Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Chương 5: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC và CÁ NHÂN KINH DOANH



     I.NHÓM CÔNG TY : Điều 146-149 Luật Doanh nghiệp
1.Khái niệm, đặc điểm Nhóm công ty
a. Khái niệm:  Điều 146 Luật DN
- Nhóm công ty là tập hợp các Cty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh  tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
- Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:  Công ty mẹ - công ty con; Tập đoàn kinh tế;  Các hình thức khác.
b. Đặc điểm:
- Liên kết các DNvề tài sản, công nghệ, thị trường, thương hiệu,…
- Có DN chủ chốt chi phối DN khác
- Các DN trong nhóm là pháp nhân độc lập
      2.Công ty mẹ- công ty con
        a.Công ty mẹ: Điều 4 Luật DN Khoản 15
Một Cty được coi là công ty mẹ của Cty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số CP PT đã phát hành của Cty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả TV HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của Cty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Cty đó.
Công ty mẹ có tư cách pháp nhân có các loại chi phối: Theo quyết định hành chính/Vốn/Công nghệ/Thị trường/Thương hiệu/…
- Cty mẹ được, công ty con tổ chức dạng : Cty cổ phần hoặc CtyTNHH.
         b.Công ty con: Là pháp nhân chịu sự chi phối toàn bộ hoặc một phần từ Cty mẹ.
         c.Quan hệ công ty mẹ, công ty con
-   Là hai pháp nhân độc lập thuộc nhiều loại hình DN, sự chi phối không làm thiệt hại đến nhau;
-   Có lợi ích trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động đầu tư, góp vốn kinh doanh, sử dụng thương hiệu, chia cổ tức,…
-   Quan hệ bằng: Bỏ phiếu chi phối; bổ nhiệm nhân sự; điều chỉnh vốn
-   Không phụ thuộc vào công ty cháu (bên thứ ba)
-   Có thể nắm giữ CP của nhau. Sở hữu chéo: Cty mẹ và con có CP  ở Cty cháu và ngược lại.
      3.Tập đoàn kinh tế
a.Khái niệm: Điều 38 Nghị định 102/2010//NĐ-CP
-Bao gồm nhóm các Cty có quy mô lớn, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
- Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc thỏa thuận.
- Có Cty mẹ gắn với cụm từ "tập đoàn" là Cty Cp hoặc Cty TNHH. Ví dụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Bộ Tài chính hướng dẫn báo cáo tài chính hợp nhất, giám sát hoạt động tài chính.
- Bộ Công Thương hướng dẫn việc giám sát thực hiện các quy định về hạn chế cạnh tranh, chống độc quyền.
           - Sơ đồ tổ chức Tập đoàn





b. Lịch sử hình thành tập đoàn
-  Đến năm 2004 : Sắp xếp các DNNN, thành lập TCty theo Quyết định  90/TTg (Tcty lớn của Nhà nước) , Quyết định 91/TTg (thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước)
- Năm 2009 tiếp tục thí điểm thành lập tập đoàn,theo Điều 4 Nghị định 101/2009/NĐ-CP.
- 2005 đến nay : Theo Điều 149 Luật DN, Điều 38 Nghị định 102/2010//NĐ-CP , Nghị định 101/2009/NĐ-CP.   Có Tập đoàn Nhà nước và Tập đoàn tư nhân.
  1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), thành lập tháng 4/2005;
  2. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), thành lập tháng 9/2005 với tổ chức ban đầu là Tập đoàn Than Việt Nam, sau đó thành Vinacomin tháng 01/2006;
  3. Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt), thành lập tháng 12/2005;
  4. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), thành lập tháng 12/2005;
  5. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), thành lập tháng 01/2006;
  6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thành lập tháng 7/2006.
  7. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), thành lập tháng 9/2006;
  8. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), thành lập tháng 12/2009;
  9. Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem);
  10. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), thành lập tháng 5/2011.
    c.Các hình thức tổ chức chủ yêu của tập đoàn kinh tế quốc tế:
      - Các xu hướng: Đa sở hữu, đa quốc gia, đa ngành, độc quyền, linh hoạt, có  
        “Holding Company”; Có ảnh hướng lớn tới quốc gia, kinh tế quốc tế.
      - Hình thức liên kết:
       +Chiều dọc sử dụng đầu ra như Mitsumis về khai khoáng luyện kim chế tạo máy;
       + Chiều ngang: Bổ trợ các chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm như LG sản xuất máy tính
       +Liên kết hạt nhân: Xoau quanh sản phẩm  chủ lực như General Moto về Ô tô.
-Các loại tập đoàn:
       + Cartel: Hướng độc quyền ngành
        + Syndicate: Một dạng Cartel, các CtyTV phải tiêu thụ hàng qua VP thương mại chung.
       +Trust: Liên minh độc quyền vốn, công nghệ, thị trường, do HĐQT điều hành.
       +Consortium: Độc quyền về ngân hàng, đầu cơ chứng khoán.
       +Concern: Phổ biến hiện nay, có Cty nắm vốn “Holding Company”.
       + Conlomerate: Đa ngành,  thu hút CP  của Cty có lợi  nhuận cao.





II. HỢP TÁC XÃ (Luật HTX 2012)
     1.Khái niệm, đặc điểm HTX
a.Hợp tác xã (HTX): Là tổ chức kinh tế tập thể, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
b. LH HTX : Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 HTX tự nguyện thành lập.
c. DN trực thuộc:  Khi HTX, LHHTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các DN trực thuộc.
     2.Thành lập HTX
a.Sáng lập viên: Là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân; vận động, tuyên truyền thành lập; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập
b. Hội nghị thành lập : Sáng lập viên, đại diện pháp nhân và hộ gia đình, cá nhân thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh dự kiến danh sách thành viên, thông qua điều lệ theo nguyên tắc đa số.
d. Đăng ký : Trong 5 ngay đủ hồ sơ.
- Hợp tác xã: Cơ quan đăng ký cấp huyện, tỉnh.
- Liên hiệp hợp tác xã: Cơ quan đăng ký cấp tỉnh.

 3.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động HTX (Điều 7)
1)  Tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX.
2)  Mở rộng: Kết nạp rộng rãi thành viên.
3)  Đối nhân: Bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp
4)  Tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trách nhiệm hữu hạn theo vốn góp
5)  Phân phối thua nhập: chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công sức lao động
6)  Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng.
7)  Phát triển bền vững cộng đồng hợp tác địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
 4.Quy chế pháp lý về thành viên
 a. Điều kiện trở thành thành viên (Điều 13)
- Có năng lực pháp lý.
- Có nhu cầu .
- Có đơn tự nguyện .
- Góp vốn của TV (tối đa 20% đối với HTX, 30% đối với LHHTX).
- Thành viên tham gia nhiều HTX, LHHTX.
1)     Được cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
2)     Phân phối thu nhập, hưởng các phúc lợi
3)     Tham dự đại hội, được  biểu quyết, ứng cử, đề cử.
4)     Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
5)     Nhận thông tin cần thiết.
6)     Ra khỏi HTX, LHHTX, được  trả lại vốn góp.
7)     Thừa kế; chia giá trị tài sản khi phá sản, giải thể.
8)     Quyền lợi khác theo Điều lệ
1)     Sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
2)     Góp đủ, đúng thời hạn vốn.
3)     Chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp
4)     Bồi thường thiệt hại.
5)     Tuân thủ điều lệ, quy chế của HTX
6)     Nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ

 5.Tổ chức quản lý HTX (Điều 29-41)
Đại hội thành viên – Hội đồng quản trị - Chủ tịch HĐQT – Giám đốc (TGĐ)- Ban kiểm soát – Các bộ phận chức năng.



6.Tài sản và tài chính HTX (Điều 42 -51)
   a.Tài sản
               -Tài sản : Vốn góp- Huy động- Tăng thêm trong hoạt động – Trợ cấp -Được tặng:
-Tài sản không chia:  Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất; trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; tích lũy, tài sản khác theo quyết định của Đại hội.
          b.Phân phối thu nhập:
(1).Trích lập quỹ đầu tư phát triển 20% trên thu nhập; Trích lập quỹ dự phòng tài chính 5% trên thu nhập; Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;
(2).Thu nhập còn lại : Chia theo mức ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ - Công sức – Sau cùng là vốn góp (theo Điều lệ)
(3).Khuyến khích giao lại thu nhập của thành viên cho HTX theo thỏa thuận như: Góp vốn, cho vay, thế chấp.

Điều 42. Xác định giá trị vốn góp
Điều 49. Xử lý tài sản và vốn của HTX, liên hiệp HTX khi giải thể

      7.Liên minh HTX.
Điều lệ Liên minh HTX Việt Nam (Vietnam Cooperative Aliliance-VCA)
do Thủ tướng phê duyệt, cấp tỉnh do Chủ tịch  UBND tỉnh phê duyệt; Liên minh HTX không phải cơ quan hành chính nhà nước,  không phải là tập đoàn kinh tế mà là một dạng hiệp hội

III.TỔ HỢP TÁC  : Nghị định 151/2008/NĐ-CP
  1.Khái niệm và đặc điểm của THT
Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn của từ  ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. 
- Tự nguyện- bình đẳng- biểu quyết theo đa số.
- Chịu trách nhiệm dân sự  bằng tài sản của tổ (chung), thiếu tài sản thì  tổ viên chịu theo tỷ lệ góp vốn  (giới hạn hữu hạn trách nhiệm).
- Không có tư cách pháp nhân.
  2. Tổ viên (Điều 7-10 Nghị định 151/2008/NĐ-CP)
-   Điều kiện kết nạp tổ viên:
-   Thủ tục kết nạp tổ viên mới:
-   Quyền của tổ viên
-   Nghĩa vụ của tổ viên
-   Quyền và nghĩa vụ của tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác
   3.Tổ chức và quản lý Tổ hợp tác


 

     4. Chấm dứt hoạt động của THT
- Hết thời hạn hợp đồng
- Kết thúc công việc, không tiếp tục.
- Các tổ viên đồng ý
- Do quyết định của cơ quan nhàn nước
-Xử lý : Nợ phải trả, thừa thiếu chia theo tỷ lệ vốn góp.

   III.HỘ KINH DOANH  (Điều 49- 56 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh )
    1.Khái niệm và đặc điểm của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được ĐKKD tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động.
- Cá nhân/Nhóm cá nhân/Hộ gia đình.
- Không có tư cách pháp nhân;
-Trách nhiệm vô hạn;
-Trên 10 lao động phải đăng ký doanh nghiệp;
- Không mở văn phòng đại điện, chi nhánh;




       2.Đăng ký hộ kinh doanh 
Nghị định 43/2010/NĐ-CP:
Điều 50. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
Điều 51. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Điều 52. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Điều 53. Thời điểm kinh doanh
Điều 54. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Điều 55. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
Điều 56. Đặt tên hộ kinh doanh .

Câu hỏi:
Hộ kinh doanh giống và khác DN tư nhân?
Khi nào hộ kinh doanh thành lập Cty ?
Hộ kinh doanh muốn kinh doanh nhiều địa điểm phải làm gì?
  Hộ sản xuất nông nghiệp có phải là hộ kinh doanh?



    IV.CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH   KHÁC



     1.Hoạt động thương mại không phải ĐKKD (Nghị định 39/2007/NĐ-CP):
Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải ĐKKD theo quy định của pháp luật về ĐKKD và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
a) Buôn bán rong
b) Buôn bán vặt
c) Bán quà ăn vặt
d) Buôn chuyến hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ
e) Các hoạt động khác về thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải ĐKKD.

     2.Cá nhân đầu tư gián tiếp
Tham gia thị trường vốn, mua bán chứng từ có giá: cổ phiếu của DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phần; Cho vay mượn vốn, mua bán nợ, góp cổ phần  không tham gia quản lý DN…
Tài sản cá nhân : Tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, sức lao động, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác…
     3.Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ (handmade)?
Chú ý sản xuất  sản phẩm tiêu dùng phổ biến :Lương thực, thực phẩm, phi lương thực.
    4.Dịch vụ khác
Tư vấn, làm dịch vụ độc lập theo giấy phép hành nghề (Bác sĩ, Nhà văn, ca sĩ, cầu thủ, luật sư, lái xe, thợ sửa chữa lắp đặt,….)
    5.Những lĩnh vực cá nhân được làm, không làm được, bị cấm
        a. Được làm: Những việc pháp luật không cấm cá nhân
        b.Không được làm: Loại ngành nghề bị cấm theo pháp luật, ví dụ kinh doanh thương  
          mại bị cấm theo Điều 5 Nghị định 39/2007/NĐ-CP?

Điều 33 Hiến pháp năm 2013
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 50 Luật Dân sự: Quyền tự do kinh doanh

“Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.”

       Tình huống: Bạn có thể làm gì với tư cách cá nhân để tạo thu nhập.

Tài liệu tham khảo Chương 5:
1.       Luật Dân sự (Ðiều 111. Tổ hợp tác; Ðiều 50. Quyền tự do kinh doanh của cá nhân)
 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét