Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Chương 4. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY




 
I.DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (Điều 141 đến 145 Luật Doanh nghiệp )
Điều 141. DN tư nhân
Điều 142. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
Điều 143. Quản lý DN
Điều 144. Cho thuê doanh nghiệp
Điều 145. Bán doanh nghiệp
1.Khái niệm và đặc điểm của DNtư nhân
a.Cá nhân làm chủ: Người có quốc tịch Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, chỉ được thành lập 1 DNTN. Nhà đầu tư nước ngoài do Thủ tướng quy đinh (Điều 87 Nghị định 108/2006/NĐ-CP)
b.Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân.
c.Không có tư cách pháp nhân, do không tách sở hữu cá nhân trong tài sản kinh doanh .
d.Thuê giám đốc nhưng chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
đ.Chuyển đổi sang Cty TNHH, bán doanh nghiệp.
2.Thành lập DN tư nhân:
-Quyền công dân. Tuy nhiên phải có ý tưởng kinh doanh, nghề hoặc hiểu nghề- có vốn- có năng lực quản lý,…
- Đăng ký kinh doanh: Điều 19 Nghị định 43/2010/NĐ-CP
     3.Tổ chức quản lý hoạt động của DN tư nhân (Điều 143, Luật DN)
a.Chủ là giám đốc DN, toàn quyền quyết định.
b.Thuê người khác làm giám đốc phải đăng ký, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm pháp luật.
c.Cho thuê DN phải đăng ký.
d.Tăng giảm vốn kinh doanh, thực hiện chế độ kế toán phải đăng ký và báo cáo.
       e.Là nguyên đơn và bị đơn trước Tòa.
3.Chuyển đổi DN tư nhân:
Quy định tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP (Điều 36), và Nghị định số 43/2010/NĐ (Điều 23 Khoản 3).
DNTN có thể chuyển đổi thành CtyTNHH khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 24 của Luật DN về cấp Giấy CNĐKKD và cam kết về trách nhiệm của trước khi chuyển đổi.
4.Chuyển nhượng DN tư nhân: Điều 145, Chủ DNTN vẫn chịu trách nhiệm các khoản nợ, trừ có thỏa thuận khác.
   Tình huống : Chủ DN tư nhân mất, hoặc không đủ năng lực pháp luật và hành vi.

  Ai sẽ là người thay thế, nhận trách nhiệm nợ, và thực hiện các quyền lợi? Áp dụng luật nào?

II.CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

     1.Công ty cổ phần: Điều 77- 129    Luật Doanh nghiệp:
     a.Khái niệm, đặc điểm: (Điều 77)
-Vốn Điều lệ: Chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (CP).
-Cổ đông: tối thiểu 3, không có tối đa; CĐ là tổ chức, cá nhân góp vốn chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp.
-Cổ đông tự do chuyển nhượng CP. Riêng CĐ sáng lập sau 3 năm chuyển nhượng CP phổ thông cho cổ đông sáng lập khác. Cổ đông sở hữu CP ưu đãi biểu quyết không được chuyển  nhượng trong 3 năm.
-Cổ đông là tổ chức: Cử đại diện theo ủy quyền.
-Có tư cách pháp nhân.
-Được phát hành chứng khoán các loại. (Xem điều 25 Luật Chứng khoán)
    b.Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, cổ tức, biểu quyết
b1.Cổ phần: Ngoài CP phổ thông (PT) là chủ yếu còn có 4 loại CP khác ưu đãi (biểu quyết, cổ tức, hoàn lại, ưu đãi khác):
+ Cổ phần phổ thông: Bắt buộc phải có phải mua hết trong 90 ngày sau ĐKKD, không chuyển được sang CP ưu đãi; CĐSL phải đăng ký mua hết 20% trong 90 ngày sau ĐKKD và chuyển nhượng sau 3 năm.
      Thành viên HĐQT phải sở hữu  CP 5% CPPT.
      Quyền và nghĩa vụ CĐ phổ thông, nhóm CĐ sở hữu 10% : Điều 79. 80 Luật DN
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Là CP có số phiếu biểu quyết nhiều hơn (>1 lần) so với CP PT. CĐ sở hữu có các quyền: Biểu quyết nhiều hơn, các quyền khác như CĐ PT; không được chuyển nhượng (Điều 81 Luật DN). Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và CĐSL được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong 3 năm, sau chuyển thành CPPT.
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức: Được trả cổ tức (CT) cao hơn CPPT hoặc mức ổn định hàng năm (CT cố định và CT thưởng). Quyền CĐ: Nhận cổ tức ưu đãi, nhận lại CP theo tỷ lệ vốn góp vào Cty (x) số tài sản còn lại khi Cty phá sản; Không biểu quyết, không dự họp Đại hội đồng CĐ, không đề cử người vào HĐQT, BKS; Các quyền khác như CĐ PT (Điều 82).
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Được hoàn lại bất kỳ theo yêu cầu CĐ sở hữu hoặc theo điều kiện đã ghi vào cổ phiếu. CĐ sở hữu không biểu quyết, không dự họp Đại hội đồng cổ đông, không đề cử người vào HĐQT, BKS; Các quyền khác như CĐ PT. (Điều 83).
+ Cổ phần ưu đãi khác: Khi Công ty phát hành thêm CP (Điểm IV.4 Thông tư 18/2007/TT-BTC) người lao động là CĐ được ưu đãi về giá, thời gian thực hiện nhưng tổng giá trị ưu đãi  không được vượt quá 5% vốn cổ phần đang lưu hành của CTyCP.
        + Chào bán và chuyển nhượng cổ phần : Điều 87 Luật DN. Chào bán lần đầu cho CĐ
            không phải CĐSL, qua môi giới, và công khai. Phát hành thêm CPPT theo tỷ lệ sở
            hữu của CĐ. CĐ giành quyền ưu tiên mua cho người khác, nếu không mua hết, Cty
            bán ra ngoài với điều kiện khác (đấu giá). Tự do chuyển nhượng CP theo Điều lệ và
            theo Luật Chứng khoán.
        + Mua lại CP theo Điều 91, 91 Luật DN: Quyền mua lại của Cty và quyền bán của CĐ
        +  Công ty được bán trái phiếu huy động vốn khi lợi nhuận 3 năm cao hơn cổ tức;
         
      b2.Cổ phiếu: Là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu, Cổ phiếu ghi rõ theo loại cổ phần. Nội dung ghi theo Điều 85 Luật DN.
       b3.Cổ đông: Sở hữu ít nhất 1 CP là đồng chủ sở hữu CtyCP
 + Cổ đông sáng lập: Ít nhất 3 CĐ đối với  Cty CP mới, tổ chức xây dựng, ký vào Điều lệ đầu tiên của Cty.
        + Cổ đông phổ thông: (Quyền và nghĩa vụ ở Điều 79, 80 Luật DN)
+ Cổ đông ưu đãi: Biểu quyết; hoàn lại; cổ tức.(mục b1 theo loại cổ phiếu)
+ Nhóm cổ đông sở hữu CPPT liên tục 6 tháng: Trên 10% CP phổ thông có quyền triệu tập Đại hội đồng CĐ, trên 1% yêu cầu Ban Kiểm soát khởi kiện dân sự TV HĐQT, Giám đốc.
+ Quyền góp vốn mua CP trở thành CĐ: Loại trừ theo Điều 13, Khoản 4, Luật DN, và Quy định về tỷ lệ sở hữu. Cơ quan nhà nước, quân đội không dùng tài sản nhà nước; Một số cán bộ công chức theo Luật công chức không được.
+ Sổ đăng ký cổ đông: Điều 86 Luật DN. CĐ sở hữu 5% CP phải đăng ký với cơ quan ĐKKD
 b4.Cổ tức: Trừ cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu khác được chia đều từ lợi nhuận sau thuế, hoàn thành các nghĩa vụ bù lỗ, trích quỹ, HĐQTđề xuất, ĐHĐCĐ thông qua và chia bằng tiền, cổ phiếu, hiện vật.
     Nguyên tắc chia cổ tức:  Theo số vốn thực, theo Điều lệ Cty.
 b5. Biểu quyết: Cùng loại cổ phiếu có giá trị ngang nhau theo vốn, biểu quyết theo giá trị cổ phiếu. (Điều 29 Nghị định 102/2010/NĐ-CP). Đây là nguyên tắc đối vốn trong CtyCP. Tuy nhiên có quy định khác theo Điều lệ.    
    c.Sáng lập viên và đăng ký kinh doanh
       - Cổ đông sáng lập: Điều 14,  84 Luật DN, Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP
        +Cty CP có ít nhất 3 SLV: Soạn Điều lệ và ký vào bản đầu tiên, ký các hợp đồng trước
          ĐKKD phục vụ đăng ký và hoạt động, chịu trách nhiệm hợp đồng đó.
        + Đăng ký mua ít nhất 20% tổng số CPPT trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty
           được cấp GCNĐKKD.
   Nếu không mua hết: CĐSL còn lại mua theo tỷ lệ sở hữu CP trong Cty; Một hoặc một số CĐSL nhận góp đủ số CP đó; Huy động người khác mua và trở thành CĐSL, CĐSL liên đới trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số CP chưa góp đủ đó. Ba năm vẫn không mua hết, cổ phần còn lại phải được chào bán cho các CĐ khác. Không bán được phải đăng ký giảm vốn.
+Trong thời hạn 3 năm: Chuyển nhượng CP cho CĐSL khác, CĐ khác phải được Đại hội đồng CĐ nhất trí; không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các CP đó.
  - Đăng ký kinh doanh :
          +Điều 20 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP: Hồ sơ ĐKKD đối với Cty CP. 
       d.Tổ chức quản lý của Cty CP: Điều 95
(1) Đại hội đồng cổ đông : Các cổ đông, hoặc đại diện nhóm cổ đông có quyền biểu quyết; Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất (Điều 104  Luật DN)
(2) Hội đồng quản trị : (3-11 TV); Thành viên (Sở hữu 5% CPPT), có Chủ tịch HĐQT được Đại hội bầu hoặc HĐQT bầu.
(3) Ban kiểm soát : Trưởng ban và Kiểm soát viên; KSV không làm trong HĐQT, Ban giám đốc và đảm nhận chức vụ quản lý,  21 tuồi trở lên có thể ngoài  Cty.
(4) Ban giám đốc (Tổng và các Phó tổng giám đốc –có thể là Chủ tịch, ủy viên HĐQT, cổ đông, hoặc thuê). Giám đốc là CĐ sở hữu 10% vốn Điều lệ.
(5) Các chức danh quản lý do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, hoặc phân quyền cho giám đốc.
 



Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, cổ tức:
Điều 77. Công ty cổ phần
Điều 78. Các loại cổ phần
Điều 79. Quyền của cổ đông phổ thông
Điều 80. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
Điều 81. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết
Điều 82. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức
Điều 83. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại
Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Điều 85. Cổ phiếu
Điều 86. Sổ đăng ký cổ đông
Điều 87. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
Điều 88. Phát hành trái phiếu
Điều 89. Mua cổ phần, trái phiếu
Điều 90. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
Điều 91. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Điều 92. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại
Điều 93. Trả cổ tức
Điều 94. Thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức

Điều 95. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
Điều 96. Đại hội đồng cổ đông
Điều 97. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 98. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 99. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 100. Mời họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 101. Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 102. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 103. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông
Điều 104. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
                  Mẫu phiếu biểu quyết
Điều 105. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông 
qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Điều 106. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 107. Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông
                 
- Hội đồng quản trị, quy định ở Luật DN:
Điều 108. Hội đồng quản trị
Điều 109. Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị
Điều 110. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
Điều 111. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Điều 112. Cuộc họp Hội đồng quản trị
Điều 113. Biên bản họp Hội đồng quản trị
Điều 114. Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị
Điều 115. Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản
Điều 117. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Điều 118. Công khai các lợi ích liên quan
Điều 119. Nghĩa vụ của người quản lý công ty
Điều 120. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận
-  Giám đốc, Tổng giám đốc, quy định ở Luật DN:
Điều 57. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Điều 116. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
Điều 117. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Điều 118. Công khai các lợi ích liên quan
Điều 119. Nghĩa vụ của người quản lý công ty
Điều 120. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận

- Ban kiểm soát, quy định ở Luật DN:
Điều 121. Ban kiểm soát
Điều 122. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát
Điều 123. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
Điều 124. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát
Điều 125. Thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát
Điều 126. Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát
Điều 127. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát
Điều 128. Trình báo cáo hàng năm
Điều 129. Công khai thông tin về công ty cổ phần


 2.Công ty TNHH hai thành viên trở lên Điều 38-62  Luật Doanh nghiệp:
 a.Nhận diện:
-Thành viên từ 2-50, là tổ chức, cá nhân. HĐTV là các TV.
+Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản, nợ của Cty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào Cty; Thời gian góp vốn là 36 tháng từ ngày cấp Giấy CNĐKKD.
+ Thành viên hoặc nhóm TV đã góp  ≥25 vốn Điều lệ có quyền yêu cầu cơ quan ĐKKD kiểm tra tiến độ vốn góp làm căn cứ biểu quyết và chia lợi nhuận.
+Thành viên được chia cổ tức theo vốn thực góp.
+Thành viên chỉ được bán, chuyển nhượng vốn theo Điều 43, 44 và 45 của  Luật DN, trong nội bộ trước: Công ty mua lại, thành viên mua theo tỷ lệ,…sau cùng không mua mới bán ra ngoài;
+ Thành viên là tổ chức: Có đại diện theo ủy quyền.
+ Có tư cách pháp nhân.
- Cty không được quyền phát hành cổ phần; Đủ điều kiện được phát hành trái phiếu,...
      b. Thành lập và đăng ký kinh doanh
  - Các TV sáng lập vận động thêm TV, xây dựng và ký vào Điều lệ đầu đầu tiên.
  -Đăng ký kinh doanh:  Điều 20 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP
c. Tổ chức: Điều 46 Luật DN
 - Hội đồng TV: Là các TV góp vốn; có các quyền quyết định vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt là biểu quyết một số giao dịch có giá trị quy định ở Điều 52 Luật DN. Chủ tịch do HĐTV bầu.
 - TV sáng lập có thể tham gia hoặc không tham gia quản lý Cty.
 - Công ty có:  HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc/Tổng giám đốc, và Ban kiểm soát  nếu có trên 11 TV, dưới 11 TV  không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
     Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể được minh họa bằng sơ đồ sau:
 

Tình huống
-Công ty TNHH có 5 TV góp vốn là 5 công ty A,B,C,D,E từ năm 2011
-Sang năm 2012 công ty mẹ E bán 10% phần vốn góp cho công ty con F đã được thông qua trong cuộc họp Hội đồng TV năm 2012.
-Như vậy trong công ty có 6 TV góp vốn là A, B, C, D, E, F, tuy nhiên trong Hội đồng TV chỉ có 5 thành viên là A,B,C,D,E công ty con F chưa có tên trong HĐTV và cũng không muốn cử thêm người tham gia vào HĐ thành viên (công ty F này ở nước ngoài).
Công ty con F ủy quyền thành viên góp vốn cho công ty mẹ E, nghĩa là TV  E sẽ kiêm nhiệm tư cách TV đại diện cho phần vốn góp của công ty F.
          
1.Như vậy có hợp pháp không và điều kiện, thủ tục để hợp pháp hóa là gì ?
2. Bổ sung tình huống: Khi biểu quyết, thành viên E có hai phiếu thuận chiều chiếm tỷ lệ 2/6 có đúng không ?

Điều 38. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Điều 40. Sổ đăng ký thành viên
Điều 41. Quyền của thành viên
Điều 42. Nghĩa vụ của thành viên
Điều 43. Mua lại phần vốn góp
Điều 44. Chuyển nhượng phần vốn góp
Điều 45. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác
Điều 46. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Điều 47. Hội đồng thành viên
Điều 48. Người đại diện theo uỷ quyền
Điều 49. Chủ tịch Hội đồng thành viên
Điều 50. Triệu tập họp Hội đồng thành viên
Điều 51. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
Điều 52. Quyết định của Hội đồng thành viên
Điều 53. Biên bản họp Hội đồng thành viên
Điều 54. Thủ tục thông qua quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
Điều 55. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Điều 56. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Điều 57. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Điều 58. Thù lao, tiền lương và thưởng của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Điều 59. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
Điều 60. Tăng, giảm vốn điều lệ
Điều 61. Điều kiện để chia lợi nhuận
Điều 62. Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia.

     3.Công ty TNHH một thành viên:  Điều 63-76  Luật Doanh nghiệp:

a Nhận diện:

-Chủ sở hữu là  một tổ chức, hoặc cá nhân

-Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn Điều lệ.

- Không được quyền phát hành CP.

- Quyền của chủ sở hữu Cty là tổ chức khác với chủ sở hữu Cty là cá nhân.

- Nghĩa vụ của chủ sở hữu CTy: Tách biệt tài sản của chủ sở hữu Ctytài sản của Cty. Tách biệt chi tiêu cá nhân với chi tiêu của Công ty.

-Cơ cấu tổ chức Cty mà chủ sở hữu là tổ chức khác với Cty chủ sở hữu là cá nhân.

- Đóng vốn trong 36 tháng

- Không được giảm vốn Điều lệ.

- Chủ sở hữu muốn rút vốn phải: Chuyển nhượng toàn bộ cho tổ chức và cá nhân khác; hoặc chuyển nhượng một phần vốn và chuyển đổi sang Cty TNHH, CtyCP.

- Chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi CTy không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

b.Thành lập, đăng ký kinh doanh

Chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức phải tách tài sản chuyển vào công ty; Chủ sở hữu tổ chức không chịu trách nhiệm thay cho Cty.

Đăng ký theo: Điều 21 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP

c.Tổ chức quản lý : Điều 67-74 Luật DN

c1. Mô hình chủ công ty chủ là tổ chức:

Chủ sở hữu bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền, các chức danh được bổ nhiệm:

- Trường hợp có hai người trở lên : Công ty có  HĐTV, Chủ tịch HĐTV (nhiệm kỳ 5 năm), Giám đốc, từ 1-3 kiểm soát viên (nhiệm kỳ 3 năm).

- Trường hợp có một người : Công ty có Chủ tịch Cty (nhiệm kỳ 5 năm); Chủ tịch bổ nhiệm Giám đốc, Kiểm soát viên (nhiệm kỳ 3 năm).

- Hạn chế: Các quyết định giao dịch hợp đồng theo đa số các chức danh được bổ nhiệm. Giám đốc (TGĐ) không được là: vợ, chồng, cha mẹ, cha mẹ nuôi, con và con nuôi, anh chị em ruột của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu ở cơ quan nhà nước và DNNN là chủ sở hữu Cty.

c2.Mô hình chủ công ty cá nhân

Chủ sở hữu là Chủ tịch kiêm giám đốc hoặc thuê giám đốc; Chủ tịch hoặc Giám đốc là đại diện theo pháp luật (ưu thế hơn DNTN).

Chủ sở hữu phải tách chi tiêu cá nhân và gia đình với chi tiêu trên cương vị Chủ tịch và Giám đốc.




Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Điều 64. Quyền của chủ sở hữu công ty
Điều 65. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
Điều 66. Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty
Điều 67. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức
Điều 68. Hội đồng thành viên
Điều 69. Chủ tịch công ty
Điều 70. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Điều 71. Kiểm soát viên
Điều 72. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
Điều 73. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên
Điều 74. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân
Điều 75. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan
Điều 76. Tăng, giảm vốn điều lệ

   4.Công ty hợp danh : Điều 130-140  Luật Doanh nghiệp:
        4.1.Đặc điểm: Điều 130 Luật DN
a) Phải có ít nhất 2 TV là cá nhân là chủ sở hữu chung của công ty.
   có thể có TV góp vốn;
b) TV hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn;
c) TV góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn.
d) Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
đ) Có tư cách pháp nhân
         4.2. Góp vốn : Điều 131 Luật DN
a) Các TV phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết, có giấy chứng nhận góp vốn. Số vốn chưa góp đủ là khoản nợ với Cty, và có thể bị khai trừ theo quyết định của HĐTV.
b) TV hợp danh bồi thường thiệt hại cho Cty nếu không góp đủ, đúng hạn.
       4.3. Tài sản chung: Điều 132
a) Vốn của các TV.
b Tài sản tạo lập được mang tên Cty.
c)Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh .
d) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
       4.4. Hạn chế của TV Hợp danh: Điều 133.
a) Không được làm chủ DNTN, hoặc TV  hợp danh của Cty hợp danh khác.
b) Không được nhân danh Cty kinh doanh cùng ngành nghề vì lợi ích ngoài Cty
c. Không được tự do chuyển nhượng vốn góp nếu TV khác không đồng ý.
        4.5. Quyền và nghĩa vụ của TV hợp danh : Điều 134
a.Các quyền sau đây:
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết 1 phiếu (đối nhân), hoặc theo Điều lệ.
- Hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký.
- Nếu ứng trước tiền của mình kinh doanh cho Cty, được Cty hoàn vốn, lãi.
- Yêu cầu Cty bù đắp thiệt hại nếu lỗi không tự mình gây ra;
- Yêu cầu công ty, TV hợp danh khác cung cấp thông tin .
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp .
-  Được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn khi Cty giải thế.
- Quyền thừa kế cho người khác.
b. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:
- Kinh doanh mang lợi cho Cty;
- Quản lý hoạt động kinh doanh .
- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi .
- Hoàn trả và bồi thường thiệt hại gây ra;
- Trả nợ cho Cty theo số vốn góp.
 - Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty .
-  Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực.
      4.6. Hội đồng TV: Điều 135 136, 137
   a.Tất cả TV hợp lại thành Hội đồng TV.
b. Hội đồng TV bầu một TV hợp danh làm Chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty, bầu kiểm soát viên.
c. TV hợp danh, Chủ tịch HĐTV có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
d. Hội đồng TV có quyền quyết định (tỷ lệ 3/4):
e . Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
4.7. Các quy định đối với TV: Điều 138-140
a.Thành viên hợp danh
 Chấm dứt tư cách TV hợp danh :TV rút vốn khỏi C ty; mất; mất tích, mất hoặc hết năng lực dân sự, bị khai trừ.
Quyền rút vốn nếu được HĐTV chấp thuận vào cuối năm tài chính
Khai trừ : Không có khả năng góp vốn như đã cam kết, vi phạm Điều 133 là
b.Tiếp nhận thành viên mới :TV phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được chấp thuận.
c. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn : Điều 140 Luật DN
               Thảo luận Điều 140 Luật DN: Công ty hợp danh thích hợp với  TV góp
                  vốn kinh doanh nghề nào?
               + Có chuyên môn sâu, làm việc diễn ra ở nhiều nơi, mọi lúc.
               + Không cần vốn lớn.
               + Nhân danh cá nhân và người khác kinh doanh ngành nghề Cty.
                  Ví dụ: Nghề thiết kết, kiểm toán, bảo hiểm, tin học, y dược, tư vấn, ca sỹ, luật
                  sư, bán hàng…
Luật Doanh nghiệp:
Điều 130. Công ty hợp danh
Điều 131. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Điều 132. Tài sản của công ty hợp danh
Điều 133. Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh
Điều 134. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Điều 135. Hội đồng thành viên
Điều 136. Triệu tập họp Hội đồng thành viên
Điều 137. Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
Điều 138. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Điều 139. Tiếp nhận thành viên mới
Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
 


Tài liệu tham khảo Chương 4: Chế độ Pháp lý đối với DNtư nhân và công ty
  1. Bộ Luật dân sự 2005, từ Điều 84-105, 111- 120
  2. Luật doanh nghiệp 2005
  3. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký kinh doanh
  4. Thông tư 14/2010/TT-BKH  ngày 04/6/2010 Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký DNtheo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
  5. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi thiết thi hành một số Điều của Luật doanh nghiệp
  6. Thông tư 18/2007/TT-BTC Hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng
  7. Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
  8. Nghị định 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
  9.   Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 Về chuyển DN100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
  10. Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét