cơ quan cấp đăng kí kinh doanh cần cho chủ đầu tư danh mục các công ty kinh doanh trong các ngành nghề cùng với các số liệu tổng hợp về xu hướng phát triển các ngành trong khoảng 5 năm gần đây. Một số nước thông tin này khá tốt, doanh nghiệp được cung cấp miễn phí hoặc lệ phí thấp khi sao chụp tài liệu.
            Thực tế hiện nay chúng ta chưa dư vốn , song cũng không hẳn thiếu vốn mà thiếu chủ đầu tư  biết sử dụng vốn và một cơ chế ,chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để tăng niềm tự tin,cho các nhà doanh nghiệp, ủng hộ lòng dũng cảm, tính mạo hiểm chấp nhận rủi do.
            Việc các cơ quan quản lí nhà nước, các chuyên gia cần nghiên cứu sâu sắc, đánh giá kết quả đầu tư,và chuyển đổi cơ cấu đầu tư trong mối liên ngành sau mỗi kì kế hoạch 5 năm  rất có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách đầu tư. Nghiên cứu này phải có phương pháp mới chứ không thể là các báo cáo hành chính hay các đề tài nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp cũng nên tự nghiên cứu quá trình đầu tư ở doanh nghiệp mình, rút kinh nghiệm, kiến nghị với Nhà nước và định hướng chiến lược kinh doanh.
5. Tính trung thực và khoa học về lựa chọn ngành nghề sản phẩm của dự án là nền tảng của tính mạo hiểm, nếu vì lí do riêng như chạy vốn, giải ngân, tìm kiếm lãi suất ưu đãi,vì một vị trí công việc hay bổng lộc trong quá trình đầu tư,... sẽ làm cho hiệu quả dự án đi vào hoạt động quá mỏng manh.
            Những sản phẩm dịch vụ có thị trường bền vững mặc dù có nhiều công ty đang tham gia chưa phải là đủ bởi cơ hội nâng cao chất lượng, hạ giá thành, thay đổi mẫu mã, tăng tính đa dụng sản phẩm, hoàn hảo dịch vụ luôn giành cho các nhà đầu tư. Các sản phẩm thuộc nhóm tiêu dùng của dân cư từ lâu là mục tiêu săn đuổi,gây sức ép của các nhà đầu tư bởi đây là nhu cầu không giới hạn, được thay đổi liên tục. Người ta có thể loại bỏ, làm mới hoàn toàn nhà ở, phương tiện giao thông, thiết bị, đồ dùng, thay đổi tập quán sinh hoạt.

Đơn vị : %

Ngành
Chi phí trung gian/ Giá trị sản xuất
Chi phí vật chât/
Giá trị sản xuất
Chi phí dịch vụ/
Giá trị sản xuất
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
1
Nông nghiệp
49,6
31,69
13,62
3,52
13,62
3,52
2
Lâm nghiệp
42,53
18,26
6,1
1,89
6,1
1,89
3
Thuỷ sản
47,27
40,01
3,52
7,09
3,52
7,09
4
Công nghiệp mỏ
59,57
7,75
11,45
1,8
11,45
1,8
5
Công nghiệp chế biến
63,24
59,32
1,74
2,43
1,74
2,43
6
Xây dựng cơ bản
67,61
63,46
7,82
3,43
7,82
3,43
7
Xây dựng của hộ cá thể

73,93

1,20

1,20
8
Điện,khí đốt,nước
58,38
44,85
0,66
3,44
0,66
3,44
9
Thương nghiệp,sửa chữa xe có động cơ
32,68
24,39
21,65
15,68
21,65
15,68
10
Khách sạn,nhà hàng
59,67
70,73
5,41
2,41
5,41
2,41
11
Vận tải ,kho bãi,thông tin,dịch vụ
30,25
33,75
6,42
12,49
6,42
12,49
12
Hoạt động kho bạc
33,17

20,79

20,79

13
Hoạt động ngân hàng
11,83

9,25

9,25

14
Bảo hiểm nhà nước
7,82

6,79

6,79

15
Hoạt động xổ số
26,11

25,61

25,61

16
Hoạt động khoa học,công nghệ
47,30

11,02

11,02

17
Giáo dục và đào tạo
35,26
22,47
18,14
10,20
18,14
10,20
18
Y tế và cứu trợ xã hội
32,50
22,43
4,86
3,77
4,86
3,77
19
Văn hoá thể thao
47,78
25,77
15,72
2,40
15,72
2,40
20
Hoạt động công ích
51,68
29,47
14,23
8,00
14,23
8,00
21
Hoạt động đoàn thể,hội
47,41
34,49
22,95
0,87
22,95
0,87
22
Quản lí nhà nước
47,83

30,10

30,10

23
Ngân sách xã phường
28,28

10,58

17,71

    
Nguồn : TCTK
 

Mô hình quả táo (nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu)





 Tôi cho rằng nội địa hoá sản phẩm tiêu dùng trong nước có ý nghĩa thay thế  nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, quan trọng hơn chúng ta cần nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu tức là  tăng thu ngoại tệ , đề xuất của tác giả ở sơ đồ 3.1.1.3.
Đơn vị : “quả táo”


“Quả táo”
  công nghiệp

Quả táo”
nông sản
“ăn” một quả táo phải  xuất khẩu mấy quả



“Quả táo”

  công nghiệp
“Quả táo”
nông sản

I.Cơ cấu  giá trị với công nghệ  hiện tại

 Trong nước

1/4
1/3
4,0
3,0
 Nước ngoài
3/4
2/3
1,3
1,5

II.Cơ cấu  giá trị sau khi  đổi mới  công nghệ

 Trong nước

1/2
2/3
2,0
1,5
 Nước ngoài
1/2
1/3
2,0
3,0

Chênh lệch  II -I

 Trong nước

+1/4
+1/3
-2
-1,5
 Nước ngoài
-1/4
-1/3
+0,7
+1,5

Sơ đồ 3.1.1.3. Mô hình sản xuất, xuất khẩu bao nhiêu
quả táo thì đ­ược một quả
Mô hình này quy ước 1đơn vị giá trị hàng công nghiệp, nông sản lâm thuỷ sản đưa vào tiêu dùng ngoài biên giới là một “quả táo” mà có sự tham gia của các nhà sản xuất trong và ngoài nước.
Theo mô hình này với công nghệ hiện tại: Để ăn một “quả táo” giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu chúng ta phải nhập khẩu giá trị tương đương với giá trị 3 “quả táo” để sản xuất và xuất khẩu 4 “quả táo”; Bên nước ngoài bán cho ta đã chắc ăn 3 quả ngay cả trường hợp chúng ta không sản xuất  được 4 quả.
 Để ăn một “quả táo” hàng nông sản phải sản xuất nguyên liệu bán cho nước ngoài làm ra 3 “quả táo”. Trường hợp này chúng ta có vẻ chắc ăn song đã mất đi nguyên liệu mà có thể bên nước ngoài có công nghệ tốt sản xuất ra hơn 3 quả táo.
Khi  đổi mới công nghệ chế biến sâu, tham gia sâu vào cơ cấu giá trị thì chúng ta ăn một quả táo hàng công nghiệp chỉ sản xuất và  xuất khẩu 2 quả, ăn một “quả táo” hàng nông sản chỉ  xuất khẩu giá trị bằng 1,5 qủa, như vậy để ăn 1 quả táo chúng ta giảm một nửa khối lượng sản phẩm. Nếu duy trì khối lượng sản phẩm  xuất khẩu  như trước, không cần thay đổi về giá cả nhưng với công nghệ mới chúng ta sẽ được ăn 2 “quả táo “  ở mỗi loại hàng hay có thể nói  giá trị giữ lại trong  nước tăng gấp đôi trong khi kim ngạch  xuất khẩu không tăng!
Nước tiêu dùng cuối cùng không hẳn là  nước trực tiếp nhập hàng của chúng ta và cũng không hẳn đã tham gia cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá. Do vậy, tiếp cận trực tiếp với thị trường cũng là biện pháp tốt để tăng hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Đêm cô đơn gặp "người ngoài hành tinh"



Mùa đông năm 1980, trong đội hình vận động tiến công cấp trung đoàn “tái chiếm” xã Long Đầu, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn- tên bản đồ chiến dịch.
Chúng tôi hành quân hai ngày từ đèo Lùng Pa (h Văn quan, LS).
Đoàn chiến xa đi trước để lại đường mới mở, đất đỏ, mồ hôi trộn bụi, đặc quánh bết vào thân thể. Lính đi từng tốp. Đêm khởi hành, tổ lính hỏa lực nhẹ nằm vật bên đường, chỉ huy đá vào mãi mới dậy.
Chiều đến xã Long Đầu (nay là xã Mẫu Sơn) giáp cửa khẩu Chi Ma.
Tối đội hình tiến về cửa khẩu, tôi được “ưu ái” ở lại trông coi đống ba- lô của trung đội.
Lúc anh em đi, đêm buông xuống mới thấy sợ. Quây đống ba - lô vòng tròn ở vườn hoang gần một nhà dân. Moi đồ ăn,… rồi phải ngủ. Quá nửa đêm, tiếng quác, quác rồi lịm. 
Một bàn chân nhẩy vào trán, tôi bừng tỉnh, vồ khẩu A-ka từ từ quan sát. Một bóng đen như đứa trẻ chạy ra khoảng trống đứng im, trăng hạ tuần mờ bạc, tôi tiến lại gần định nổ súng, nhưng đó là một ông gà khá to, chân cao. Nhớ lúc chập tối, gặp chủ nhà có gương mặt đầy mụn cóc, anh ta kéo bễ đánh dao. Lúc mài dao, anh ta đưa lưỡi cạo râu lởm chởm như đe dọa! Sau này được biết, ở khu vực cửa khẩu Chi Ma, nhiều vụ lính Tầu bò sang ném đá và lều lán lính ta, đánh độc thủ, gọi loa, thả đồ tâm lý chiến.
Quay về ngủ tiếp, mặc kệ.
Sáng sau, lui quân, ra gương ô tô coi thấy có vết xước trên trán.
Cũng đêm đó, một lái xe phải giao tay lái, vì đêm trước nó ác mộng.
Anh Khuông, chỉ huy bảo, may mà mày không nổ súng.
Bầy đàn an toàn hơn cô đơn?