Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Đừng dồn bất lợi lên vai nông dân!

Thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong thời gian qua thể hiện trên một số mặt cơ bản như tăng sản lượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giá trị XK nông sản tăng gấp hai lần trong 5 năm 2001 - 2005, một số mặt hàng đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD/năm là thủy sản, đồ gỗ các loại, cà phê, gạo. Kim ngạch XK cho biết sản lượng và thị trường nhưng chưa xác định rõ cơ cấu giá trị gia tăng, lợi nhuận, thu nhập của người sản xuất nguyên liệu, nhập vật tư nông nghiệp, đơn vị chế biến và XK?

"Lấy công làm lãi"
Sản xuất nông nghiệp của chúng ta có khả năng tăng sản lượng do tăng vụ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mở mang thị trường tiêu thụ nhưng giá trị tăng thêm của một số sản phẩm không mang lại nhiều lợi nhuận bởi chi phí sản xuất tăng đồng hành và tăng nhanh hơn sản lượng. Ví dụ:

Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng: chi phí lao động : 26%; chi phí vật chất: 74% , cơ cấu chi phí vật chất: phân hóa học: 34%, cơ giới: 18%, phân chuồng: 11%, thuốc bảo hộ thực vật: 11%, giống: 8%, thủy lợi: 11%, chi phí khác: 10%.

Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê tháng 7 năm 2006 cho biết: chi phí sản xuất một kg lúa niên vụ 2005 - 2006 khoảng từ 1.261 - 1.996 đồng/kg, với giá bán bán bình quân trên thị trường khoảng 2.300 - 2.400 đồng/kg thì lãi (sau khi trừ chi phí vật chất và công lao động thuê ngoài hộ) trên 1 ha lúa vụ đông xuân 2006 chỉ khoảng 1,5 - 6,0 triệu đồng/ha tuỳ theo từng vùng, khoảng cách chênh lệch phụ thuộc vào giống, chi phí, thời tiết, thị trường.

Trong chăn nuôi: Chăn nuôi lợn thịt hiện nay chủ yếu quy mô nhỏ 2-3 con/hộ. Theo kết quả điều tra, chi phí sản xuất một kg thịt lợn hơi xuất chuồng vào khoảng 12.000 - 15.200 đồng/kg, chi phí chăn nuôi tập trung ở mức cao hơn. Mỗi con lợn thịt xuất chuồng ở đồng bằng Bắc Bộ chỉ mang lại thu nhập (kể cả công của chủ) khoảng từ 100.000 - 150.000 đồng (tương đương một sào lúa/vụ). Nhiều trường hợp rủi ro về giá, chi phí đẩy cao thì sản xuất nông nghiệp không có lãi, rủi ro thua lỗ theo quy mô sản xuất.

Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ NN - PTNT) ở 46 tỉnh, thành phố cho thấy bình quân một hộ phải chi 30 khoản với mức đóng góp từ 250.000 - 800.000 đồng trong một năm, chia làm ba nhóm: 

Thứ nhất, chi phí cho sản xuất dưới dạng dịch vụ của HTX như: phí bảo vệ thực vật, thú y, khoa học kỹ thuật, thủy lợi phí, phí bảo vệ đồng điền... 

Thứ hai, các khoản đóng góp do các tổ chức thu: Quỹ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Quỹ Chăm sóc người cao tuổi, Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Khuyến học, Quỹ Hội cha mẹ học sinh… 

Thứ ba, các khoản đóng góp do UBND xã thu : nghĩa vụ lao động công ích, Quỹ an ninh - quốc phòng, Quỹ phòng chống bão lụt, xây dựng trường học, xây dựng giao thông nông thôn…

Sau 20 năm đổi mới, thu nhập của nông dân đã tăng từ 2 - 3 lần, nhưng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, 78% hộ nông thôn vẫn dựa vào nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông, lâm nghiệp và trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Với 30 khoản chi có tính "cố định" đã ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, bình quân một hộ trong vùng chỉ đạt 2,2 triệu đồng/năm, tương đương 183.000 đồng/tháng, nhiều hộ mức thu nhập khoảng 25.000 đồng/người/tháng.

Xu hướng chi phí cao vẫn tiếp tục phân bổ vào sản phẩm cuối cùng của nông dân điển hình là cân lúa, đầu lợn, nông dân chưa vượt qua, vượt xa ngưỡng thu nhập ở mức 100.000 - 150.000 đồng cho mỗi đầu lợn thịt, mỗi sào lúa/vụ.

Nguyên nhân
Thứ nhất, giá nguyên liệu đầu vào cao do NK chiếm đến 70% đối với sản phẩm lúa, chăn nuôi lợn, chủ yếu là nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu... Trong khi đó, tỷ lệ này tại Thái Lan là gần 57% và Đài Loan chưa đến 43% đối với thức ăn bò sữa. Các DN nước ngoài dè dặt đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhưng lại chú trọng đầu tư sản xuất nguyên liệu đầu vào và cung ứng vật tư nông nghiệp.
Thứ 2, việc hình thành giá đầu vào còn có thuế NK, thuế GTGT, thuế thu nhập DN, nông dân còn chịu những chênh lệch giá do đầu cơ và hình thức cho vay nặng lãi (vay tiền và vay vật tư).

Thứ 3, diện tích đất canh tác bình quân đầu người chỉ còn trên dưới 360 m2, bằng 1/6 mức bình quân của thế giới, quy mô đất canh tác của hộ thấp, vẫn còn phân tán làm cho chi phí sản xuất cao. Sản xuất phân tán đã hạn chế việc tập trung để sản xuất những sản phẩm có đơn đặt hàng có giá trị lớn của nhà chế biến XK.
Thứ 4, cơ chế cạnh tranh cùng với các biện pháp thị trường đã có xu hướng dồn bất lợi về cho người trực tiếp sản xuất sản phẩm nông nghiệp cả khi mua và khi bán.

Thứ 5, sức ép của giá sản phẩm NK đối với mặt hàng nông sản cùng loại và mặt hàng thay thế làm giá nông sản trong nước không thể tăng. (Các siêu thị, chợ lớn đã và đang bán thịt gia súc, gia cầm, nông sản chế biến, nông sản tươi sống NK với giá cạnh tranh, giành khách có thu nhập trung bình và cao).

Thứ 6, sản xuất nông nghiệp rủi ro trước thị trường và diễn biến dịch bệnh, gây nhiều tổn thất và tạo khoảng trống để nông sản NK chiếm chỗ.

Thứ 7, quy mô sản xuất nhỏ, chưa đúng quy trình làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, giảm giá trên thị trường. Quy mô sản xuất mở rộng nhưng thị trường lại không mở rộng và ổn định cũng là thiệt hại khiến nông dân đã phá bỏ một số cây trồng lâu năm!

Thứ 8, hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế về quy mô, phương thức nên hiệu quả không cao. Chưa có nghiên cứu sâu sắc về tác động của ngân sách hỗ trợ, đôi khi hỗ trợ đó chuyển vào những đơn vị thực hiện nhiều hơn đối tượng thụ hưởng phát huy thành quả của hỗ trợ. Nông dân chưa hẳn đã được tham gia thảo luận và giám sát đầu tư phát triển nông thôn. Thiếu cơ chế quản lý, bảo dưỡng, duy tu làm giảm tác dụng của công trình hạ tầng ở nông thôn...

Giải pháp khắc phục
Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu sâu về chi phí sản xuất nông nghiệp ở các ngành, vùng và so sánh quốc tế, chỉ ra phương pháp khắc phục các yếu tố nhằm giảm chi phí sản xuất, trước hết cần dỡ bỏ, giảm nhiều khoản mục trong 30 khoản chi đã nêu ra. Đặc biệt nên có cơ chế xem xét kỹ các khoản chi được sử dụng như thế nào, đã thực sự phục vụ sản xuất và đời sống nông dân, cần công khai hóa và thỏa thuận với nông dân về các khoản thu chi.

Xây dựng nền nông nghiệp đa dạng sinh học, đa quy mô, nhiều cơ cấu ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp theo cơ chế hợp đồng, có chế tài xử lý vi phạm.

Tổ chức hợp lý quy mô sản xuất theo hướng "dồn điền, đổi thửa" liên kết các hộ nông dân góp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tiền và các chứng từ có giá thành lập HTX, Cty dịch vụ nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp. Có cơ chế công khai, công bằng, minh bạch khi bồi thường cho nông dân khi bị thu hồi đất, có thể chuyển một tỷ lệ tiền bồi thường thành cổ phần của DN được giao đất? 

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ không vi phạm cam kết WTO như tiếp tục đầu tư hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ gián tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thông tin thành tựu khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường trong nước và quốc tế. 

Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên. Các hiệp hội ngành nghề có liên quan cũng cần bàn bạc để điều hòa lợi ích thành viên có liên quan, ví dụ như hiệp hội chăn nuôi, hiệp hội thức ăn gia súc, liên minh HTX... đều có đối tượng là nông dân.

Xây dựng cơ chế để hộ sản xuất tham gia mua cổ phần các Cty cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Cty sản xuất kinh doanh trên đất nông nghiệp bị thu hồi, tạo cơ chế mở để nông dân có nhiều cơ hội làm ăn.

Triển khai cơ chế bảo hiểm vật nuôi cây trồng cả về phòng dịch bệnh cũng như khi rớt giá.
Phát triển các tổ chức tín dụng nhỏ và vừa cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn, chú trọng đào tạo kỹ năng xây dựng dự án, tiếp cận tín dụng đến các đối tượng phụ nữ,...

Đổi mới các HTX dịch vụ nông nghiệp: Xây dựng mô hình HTX "mở" bao gồm xã viên sản xuất nông nghiệp, các DN cung ứng đầu vào, tiêu thu đầu ra, làm các dịch vụ hỗ trợ.

HTX thành lập Cty TNHH một thành viên: Sản xuất một số vật tư nông nghiệp như phân bón, giống, vận tải, làm đất, làm dịch vụ nhằm giảm chi phí đầu vào cho các hộ sản xuất nông nghiệp; Thu hoạch, sơ chế, chế biến sâu nông sản nhằm tăng giá trị nông sản đầu ra, chú trọng cả nhu cầu thị trường trong nước về sản phẩm sạch.
Tận dụng tối đa chính sách khuyến khích phát triển HTX theo Nghị định 88/2005/NĐ-CP và các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Xây dựng mối quan hệ mua bán tập trung giữa HTX và xã viên theo nguyên tắc hỗ trợ để xã viên giảm giá đầu vào, tăng giá đầu ra so với giá thị trường (giá đầu vào thấp, đầu ra cao, dịch vụ chu đáo).

Tranh thủ tối đa hỗ trợ của nhà nước, các chương trình kinh tế -xã hội để đào tạo nghề, các dịch vụ khuyến nông...

2007

Mỗi tuần Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm 1 triệu USD, tại sao không?

Đây là con gì?

Chống ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm với nhiều giải pháp như thay đổi giờ làm việc, sử dụng xe bus, taxi nội thành, xe đạp, chỉnh trang đô thị, đầu tư hạ tầng, siết trật tự giao thông, phân luồng,... đang được Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh quan tâm. Theo tôi cần xem xét, bố trí cho một số lao động làm việc tại nhà.

Người làm việc tại nhà là ai?

Là những người lao động mà nghề nghiệp cho phép làm ở nhà với những điều kiện làm việc tương tự như văn phòng cơ quan, doanh nghiệp. Đó là phòng làm việc có các phương tiên thông tin như điện thoại, internet, fax, camera trực tuyến để gửi thư, truyền dữ liệu, trao đổi âm thanh, hình ảnh... 

Ở Mỹ, những nghề được làm việc tại nhà: 1. Trợ lý hành chính; 2. Đại lý bán quảng cáo; 3. Kỹ sư phần mềm máy tính; 4. Người lập kế hoạch tổ chức sự kiện đoàn thể; 5. Biên tập; 6. Chế bản; 7. Thư ký nhập dữ liệu; 8. Nhân viên định giá bảo hiểm; 9. Nhà phân tích nghiên cứu thị trường;10. Thư ký luật sư. Ngoài ra còn nhiều nghề làm việc ở nhà với tư cách là công tác viên, hoặc tự chọn công việc miễn có sản phẩm, dịch vụ được thị trường chấp nhận.

Ở Việt Nam, có cơ quan cho công chức đến nơi nghỉ mát để tập trung soạn thảo văn bản pháp luật, nhằm tách họ ra những “tạp âm” của cuộc sống văn phòng, gia đình. Nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng viên, bác sĩ, được làm việc tại nhà, đến cơ quan vào ngày lên lớp, trực ca, hội họp, giao ban, báo cáo trực tiếp kết quả công việc,... Thực chất đây là cách quản lý lao động theo cách tạo môi trường làm việc thuận lợi, ấn định thời gian hoàn thành công việc.

Mỗi tuần, 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm 20 tỷ đồng, giảm 400.000 giờ người trên đường

Nếu các cơ quan sự nghiệp, cơ quan hành chính cho
phép tỷ lệ thời gian, số người làm việc tại nhà những công chức, viên chức không có lịch tiếp dân, không tham gia hội họp, hội thảo,... họ tập trung nghiên cứu các văn bản, viết các báo cáo, tài liệu, trả lời qua thư điện tử,... theo nhiệm vụ được phân công. Nếu xét về hiệu quả, sẽ khá nhiều công chức tiết kiệm được giờ tham gia giao thông, chi phí xăng xe, điện nước, cả ăn uống,...

Giả định với số lượng công chức, viên chức đang làm việc ở Hà Nội (gồm cơ quan trung ương và địa phương) là 100.000 người (chiếm 1/3 tổng số công chức), mỗi tuần làm việc ở nhà 2 ngày, số thời gian tiết kiệm khi tham gia giao thông là trên 200.000 giờ người trên đường/tuần. Tiết kiệm chi phí vật chất khoảng 50.000 đồng/ngày/người, sẽ là 10 tỷ đồng/tuần, số tiết kiệm đó là thu nhập. Một tháng, Thành phố tiết kiệm được 2 triệu USD là con số không nhỏ, góp phần giảm kẹt xe, tắc đường! 

Quản lý thời gian

Kết quả hoạt động của con người đều là sản phẩm, dịch vụ, quản lí kết quả công việc theo tiến độ, chất lượng,... hay hơn quản lí theo giờ hành chính, sự có mặt. Trên thực tế, công chức đến công sở cũng giành thời gian có thể là lãng phí như trà nước, tám chuyện, ăn nhậu quá giờ, đi muộn về sớm, kết hợp đi công tác để đi việc riêng, đi chơi,...

Có thể có người muốn làm việc ở nhà, nhưng có người không, mặt khác người quản lí lao động lo ngại người ở nhà làm việc riêng, lúc cần không có mặt,...hoặc vắng người ở nhiệm sở thấy kém khí thế! Do vậy, cơ quan cần có kế hoạch chi tiết để giải quyết yêu cầu làm việc tại nhà. Trong đó yêu cầu kết quả công việc và chế độ chờ của điện thoại.
Người làm việc ở nhà cần tự giác cao độ, chấp hành thời gian làm việc như ở văn phòng cơ quan, từ trang phục phù hợp, chỗ làm việc, tập trung vào công việc (có cơ quan khi giao máy tính đã khóa nhiều phần mềm máy tính để nhân viên không làm việc riêng)... Không thể vì ở nhà mà “tự do”. Nếu tập trung làm việc tại nhà, hiệu quả công việc rất cao vì lợi thế thời gian được tăng thêm từ 1- 2giờ/ngày (do không ra đường). Người làm việc ở nhà tự sắp xếp việc gia đình để làm việc, chấp hành thời gian đặt ra để hoàn thành công việc.


10 sai nhầm của doanh nghiệp

 Hoạt động trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hơn tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố. Sai nhầm ít nhiều của các nhóm doanh nhân không thể tránh khỏi, ngay cả khi đổ vỡ cũng chưa tỏ vì sao? Dưới đây là 10 sai nhầm phổ biến, tránh được cái nào cũng tốt.

Đến hết Quý II năm 2012, cả nước có tới 50000 doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, ngừng hoạt động. Con số này chiếm khoảng trên 10% doanh nghiệp cả nước, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Tài chính sẽ thành lập Tổ công tác để điều tra kỹ lưỡng những vướng mắc và có giải pháp phù hợp; Tổng Cục Thống kê sẽ điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, trong đó khối doanh nghiệp được tiến hành vào tháng 4 với hy vọng sang tháng 5 có kết quả. 

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hơn tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố. Sai nhầm ít nhiều của các nhóm doanh nhân không thể tránh khỏi, ngay cả khi đổ vỡ cũng chưa tỏ vì sao? Dưới đây là 10 sai nhầm phổ biến, tránh được cái nào cũng tốt. 

1. Ngộ nhận môi trường kinh doanh  

“Tiền đăng hậu phát” là mong muốn của doanh nghiệp khi thành lập, cơ quan đăng kí kinh doanh thông thoáng mong đạt được mục tiêu số doanh nghiệp ra đời, rút ngắn thủ tục đăng kí kinh doanh, nhưng hậu kiểm là ở các cơ quan chuyên môn khác nên xảy ra “có sinh không có dưỡng”. Đến nay, chưa có một cơ quan nào cập nhật được biến động của các doanh nghiệp trên toàn quốc, mặc dù khi thành lập đều có nơi cấp Giấy chứng nhận. 

Thực tế, trong những năm qua nhiều doanh nghiệp lớn mạnh, doanh nhân giàu có qua những thương vụ đất đai, mua bán, xuất khẩu, đầu tư, đầu cơ, môi giới, trúng thầu,... kích thích lòng ham muốn làm giàu của nhiều người bằng sự nghiệp kinh doanh- đó là khát khao chân chính. Tệ hơn là nhiều doanh nghiệp có những mánh lới làm ăn phi pháp nhưng thoát hiểm... tạo sự ngộ nhận trong nhóm cộng đồng,... có doanh nghiệp nhỏ bỏ ra tới cả tỷ bạc để xây dựng, đánh bóng thương hiệu nhưng kết cục lại không có sản phẩm xứng với thương hiệu... nhưng có doanh nhân buôn đất lời cả tỷ mỗi tháng, trúng thầu dự án thành phần quá nhẹ nhàng... tạo ra ngộ nhận dẫn đến những đầu tư sai. 

Ngộ nhận này không mất đi cũng không quá nguy hiểm, ở một số nước Đông Nam Á những năm trước kia, khi đăng ký kinh doanh chỉ cần 1 USD vốn thành lập, và có lúc đã đạt tới số doanh nghiệp “khai tử” gần bằng số “khai sinh” trong một thời kì ngẫu nhiên,... tựa như ở một thời điểm hiếm hoi ở cấp quận “số đăng kí ly hôn gần bằng số kết hôn” mới hay đời sống gia đình, đời sống kinh doanh rất phức tạp, đa chiều! 

2. Kỳ vọng vào bao cấp của Nhà nước và thị trường 

Đó là điều có thực, trước hết là doanh nghiệp nhà nước nơi hứng số lớn vốn đầu tư của ngân sách và vay ngân hàng quốc doanh. Thực chất số vốn này phải trải ra bằng các công việc mà khối doanh nghiệp dân doanh được hưởng, trong đó lợi ích cá nhân các bên không hề nhỏ. Những khoản vay được treo nợ khiến nhiều doanh nghiệp “tự tin” giải ngân, điển hình là Vinashin. 

Mặt khác, chính sách đất đai với việc giao đất có dự án, doanh nghiệp bồi thường cho dân, sau đó bán chia dự án, cho thuê hầm mỏ, hạ tầng, cho thuê lại đất, hoặc đất đai lên giá đã làm cho bao doanh nghiệp nuôi dưỡng “giấc mơ” thần kỳ sinh lợi. Nhưng điều đó có giới hạn khi thị trường thay đổi hoặc nguồn lực ngày càng hạn chế, thể chế chặt chẽ hơn. Sự cầu cứu giảm lãi suất, mua lại bất động sản, bán lại cổ phần,... là lẽ tất yếu của sự thất vọng hoặc tháo chạy. Thoát khỏi tâm lý bao cấp không đơn giản vì trầm tích và quán tính đó vẫn còn trước hết ở doanh nghiệp nhà nước! 

3. Không biết quản lý rủi ro

Điểm này cho thấy nhiều doanh nghiệp kém hơn cả những người buôn bán nhỏ. Với tâm lý sống trong nợ nần mong trượt giá để sinh lời từ hàng hóa, sinh lời từ khoản vay giảm giá (có người nuối tiếc cho Epco –Minh Phụng nếu chậm xử án, họ đủ tiền thanh khoản do giá đất tăng!). Đặc biệt doanh nghiệp nhà nước càng bộc lộ sai khi đầu tư ngoài ngành, đầu tư “xả láng” như người cắm nhiều câu đến mất cả “chì lẫn chài”. Báo cáo kiểm toán vừa qua cho thấy nhiều tập đoàn nhà nước mắc phải sai nhầm này. 

Nguy hiểm nhất là các doanh nghiệp có tâm lý “đứt đuôi nòng nọc”, lãi từ các thương vụ chuyển vào tiêu dùng, đầu tư cá nhân, quên lập quỹ tái đầu tư, dự phòng. Có doanh nhân than vãn, chỉ vì muốn có “con xe xịn” đã dốc tiền vào chơi, những con xe đó có thể đủ tiền đầu tư mảnh đất, căn hộ, cải tiến máy móc thiết bị cho sản xuất; xe xuống giá, ít tác dụng, trong khi đầu tư khác thì sinh lời hơn. 

Trong quản lý dòng tiền, nhiều doanh nhân được lợi từ chỉ số giá tăng liên tục trong nhiều năm nhưng cái hại thì không được làm rõ. Có thể khẳng định, doanh nhân chưa quen với chiều xuống sâu của chỉ số giá bởi nhiều năm qua chỉ số này dương cao hơn lãi suất. Đó là cái bẫy, nếu hạch toán không đầy đủ, thiếu phân tích dự báo thì luôn mắc bẫy. 

4. “Bạc đãi” với nguồn nhân lực  

Sự ngộ nhận về quyền lực của doanh nhân trong thị trường lao động đã bị trả giá bằng sự nhảy việc của nhân lực chất lượng cao, họ ra đi không chỉ vì lương thấp mà cả cung cách đối xử của chủ sử dụng lao động không tiến bộ. Chủ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước không sửa, chẳng bao giờ có nhân lực mạnh, mà chỉ có nhân lực kiểu “làm công ăn lương” thiếu sáng tạo, thậm chí còn cản trở, phá hoại sự nghiệp kinh doanh. Sai nhầm là không lắng nghe và yêu cầu nhân lực cao làm rõ ý tưởng kinh doanh, tự cho mình là hơn, là “vua sáng kiến”. Một Phó tổng Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thôi chức nói “Tôi không thể cống hiến khi Hội đồng quản trị không biết nghe, không chịu hỏi, vội bác bỏ” 

5. Tranh chấp chức quyền 

Ở đâu có tổ chức, ở đó các bộ máy hay có xu hướng tranh chấp quyền lực, dùng quyền lực để ban phát quyền lực,... dẫn đến những mâu thuẫn không giải quyết được. Kết cục là phân chia tài sản, chia tách doanh nghiệp hoặc biến doanh nghiệp là nơi tập rượt thứ quyền lực kể cả “quyền rơm vạ đá”. Sự tranh chấp đa phần ở chỗ đa nghi, đố kỵ tài năng, chi tiêu khuất tất, phong cách quản lý không đồng thuận. Khu vực tư nhân, quan hệ gia đình, chiến hữu vẫn có sự tranh chấp quyền lực bởi ngoài lợi ích, con người vẫn muốn cái danh! 

6. Gian lận ngay trong doanh nghiệp 

Cứ tưởng khu vực tư nhân không “tham nhũng, gian lận”, hóa ra ở nơi đó khi kiểm soát kém, đều dẫn đến việc lạm chi, nhận tiền ngoài sổ sách khi bán, khi mua... Một ông chồng khi làm giá bán nhà vẫn có thể dìm giá, bắt bên mua trả ngoài. Một ông cháu chạy xe bồn xăng vẫn tìm cách rút ruột,... 

Quy mô công ty cổ phần lớn, người đứng đầu hoặc nhóm lợi ích có xu hướng chuyển vốn, dự án cho đơn vị thành viên, cho doanh nghiệp riêng, tìm cách nâng mức lương theo doanh thu mà không chịu trách nhiệm khi thua lỗ. Điều này đã xảy ra ở tập đoàn của Hàn Quốc, ngân hàng ở Mỹ,... 

7. Coi thường người tiêu dùng

Nói “khách hàng là thượng đế” nhưng thực ra khá nhiều hàng hóa, dịch vụ khách hàng không được hưởng tương xứng với đồng tiền bỏ ra đặc biệt bảo hành,... nhưng đa số khách hàng chấp nhận, tạo ra tâm lý doanh nghiệp không coi trọng khách hàng về chất lượng và giá cả. Khi có cạnh tranh, doanh nghiệp mất khách hàng. 

8 .Thiếu quan tâm bạn hàng 

Những câu chuyện như “hạt điều dán keo để ghép mảnh vỡ” hoặc “rắn nhựa lẫn rắn thật” trong bình, “tôm cắm tăm, đinh gắn đầu”, hàng giả, hàng nhái, hàng độn... khiến cho các nhà phân phối chịu thiệt hại do những chủ hàng bán rẻ chữ tín. Ngoài ra, khi khó khăn các bên quan hệ nợ thiếu thiện chí khiến cho bạn hàng dần xa. 

Doanh nghiệp hướng lợi ích như định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, nhưng lợi ích là từ bạn hàng mang lại, người sản xuất cần người bán, người tiêu dùng, mỗi bên đều có lợi. Các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước thành công chính là chính sách với các bạn hàng, các đại lý phân phối được quan tâm để họ bán được nhiều hàng hơn, bán lâu dài từ đời cha sang đời cháu,... 

9. Ỷ vào thế lực cá nhân khu vực công quyền 

Một doanh nghiệp nhân nói “Ở tỉnh này, doanh nhân muốn khá phải có người chống lưng để được lợi thế kinh doanh như địa điểm, đất đai, trúng thầu dự án, vay vốn, xử lý tranh chấp,... và nguyện làm sân sau bền vững cho nhóm lợi ích”. Cái lợi, cũng kèm theo hại, khi sự “chống lưng” thay đổi, hoặc có sự cạnh tranh ở những doanh nghiệp mạnh hơn làm giảm hẳn lợi thế... 

Công quyền không phải ở đâu, chỗ nào, công chức nào cũng công tâm nên doanh nghiệp nhiều khi phải cắn răng chịu đựng. Ví dụ, nếu doanh nghiệp được trúng thầu, được giao đất, được cấp Giấy phép,... phải chia việc cho chỗ này chỗ kia, thậm chí phải đi đánh bạc và phải chủ động thua,... (56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước khẳng định việc chi trả hoa hồng là phổ biến- Báo cáo của VCCI năm 2012). Cái vòng quẩn này đôi khi đụng nhau rất khôi hài, doanh nhân đành phải chia lợi, hoặc có người bỏ hẳn bởi “lợi và răng” chẳng còn. 

10. Dựa vào xã hội đen 

Đây là hình thức bảo kê khi doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm, kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như nhà hàng, khách sạn, buôn bán đường dài, đất đai có thể xảy ra tranh chấp, hàng hiếm,... Thực ra đây là bài chơi nguy hiểm bởi nhóm bảo kê sẵn sàng làm hại doanh nghiệp, thậm chí ra những tối hậu thư, hoặc hành hung vấp vào lao lí. 

Nhóm xã hội đen ngày càng hướng, bám vào doanh nghiệp doanh nhân với nhiều mưu kế trong đó bạo lực là công cụ, một số sẵn sàng bỏ vốn cho doanh nhân chạy vốn, chạy chức vụ trong tổ chức để chia lợi sau này! 

Rút ra sai nhầm là việc làm của mọi người, riêng doanh nhân lại càng phải chú trọng để né tránh vết xe đổ, lối mòn của tư duy.

Chim sáo ( truyện ngắn)



Sáo ơi duyên phận cùng ai?





1- LANG BẠT

Gọi là giáo sư Bánh Tẻ vì anh trẻ nhất trong đợt phong chức danh khoa học dầu thế kỷ 21, trước anh học ở trường đại học Giải Phóng đi lên qua các chức vụ giảng dạy, nghiên cứu rồi nay quản lý nhà nước về kinh tế. Ðợt đó, có giáo sư Súng Dài trẻ thứ hai, anh là bạn của Bánh Tẻ. Súng Dài học Ðại học Thượng Ðình chuyên ngành sinh học đến nay chuyên nghiên cứu về môi trường sống của chim (bird life-BL). Họ là bạn của nhau.

Môi trường toàn cầu báo động đỏ, sách đỏ, kim các loại "kế- máy đo" đều đỏ báo hiệu nạn suy thoái môi trường trầm trọng.

Một nghiên cứu của Bánh Tẻ về kinh tế học môi trường trong nền kinh tế toàn cầu đang tăng truởng đi ra kết luận:

Tăng truởng kinh tế lên (1%) thì môi trường suy giảm đến duới 8%. Ðến một năm nhất định nhân loại thấy môi trường sống là "món an" ngon nhất toàn hành tinh. Bánh Tẻ tính ra co cấu GDP của tuong lai 70 năm sau với tỷ lệ: GDP vật chất từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khai khoáng chỉ chiếm 5% mà con người ăn đủ, mặc đẹp, ở rộng, đi nhanh; còn lại 95 % là dịch vụ, trong đó dịch vụ làm đẹp môi trường chiếm tới 85 %. Khi đó, con người chỉ cần chai nước và cái bánh nhỏ xíu có mùi vị thiên nhiên theo sở thích là đủ dinh duỡng, ngon miệng. Các vật chất đều gắn kết tạo môi trường bền vững, thiếu môi trường tự nhiên xanh sạch đẹp con người không thể sống được quá 40 tuổi. Mỗi ngày không thấy màu xanh cỏ cây hoa lá, tiếng chim, cánh chim bay trong thiên nhiên trong lành,… coi như ngày ấy "chết".

Bánh Tẻ nói điều này ở hội thảo quốc tế tại HN, được đánh giá cao kèm theo những dự án nghiên cứu môi trường đời sống của chim miền nhiệt đới ven biển phuong nam, giáo sư Súng Dài được thực hiện dự án đó.

Cùng bạn hàn vi, học hành tiến bộ, hàm hiệu lên đều, kiếm việc cho nhau, đồng chí huớng là thân nhau lắm, và có thể cùng tình cảm yêu mến nét đẹp mỹ nhân.

Nhà Bánh Tẻ nuôi chim sáo hót vui mỗi sớm. Nhiều hôm anh thấy có những con sáo trời bay tới hót cùng, sau đó thấy một con rất đẹp, nó có cái mỏ hồng xinh (hoi điêu), chân dài, lông có màu xanh chìm lẫn trong màu đen, hót hay, nhảy nhẹ nhàng đến choi thân với sáo lồng. Bánh Tẻ lấy thêm chén nước, chén hạt, thức an nuôi chim công nghiệp cho chúng an. Sáo trời thân với sáo nhà, tối nó ở lại. Một lần thấy thế, anh sợ mèo vồ, rắn cắn, nên mở cửa lồng mời sáo trời vào sống chung với sáo nhà.

Sáng sớm chúng sổ lồng hát vang bài ca mùa xuân rồi bay đi. Thôi, chúng nhớ thì về, không thì phóng sinh. Lạ thay trua tối, hai con bay về, chúng sướng hon trẻ không phải học cả ngày, chúng an ít mồi hon, ngộ nghinh nữa là chúng đều vui vẻ đậu trên vai lên đầu Bánh Tẻ.

Một hôm mua, rồi mua kéo dài đành phải nhốt chim lại. Buổi chiều về giáo sư Bánh Tẻ kinh ngạc thấy hai con đánh nhau rụng lông, quay đuôi vào nhau buồn ủ ru, không chịu nghe anh gọi, dỗ dành chúng cung không kêu hót, không chịu an.

- Súng Dài oi! lên chỗ tôi xử lý hai con sáo, hay lắm.

- Tôi sẽ lên ngay, ngay bây giờ hãy tách mỗi con một lồng.

Bánh Tẻ vội làm ngay, anh đỡ con sáo trời sang lồng mới, nó bé nhỏ, chân nhỏ xíu run rẩy, mắt chớp, khi vào lồng mới nó kêu: "ch ẹp ch ép, ép e m o n a nh". Mắt nó đẹp, lông muợt trong tay.

Giáo sư Súng Dài đến coi sáo nhà, sáo trời, anh thuyết dài dài về đời sống loài chim và kết luận:

-Chúng là hai con chim "gái" rất thân nhau, tìm đến nhau để tăng tự tin bay đi rình "bạn trai". Có thể những ngày vừa qua chúng gặp "bạn trai" cung loài sáo trời trú ở vùng nào đó trong thiên nhiên tốt, nhưng vì nhớ anh chúng bay về… và đã "đánh nghen" vì hiểu sai nhầm cái gì đó???

Mỗi con một lồng, chúng sống vui vẻ, sáng đua nhau ca hót rồi bay đi choi. Bánh Tẻ quý cả hai con, cham sóc chu đáo, chuyện trò vui vẻ. Sáo nhà dễ tính, sáo trời đòi an hạt các loại và nó kêu "ai, ai " mỗi lần uống nước. Mãi sau anh mới hiểu nó đòi hai chén nước. Ðặt hai chén nước khoáng "Lalêđô" vô, thấy nó an xong quay đuôi lại phía chủ, nhúng mỏ, vẩy mỏ và ý tứ quyệt mỏ vào cánh, sau đó sang chén kia uống nước nhìn chủ tuoi tắn hẳn. Anh đặt tên cho nó là (Sáo hai chén)

Anh để ý thấy sáo trời tự học nói khá nhanh, tiếng trong hon và kinh ngạc nhất là nó dự báo thời tiết bằng tiếng kêu trước mua to bão lớn. Hình như trong nó có "dòng chảy của sông nước, hải lưu, của thủy triều dâng hạ, những đám mây trời, và khí áp trong thiên nhiên" Bánh Tẻ tự dịch tiếng chim ra ngôn ngữ nha khí tượng như: Một tiếng hót thất thanh là sau 24 giờ có mua, nó ngửa cổ hót là bão,… Anh thông báo tin đó và gọi giáo sư Súng Dài đến trao đổi…

Giáo sư Súng Dài Bird life đã thuong lượng muợn Sáo hai chén về cho các thí nghiệm xuyên quốc gia trong dự án anh đang triển khai theo quỹ (BL).

Không biết giữ của thế là Bánh Tẻ phải chia tay Sáo hai chén.

Ðời Súng Dài theo những cánh chim từ núi cao đến biển xanh, qua sông, đầm lầy và vào chuồng chống dịch gia cầm, leo tìm, gỡ tổ chim ở các noi. Anh có những đóng góp tích cực trong bảo vệ cuộc sống của nhiều loại chim thuộc sách đỏ, và cung đã vô tình bắt, nuôi làm thiệt mạng chim trong các thí nghiệm "bí mật".

Bánh Tẻ chuyển giao những ghi chép quý giá về cuộc sống của Sáo hai chén.


Thế rồi Sáo hai chén được "di cư" sang một số noi trên thế giới để nó phát huy tính quốc tế và cung để Súng Dài tiến đến giải thuởng lớn về CHIM.

Ðến xứ Mani, Sáo hai chén được sống với những người đàn ông nghiêm nghị nhưng đầy tu duy khoa học, những người đàn bà và các sinh hoạt môi trường ở đó cung xanh sạch đẹp đến "lạnh" người với những ai ở vùng quen ấm áp và buông thả vào môi trường.

Sáo hai chén đã thể hiện thành công dự báo khí hậu, thời tiết, môi trường xứ Mani theo cách nó làm ở nhà Bánh Tẻ, nó ngấp ngứ rồi cung dự báo hiện tượng mua bão tuyết, núi lở… liên qua đến mực nước hàng ngày của các dòng sông chảy qua xứ Mani.

Người ta nhốt lồng, nó buồn dù lồng đẹp đến mấy. Súng Dài yêu cầu mở lồng cho nó đi choi. Ðất lạ, chim bạn lạ nó không đám bay xa mà quanh quẩn đi theo các nhân viên xứ Mani. Hôm sổ lồng, nó hót hay hon trong lồng rồi từ trên cây nó bay xuống mổ vai một ông hói rồi nhảy lên mổ vào đầu khiến ông và mọi người cười. Sau đó nó bay, đậu chào mọi người vui vẻ rồi về vai Súng Dài tiếp tục cuộc du hành trên các vùng lãnh thổ xứ Mani và lân cận.

Kết quả "di cu" của Sáo hai chén thành công, mang lại những tình cảm và ghi nhớ hẹn gặp lại ở U Mê Thượng.

Hôm Súng Dài về nước cùng Sáo hai chén, Bánh Tẻ ra sân bay đón bạn người, bạn chim. Trước khi lên xe về Trại Vườn, Sáo hai chén sổ lồng ríu rít trên vai Bánh Tẻ, nó mổ, gãi tai, cào má, môi Bánh Tẻ và hót bài như bài "Ca chiu sa". Bánh Tẻ vui gặp bạn người, bạn chim. Sáo hai chén nhìn Bánh Tẻ "chẹp chép, ép e m on anh" như hồi đầu nó được sang lồng mới.

U Mê Thượng một ngày trời xanh cao, nắng dải theo cánh chim, soi rõ những lùm cây trắng cò sếu. Người xứ Mani sang và chứng kiến lễ phóng sinh Sáo hai chén và sáo nhà. Ðể nó về với thiên nhiên, lúc nào nó thuong nhớ, muốn cứu chúng ta thoát khỏi môi trường suy thoái nó sẽ quay lại. Nếu lâu rồi nói sẽ bảo con cháu, bạn bè nó quay lại. Một chút buồn với Bánh Tẻ và Súng Dài sau tiếng chào của dôi bạn sáo.

Bầu trời U Mê tuoi sáng hon.
 -------------
U Minh Mê Thượng ngày hôm qua.



2- TRỞ VỀ

Khi phóng sinh, giáo sư Súng Dài đã bí mật gắn con "bọ chíp" vào chân sáo hai chén. Ngón nghề này anh học lỏm đâu đó trong những ngày làm việc ở xứ Ma ni. Người nên danh phận, thu phục đám đông đều có bí truyền hay tự khắc sinh ra, bởi thế mà xưa kia người ta hỏa thiêu oan phù thủy, cho rằng họ có tà phép mê hoặc, hại người lành.

Kẻ lừa đảo, truyền đạo hay dùng xảo thuật mà nên, nhưng đến độ nhất định của tuổi tác, bệnh ách thì lương tri trỗi dậy thường ngượng với chính mình. Họ không tự thú trước bình minh hay quỳ lạy hoàng hôn nhưng nhà chùa, giáo xứ, quỹ nhân văn, nhân ái được nhờ họ bằng sự cung tiến "hằng sản chuộc hằng tâm".

Cứ trông vào "thường- lê- thảo dân" hương hoa chỉ tổ mệt người các cô chú tiểu, bà xơ dọn dẹp quét thép.

Con "bọ chíp" làm sáo ngứa chân, nó lấy mỏ mổ vào lại ngứa lưỡi, ngứa mỏ hay hót. Tập tính sinh học của nó lúc nhớ, lúc quên như người có lỗi hình thể, sẹo, bệnh trong thân tuy không nguy hiểm nhưng rất khó chịu, hay tự ti đành phải "quẳng gánh lo đi" mà sống, tiếng hát át răng hô.(NHLê)


Từ ngày về với rừng U Mê, sáo hai chén nhớ lồng, tiếc nơi nó được người chăm sóc, hầu hạ. Cũng lạ lắm cơ, giống người văn minh yêu chim muông như yêu người, quý hơn người nên mới sinh ra "đám ma chó, vẹt, mèo". Sáo hai chén tự do với thiên nhiên, thứ tự do mà nó đã giã từ một lần vẫn không xong.

Sáo hai ly thích gần người như muôn loài động thực vật. Hoa biết vươn về cửa sổ phía Đông có cô gái đẹp, con sói tuy no bụng nhưng lại thích rình mò nhà có trẻ con đang bú, con mèo đêm đông, con chuột cũng muốn đến với người, đến với giống biết dùng lửa để hưởng hơi ấm của thượng đế bị mất cắp từ 0,5 triệu năm trước.

Rừng U Mê dưới cánh chim sáo hai chén, nó thỏa sức bay lượn hát ca với bọn sếu, cò vạc, bồ lông, chào mào, mòng két, le le, vịt giời,... Nó bay ra đồng nhảy lên lưng trâu bắt rận, nó tha thẩn dưới tán rừng trêu chọc bọn rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, con trăn,… Hứng chí nó mổ mai những cụ rùa, phát ra tiếng cốc, cách, cạch cộc… làm cụ rùa khoái chí thò thụt cổ rụt nhìn nó,…

Trí thông minh đến quái quỷ nhiễm từ những ngày sống với giới sinh học đông-tây giúp nó tạo niềm vui an ủi cho chính mình sau đó là muông thú. Chán "trò khỉ" nó theo lũ sáo sậu sống thực chất loài nhưng vì chót món "nhúng dấm" nên sáo hai chén lại "ngứa nghề" tiến hóa.

Bọn lâm tặc sống bằng "nghiệp" rừng đã bắt đầu quen với tiếng kêu của nó báo thời tiết đúng đến hơn 8 điểm trong thang 10. Riêng tiếng kêu báo kiểm lâm vào rừng thì chính xác đến tuyệt đối. Bao lần kiểm lâm truy tìm bọn lâm tặc, chỉ nhận được những tàn tro âm ỉ, bao túi rọ thú rừng chúng vứt khi chuồn. Đội kiểm lâm rừng U Mê đành "chung sống" với lâm tặc trong rừng để tìm cách chặn bắt chúng ở cửa rừng cho an toàn. Rừng rậm, rộng nhiều lối ra vào sao chặn hết. Thế là rùa, rắn, ba ba, muông thú lên thành phố làm lễ tế thần, qua biên giới "du lịch" đặc sản.

Những thông tin về sáo hai chén qua con "bọ chíp" đời cũ kỹ mà giáo sư Súng dài được người xứ Ma ni chuyển giao công nghệ, chỉ cho biết vị trí độ ẩm của rừng U Mê.

Rồi một hôm, độ ẩm thay đổi liên tục, giáo sư Súng Dài liên tưởng đến đám cháy rừng. Anh báo với nhà khí tượng thủy văn nhưng các chuyên gia ở đó cũng tin vào "vũ khí đầy mình" chỉ ghi sổ trắc nghiệm con "bọ chíp" của sáo hai chén gửi về.

Đám cháy lan rộng, khói mù mịt, đất than bùn nền rừng "nướng âm ỉ" thì vệ tinh quốc tế mới biết và truyền ảnh cho nhà khí tượng, nhà khí tượng post lên VơTeVin chứng minh sự hợp tác hữu hiệu của ngành.

Gần 4000 ha rừng tràm nguyên sinh hóa tro bụi, các sinh vật dưới thảm rừng chết thảm khốc, chỉ còn mấy con trê lẹm đầu, trạch, lươn, cá rô cứng vây, tê tê sắc vẩy rúc sâu xuống đất là thoát lưỡi hái thần lửa.

Xưa nay trời công minh chính trực hay bù đắp cho người xấu dáng tốt nết cái quý nhất là mạng sống "dáng xấu- ở hiền thì gặp lành", thế mà nhiều kẻ dám tuyên bố "một phút huy hoàng, một ánh sao băng còn hơn le lói cả đời" Rừng U Mê đã cho chúng toại chí nguyện sao chổi.

Sáo hai chén và bầy chim thoát hiểm bay về rừng U Ám trong sự tuyệt vọng của lưỡi lửa đói khát ngàn năm. Hết rừng nguyên sinh, đàn chim đến kiếm ăn vùng rừng dân sinh, ruộng ao hồ của người và nhiều con đã mắc bẫy, lưới của bọn người ác, có thể sáo nhà đã tận số vào lồng hay bị mèo vồ?


Sáo hai chén nhớ giáo sư Bánh Tẻ, người vô tư chăm sóc nó. Tuy không hiểu biết nhiều về chim như giáo sư Súng Dài nhưng anh đã hiểu nó muốn nói gì, hiểu nỗi đơn côi, đời lang bạt của nó, hiểu tiếng hót của nó khác với tiếng kêu báo trước thiên tai. Anh đã có lỗi bởi tin và mong bạn Súng Dài "sớm vinh danh-nhanh tiền bạc- khác ái tình "

Một hôm sáo hai chén trở về nhà người xưa, chiếc lồng vẫn còn treo dưới mái hiên, nó đến bên cửa sổ nhà Bánh Tẻ kêu tiếng gà con: "chíp chép, nhíp nhép em về nhà"

Bánh Tẻ nghe tiếng thân quen vội ra mở lồng. Nỗi buồn hận trào dâng, sáo hai chén của anh không còn hình bóng ngày xưa. Tháng năm gió bụi, thiên nhiên hoành tráng và tàn khốc, cuộc mưu sinh cùng muông thú đã làm sáo hai chén khác đi nhiều quá. Mỏ nó bạc, mép vàng xưa nay thành mép sáo sậu, lông xơ có màu bạch ngà, đôi chân dài nhỏ xinh xinh đã như thân cây cổ thụ trong kỹ thuật phóng to thu nhỏ ảnh.

Riêng ánh mắt, dáng nhảy nhót của nó không khác, và lạ thay khi vào lồng nó vẫn dùng ba chén như xưa: ăn một nơi, tắm một chỗ và uống nước sạch. Trong dân gian có câu "uống rượu như sáo tắm" phải chăng là uống kiểu "tửu học- đạo trà "?

Bánh Tẻ gỡ ngay con "bọ chíp" vứt vào gốc cây mướp, vết chai sẹo ở chân sáo đã tố cáo hành vi của Súng Dài lạm dụng "hightech" trên sự sống. Mắt sáo hai chén đẹp, nhìn Bánh Tẻ như muốn cảm ơn anh đã giải thoát nó khỏi môi trường ương dở.

Nhưng số phận sáo hai chén chưa hết, nó phải làm phận sự của loài chim thông minh, xinh đẹp, tình cảm thích đồ thượng để để rơi… và hồng nhan có bạc mệnh không? nhân loại hãy đợi đấy!
 

3- SÁO ƠI DUYÊN PHẬN CÙNG AI?
Sáo hai ly về với giáo sư Bánh Tẻ, nó tự do ra vào lồng, vui với trời xanh bao la, líu lo trong những lùm cây công viên thành phố với chích chòe, chim sâu, ngó nghiêng với bọn chim bị nhốt lồng ở Sở thú, bọn cò diệc, sếu cổ chụi, gà lôi, cả đại bàng, đà điểu bẩn thỉu vô hồn trong lồng, chuồng, tuyệt vọng nhìn sáo, nhớ ngày tự do thiên nhiên như con hổ "nhớ rừng" nhớ nhà thơ Thứ Lễ.
 
Sống ở đời phải có ích cho đồng loại, cho sự sống, muốn có ích phải hiến dâng và hy sinh, học tập 10 năm không bằng một ngày cống hiến. Giáo sư Bánh Tẻ vẫn ngày ngày chuyện trò với sáo, anh nhờ người về quê mua hạt kê, hạt vừng chính hiệu, mua những hộp cào cào, châu chấu, nhộng tằm, ong sữa từ những chú bé chăn trâu, trốn học đi bắt (ăn trộm) đặc sản bán cho người thành phố. Vì thế mà sáo hai chén không phải ăn những viên pô-ly vitamin từ mấy cơ sở sản xuất đồ ăn nhanh và nước uống gần sạch nhưng thiếu khoáng.

Một ngày, anh thấy sáo không uống nước khoáng đóng chai, không tắm nước máy, để ý thấy nó uống những giọt sương trên lá, nụ trà trong chậu hoa đặt trên sân thượng. Nó không chịu tắm nữa thì bẩn quá. Rõ ràng đồ ăn, nước uống công nghiệp có vấn đề chất lượng, có thể sạch nhưng thiếu vi lượng, các nhà sản xuất hạ giá thành, tăng số lượng để thỏa mãn nhu cầu gần vừa khả năng thanh toán.

Giáo sư Bánh Tẻ lại ra các đầm sen đẹp, lấy nước trong những ngày sạch (sau cơn mưa) mang về thì sao hai ly dùng ngay với niềm vui sáng mắt, mượt lông hót hay.

Sáo hai ly khôn ngoan, nhiều cá tính vì nó đã sống với thiên nhiên quốc tế, sống ở rừng nguyên sinh, sống nửa lồng nửa trời, sống với người và thú, vẻ đẹp của nó bị "tạp hóa- hàng xén", trí khôn "bánh nướng thập cẩm" nhưng trội hơn vẫn khả năng dự báo khí hậu, thời tiết, thủy văn nhờ giác quan của nó phát triển đặc biệt hơn loài.

Tình bạn giáo sư Bánh Tẻ và Súng Dài không nhạt phai, chuyện nhỏ bỏ qua ngay khi những dự án lớn hứa hẹn việc làm, tiêu tiền, và vinh danh khoa học. Họ có thể chia sẻ nhiều việc, nhiều thứ, thậm chí đổi con nuôi dưỡng trong tháng hè nhưng… không đổi vợ, họ có thể cùng cạ với một người đẹp nào đó trong thành phố,…thì con sáo là cái gì?

Giáo sư Súng Dài không thể bỏ qua đặc điểm lợi hại của sáo hai ly, anh lại thương lượng để giáo sư Bánh Tẻ cho sáo hai ly vào viện Nghiên cứu muông thú và diễn biến khí hậu thủy văn.

Sáo hai chén có việc làm, có lương bổng, sáng có người đến nhà Bánh Tẻ đón sáo "đi làm", chiều về, hôm ngồi xe lạnh, bữa ngồi xe ôm, lồng sáo được phủ vải điều.

Việc của sáo hai chén ở Viện là thử nghiệm mùi vị, thành phần nước, khí. Viện nhận được các kết quả của các trạm nghiên cứu, ví dụ như khí lò vôi ở bên sông Hồng Hạnh, các dữ liệu thủy văn ở cao nguyên Dạ lát, núi Ngọc Sinh, bãi biễn Ca Nước, khu nghỉ mát Bà Xà,… sau đó tái hiện trong một phòng có non bộ, suối, cây lá linh tinh nhờ một phần mềm "đặc chủng". Các nghiên cứu viên trực quan qua kính và đọc in kết quả trên computer.

Họ reo lên sung sướng khi tiếng hót, hét, động tác bay nhảy "disco, tănggô, samba,vanxơ chachacha,…" của sáo hai ly mà dự báo thời tiết. Sáo hét tức là trời nóng, hót là mùa thu tới, ủ rũ là trời sắp bão hay áp thấp,… lông da nó cho biết độ ẩm không khí .Vì vậy, nó cứu được nhiều người thoát các vụ bão, lũ lở đất, sóng thần. Dự báo của Viện ngày càng vang tiếng, nổi tăm hơn cồn cát.

Giáo sư Súng dài cười mãn nguyện, anh tính đến chuyện nhân giống con sáo này bằng công nghệ sinh học cổ truyền và nhân bản. Khổ thân sáo lại phải "khám sức khỏe" tổng hợp lập mấy chục phiếu xét nghiệm máu, lông, vẩy chân,… gần như người.

Việc của sáo hai chén là ăn, uống, tắm vui chơi và vào phòng thí nghiệm hút hít- hét hò -hót hát- nhảy nhót . Đồ ăn, thức uống, các chậu phẩm mầu nhiều vô kể cùng gương kẹp, dao kéo, đũa, que,… cho sáo ngắm nghía mình. Đã có hôm nó soi gương thấy da khô, lông sơ, mép trắng, nó định nhảy vào chậu phẩm màu nhuộm như quạ cho rồi đời. Một nữ nghiên cứu viên nhìn thấy thế, cô quyết định đến tân trang, hóa trang cho sáo đỡ buồn lẻ cho chính cô trong "8 giờ còng số".

Chiều về, sáo hai chén lại say mê với món châu chấu non, hạt kê vừng chính hiệu, nước lấy từ lá sen, và nó hót nhẹ nhàng trên vai Bánh Tẻ:

" nhíp nhép em bỏ việc,
 chíp cha em xa anh,
nhíp nhít đời con vịt,
chíp che mẹ Súng Dài..
e e anh Bánh Tẻ,…"

Một hôm, Súng Dài giáo sư mang theo con mèo tới Viện, anh có nhiều con vật được thuần chủng bám theo anh, đấy là tài của giáo sư "động kinh vật" mà ai đó đặt tên nhái từ " giáo sư sinh vật học"

Con mèo tam thể khá xinh, mặt tròn, ria mượt, mắt như hai hòn bi ve trẻ em, nhập khẩu từ xứ Bô-hêm. Vào phòng thí nghiệm, mèo chạy nhảy êm êm, luồn chui, ngó nghiêng nhìn bọn chim thú đang đậu trên cành khô, trong lồng. Con vẹt cười khạch khạch khi thấy mèo. Mèo nhìn sáo hai chén- "nhân viên mới", sáo nhìn mèo truyền dòng điện sinh học vào nhau, mắt mèo trong veo như mắt "dì của Tấm", sáo hơi sợ nhưng không thấy mèo kêu, sáo nhảy hót bài "lý con sáo" mèo bắt đầu kêu tiếng lạc loài.

-Meo! -chỉ một tiếng giống mèo;
-Ngao!- hơi giống mèo thất tình trong đêm;
-Ngâu!- gần giống tiếng chó con;
-Ngào ngào! -rõ tiếng trẻ khát sữa.

Sáo hai chén thất vọng, khinh bỉ nhìn mèo rồi quay đầu chỗ khác buồn thương số phận những con vật đã bị thoái hóa mất "bản sắc văn hóa loài". May cho sáo, nhờ châu chấu, nhộng non, trứng ong, nước hồ sen của nhà giáo sư Bánh Tẻ nên chưa mất tiếng, chưa mất giọng hót "mẹ đẻ"

Có thể con mèo đó ăn nhiều mỡ, đạm mà béo lấp thanh quản, không phải chịu đói thèm trong những đêm kiên cường đảo mắt, rung ria bắt chuột thì nó không còn là mèo trong môi trường của Súng Dài.
 
Hai giáo sư Bánh Tẻ và Súng Dài bên ly cà phê Ban -Mê -Chồn Abrica. Giáo sư Bánh Tẻ nói:
- Chúng ta phóng sinh sáo hai chén, chỉ có thiên nhiên mới nhân giống bản hiệu nó, anh thí nghiệm thế là đủ.
- Tôi nhất trí với anh khi giải thưởng Môi trường Xanh với chiếc Cúp đặt trong tủ nhà tôi.
- Anh "ác" với sinh vật là sao?
- Anh hãy cho tôi dự án bảo vệ chim trong phòng thí nghiệm trước khi bảo vệ chúng trong thiên nhiên. Gửi anh chế độ cộng tác viên -Súng dài đẩy chiếc "lá phong" vàng của Lê-vi-tan về Bánh Tẻ rồi kéo Bánh Tẻ đứng dậy.
- Thôi nào, sinh vật là con vật, là thực vật, chúng mình đến chỗ em Mờ Me, em Ét Sờ, em Tè Lè trẻ trung vui vẻ- hôm nay cuối tuần.

Sáo ơi duyên phận cùng ai?
Bạn tình thiếu vắng anh tài nhạt thưa
Sáo không muốn sống phí thừa
Vào phòng thí nghiệm mấy mùa quýt xanh?
Một vùng khí hậu trong lành
Vẫn chờ, vẫn đợi để dành… sáo ơi

4- SỐ PHẬN
Sáo hai chén được phóng sinh lần hai là do nó cố tình làm sai bản năng trong những ngày sống, làm việc ở Phòng thí nghiệm của GS Súng Dài. Hy vọng vắt chanh trí tuệ sáo để lấy “Giải thưởng môi trường xanh” của Súng Dài tắt lịm sau bữa nhậu quên mình với đồng nghiệp xứ Mani qua thăm. Người đời có niềm vui lớn nhất trên bàn nhậu, làm lấy ăn, chiến đấu lấy sự sống là thế, sướng sau nữa là vật ngang giá (măm-ly) tiếp khoái là thiên nhiên, nhân tạo, tự tạo như phong cảnh đẹp, nhà ở nhiều ô, giường bát tiên, chõng tre (ôm trẻ gãi nảy kiều).
Sáo về với xứ sở từ ngày tổ tiên nó là con cá trốn học, đánh lộn thua cuộc bay lên mặt nước, mọc lông mao xanh rồi thành loài có xương sống có lông vũ, gọi là chim. Sáo về với loài chim:

***

Giống bắt gà con và đạo đồ của đồ tể ba-toa chấp nhận sáo ngụ đàn không phải để làm kẻ trộm, mà mua vui, làm ấm cho tổ quạ xứ nhiệt đới nhiều mưa.
Sáo hai chén (viết tắt S@C) không lạ gì tổ quạ, đáp lại lòng loài hắc điểu, nó bê đủ thứ vàng cám kim cổ pha tạp không cần chịu trách nhiệm về nguồn gốc chất liệu “ai zô hay zô ai” để xây tổ nhà quạ. Bọn chim khác thấy lạ qua thăm, con ngan gà vịt thấy rác rơi dưới gốc cây cơm nguội cổ thụ, và chúng đã mổ luôn cả trứng quạ xanh lơ thanh thiên, và rỉa luôn cả quạ non ham mớm mồi trườn rơi ra khỏi tổ.

Bản năng loài trỗi dậy, phép nghịch đũa “Vịnh Bắc Bộ” của chú Sam, kiểu “Gây hấn” của thím thực dân Phú lang sa không ai chịu kém tắm. Dân giã nói “ kiến cá xơi lẫn nhau”, khiếp thật.

GS Súng Dài đành phải hiểu nguyên lý “Luật về Rừng” để chúng tự định đoạt trong thiên nhiên, chớ can thiệp “nhân đạo” kiểu “bà đỡ ngoại” để rồi sói cũng hết mà cừu thì ốm lăn cả đàn, gà trại cúm bốn mùa không biết chán.

Trả ơn S@C làm tổ cho quạ, bầy chim ô bắt châu chấu non, sâu róm thò ra kén “cúng nịnh” S@C.

Những lúc nhớ nhà lồng của GS Bánh Tẻ, S@C lại vô tư về nhà trọ cùng xứ trần gian, chui vào chuồng mà GS Bánh Tẻ luôn để hai chén sứ Bát Tràng màu da lươn đựng nước lọc từ lá sen giữa hồ lớn ở Kinh Thành do một tay mãn hạn tù dưới chung thân trúng thầu 50 năm, coi sóc.

S@C dùng thứ nước đó như “miếng ngon nhớ lâu” của Vũ Bằng và Băng Sơn. S@C nhìn bầy quạ đen khoàng khoạc rặt một tiếng trong lúc đói mồi, lúc được mồi và cả khi xung trận với chèo bẻo, với ánh mắt như lúc nhìn GS Súng Dài kiểu “đòn đau nhớ đời”
Một hôm, nó nhác thấy đàn chim “Pi-Cát-Xô” bay về tổ hộp gỗ, sáng ra thấy người bắt hai con non mon men bên ràng bỏ vô lồng đem ra chợ Sắt. Mắt người ôm bồ câu sáng long lanh bên cặp mắt “đức mạ” của cặp chim câu.
 
S@C buồn chán. Biết bay đâu, về đâu. Thôi đành ngụ cùng tổ quạ hôi mù cho qua tháng năm số kiếp, nó chợt nghĩ về thế hệ con em nhà sáo. Ôi! giá như uống tắm cùng vũng nước, mổ chấy rận lưng la lừa, trâu nghé, bò bê như bầy sáo sậu dậm tiến, học nội giữ đúng bản chất loài thì hay biết mấy.

Chéoo choe, choép. S@C kêu vài tiếng rồi buông thả mấy mớ tranh hỏng, giấy cân lẫn tóc rối vào tổ quạ đang đẻ đàn sinh đống.
 
Số phận không mỉm cười với những vẻ đẹp và trí khôn, sức mạnh và lòng dũng cảm của sự sống- trước hết là ở động vật có xương sống, cho con bú ngụ ở rừng. Vẫn may mình chưa thuộc loại đó lên “cỏ may”vẫn bám đầu, S@C ngậm nghĩ và chăm chỉ khuân vác xây tổ quạ.

Nhà quạ càng đông đàn thì đàn gà vườn càng thưa, nhưng còn con nào thì ngon thịt con ấy, nhất là giống gà hoa mơ chớm tập nhảy ổ và biết mổ đầu nhau nhưng chưa nấm lưng. Mỗi Tết, dân làm ăn buôn bán, quan trường và nhất là con nhang cầu may, cầu phúc bằng mâm cúng lại săn lùng bằng được các chú trống hoa mơ sót lại trong các cuộc oanh tạc của thiên địch. Bọn gà trại tuy béo nhưng hay cúm, ít “phần hồn” nên chỉ lên đĩa nhậu quanh năm cho khoái khẩu dân “ăn như rắn, cắn xé hơn quạ”.

Một hôm, quạ chủ quắp một chú nhíp bông mang về tổ cho lũ quạ con chơi. Chíp bông ngơ ngác trong bầy quạ con lông tơ đen, cái mỏ lộ dần vẻ hung dữ đón mồi.
Nhíp, nhép,… bầy quạ con há mỏ rồi mổ luôn chíp bông. Chíp bông kêu khóc thảm thiết, nước mắt chảy giàn giụa. Dưới gốc cây mẹ mái mơ xù lông điên dại quang quác đòi con. Quạ chủ thò cổ ngó nghiêng với con mắt phù thủy quái quỷ, rồi lại nhìn chíp bông run rẩy trước bộ mỏ háu ăn của đám quạ con. Ba nhát mỏ thì lũ con được bữa no nhưng quạ mẹ không làm. S@C thấy thế vội cặp vài nhúm châu chấu, sâu non “tiền công” đưa cho đám quạ con với hy vọng cứu chú chíp bông. Có mồi, tất cả lũ quạ con và và chíp bông hướng tới “festival” nhậu, quên luôn trò chòng ghẹo, quậy phá, hạch sách. Những con sâu non mềm, châu châu non tuồn vô mỏ.
Quạ chủ không nói gì, gật gật đầu:
- Chị không nuôi được con chíp này đâu- S@C nói.
- Tôi muốn nó sống với bầy đàn hy vọng giảm tính hung dữ, xấu xa của đám con tôi;
- Bệnh gà cúm đang lan tràn, chị nên thả chú gà con này về với mẹ nó càng sớm càng tốt. Chị đừng mặc cảm về nòi giống, đặc tính loài, dù sao chúng ta được tạo hóa không hạ cấp sống lê lết trên mặt đất, bẩn lắm chị ạ.
- Tôi nghe cô, liệu làm phúc có phải tội không?
- Không, làm phúc quá tay thời nay ăn mày vẫn xách “samsonai”.
Lũ nhíp ăn lo lim rim ngủ, mặt trời đã sắp bước lên chuồng cùng đàn gà mái mơ. Chị quạ lại quắp con chíp bông thả về đàn con của mẹ gà mái mơ.
Lúc quay về tổ, quạ thở dài nói : “ ba tháng nữa, chúng thoát khỏi quạ, thoát khỏi rắn rết, thoát lũ đạo kê, miễn dịch cúm gà “hát 1 sờ 5” sẽ lên mâm cúng ngậm hoa tươi hoành tráng đêm 30”

Sáo hai chén biết rõ số phận mình không thể chung sống với loài hắc điểu, cũng không thể về với cội nguồn sáo sậu quê hương. Nơi có cánh đồng mênh mông, phía không xa là dãy núi xanh mơ huyền thoại, những ngày thu chín có thể nhìn thấy dòng nước bạc trắng như tóc bà tiên già được cháu con gội đầu, tiếng thác nước báo hiệu dòng chảy của các con suối thượng nguồn, dòng sông hạ nguồn. Quê hương ơi! nơi sáo cất tiếng hót đầu tiên, nơi sáo đến trường cùng bạn bè sáo sậu, lúc đó nó không hơn gì bạn, lông đầu cháy khét, mép mỏ nhọ màu hoa trái, má đầy vết mực tím xanh…

Chỉ vì học hơn người, được đến phòng thí nghiệm, được làm trợ lý cho giáo sư SD 30 tuổi, trò kém hai, lại lang bạt xứ mani với đám người lấy việc nghiên cứu thế giới động vật làm niềm vui. Có chữ, lại khéo mỏ, dẻo chân làm nó nổi máu giang hồ phiêu bạt của kẻ sỹ, kỹ nữ liên hành tinh.

Thời gian làm đổi tính thay sắc đã ngăn nó về quê hương đất mẹ. Nỗi đau buồn nhất của đời sáo không phải ở chuân chuyên, hay phiêu phạt gặp nhiều bất trắc mà ở chỗ nó chưa bao giờ được yêu như chính những trang chuyện đời, sách truyện mà nó quá rành,…Nó hiểu sự khác nhau khó hòa mực hội họa giữa trí tuệ và sắc đẹp, lại càng khó quy nạp giữa trí khôn- bản năng và tình cảm bản ngã, nhưng sáo hai chén không thể dại khờ như những con gà mái mơ trong vườn cam chịu bọn trống gộc, trống choai ngỗ ngược mổ dứt nhúm lông đầu, rồi chọn lấy một con đi kiếm mồi tha thẩn dưới hàng cau.

Sáo bay qua các miền quê, các vùng đất trời nơi nó muốn đến, nơi bọn chim di cư theo mùa mời nó đến. Ở đó, nó được đón tiếp chu đáo như sứ giả thân thiện, bởi nó mang tất cả những hiểu biết, tình cảm loài ra chuyện trò, chăm sóc đồng loại, thuyết trình những vấn đề môi trường, đặc biệt là lưu tốc các dòng sông, các nguồn nước nổi chìm để loài lông vũ sống vui thoát khỏi hàm miệng loài khác. Nhận được thù lao, được mồi nó lại thả vào các tràm chim, các chùa cúng chim, cả chùa rơi cho bọn nửa thú nửa chim tận hưởng món mồi mà sáo đã đổi công cho bọn chim thú khác.

Sáo hai chén cứ thế, GS Bánh Tẻ và GS Súng Dài đã hại đời nó. Họ cũng nhận ra những can thiệp, quan hệ thái quá của người với thế giới tự nhiên không phải lúc nào cũng hay.