Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

10 sai nhầm của doanh nghiệp

 Hoạt động trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hơn tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố. Sai nhầm ít nhiều của các nhóm doanh nhân không thể tránh khỏi, ngay cả khi đổ vỡ cũng chưa tỏ vì sao? Dưới đây là 10 sai nhầm phổ biến, tránh được cái nào cũng tốt.

Đến hết Quý II năm 2012, cả nước có tới 50000 doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, ngừng hoạt động. Con số này chiếm khoảng trên 10% doanh nghiệp cả nước, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Tài chính sẽ thành lập Tổ công tác để điều tra kỹ lưỡng những vướng mắc và có giải pháp phù hợp; Tổng Cục Thống kê sẽ điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, trong đó khối doanh nghiệp được tiến hành vào tháng 4 với hy vọng sang tháng 5 có kết quả. 

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hơn tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố. Sai nhầm ít nhiều của các nhóm doanh nhân không thể tránh khỏi, ngay cả khi đổ vỡ cũng chưa tỏ vì sao? Dưới đây là 10 sai nhầm phổ biến, tránh được cái nào cũng tốt. 

1. Ngộ nhận môi trường kinh doanh  

“Tiền đăng hậu phát” là mong muốn của doanh nghiệp khi thành lập, cơ quan đăng kí kinh doanh thông thoáng mong đạt được mục tiêu số doanh nghiệp ra đời, rút ngắn thủ tục đăng kí kinh doanh, nhưng hậu kiểm là ở các cơ quan chuyên môn khác nên xảy ra “có sinh không có dưỡng”. Đến nay, chưa có một cơ quan nào cập nhật được biến động của các doanh nghiệp trên toàn quốc, mặc dù khi thành lập đều có nơi cấp Giấy chứng nhận. 

Thực tế, trong những năm qua nhiều doanh nghiệp lớn mạnh, doanh nhân giàu có qua những thương vụ đất đai, mua bán, xuất khẩu, đầu tư, đầu cơ, môi giới, trúng thầu,... kích thích lòng ham muốn làm giàu của nhiều người bằng sự nghiệp kinh doanh- đó là khát khao chân chính. Tệ hơn là nhiều doanh nghiệp có những mánh lới làm ăn phi pháp nhưng thoát hiểm... tạo sự ngộ nhận trong nhóm cộng đồng,... có doanh nghiệp nhỏ bỏ ra tới cả tỷ bạc để xây dựng, đánh bóng thương hiệu nhưng kết cục lại không có sản phẩm xứng với thương hiệu... nhưng có doanh nhân buôn đất lời cả tỷ mỗi tháng, trúng thầu dự án thành phần quá nhẹ nhàng... tạo ra ngộ nhận dẫn đến những đầu tư sai. 

Ngộ nhận này không mất đi cũng không quá nguy hiểm, ở một số nước Đông Nam Á những năm trước kia, khi đăng ký kinh doanh chỉ cần 1 USD vốn thành lập, và có lúc đã đạt tới số doanh nghiệp “khai tử” gần bằng số “khai sinh” trong một thời kì ngẫu nhiên,... tựa như ở một thời điểm hiếm hoi ở cấp quận “số đăng kí ly hôn gần bằng số kết hôn” mới hay đời sống gia đình, đời sống kinh doanh rất phức tạp, đa chiều! 

2. Kỳ vọng vào bao cấp của Nhà nước và thị trường 

Đó là điều có thực, trước hết là doanh nghiệp nhà nước nơi hứng số lớn vốn đầu tư của ngân sách và vay ngân hàng quốc doanh. Thực chất số vốn này phải trải ra bằng các công việc mà khối doanh nghiệp dân doanh được hưởng, trong đó lợi ích cá nhân các bên không hề nhỏ. Những khoản vay được treo nợ khiến nhiều doanh nghiệp “tự tin” giải ngân, điển hình là Vinashin. 

Mặt khác, chính sách đất đai với việc giao đất có dự án, doanh nghiệp bồi thường cho dân, sau đó bán chia dự án, cho thuê hầm mỏ, hạ tầng, cho thuê lại đất, hoặc đất đai lên giá đã làm cho bao doanh nghiệp nuôi dưỡng “giấc mơ” thần kỳ sinh lợi. Nhưng điều đó có giới hạn khi thị trường thay đổi hoặc nguồn lực ngày càng hạn chế, thể chế chặt chẽ hơn. Sự cầu cứu giảm lãi suất, mua lại bất động sản, bán lại cổ phần,... là lẽ tất yếu của sự thất vọng hoặc tháo chạy. Thoát khỏi tâm lý bao cấp không đơn giản vì trầm tích và quán tính đó vẫn còn trước hết ở doanh nghiệp nhà nước! 

3. Không biết quản lý rủi ro

Điểm này cho thấy nhiều doanh nghiệp kém hơn cả những người buôn bán nhỏ. Với tâm lý sống trong nợ nần mong trượt giá để sinh lời từ hàng hóa, sinh lời từ khoản vay giảm giá (có người nuối tiếc cho Epco –Minh Phụng nếu chậm xử án, họ đủ tiền thanh khoản do giá đất tăng!). Đặc biệt doanh nghiệp nhà nước càng bộc lộ sai khi đầu tư ngoài ngành, đầu tư “xả láng” như người cắm nhiều câu đến mất cả “chì lẫn chài”. Báo cáo kiểm toán vừa qua cho thấy nhiều tập đoàn nhà nước mắc phải sai nhầm này. 

Nguy hiểm nhất là các doanh nghiệp có tâm lý “đứt đuôi nòng nọc”, lãi từ các thương vụ chuyển vào tiêu dùng, đầu tư cá nhân, quên lập quỹ tái đầu tư, dự phòng. Có doanh nhân than vãn, chỉ vì muốn có “con xe xịn” đã dốc tiền vào chơi, những con xe đó có thể đủ tiền đầu tư mảnh đất, căn hộ, cải tiến máy móc thiết bị cho sản xuất; xe xuống giá, ít tác dụng, trong khi đầu tư khác thì sinh lời hơn. 

Trong quản lý dòng tiền, nhiều doanh nhân được lợi từ chỉ số giá tăng liên tục trong nhiều năm nhưng cái hại thì không được làm rõ. Có thể khẳng định, doanh nhân chưa quen với chiều xuống sâu của chỉ số giá bởi nhiều năm qua chỉ số này dương cao hơn lãi suất. Đó là cái bẫy, nếu hạch toán không đầy đủ, thiếu phân tích dự báo thì luôn mắc bẫy. 

4. “Bạc đãi” với nguồn nhân lực  

Sự ngộ nhận về quyền lực của doanh nhân trong thị trường lao động đã bị trả giá bằng sự nhảy việc của nhân lực chất lượng cao, họ ra đi không chỉ vì lương thấp mà cả cung cách đối xử của chủ sử dụng lao động không tiến bộ. Chủ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước không sửa, chẳng bao giờ có nhân lực mạnh, mà chỉ có nhân lực kiểu “làm công ăn lương” thiếu sáng tạo, thậm chí còn cản trở, phá hoại sự nghiệp kinh doanh. Sai nhầm là không lắng nghe và yêu cầu nhân lực cao làm rõ ý tưởng kinh doanh, tự cho mình là hơn, là “vua sáng kiến”. Một Phó tổng Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thôi chức nói “Tôi không thể cống hiến khi Hội đồng quản trị không biết nghe, không chịu hỏi, vội bác bỏ” 

5. Tranh chấp chức quyền 

Ở đâu có tổ chức, ở đó các bộ máy hay có xu hướng tranh chấp quyền lực, dùng quyền lực để ban phát quyền lực,... dẫn đến những mâu thuẫn không giải quyết được. Kết cục là phân chia tài sản, chia tách doanh nghiệp hoặc biến doanh nghiệp là nơi tập rượt thứ quyền lực kể cả “quyền rơm vạ đá”. Sự tranh chấp đa phần ở chỗ đa nghi, đố kỵ tài năng, chi tiêu khuất tất, phong cách quản lý không đồng thuận. Khu vực tư nhân, quan hệ gia đình, chiến hữu vẫn có sự tranh chấp quyền lực bởi ngoài lợi ích, con người vẫn muốn cái danh! 

6. Gian lận ngay trong doanh nghiệp 

Cứ tưởng khu vực tư nhân không “tham nhũng, gian lận”, hóa ra ở nơi đó khi kiểm soát kém, đều dẫn đến việc lạm chi, nhận tiền ngoài sổ sách khi bán, khi mua... Một ông chồng khi làm giá bán nhà vẫn có thể dìm giá, bắt bên mua trả ngoài. Một ông cháu chạy xe bồn xăng vẫn tìm cách rút ruột,... 

Quy mô công ty cổ phần lớn, người đứng đầu hoặc nhóm lợi ích có xu hướng chuyển vốn, dự án cho đơn vị thành viên, cho doanh nghiệp riêng, tìm cách nâng mức lương theo doanh thu mà không chịu trách nhiệm khi thua lỗ. Điều này đã xảy ra ở tập đoàn của Hàn Quốc, ngân hàng ở Mỹ,... 

7. Coi thường người tiêu dùng

Nói “khách hàng là thượng đế” nhưng thực ra khá nhiều hàng hóa, dịch vụ khách hàng không được hưởng tương xứng với đồng tiền bỏ ra đặc biệt bảo hành,... nhưng đa số khách hàng chấp nhận, tạo ra tâm lý doanh nghiệp không coi trọng khách hàng về chất lượng và giá cả. Khi có cạnh tranh, doanh nghiệp mất khách hàng. 

8 .Thiếu quan tâm bạn hàng 

Những câu chuyện như “hạt điều dán keo để ghép mảnh vỡ” hoặc “rắn nhựa lẫn rắn thật” trong bình, “tôm cắm tăm, đinh gắn đầu”, hàng giả, hàng nhái, hàng độn... khiến cho các nhà phân phối chịu thiệt hại do những chủ hàng bán rẻ chữ tín. Ngoài ra, khi khó khăn các bên quan hệ nợ thiếu thiện chí khiến cho bạn hàng dần xa. 

Doanh nghiệp hướng lợi ích như định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, nhưng lợi ích là từ bạn hàng mang lại, người sản xuất cần người bán, người tiêu dùng, mỗi bên đều có lợi. Các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước thành công chính là chính sách với các bạn hàng, các đại lý phân phối được quan tâm để họ bán được nhiều hàng hơn, bán lâu dài từ đời cha sang đời cháu,... 

9. Ỷ vào thế lực cá nhân khu vực công quyền 

Một doanh nghiệp nhân nói “Ở tỉnh này, doanh nhân muốn khá phải có người chống lưng để được lợi thế kinh doanh như địa điểm, đất đai, trúng thầu dự án, vay vốn, xử lý tranh chấp,... và nguyện làm sân sau bền vững cho nhóm lợi ích”. Cái lợi, cũng kèm theo hại, khi sự “chống lưng” thay đổi, hoặc có sự cạnh tranh ở những doanh nghiệp mạnh hơn làm giảm hẳn lợi thế... 

Công quyền không phải ở đâu, chỗ nào, công chức nào cũng công tâm nên doanh nghiệp nhiều khi phải cắn răng chịu đựng. Ví dụ, nếu doanh nghiệp được trúng thầu, được giao đất, được cấp Giấy phép,... phải chia việc cho chỗ này chỗ kia, thậm chí phải đi đánh bạc và phải chủ động thua,... (56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước khẳng định việc chi trả hoa hồng là phổ biến- Báo cáo của VCCI năm 2012). Cái vòng quẩn này đôi khi đụng nhau rất khôi hài, doanh nhân đành phải chia lợi, hoặc có người bỏ hẳn bởi “lợi và răng” chẳng còn. 

10. Dựa vào xã hội đen 

Đây là hình thức bảo kê khi doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm, kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như nhà hàng, khách sạn, buôn bán đường dài, đất đai có thể xảy ra tranh chấp, hàng hiếm,... Thực ra đây là bài chơi nguy hiểm bởi nhóm bảo kê sẵn sàng làm hại doanh nghiệp, thậm chí ra những tối hậu thư, hoặc hành hung vấp vào lao lí. 

Nhóm xã hội đen ngày càng hướng, bám vào doanh nghiệp doanh nhân với nhiều mưu kế trong đó bạo lực là công cụ, một số sẵn sàng bỏ vốn cho doanh nhân chạy vốn, chạy chức vụ trong tổ chức để chia lợi sau này! 

Rút ra sai nhầm là việc làm của mọi người, riêng doanh nhân lại càng phải chú trọng để né tránh vết xe đổ, lối mòn của tư duy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét