Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

29. TRỞ VỀ KINH THÀNH


Sau cuộc tiễn đoàn quân ra trận, tôi theo bố di chuyển nhiều lần sở chỉ huy mặt trận tiền phương, và cứ thế cho đến ngày kết thúc chiến tranh. Nhiều lần sở chỉ huy áp mặt trận, đặt ngay trên sông, tôi không trực tiếp chiến đấu nhưng chứng kiến lửa khói bụi tàn tro, mùi chiến trận tanh nồng khi im ắng. Tôi chỉ làm việc chăm sóc bố tôi, chăm lo bữa ăn cho các vị tướng tá về họp chớp nhoáng rồi ra trận. Nhiều lần bố tôi cho tôi chép, rồi thảo các thẻ quân lệnh. Không có thông tin về cánh quân của anh tôi- viên thuỷ sư đô đốc. Tôi có hỏi, bố tôi không nói, sau đó ông thúc người đi nắm tình hình, người đó không về nhưng nhắn tin qua người khác rằng: đội quân thuỷ đã biến đâu hết sau trận chiến cùng với đoàn chiến thuyền giặc chìm vướng một lòng sông.
Thế là hết, anh không về, không bao giờ về nữa!
Bố tôi ra lệnh truy tìm dấu vết trận thuỷ chiến đó. Không thấy gì, chỉ xác thuyền giặc chứa đầy lương thảo cho cá ăn, và vũ khí quân ta thu giữ, gửi mẫu về cho Bộ chỉ huy.
- Con đừng buồn, chiến tranh là thế, bố đã không thể ép con về hậu phương, con không muốn về. Đất nước hoà bình, con về đi học, vui như xưa, rồi sẽ quên tất cả, quên hết đi.
- Vâng, con quên hết, nhưng còn anh ấy. - Tôi ôm bố tôi, khóc trên ngực ông.
Bố tôi không nói thêm câu nào nữa. Ông mất rất nhiều tướng lĩnh, quân lính trong chiến tranh, ông chịu trách nhiệm với vua, với dân, với hàng vạn gia đình, hàng triệu bà mẹ, người cha, người vợ, người con... Với đất nước ông đã cùng toàn quân dân chiến thắng. Ông quá hiểu rằng "một tướng công thành vạn xác khô". Ông không có lỗi trước hy sinh của quan dân, tướng lĩnh, ông tự hào có đứa con gái ra trận, giúp bộ Tư lệnh tiền phương trong những ngày ác liệt của chiến tranh. Không biết ông được vua, dân thăng thưởng gì sau chiến tranh?
Vào một ngã ba, dân chúng về trước đã chuẩn bị cờ, hoa đón chào, những gương mặt thân quen, tươi vui, tin tưởng vận những bộ đồ rách quá, vá túm nhiều quá, những đứa trẻ ở trần, những chú trai quần lửng... và cô con gái nhà rượu tình địch của tôi thì vẫn xinh diện quá chừng, cô nổi bật lên trong đoàn người ven đường. Sao cô ta có bộ đồ Kinh thành đẹp thế kia? chắc để giành cho hôm nay, chắc tay bố chủ quán rượu chọn đồ cho con gái, mà những ngày chiến tranh nó ở vùng nào? Một chút vui thích lại chuyển sang ghen: Nó xinh đẹp kiêu hãnh trong dân chúng khách hàng của bố. Nó sống không chịu kém ai!
Hanoi 1954
ảnh minh họa

Paris 1944
"...Nhị Hà ơi! tay nắm bàn tay,

30  LỄ CẦU HỒN BẾN MƠ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét