Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

ĐỀ CƯƠNG LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM



4. Tóm tắt nội dung môn học (150 từ)
Luật Kinh tế là một trong 12 ngành luật ở Việt Nam. Hoạt động kinh doanh và việc làm, đời sống chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh tế và 12 ngành luật khác ở nhiều mức độ. Môn học trang bị kiến thức: Từ việc thành lập doanh nghiệp đến phá sản doanh nghiệp với các mối quan hệ về tổ chức, quan hệ với cơ quan nhà nước; Các hoạt động quản trị doanh nghiệp tập trung vào chế độ pháp lý về hợp đồng thương mại hàng hóa, dịch vụ và xử lý các tranh chấp. Trên cơ sở bài giảng tạo nền tảng để người học và khi làm việc tiếp tục cập nhật những thay đổi bổ sung của pháp luật kinh tế. Kết quả học tập là khi giải quyết công việc cụ thể trong kinh doanh phải nắm vững những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh vi phạm, khai thác tối đa các lợi thế của pháp luật kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời phải có sự tích hợp với các ngành luật khác để hướng dẫn, phân định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đưa ra kiến nghị để Nhà nước sửa đổi, bổ sung luật kinh tế, tạo môi trường kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1: MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I.                   PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1.      Khái quát chung về pháp luật
2.      Nguồn gốc và bản chất của pháp luật
3.      Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.      Hệ thống pháp luật Việt Nam
a.       Khái niệm và các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật Việt Nam
b.      Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
   
II.                KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.      Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
2.      Pháp luật điều chỉnh cho hoạt động kinh doanh
3.      Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng
4.      Nguồn luật và các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh
5.      Mối quan hệ  giữa văn bản pháp luật với điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp
III.             ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.      Đạo đức kinh doanh
2.      Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
IV.             QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.      Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
2.      Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Tài liệu tham khảo Chương 1:

Chương 2: PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ
I.                   TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ
1.      23 Khái niệm về Đầu tư ( Luật đầu tư , Chương I Điều 3)
II.                ĐẦU  TƯ TRONG NƯỚC
1.      Đầu tư của nhà nước
2.      Đầu tư tư nhân
3.      Các hình thức đầu tư (Luật đầu tư , Chương IV Điều 21-26)
4.      Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
III.              ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
1.      Quy định của Việt Nam (Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH)
2.      Quy định của nước nhận đầu tư (nước ngoài)

Tài liệu tham khảo Chương 2:
Luật Đầu tư năm 2005  (23 khái niệm căn bản ở Điều 3)

Chương 3: QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ  VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
I.                   KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
1.      Hoạt động kinh doanh và quyền tự do kinh doanh
2.      Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp
3.      Phân loại doanh nghiệp
4.      Vấn đề giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh
5.      Khái quát pháp luật Việt Nam về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
6.      Phạm vi điều chỉnh, hiệu lực thi hành và nguyên tắc áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005
II.                ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
1.      Những điều kiện cơ bản thành lập doanh nghiệp
2.      Thủ tục thành lập doanh nghiệp
III.             ĐĂNG KÝ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA DOANH NGHIỆP
1.      Đăng ký những bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
2.      Tạm ngừng kinh doanh
3.      Tổ chức lại doanh nghiệp
4.      Giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh
IV.             QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH
1.      Quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh
2.      Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh
3.      Tuân thủ pháp luật cạnh tranh

Tài liệu tham khảo chương 3:
o   Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Chương 4. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY
I.                   DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.      Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
2.      Thành lập doanh nghiệp tư nhân
3.      Tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp tư nhân
4.      Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân
5.      Chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân
II.                CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.      Công ty cổ phần
2.      Công ty TNHH hai thành viên trở lên
3.      Công ty TNHH một thành viên
4.      Công ty hợp danh

Tài liệu tham khảo Chương 4: Chế độ Pháp lý đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty
5.      Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

  1. Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu

Chương 5:  CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC
I.                   NHÓM CÔNG TY
1.      Khái niệm, đặc điểm
2.      Công ty mẹ- công ty con
3.      Tập đoàn kinh tế
II.                HỢP TÁC XÃ
1.      Khái niệm, đặc điểm HTX
2.      Thành lập HTX
3.      Nguyên tắc tổ chức và hoạt động HTX
4.      Quy chế pháp lý về thành viên
5.      Tổ chức quản lý HTX
6.      Tài sản và tài chính HTX
7.      Liên hiệp HTX và Liên minh HTX

III.             TỔ HỢP TÁC
1.Khái niệm và đặc điểm của THT
2. Tổ viên
3. Tổ chức và quản lý THT
4. Chấm dứt hoạt động của THT
IV.             HỘ KINH DOANH
1.      Khái niệm và đặc điểm của hộ kinh doanh
2.      Đăng ký Hộ kinh doanh
V.                CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH KHÁC
1.      Hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh
2.      Cá nhân đầu tư gián tiếp
3.      Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
4.      Dịch vụ khác
5.      Những lĩnh vực cá nhân làm được, không làm được , bị cấm

Tài liệu tham khảo Chương 5:
1.            Luật Dân sự (Ðiều 111. Tổ hợp tác; Ðiều 50. Quyền tự do kinh doanh của cá nhân)
2.            Luật Hợp tác xã năm 2012

Chương 6: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
I.                       KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1.      Khái niệm hợp đồng
2.      Phân loại hợp đồng
3.      Hệ thống văn bản hiện hành về hợp đồng kinh doanh thương mại
II.                CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1. Giao kết hợp đồng dân sự
2. Chế độ thực hiện hợp đồng dân sự
3.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự
III.             NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1.      Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại
2.      Phân loại hợp đồng thương mại
3.      Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại
4.      Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
IV.             HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
2.Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
3.Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
V.                HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
1.      Khái niệm hợp đồng dịch vụ
2.      Phân loại hợp đồng dịch vụ
3.      Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng dịch vụ



Tài liệu Tham khảo Chương 6: Pháp luật về hợp đồng thương mại
  1. Bộ Luật Dân sự)  
  2. (boluatdansu) -Chương XVIII - Hợp đồng dân sự thông dụng)
  3. Luật Thương mại 2005 
  4. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
  5. Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa
  6. Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 26/5/2013 về Thương mại điện tử
  7. Quyết định 10/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 Công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
  8. Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
  9. Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 Về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
  10. Nghị định 06 /2008/NĐ-CP  1122008/NĐ-CP ngày 16 /01/2008 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
  11. http://www.vietlaw.biz/bldisplay/db1/document_listing.php?doc=865


  Chương 7. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ VỤ VIỆC CẠNH TRANH
I.                   TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
1.Khái niệm về tranh chấp trong kinh doanh
2.Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
II.                GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.      Khái niệm trọng tài
2.      Quá trình hình thành và phát triển của Trọng tài ở Việt Nam
3.      Khái niệm về tranh chấp trong hoạt động thương mại
4.      Các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam
5.      Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
6.      Thẩm quyền của Trọng tài thương mại
7.      Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài
III.             GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH –THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.      Khái quát về hệ thống Tòa án Việt Nam
2.      Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân
3.      Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại tại Tòa án
4.      Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án
5.      Thi hành bản án  quyết định giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của Tòa án, phán quyết của Trọng tài
IV.             GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.      Nguyên tắc xác định pháp luật
2.      Một số quy tắc trọng tài quốc tế thông dụng
3.      Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam các phán quyết của Tòa án và trọng tài nước ngoài
V.                GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC CẠNH TRANH
1.      Khái niệm vụ việc cạnh tranh
2.      Cơ quan giải quyết các vụ việc cạnh tranh
3.      Tố tụng cạnh tranh
       Tài liệu tham khảo Chương 7: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và vụ việc canh tranh


Chương 8. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
I.                   KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
1.      Khái niệm phá sản
2.      Pháp luật về phá sản
II.                NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004
1.      Đối tượng áp dung
2.      Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản
3.      Thẩm quyền giải quyết việc phá sản
4.      Thứ tự phân chia tài sản, thanh toán nợ
5.      Các biện pháp bảo toàn tài sản đối với doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản
III.             THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
1.      Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
2.      Tổ chức hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi kinh doanh
3.      Thủ tục thanh lý tài sản và phân chía tài sản
4.      Tuyên bố phá sản

Danh mục tài liệu tham khảo Chương 8. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
7)      Luật Lý lịch tư pháp 2009 ( Điều 36 đến 40)

6. Học liệu
-  Học liệu bắt buộc:
  • Trường đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình “ Pháp luật kinh tế” Nxb. Đh KTQD 2012
  • Tham khảo chỉ dẫn sau các chương:
 - Học liệu tham khảo:
  • Pháp Luật đại cương, Đại học Kinh tế tài chính, TP. Hồ Chí Minh, Nhx. Phương Đông năm 2011
  • Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam: “100 câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2005, năm 2010

·         110 câu hỏi pháp luật doanh nghiệp - Tài liệu  (http://123doc.vn/document/34523-130-cau-hoi-phap-luat-doanh-nghiep.htm)

  • http://luatsukinhte.com/pho-bien-phap-luat/hoi-dap-phap-luat/luat-doanh-nghiep.html?start=9#.Uf8uaaweIas

7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng
Lên lớp (Giờ tín chỉ)
Thực hành, thí nghiệm, điền dã,
Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Nội dung 1 (Phải biết)
Chương 3, 4,6,7 = 12
2
1

30
45
Nội dung 2 (Nên biết)
Chương 1,5,8 = 10
1
1

24
36
Nội dung 3 (Có thể biết)
Chương 2 = 3



12
19
Tổng
25
3
2

60
90

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể
Hình thức tổ chức
dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
Trên lớp
Các chương
Ghi chép

Bài tập
Trên lớp
Chương 4,6,7,
Làm bài tập, bài kiểm tra giữa kỳ

Thảo luận
Trên lớp
Các chương
Nêu được câu hỏi

Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …
Trao đổi với các Văn phòng Luật sư

Tự học, tự nghiên cứu
Học nhóm

Làm bài tập, lập sơ đồ tổ chức, quy trình,...


8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Thời gian trên lớp; Ghi bài, làm bài tập, thảo luận; bài kiểm tra (chuyên đề theo nhóm)/hoặc theo thứ tự câu hỏi giao cho sinh viên theo số thứ tự danh sách lớp học.

Giảng viên chuyên cho SV tài liệu đề cương chi tiết môn học, có chỉ dẫn tài liệu tham khảo .

Bài tập: Bài trắc nghiệm và bài tư luận theo cách tóm tắt nội dung chính của một số chương, có chỉ dẫn nguồn văn bản pháp luật.Khuyến khích làm bài tập lớn, hoặc bắt buộc đối với sinh viên thiếu giờ lên lớp.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
9.4. Lịch thi, kiểm tra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét