Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

ĐỀ CƯƠNG LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM



4. Tóm tắt nội dung môn học (150 từ)
Luật Kinh tế là một trong 12 ngành luật ở Việt Nam. Hoạt động kinh doanh và việc làm, đời sống chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh tế và 12 ngành luật khác ở nhiều mức độ. Môn học trang bị kiến thức: Từ việc thành lập doanh nghiệp đến phá sản doanh nghiệp với các mối quan hệ về tổ chức, quan hệ với cơ quan nhà nước; Các hoạt động quản trị doanh nghiệp tập trung vào chế độ pháp lý về hợp đồng thương mại hàng hóa, dịch vụ và xử lý các tranh chấp. Trên cơ sở bài giảng tạo nền tảng để người học và khi làm việc tiếp tục cập nhật những thay đổi bổ sung của pháp luật kinh tế. Kết quả học tập là khi giải quyết công việc cụ thể trong kinh doanh phải nắm vững những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh vi phạm, khai thác tối đa các lợi thế của pháp luật kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời phải có sự tích hợp với các ngành luật khác để hướng dẫn, phân định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đưa ra kiến nghị để Nhà nước sửa đổi, bổ sung luật kinh tế, tạo môi trường kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1: MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I.                   PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1.      Khái quát chung về pháp luật
2.      Nguồn gốc và bản chất của pháp luật
3.      Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.      Hệ thống pháp luật Việt Nam
a.       Khái niệm và các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật Việt Nam
b.      Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
   
II.                KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.      Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
2.      Pháp luật điều chỉnh cho hoạt động kinh doanh
3.      Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng
4.      Nguồn luật và các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh
5.      Mối quan hệ  giữa văn bản pháp luật với điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp
III.             ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.      Đạo đức kinh doanh
2.      Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
IV.             QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.      Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
2.      Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Tài liệu tham khảo Chương 1:

Chương 2: PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ
I.                   TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ
1.      23 Khái niệm về Đầu tư ( Luật đầu tư , Chương I Điều 3)
II.                ĐẦU  TƯ TRONG NƯỚC
1.      Đầu tư của nhà nước
2.      Đầu tư tư nhân
3.      Các hình thức đầu tư (Luật đầu tư , Chương IV Điều 21-26)
4.      Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
III.              ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
1.      Quy định của Việt Nam (Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH)
2.      Quy định của nước nhận đầu tư (nước ngoài)

Tài liệu tham khảo Chương 2:
Luật Đầu tư năm 2005  (23 khái niệm căn bản ở Điều 3)

Chương 3: QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ  VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
I.                   KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
1.      Hoạt động kinh doanh và quyền tự do kinh doanh
2.      Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp
3.      Phân loại doanh nghiệp
4.      Vấn đề giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh
5.      Khái quát pháp luật Việt Nam về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
6.      Phạm vi điều chỉnh, hiệu lực thi hành và nguyên tắc áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005
II.                ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
1.      Những điều kiện cơ bản thành lập doanh nghiệp
2.      Thủ tục thành lập doanh nghiệp
III.             ĐĂNG KÝ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA DOANH NGHIỆP
1.      Đăng ký những bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
2.      Tạm ngừng kinh doanh
3.      Tổ chức lại doanh nghiệp
4.      Giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh
IV.             QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH
1.      Quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh
2.      Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh
3.      Tuân thủ pháp luật cạnh tranh

Tài liệu tham khảo chương 3:
o   Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Chương 4. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY
I.                   DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.      Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
2.      Thành lập doanh nghiệp tư nhân
3.      Tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp tư nhân
4.      Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân
5.      Chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân
II.                CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.      Công ty cổ phần
2.      Công ty TNHH hai thành viên trở lên
3.      Công ty TNHH một thành viên
4.      Công ty hợp danh

Tài liệu tham khảo Chương 4: Chế độ Pháp lý đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty
5.      Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

  1. Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu

Chương 5:  CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC
I.                   NHÓM CÔNG TY
1.      Khái niệm, đặc điểm
2.      Công ty mẹ- công ty con
3.      Tập đoàn kinh tế
II.                HỢP TÁC XÃ
1.      Khái niệm, đặc điểm HTX
2.      Thành lập HTX
3.      Nguyên tắc tổ chức và hoạt động HTX
4.      Quy chế pháp lý về thành viên
5.      Tổ chức quản lý HTX
6.      Tài sản và tài chính HTX
7.      Liên hiệp HTX và Liên minh HTX

III.             TỔ HỢP TÁC
1.Khái niệm và đặc điểm của THT
2. Tổ viên
3. Tổ chức và quản lý THT
4. Chấm dứt hoạt động của THT
IV.             HỘ KINH DOANH
1.      Khái niệm và đặc điểm của hộ kinh doanh
2.      Đăng ký Hộ kinh doanh
V.                CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH KHÁC
1.      Hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh
2.      Cá nhân đầu tư gián tiếp
3.      Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
4.      Dịch vụ khác
5.      Những lĩnh vực cá nhân làm được, không làm được , bị cấm

Tài liệu tham khảo Chương 5:
1.            Luật Dân sự (Ðiều 111. Tổ hợp tác; Ðiều 50. Quyền tự do kinh doanh của cá nhân)
2.            Luật Hợp tác xã năm 2012

Chương 6: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
I.                       KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1.      Khái niệm hợp đồng
2.      Phân loại hợp đồng
3.      Hệ thống văn bản hiện hành về hợp đồng kinh doanh thương mại
II.                CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1. Giao kết hợp đồng dân sự
2. Chế độ thực hiện hợp đồng dân sự
3.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự
III.             NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1.      Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại
2.      Phân loại hợp đồng thương mại
3.      Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại
4.      Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
IV.             HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
2.Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
3.Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
V.                HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
1.      Khái niệm hợp đồng dịch vụ
2.      Phân loại hợp đồng dịch vụ
3.      Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng dịch vụ



Tài liệu Tham khảo Chương 6: Pháp luật về hợp đồng thương mại
  1. Bộ Luật Dân sự)  
  2. (boluatdansu) -Chương XVIII - Hợp đồng dân sự thông dụng)
  3. Luật Thương mại 2005 
  4. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
  5. Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa
  6. Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 26/5/2013 về Thương mại điện tử
  7. Quyết định 10/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 Công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
  8. Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
  9. Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 Về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
  10. Nghị định 06 /2008/NĐ-CP  1122008/NĐ-CP ngày 16 /01/2008 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
  11. http://www.vietlaw.biz/bldisplay/db1/document_listing.php?doc=865


  Chương 7. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ VỤ VIỆC CẠNH TRANH
I.                   TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
1.Khái niệm về tranh chấp trong kinh doanh
2.Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
II.                GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.      Khái niệm trọng tài
2.      Quá trình hình thành và phát triển của Trọng tài ở Việt Nam
3.      Khái niệm về tranh chấp trong hoạt động thương mại
4.      Các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam
5.      Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
6.      Thẩm quyền của Trọng tài thương mại
7.      Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài
III.             GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH –THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.      Khái quát về hệ thống Tòa án Việt Nam
2.      Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân
3.      Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại tại Tòa án
4.      Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án
5.      Thi hành bản án  quyết định giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của Tòa án, phán quyết của Trọng tài
IV.             GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.      Nguyên tắc xác định pháp luật
2.      Một số quy tắc trọng tài quốc tế thông dụng
3.      Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam các phán quyết của Tòa án và trọng tài nước ngoài
V.                GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC CẠNH TRANH
1.      Khái niệm vụ việc cạnh tranh
2.      Cơ quan giải quyết các vụ việc cạnh tranh
3.      Tố tụng cạnh tranh
       Tài liệu tham khảo Chương 7: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và vụ việc canh tranh


Chương 8. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
I.                   KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
1.      Khái niệm phá sản
2.      Pháp luật về phá sản
II.                NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004
1.      Đối tượng áp dung
2.      Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản
3.      Thẩm quyền giải quyết việc phá sản
4.      Thứ tự phân chia tài sản, thanh toán nợ
5.      Các biện pháp bảo toàn tài sản đối với doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản
III.             THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
1.      Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
2.      Tổ chức hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi kinh doanh
3.      Thủ tục thanh lý tài sản và phân chía tài sản
4.      Tuyên bố phá sản

Danh mục tài liệu tham khảo Chương 8. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
7)      Luật Lý lịch tư pháp 2009 ( Điều 36 đến 40)

6. Học liệu
-  Học liệu bắt buộc:
  • Trường đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình “ Pháp luật kinh tế” Nxb. Đh KTQD 2012
  • Tham khảo chỉ dẫn sau các chương:
 - Học liệu tham khảo:
  • Pháp Luật đại cương, Đại học Kinh tế tài chính, TP. Hồ Chí Minh, Nhx. Phương Đông năm 2011
  • Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam: “100 câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2005, năm 2010

·         110 câu hỏi pháp luật doanh nghiệp - Tài liệu  (http://123doc.vn/document/34523-130-cau-hoi-phap-luat-doanh-nghiep.htm)

  • http://luatsukinhte.com/pho-bien-phap-luat/hoi-dap-phap-luat/luat-doanh-nghiep.html?start=9#.Uf8uaaweIas

7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng
Lên lớp (Giờ tín chỉ)
Thực hành, thí nghiệm, điền dã,
Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Nội dung 1 (Phải biết)
Chương 3, 4,6,7 = 12
2
1

30
45
Nội dung 2 (Nên biết)
Chương 1,5,8 = 10
1
1

24
36
Nội dung 3 (Có thể biết)
Chương 2 = 3



12
19
Tổng
25
3
2

60
90

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể
Hình thức tổ chức
dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
Trên lớp
Các chương
Ghi chép

Bài tập
Trên lớp
Chương 4,6,7,
Làm bài tập, bài kiểm tra giữa kỳ

Thảo luận
Trên lớp
Các chương
Nêu được câu hỏi

Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …
Trao đổi với các Văn phòng Luật sư

Tự học, tự nghiên cứu
Học nhóm

Làm bài tập, lập sơ đồ tổ chức, quy trình,...


8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Thời gian trên lớp; Ghi bài, làm bài tập, thảo luận; bài kiểm tra (chuyên đề theo nhóm)/hoặc theo thứ tự câu hỏi giao cho sinh viên theo số thứ tự danh sách lớp học.

Giảng viên chuyên cho SV tài liệu đề cương chi tiết môn học, có chỉ dẫn tài liệu tham khảo .

Bài tập: Bài trắc nghiệm và bài tư luận theo cách tóm tắt nội dung chính của một số chương, có chỉ dẫn nguồn văn bản pháp luật.Khuyến khích làm bài tập lớn, hoặc bắt buộc đối với sinh viên thiếu giờ lên lớp.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
9.4. Lịch thi, kiểm tra

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

13



 Đang kể chuyện, My Xinh nhác thấy Thủy Tinh run “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”, trông chàng yếu ớt như đứa bé mới tập nẫy, My Xinh sợ quá, nàng vội đỡ Thủy Tinh dậy, nàng nghĩ chàng lên cơn ghen với Sơn Tinh.
- Chàng làm sao, đói hay bệnh? em chưa thấy ai thế này, em đưa  chàng về biển.
Những con chim trong vườn nháo nhác bay, chim biển bay vào bờ rúc lên tiếng man dại, gà vịt kêu, lợn lồng lộn hồng hộc trong chuồng, trâu nghé ngọ liên hồi, bò rống lên, bọn rắn chuồn từ hang này qua bụi nọ, bầy kiến vội kéo đàn leo cây. Rất lạ.
            - Em chạy mau, bỏ mặc anh, chạy về phía đất liền, sóng thần, sóng thần!
My Xinh không hiểu, nàng chỉ nghe biết sóng thần trong tiểu thuyết của mấy thầy phù thủy, trong các truyện tranh dân gian. Không thể bỏ mặc chàng ở đây. Nàng cố đỡ Thủy Tinh dậy. Con “cá khoai” trong vòng tay “đức mẹ” cựa mình dốc sức bình sinh đứng lên kéo My Xinh chạy. Họ không quên la hét gọi chị chủ, vừa chạy vừa la “sóng thần, chạy mau”
Chạy được đoạn đường dài bằng bóng núi đổ theo bóng chiều hôm thì họ dừng lại, nhìn ra biển thấy những ngọn sóng khổng lồ ào tới lui, đẩy những sinh vật biển đầu tiền lên bờ, đám trẻ con tiên cá bị văng trên bãi. Chúng nó rãy giụa, chới với, nhưng là cá thì không sao, có đứa đứng dậy cười như ma, trông ghê sợ.
Phải chăng trời ăn khô mặn khát nước đã lâu ngày nay vội húp quá mạnh “bát canh” đại dương? Phải chăng những hồn siêu thoát kết vòng quay trên quỹ đạo quanh trái đất, chịu sóng gió bão mặt trời quá bức bối đã lên cơn thịnh nộ ra chưởng bẻ mảng lục địa để khuấy động vật chất tạo ra đời sống mới, sinh vật mới trên hành tinh hòng một ngày nào đầu thai lại kiếp sống sung sướng hơn xưa chăng? phải chăng, phải chăng? My Xinh và Thủy Tinh cùng câu hỏi nhưng không nói ra?
Ngọn sóng thần đuổi người trên bờ, tất cả đều chạy nhưng không kịp. Thằng Ốc con nhà Hến trèo lên ngọn cây vững trãi trên bờ hét la mọi người đừng chạy, bám gốc cây mà leo lên, đã nhiều người  leo lên ngọn cây bàng, cây phượng, cây phong ba chịu trận sóng trào lên  múp ngọn, nhưng họ không chịu buông ra, một vài cây đã đổ, tiếng hét la lọt thỏm vào tiếng sóng gầm rú.
Trên đường chạy, My Xinh, Thủy Tinh bế vội hai đứa bé biết bò, chạy tiếp vào gò đất cao phía cánh đồng trong đất liền. Chạy, ngã, ướt át. Đầu lưỡi sóng thần đã liếm chân họ nhưng nó đã đuối sức. Họ lên gò đất nhìn ra biển thấy những lớp sóng thần trắng xóa hung dữ tiếp tục vùi rập bờ biển quê hương đổ nát, hoang tàn, bay trôi nhiều thứ trên màu trắng điên cuồng của sóng. Những con vật nuôi bứt chuồng đã chạy đến các gò đồi, chúng nhớn nhác nhìn ra biển, chúng nhanh chân hơn người, chúng không muốn tự hiến thần mà chỉ có người bắt chúng tế thần thì chúng phải chịu.
Xưa nay những thứ như đất đá, giun dế, những sự sống ít trí khôn, vô hồn tồn tại hoang dã qua năm tháng của tiến hóa lại may mắn trong tai biến thiên nhiên bởi nó gần thiên nhiên nên được thiên nhiên nhắc nhở như lẽ tự nhiên của cộng sinh; như “con nghiện, cái ết” được cộng đồng chăm sóc, hòa nhập thì chúng nó sẽ nói ra kinh nghiệm phòng tránh. Kiểu “trạng chết chúa băng hà” là chuyện của người; lâm tặc chặt cây bán gỗ, đốt rừng lấy than nướng lẩu, quạt chả,… thì mưa xuống cỏ hoang, hoa dại trở nên màu mỡ “ngu si hưởng thái bình”?
Một ngư dân xuất hiện:
      - Ta sẽ giết con vua Thủy Thần, cớ gì mà nổi sóng hại người Thổ Thần khi công chúa My Xinh đã trong vòng tay ngươi.
      - Không! biển không có lỗi, thần dân biển cả đau đớn, chết chóc rất nhiều trong cơn sóng thần, phải mấy đời cua tôm mới hồi sinh, thủy sinh nhỏ bé có thể hết giống, lỗi ở các âm thổ dưới đáy biển điên khùng đụng độ giữa các mảng lục địa hơn những cuộc chiến mở đất hút dầu ở dương thổ.
      - Không được đụng đến anh ấy- My Xinh la lên.
Ngư ông chùng tay đao, nghe công chúa My Xinh.
      - Chính anh ấy báo cho tôi biết sóng thần từ hơn một giờ, chúng tôi chạy dọc bờ biển la hét thì người ta bảo chúng tôi điên, phá quấy làm mất khách hàng tiêu tiền ngoại của họ. Có lẽ chúng ta phải chăm nuôi chàng Thủy Tinh như “con tin” rồi  cho các cô gái đẹp ở các miền sanh thật nhiều con với anh ta để cảnh báo thảm họa này.
      - Không! anh chỉ yêu mình em, không phải đứa con nào thuộc giống nòi biển cũng biết trước sóng thần, chỉ có đứa sống với đời sống hoang dã, thiên nhiên, mò cua bắt ốc từ khi tập bập bẹ “mẹ!” mới may ra tự biết. Lần đầu anh thấy mình có hiện tượng lạ, nhớ người xưa của biển nói khi thấy trong người có hiện tượng khác thường là khi ấy có động đất đáy biển kèm theo sóng thần. Biển ơi, nước ơi, quê hương Thủy Thần ơi! chúng ta đã bị tàn phá nặng nề còn mang trong mình nỗi oan cừu, thù hận của người Thổ Thần. Chúng ta là nước mắt của chúng sinh ngàn đời nhỏ xuống đầy ắp sông biển, hồ ao, mát lành trái đất, chúng ta không có lỗi. Tôi không có lỗi.
- Bây giờ sóng đã yên, biển lặng, ông bế hai đứa trẻ quay vào đất liền, gọi dân mang đồ ăn, nước uống cứu người bám cây còn sống sót. Anh và My Xinh quay lại bờ biển cứu người bị thương, em còn giữ mấy chiếc bánh rong tảo cùi tôm chín lạnh, nhớ bẻ mỗi người một miếng bằng hạt mít thả vào miệng họ, có thể sống được bảy ngày.
Cả hai đi nhanh về phía bờ biển, Thuỷ Tinh thấy My Xinh hoàn hồn, tóc ướt bết trên mặt, trông nàng có vẻ đẹp hoang dã của người kỳ hậu dã man (thời kỳ đầu biết dùng lửa).


             14

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

12

Mẹ em sinh em ở vùng trung du nhiều cây cọ. Em đã về thăm ngoại mấy lần, đất cắt rốn mát lành, hoa trái vô biên. Có thể vua cha đã  đôi lần thăm quê ấy, yêu mẹ và sinh ra em.
Lớn lên trong cung đình, em thấy mình có vô số anh em, không nhớ hết, thỉnh thoảng gã Sơn Tinh lại dẫn về bà mẹ trẻ bế đứa bé trai, gái kháu khỉnh ra mắt vua cha, được người yêu mến. Thương cho đứa bé, mẹ nào bị vua quan say rượu lãng quên, sướng cho kẻ biết đâu bị nhầm hay đánh tráo. Thời láo nháo biết thế nào là AND.

Con trai, vua đặt tên Lang đầu sau gắn với cua ốc, cá tôm, sông biển, núi đồi, niêu nồi, lẩu rượu, trâu bò ngựa, cung kiếm,... Con gái tên My gắn với hoa lá cành, mơ mận đào tuyết, phấn son,... Mẹ bảo, vua thấy em liền đặt tên Xinh, My Xinh. Em khổ vì cái tên, bởi chị em ghen ghét, các cô dì là mẹ chúng nó lườm nguýt hai mẹ con.

Tiếng là vợ vua nhưng các bà đều phải làm lụng, dệt thêu đan, nuôi tằm, cấy hái, chăn nuôi tự nấu mà ăn. Vua xếp cho mỗi gia đình (mẹ con) một mảnh vườn, ngôi nhà có đường đi, lối lại ra vào cung cấm khi được gọi. Sáu tháng, vua gọi viên quan hộ tịch điểm danh các nhà, phát quà lộc, tiền bạc, vải vóc theo sắc đẹp, nết ngoan và thành quả lao động của mỗi nhà. Chẳng lần nào đủ dân số vì nhiều nhà đi làm ngoài thành không kịp về. Vua không phạt, nhưng mất phần quà, lần sau không được vắng.

Mẹ và em được vua ưu ái cho nhà cao, rộng, vườn đẹp phía Đông, gần cung cấm, lại có hai cô hầu. Mẹ làm vườn, thêu thùa, thỉnh thoảng lại được mặc đẹp cùng vua tiếp khách xứ xa, bàn tiệc với những bà vợ quan lớn. Vua không đặt ngôi hoàng hậu, chưa chỉ định thái tử để tránh ganh ghét loạn triều. Em đoán là vua cha yêu mẹ, quý con nhiều hơn các nhà khác. Rất nhiều lần có người đến báo trước là vua xuống ăn cơm, nhiều hôm vua cha ngồi cơm với riêng em và hỏi chuyện, vui đùa.
Khi em đi học, vua lại quan tâm hơn, cho vào lớp chọn, học thày dạy giỏi, kể cả thầy phù thuỷ cũng được dạy phép thuật, bùa yêu, bùa mê thuốc lú. Em thích học, chăm học, không nhuận lớp, vua lại càng yêu mến hai mẹ con, mặc kệ tiếng ghen ghét của các nhà khác.
Thế rồi một hôm, chẳng rõ ý gì mà vua cha cho gã quan Sơn Tinh đến ăn cơm với nhà em. Gặp hắn lần đầu, em thấy hắn đúng là quan võ biền chinh chiến, có ít chữ nghĩa. Sau này có người nói, hắn mới 36 nồi bánh đêm ba mươi mà đã 6 vợ nhiều con nít nhít mà vẫn muốn lấy thêm vợ nữa trong mỗi lần tuần thú, trấn ải biên thuỳ, đánh đông dẹp bắc.
Từ hôm gặp em, hắn bỏ hẳn ý định lấy thêm vợ và quay sang săn sóc hai mẹ con, bằng bài quà cáp, chuyện trò thân mật khi có dịp gặp em. Tuy nhiên, kỷ luật Cung đình đã chặn cửa hắn.
Một lần hắn hỏi em:
-My Xinh thích gì anh sẽ đi tìm tặng em, sản vật núi rừng, biển cả, anh tìm bằng được.
Chẳng cần biết em thích gì hắn cũng khuân đến đủ thứ nông lâm thuỷ sản, nữ trang, vải giấy, sách bút, và hứa nếu em và mẹ đi đâu sẽ cho xe ngựa đẹp thứ nhì (sau long xa tứ mã-xe của vua) đón đưa.
Gọi là Sơn Tinh nhưng hắn rất khoái khẩu hải sản, khoái khẩu của hắn lan truyền trong triều, thầy lang bảo : “ Sơn Tinh ăn nhiều hải sản nên nó to khoẻ ,óc nhiều IQ”
Một hôm hắn nhậu say đâu đó, rồi đến nhà em, kỷ luật cung đình nghiêm lắm, hắn không dám làm bừa, đành ngồi vạ, nằm vật dưới mái ô văng cửa sổ nhà em, miệng rè rè gọi “ My sinh, si my ”, sốt cả ruột.
Gọi chán, hắn lăn ra ngủ. Hôm nữa hắn tỉnh hơn, nửa đêm em ra cửa sổ thấy hắn ngửa cổ hết ngắm trăng, rồi vô vọng ngắm song cửa Đông cung (nơi phòng cấm, chỉ em ở, và duy nhất mẹ được vào). Em lấy nước lọc (nước cam lồ ở suối khói cam tuyền) hắt vào mặt hắn, Sơn Tinh cười nhe răng rất lâu, em cũng buồn cười.
- Anh đói quá, My Xinh cho anh ăn gì nào?- hắn thều thào như sắp chết đói thật ấy.
Em thả cho hắn chút đồ ăn, hắn tươi cười cảm ơn và ăn luôn. Sơn Tinh không quên buộc vào sợi dây món quà hậu tạ. Đó là bộ chày cối giã trầu bằng vàng, một đồ dùng phổ thông của đất nước toàn dân ăn trầu cho đỏ môi, một loại tiền có mệnh giá lớn, mua được nhiều thứ. Lần nào cũng vậy, bắp ngô, củ khoai, chiếc bánh, đều được  Sơn Tinh thanh toán bằng chày cối vàng.
Em không từ chối, vì biết rằng phải dùng đến nó, vì mẹ phải lễ tạ rất nhiều kẻ trong triều cho yên phận.
- Em yêu Sơn Tinh cũng chỉ vì quà, vì vàng, cùng lúc em yêu cả Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là sao?- Thuỷ Tinh ngơ ngác hỏi.
- Yên nào, để em kể tiếp.
Những món quà ngọc trai anh tặng, em biếu mẹ, biếu vua cha, tặng bạn bè, biếu một số người ăn mày xếp hàng đầy cổng kinh thành vào ngày vua thử lòng nhân ái của các quan và gia quyến nhà quan. Tấm bánh rong tảo trộn tôm hấp lạnh mà những lần đầu anh tặng, em chỉ dám biếu mẹ. Hôm gã Sơn Tinh gào lên vì đói, em cho hắn một chiếc, hắn ăn xong sướng rên, và buộc quà hậu tạ là cái túi trong đó có viên ngọc trai. Điều ngạc nhiên nhất lại là chính viên ngọc trai để trong vỏ ốc mà lần đầu anh tặng em, viên đó có vết xước, hay nét vẽ  hình con tôm. Em không nhầm, nhưng thấy quái lạ, đành hỏi:
- Sơn Tinh, ông lấy viên ngọc ở đâu?
- Có người tặng anh, thấy đẹp anh tặng em.
- Ông có thể nói rõ, ai tặng ông?
- Quà cáp đèn kéo quân, quan trường xoay chong chóng em đừng bận tâm, anh không nhớ.Nó là của em rồi.

13