Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Chương 1: MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH



TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU HỌC TẬP
MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH TẾ
       
- Tài liệu này dùng tham khảo, chỉ dẫn đến các văn bản pháp luật.
- Các đường link đến văn bản: Sử dụng tốt nhất là files mềm nhận từ giảng viên; Nếu không  dùng files mềm thì  tra trên Internet các số hiệu văn bản để thiết kế theo cách riêng của người học, người sử dụng. Ví dụ, mỗi chỉ dẫn lập thành file riêng, hoặc chia  tài liệu này ra từng files, chú thích chân trang để truy nhập nhanh nhất.



I.PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
     1.Nguồn gốc và bản chất của pháp luật
a.Nguồn gốc: Có giai cấp, có nhà nước
b. Khái niệm pháp luật : Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
     2.Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
a.Bản chất: Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh công nông và trí thức.Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
b.Nguyên tắc: Quyền lực thuộc về nhân dân (Quốc hội); Đảng CSVN lãnh đạo;Tập trung dân chủ-dân chủ; Pháp chế XHCN.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam  gồm các cơ quan: Quốc hội; Chính phủ; Tòa án ND; Viện KSND; HDND, Ủy ban ND.



3.Hệ thống pháp luật Việt Nam
a.Các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật Việt Nam
Bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật: (1) Quy phạm (hạt nhân) điều chỉnh một quan hệ xã hội; (2) Chế định luật (tập hợp các quy phạm điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội có đặc điểm giống nhau;(3) Ngành luật: Điều chỉnh một lĩnh vực,ví dụ quan hệ lao động.
b.Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
      (1) Ngành luật Nhà nước: Chế định về chế độ chính trị; kinh tế; văn hóa-giáo dục-khoa học- công nghệ; quyền và nghĩa vụ của công nhân; Tổ chức hoạt động của Nhà nước.
      (2) Ngành Luật hành chính: Hoạt động của cơ quan nhà nước;
      (3) Ngành luật tài chính: Phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước.
      (4) Ngành luật đất đai:
      (5) Ngành luật lao động .
      (6)Ngành luật Dân sự.
      (7) Ngành luật kinh tế: Đối tượng điều chỉnh  Nhà nước với các chủ thể kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp); Các chủ thể kinh doanh với nhau; Nội bộ các chủ thể kinh doanh. Phương pháp điều chỉnh : Mệnh lệnh,thỏa thuận.
      (8) Ngành luật hôn nhân và gia đình
      (9) Ngành luật Hình sự: Đối tượng là các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt.
      (10).Ngành luật tố tụng hình sự: Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
      (11) Ngành luật tố tụng dân sự: Đối tượng là quan hệ tòa án và những người tham gia tố tụng khi Tòa giải quyết án tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; kinh doanh, lao động (gọi là vụ việc dân sự)
      (12) Ngành luật quốc tế:  Quan hệ có yếu tố nước ngoài, Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế.

      II.KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
Ø Kinh doanh là gì?
Thực hiện thường xuyên liên tục một hoặc một số công đoạn của tái sản xuất: Đầu tư- sản xuất và dịch vụ -phân phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời.
Ø Quản lý nhà nước về kinh tế?: Ban hành Luật, triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh luật.Cụ thể: Tạo môi trường kinh doanh, phát huy sáng tạo của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường; điều tiết  lợi ích bảo đảm phát triển bền vững.
Ø Quản trị kinh doanh của chủ doanh nghiệp : 1.1 Hoạch định/ 1.2 Tổ chức thực hiện /1.3 Điều khiển chỉ huy/ 1.4 Kiểm tra - Giám Sát/1.5 Điều chỉnh trong mối liên hệ với thị trường, Nhà nước, nội bộ doanh nghiệp.


2.Pháp luật điều chỉnh cho hoạt động kinh doanh
Ø Các lĩnh vực chính: Lập doanh nghiệp/Hợp đồng/ Tổ chức và giải thể/Giải quyết tranh chấp.
Ø Thực chất pháp luật điều chỉnh yếu tố cơ bản của kinh doanh ; (1) Tổ chức (thành lập- cơ cấu- giải thể và phá sản) (2) Hợp đồng về các yếu tố kinh doanh (hàng hóa và dịch vụ); (3) Giải quyết các tranh chấp (1,2).
Ø Hài hòa lợi ích các bên: Cá nhân, từng tổ chức, Nhà nước, và hội nhập quốc tế.
Ø Luật kinh tế :
- Nghĩa rộng: Quy phạm pháp luật điều chính quá trình tái sản xuất.
- Nghĩa hẹp: Quy phạm pháp luật điều chỉnh  trực tiếp hoạt động của các chủ thể kinh doanh.

       3.Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng
Ø  Luật chung: Hiến pháp và các Bộ luật- Luật (cái) áp dụng khi Luật riêng không bao quát.
Ø  Luật riêng: Áp dụng cho từng ngành kinh tế cụ thể (Sản xuất  hoặc dịch vụ).
Ø  Mối quan hệ luật chung và riêng: Ưu tiên áp dụng luật riêng vì Luật chung chỉ bao quát mà không chi tiết.
Ø  Bộ Luật Dân sự quan hệ với:  Luật Doanh nghiệp và Luật thương mại; Luật ngành…
Ø  Luật Cạnh tranh với pháp luật về doanh nghiệp, hợp đồng: Có những điều cấm để bảo đảm cơ hội cho doanh nghiệp khác.
Ø  Nguyên tắc: Áp dụng luật ngành hoặc các quy định có lợi nhất cho các doanh nghiệp. Bởi các quan hệ kinh tế phát sinh cụ thể mà luật chưa cụ thể.

       4.Nguồn luật và các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh
 Hành lang pháp lý có nhiều cấp độ theo nội dung và cấp ban hành.
-   Văn bản Luật : Hiến pháp; Các đạo luật: Bộ luật
   - Văn bản dưới luật:Pháp lệnh, Nghị quyết Quốc hội, Lệnh và quyết định của chủ tịch nước, Nghị định của CP; quyết định của Thủ tướng; Thông tư, Thông tư liên tịch…
a.Văn bản pháp luật : Đồng bộ giữa Luật-Nghị định-Thông tư,… trong qua trình xây dựng và thực hiện. Xu hướng giảm văn bản để không có khoảng trống (thời gian, nội dung) pháp lý. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: (17/2008/QH12) quy định văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật.
- Hình thức, điều kiện của văn bản: Rõ ràng dễ hiểu, có khả năng thực hiện, công khai minh bạch từ khi dự thảo, khi áp dụng,…
- Tăng cường tư vấn, giáo dục pháp luật và tự trang bị kiến thức pháp luật.
   -Công văn, văn bản khác (trên): Không phải văn bản pháp luật mà là hướng dẫn, giải thích, là văn bản riêng.
b.Tập quán thương mại (phong phú nhưng không trái luật)
c.Điều ước quốc tế: Áp dụng trực, Ưu tiên áp dụng tiếp khi Việt Nam tham gia.
   Nguồn lưu trữ văn bản pháp luật : Công báo chính phủ; Cơ sở dữ liệu của Quốc hội; Các Website công quyền; Hỗ trợ của các tổ chức; Tự tạo lập nguồn các tình huống pháp lý.
        5.Mối quan hệ  giữa văn bản pháp luật với điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp
Ø  Điều lệ doanh nghiệp.
Ø  Nội quy lao động của doanh nghiệp .
Ø  Quy chế về cung cấp, sử dụng hàng hóa và dịch vụ.
Ø  Các quy chế chi tiêu, quy chế dân chủ,…Thỏa ước lao động
Ø  Các quy định khác,…

        Nguyên tắc ban hành: Không trái luật hiện hành; Cụ thể và linh hoạt; Công khai.

III.ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
  1.Đạo đức kinh doanh
Ø  Tìm kiếm lợi nhuận là phục vụ nhau một cách sáng tạo nhưng không làm tổn hại đến tập thể, cá nhân hay cộng đồng. Ví dụ không thể bán lương thực với giá cao khi thiên tai; không kinh doanh hàng hóa trái với thuần phong mỹ tục, tôn giáo,..
Ø  Quy tắc đạo đức: Bảo mật bí quyết kinh doanh; Tránh xung đột; Theo chuẩn mực về năng lực kinh doanh. Ví dụ hành nghề có giấy phép, giữ bí quyết nghề, truyền nghề.
Ø  Quan hệ pháp luật và đạo đức. Pháp luật được ưu tiên áp dụng nhưng áp ngưỡng đạo đức phải xem xét; Phạm pháp bị phạt, Phạm đạo đức bị lên án. Trọng pháp luật và đạo đức tạo nên thương hiệu doanh nghiệp.

    2.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Ø  Tháp nghĩa vụ: Đỉnh là nhân văn/ Trung là tuân theo đạo đức và pháp luật/Đáy là lợi nhuận. Ví dụ về phân phối lợi nhuận siêu cao phải “ Lộc bất tận hưởng”.
Ø  Trách nhiệm thành viên DN, chủ doanh nghiệp.
Ø  Trách nhiệm với người lao động
Ø  Trách nhiệm với người tiêu dùng
Ø  Trách nhiệm xã hội.

IV.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    1.Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
·        Xây dựng các dự án Luật.
·        Triển khai thực hiện.
·        Tổng kết, trình dự án luật mới.
Cụ thể ở Điều 4 Luật Tổ chức Chính phủ,  Điều 11 luật tổ chức HĐND và UBND, Nghị định 36/2012/NĐ-CP.
Tóm lược:
·        Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch  phát triển ngành và lãnh thổ
·        Xây dựng và ban hành chính sách pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết Quốc hội, và UBTV Quốc hội.
·        Thu thập xử lý tạo hệ thống thông tin chính thức cho hoạt động kinh doanh, dự báo thị trường trong nước và thế giới giúp doanh nghiệp .
·        Tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, xử lý các vướng mắc theo pháp luật.
·        Ký các Điều ước quốc tế, thực hiên  hội nhập kinh tế quốc tế .
·        Cấp các Giấy phép, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ đủ điều kiện kinh doanh.

    2.Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
·        Phương pháp kế hoạch hóa.
·        Phương pháp pháp chế. Bắt buộc, cưỡng chế, thống nhất, giáo dục.
·        Phương pháp kinh tế. Thỏa thuận sinh động không trái luật, trái đạo đức.
·        Phương pháp kiểm tra, kiểm soát. Ngăn chặn, điều chỉnh, hướng dẫn

Tài liệu tham khảo Chương 1:
Giáo trình Pháp luật đại cương, Đại học kinh tế -tài chính, TP.HCM, Nxb Phương Đông, 2011

Câu hỏi ôn tập
1. Cơ quan tổ chức nào dưới đây là cơ quan : Lập pháp - Hành chính- Tư pháp và tham gia hoạt động tư pháp Cơ quan quyền lực nhà nước địa phương
      Chính phủ                               Hội đồng nhân dân       Ủy ban nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân        Tòa án Nhân dân           Bộ Công an       Thanh tra Chính phủ
Quốc hội                              Bộ Tư pháp                   Đoàn luật sư     Mặt trận Tổ quốc VN
2.  Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan  tại  Điều 2 . Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: (17/2008/QH12), các văn bản pháp luật trước Luật này có hiệu lực đến khi nào?
Cơ quan
Thẩm quyền ban hành
Văn bản pháp luật trước không thuộc Luật này, có hiệu lực đến khi nào?
1.        Quốc hội.
Hiến pháp, luật, nghị quyết
Những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nghị quyết của Chính phủ; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị
 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; văn bản liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành trước khi Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc được thay hế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.
2.       Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Pháp lệnh, nghị quyết
3.        Chủ tịch nước.
Lệnh, quyết định
4.        Chính phủ.
Nghị định
5.       Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định
6.       Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,
Nghị quyết
7.       Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Thông tư
8.       Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thông tư
9.       Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thông tư
10.    Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Quyết định
11.    Uỷ ban thường vụ Quốc hội  với Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Nghị quyết liên tịch 
12.Chánh án Toà án NDTC với Viện trưởng Viện kiểm sát NDTC; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án NDTC, Viện trưởng Viện kiểm sát NDTC;Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thông tư liên tịch 
13.Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật :Nghị quyết, quyết định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét