Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Mỗi tuần Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm 1 triệu USD, tại sao không?

Đây là con gì?

Chống ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm với nhiều giải pháp như thay đổi giờ làm việc, sử dụng xe bus, taxi nội thành, xe đạp, chỉnh trang đô thị, đầu tư hạ tầng, siết trật tự giao thông, phân luồng,... đang được Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh quan tâm. Theo tôi cần xem xét, bố trí cho một số lao động làm việc tại nhà.

Người làm việc tại nhà là ai?

Là những người lao động mà nghề nghiệp cho phép làm ở nhà với những điều kiện làm việc tương tự như văn phòng cơ quan, doanh nghiệp. Đó là phòng làm việc có các phương tiên thông tin như điện thoại, internet, fax, camera trực tuyến để gửi thư, truyền dữ liệu, trao đổi âm thanh, hình ảnh... 

Ở Mỹ, những nghề được làm việc tại nhà: 1. Trợ lý hành chính; 2. Đại lý bán quảng cáo; 3. Kỹ sư phần mềm máy tính; 4. Người lập kế hoạch tổ chức sự kiện đoàn thể; 5. Biên tập; 6. Chế bản; 7. Thư ký nhập dữ liệu; 8. Nhân viên định giá bảo hiểm; 9. Nhà phân tích nghiên cứu thị trường;10. Thư ký luật sư. Ngoài ra còn nhiều nghề làm việc ở nhà với tư cách là công tác viên, hoặc tự chọn công việc miễn có sản phẩm, dịch vụ được thị trường chấp nhận.

Ở Việt Nam, có cơ quan cho công chức đến nơi nghỉ mát để tập trung soạn thảo văn bản pháp luật, nhằm tách họ ra những “tạp âm” của cuộc sống văn phòng, gia đình. Nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng viên, bác sĩ, được làm việc tại nhà, đến cơ quan vào ngày lên lớp, trực ca, hội họp, giao ban, báo cáo trực tiếp kết quả công việc,... Thực chất đây là cách quản lý lao động theo cách tạo môi trường làm việc thuận lợi, ấn định thời gian hoàn thành công việc.

Mỗi tuần, 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm 20 tỷ đồng, giảm 400.000 giờ người trên đường

Nếu các cơ quan sự nghiệp, cơ quan hành chính cho
phép tỷ lệ thời gian, số người làm việc tại nhà những công chức, viên chức không có lịch tiếp dân, không tham gia hội họp, hội thảo,... họ tập trung nghiên cứu các văn bản, viết các báo cáo, tài liệu, trả lời qua thư điện tử,... theo nhiệm vụ được phân công. Nếu xét về hiệu quả, sẽ khá nhiều công chức tiết kiệm được giờ tham gia giao thông, chi phí xăng xe, điện nước, cả ăn uống,...

Giả định với số lượng công chức, viên chức đang làm việc ở Hà Nội (gồm cơ quan trung ương và địa phương) là 100.000 người (chiếm 1/3 tổng số công chức), mỗi tuần làm việc ở nhà 2 ngày, số thời gian tiết kiệm khi tham gia giao thông là trên 200.000 giờ người trên đường/tuần. Tiết kiệm chi phí vật chất khoảng 50.000 đồng/ngày/người, sẽ là 10 tỷ đồng/tuần, số tiết kiệm đó là thu nhập. Một tháng, Thành phố tiết kiệm được 2 triệu USD là con số không nhỏ, góp phần giảm kẹt xe, tắc đường! 

Quản lý thời gian

Kết quả hoạt động của con người đều là sản phẩm, dịch vụ, quản lí kết quả công việc theo tiến độ, chất lượng,... hay hơn quản lí theo giờ hành chính, sự có mặt. Trên thực tế, công chức đến công sở cũng giành thời gian có thể là lãng phí như trà nước, tám chuyện, ăn nhậu quá giờ, đi muộn về sớm, kết hợp đi công tác để đi việc riêng, đi chơi,...

Có thể có người muốn làm việc ở nhà, nhưng có người không, mặt khác người quản lí lao động lo ngại người ở nhà làm việc riêng, lúc cần không có mặt,...hoặc vắng người ở nhiệm sở thấy kém khí thế! Do vậy, cơ quan cần có kế hoạch chi tiết để giải quyết yêu cầu làm việc tại nhà. Trong đó yêu cầu kết quả công việc và chế độ chờ của điện thoại.
Người làm việc ở nhà cần tự giác cao độ, chấp hành thời gian làm việc như ở văn phòng cơ quan, từ trang phục phù hợp, chỗ làm việc, tập trung vào công việc (có cơ quan khi giao máy tính đã khóa nhiều phần mềm máy tính để nhân viên không làm việc riêng)... Không thể vì ở nhà mà “tự do”. Nếu tập trung làm việc tại nhà, hiệu quả công việc rất cao vì lợi thế thời gian được tăng thêm từ 1- 2giờ/ngày (do không ra đường). Người làm việc ở nhà tự sắp xếp việc gia đình để làm việc, chấp hành thời gian đặt ra để hoàn thành công việc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét