Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Chương 3: QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP



I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
   1.Hoạt động kinh doanh và quyền tự do kinh doanh
 a.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh
-Mô phỏng kinh doanh như bảng vào/ra (Input and Output- I/O) với nhiều yếu tố đầu vào và biến đổi để có đầu ra có giá trị tăng thêm. Xem sơ đồ sau:



-Có “luật chơi” không trái với quy luật khách quan;
-Có trí tuệ để vận hành và tạo giá trị gia tăng, tăng lợi nhuận.
-DN có quyền và nghĩa vụ để thực hiện mục tiêu lợi nhuận-vinh danh-bền vững.
             b.Quyền tự do kinh doanh của cá nhân (SĐ1), tổ chức: (SĐ2)





-Tổ chức, cá nhân được thành lập và quản lý DN, mua cổ phần và góp vốn ( Điều 13 Luật DN, Điều 12, 13, 14 Nghị định 102/NĐ-CP)

-Điều 12 Nghị định 102/2010/NĐ-CP:  Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập : [một DN tư nhân/ hoặc một hộ kinh doanh/ hoặc làm TV hợp danh của một CTy hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác.]. Cá nhân chủ DNTN hoặc hộ KD hoặc TV hợp danh  được thành lập, tham gia thành lập CTyTNHH  một thành viên, CTyNHH hai thành viên trở lên, Cty cổ phần.

 -Kinh doanh các ngành nghề không cấm. (Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP  Ngành nghề bị cấm) :
a) Vũ khí, khí tài, đồ quân dụng;
b) Ma túy;
c) Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
d) Văn hóa phản động, phi nhân văn;
đ) Các loại pháo;
e) Đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, phi nhân văn;
g) Thực vật, động vật hoang dã thuộc “sách đỏ”;
h) Mại dâm, mua bán người;
i)  Cờ bạc;
k) Điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân;
l) Môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
m) Môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
n) Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
o) Hàng hoá : cấm, chưa  được lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác theo Luật chuyên ngành.
·        Tự chủ, tự chịu trách nhiệm- Lời ăn chia, lỗ chịu.
Phạm vi chịu lỗ theo tính chất trách nhiệm của DN: Hữu hạn, vô hạn.
·        Nhà nước không can thiệp nhưng có kiểm tra kiểm sát theo pháp luật.(Quản lý nhà nước đối với DN theo Điều 161-165 Luật DN)

   2.Khái niệm và đặc điểm DN
 a.Doanh nghiệp là gì?
Điều 4 Luật DN : Doanh nghiệp tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
b.Đặc điểm pháp lý:
-Tên riêng (tên, mã số thuế, mã số đăng ký kinh doanh khác nhau)
-Tài sản: Nguồn vốn, phát hành chứng khoán, trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn.
-Trụ sở ổn định.
-Đăng ký kinh doanh theo pháp luật.
-Là chủ thể kinh doanh độc lập
-Tư cách pháp nhân có hoặc không (DNTN không có).
-Mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận.
  3.Phân loại doanh nghiệp
a.Nguồn tài sản : Nhà nước – Tư nhân (Trong nước/nước ngoài), tài sản được pháp luật công nhận và bảo hộ.
b.Theo Luật Doanh nghiệp 2005: Có 5 loại.

Loại hình
Số CĐ, thành viên,
Sở hữu vốn
Pháp nhân
Trách nhiệm
Phát hành
Chứng khoán
Nhà nước
Tư nhân
Thời hạn góp vốn sau  ĐKKD
1.Công ty cổ phần
3 CĐ trở lên, CĐ là tổ chức hoặc cá nhân, phải mua ít nhất 20% CP
Nếu trên 50% gọi là DNNN
Nếu  trên 50 % DN tư  nhân
Không quá 90 ngày
Hữu hạn
Phát hành Chứng khoán các loại
2.Công ty TNHH hai thành viên trở lên
2 đến 50 TV
là tổ chức hoặc cá nhân
-NN ≤100%
-Tư nhân≤ 100%

Không quá 36 tháng
Hữu hạn
Không phát hành cổ phần
3.Cty TNHH 1 thành viên
1TV  là cá nhân, hoặc tổ chức.
NN 100%
TN 100%
Không quá 36 tháng
Hữu hạn
Không phát hành cổ phần
4.Cty hợp danh
2 TV trở lên  cá nhân không là chủ DNTN,TV Cty HD khác.
Chỉ là TV góp vốn
TV HD,
TV góp vốn

Đúng cam kết;
15 ngày với TV mới
-TV HD Vô hạn
-TV Góp vốn-Hữu hạn
Không
5.DN tư nhân
1 cá nhân được lập một DN

Tư nhân
Đăng ký vốn khi ĐKKD
Không
Vô hạn
Không

Không phải doanh nghiệp
Loại hình
Số CĐ,TV sáng lập
Sở hữu
Pháp nhân
Trách nhiệm
Phát hành
Chứng khoán
Nhà nước
Ngoài Nhà nước
Thời hạn góp vốn
1.HTX, LHHTX
7 cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân thành lập (HTX); 4 HTX thành lập LHHTX
Hỗ trợ
tài sản không chia
1 TV cá nhân không quá 20% ; 1 TV LHTX không quá 30%; sở hữu  tập thể
Điều lệ
Hữu hạn
Không
2.Tổ hợp tác
3 TV

TV là cá nhân góp vốn
Hợp đồng
Không
Hữu hạn
Không
3.Hộ gia đình
Cá nhân,Nhóm, hộ gia đình, 1 địa điểm KD. Sử dụng 10 lao động phải đăng ký DN

Tư nhân
Thỏa thuận
Không
Vô hạn
Không
4.Trang trại
Cá nhân, Nhóm, hộ GD

Cá nhân
Thỏa thuận
Không
Vô hạn
Không
5.Cá nhân kinh doanh
Độc lập

Cá nhân
Tự quyết
Không
Vô hạn
Không
      
b1.Sở hữu Nhà nước ở DN:
Sở hữu 100%:
-Công ty nhà nướcdoanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật DN Nhà nước. Nay chuyển thành CTyTNHH nhà nước 1 thành viên
-Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn.
-Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên : Tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn.

  Sở hữu chi phối
-Công ty có vốn góp chi phối: Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ ở Cty CP, CTyTNHH
Công ty liên kết:
-Công ty có một phần vốn của Nhà nước : Nhà nước chiếm dưới 50% vốn điều lệ.

     b2.Sở hữu tư nhân ở DN
- Các công ty, DNTN theo Luật DN: Tư nhân sở hữu 100% vốn điều lệ
-Sở hữu chi phối: Công ty CP, Cty TNHH hai TV theo Luật DN, tư nhân sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
-Sở hữu cá nhânnhóm cá nhân trong các Công ty CP, Cty TNHH hai TV có 100% vốn tư nhân.
-Tư nhân gồm: Trong nước và nước ngoài.

 4.Vấn đề giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh
·  Giới hạn trách nhiệm là: Nghĩa vụ của CĐ,TV, chủ thể kinh doanh đối với các khoản nợ, đặc biệt là khi gặp rủi ro đến phá sản.
·  Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản chủ thể kinh doanh và cá nhân, gồm: DNTN, Cty hợp danh, Hộ kinh doanh, Trang trại, cá nhân hoạt động kinh doanh.
·  Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của CĐ,TV và tài sản của chủ thể kinh doanh, gồm: CtyCP, CtyTNHH hai TV trở lên, CtyTNHH một TV, TV góp vốn ở Cty hợp danh, HTX, LHHTX, Tổ hợp tác.
  5.Khái quát pháp luật Việt Nam về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
·  Trước 1/7/2006: Có Luật DN tư nhân, Luật công ty (1990). Luật DN Nhà nước 1995 và 2003; Luật DN1999 về CtyCP CtyTNHH; Luật HTX 2003.
·  Từ 1/7/2006 đến nay: Áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005 (viết tắt là Luật DN)
   6.Phạm vi điều chỉnh, hiệu lực thi hành và nguyên tắc áp dụng Luật DN năm 2005
a.Phạm vi: Quy định về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của DN
b.Hiệu lực: 1/7/2006.
c.Nguyên tắc:
·  Áp dụng thống nhất, DN đã đăng ký trước được chọn: không đăng ký lại; đăng ký lại để hưởng các ưu đãi đầu tư; Phải cần bổ sung Điều lệ,… theo pháp luật hiện hành.
·   Ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế Việt Nam tham gia với ưu tiên có lợi cho DN.
·   Áp luật chuyên ngành (đặc thù) nếu có sự khác nhau giữa Luật DN và  các luật chuyên ngành: Luật các Tổ chức tín dụng; Luật Dầu khí; Luật Hàng không dân dung; Luật Xuất bản; Luật Báo chí, Luật Giáo dụ, Luật Chứng khoán; Luật kinh doanh bảo hiểm; Luật Công chứng, Luật Luật sư; các luật Quốc hội ban hành sau này.

     II.ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
     1.Những điều kiện cơ bản thành lập DN
 a.Tài sản hợp pháp: Điều 2, Khoản 1 Nghị định 108/2006/NĐ-CP , gồm tiền Việt Nam (vàng và đồ quý chuyển đổi thành tiền Việt Nam), ngoại tệ tự do chuyển đổi và tài sản sau:
a) Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác.
b) Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác;
c) Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả HĐ chìa khóa trao tay, HĐ xây dựng, HĐ quản lý, HĐ phân chia sản phẩm hoặc doanh thu;
d) Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo HĐ;
đ) Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ;
e) Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên;
g) Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh;
h) Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí;
i) Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.



 b.Điều kiện ngành nghề kinh doanh
  b1.Nhóm cấm
- Lĩnh vực cấm đầu tư: Điều 30 Luật Đầu tư :
(1). Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
(2). Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
(3). Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
(4). Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
- Danh mục cấm kinh doanh  Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP).
(a) Vũ khí, khí tài, đồ quân dụng;
(b) Ma túy;
(c) Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
d) Văn hóa phản động, phi nhân văn;
(đ) Các loại pháo;
(e) Đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, phi nhân văn;
(g) Thực vật, động vật hoang dã thuộc “sách đỏ”;
(h) Mại dâm, mua bán người;
(i)  Cờ bạc;
(k) Điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân;
(l) Môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
(m) Môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
(n) Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
(o) Hàng hoá : cấm, chưa  được lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
(p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác theo Luật chuyên ngành.

b2.Nhóm có điều kiện:
 - Lĩnh vực đầu tư có điều kiện: Điều 29 Luật đầu tư:
(a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
(b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
(c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
(d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
(đ) Dịch vụ giải trí;
(e) Kinh doanh bất động sản;
(g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
(h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
(i) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
 - Quy định điều kiện kinh doanh :Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP, phải có:
(a) Giấy phép kinh doanh;
(b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
(c) Chứng chỉ hành nghề: Của Việt Nam, nước ngoài theo Điều ước quốc tế; Ba trường hợp có chứng chỉ của: Giám đốc hoặc người đứng đầu, Giám đốc hoặc người đứng đầu với 1 cán bộ, loại chỉ cần  một cán bộ có chứng chỉ; Phải có hồ sơ ĐKKD.
(d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
(đ) Xác nhận vốn pháp định: Cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn Điều lệ không thấp hơn vốn pháp định, phải có trong hồ sơ ĐKKD
(e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
                - Quy định cụ thể hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh  có điều kiện theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP.
                    Nguyên tắc chung: DN không kinh doanh nhóm cấm; phải có giấy tờ xác nhận điều kiện của cơ quan ĐKKD; Phải tìm hiểu điều kiện kinh doanh theo pháp luật, và chỉ được kinh doanh khi đủ điều kiện. Các vi phạm sẽ phải tạm ngừng kinh doanh và bị xử lý theo pháp luật.
  -Nhóm khuyến khích:  Phụ lục Nghị định Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy đinh lĩnh vực, địa bàn, thủ tục ưu đãi.
- Ngành nghề và mã hóa ghi trong giấy Chứng nhận DDKKD:  Khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. “ ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg- Ngành cấp 4 gồm 437 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng bốn số theo từng ngành cấp 3 tương ứng;
c.Điều kiện về tên, địa chỉ DN
   c1.Tên DN (Điều 31- 34 Luật DN)
   c2.Địa chỉ DN (Trụ sở chính, Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh, con dâu doanh nghiệp  (Điều 35, điều 37 Luật DN)

d.Điều kiện tư cách pháp lý của người thành lập, quản lý và góp vốn vào DN
-Quyền thành lập DN: (Trừ đối tượng cấm ở Khoản 2, Điều 13 Luật DN)
+Mỗi cá nhân: Được thành lập 1 trong (1 DNTN, 1 hộ kinh doanh cá thể, TV 1 Cty hợp doanh) sau đó  được thành lập tham gia thành lập Cty TNHH và Cty cổ phần.
+Cá nhân phải đủ điều đối với một số ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ.
-Quyền góp vốn mua cổ phần:
+Cá nhân, pháp nhân không bị cấm, được góp vốn, mua cổ phần  không hạn chế.  Riêng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: Tại công ty niêm yết theo luật Chứng khoán; tại các công ty khác theo Luật chuyên ngành, theo cam kết WTO của Việt Nam
         + Các trường hợp bị cấm: Theo Khoản 4 Điều 13 Luật DN

   đ.Bảo đảm số lượng CĐ,TV và cơ chế quản lý, điều hành DN
- Điều lệ Công ty: Điều 22 Luật DN gồm 16 nội dung; Riêng đối với công ty đại chúng/niêm yết còn được yêu cầu áp dụng Điều lệ mẫu theo Thông tư 121/2012/TT-BTC
- Điều lệ công ty là “Hiến pháp” của DN, được quy định khác nhưng không trái Luật) nằm trong hồ sơ doanh nghiệp, do Cty quyết định, cơ quan nhà nước không phê duyệt.
- Ngôn ngữ Điều lệ thống nhất một số khái niệm theo Luật DN:
- Một số tên gọi và chức danh quản lý:
Cổ đông : Công ty cổ phần: 3 – không  tối đa
Cổ đông sáng lập: Cty Cp
Đại hội đồng cổ đông: CtyCP
Hội đồng Quản trị: CtyCp
Chủ tịch Hội đồng quản trị : CtyCP
Thành viên, thành viên sáng lập: CTy TNHH, Cty hợp danh, Cty TNHH 1 TV.
   +Cty THH hai TV trở lên: Từ 2 - 50 TV
   +Cty hợp danh: Từ  2 TV trở lên  là TV hợp danh; có TV góp  vốn.
   +Cty TNHH 1 TV là 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân :
Hội đồng thành viên: Cty TNHH hai TV, Cty TNHH 1TV (chủ sở hữu là tổ chức), Cty hợp danh.
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Cty TNHH hai TV, Cty TNHH một TV (chủ sở hữu là tổ chức).
Chủ tịch công ty: Cty TNHH một TV.
Ban kiểm soát: CtyCP (11 TV hoặc có 50% vốn của tổ chức);  CTTNHH hai TV trở lên  (11 TV  bắt buộc phải có, dưới 11 TV có thể có).
Kiểm soát viên: Cty HD; CtyTNHH một TV là tổ chức (1-3 KSV)
Tổng giám đốc/Giám đốc: Các Cty, DNTN; Được kiêm nhiệm nhưng không là kiểm soát viên. Cty hợp danh không thuê giám đốc (nếu Điều lệ không có quy định khác).
Người đại diện theo pháp luật: Là cá nhân có quyền nhân danh DN xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của doanh nghiệp. Cty khác có 1, riêng Cty HD từ có  từ 2 người.
Người đại diện theo uỷ quyền : Là cá nhân được TV, CĐ  là tổ chức của Cty TNHH, CtyCP uỷ quyền bằng văn bản thực hiện các quyền của mình tại Cty.
Luật DN 2005 không có quy định nào cụ thể hơn về người đại diện theo pháp luật mà chỉ xác định ai là người đại diện trong DN đối với từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Loại hình doanh nghiệp
Chức danh người đại diện theo pháp luật
Ghi chú
DN tư nhân
Duy nhất chủ doanh nghiệp
Chủ DN có thể thuê người khác làm giám đốc nhưng người đại diện theo PL thì luôn luôn là Chủ doanh nghiệp
Công ty hợp danh
Các thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
 Công ty TNHH một thành viên
(Có thể là một trong 2 trường hợp như cột bên cạnh diễn giải) *
Chủ tịch HĐTV (nếu mô hình tổ chức công ty là HĐTV, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Kiểm soát viên)

 Giám đốc (Tổng GĐ) có thể chính là chủ sở hữu (trường hợp công ty TNHH 1 TV chủ sở hữu là cá nhân), cũng có thể là người được chủ sở hữu thuê làm Giám đốc, người đại diện theo Pháp luật.
Chủ tịch Công ty nếu mô hình công ty là Chủ tịch Công ty, Giám đốc (Tổng GĐ) và kiểm soát viên
Giám đốc (Tổng GĐ), áp dụng được với cả hai mô hình trên
Công ty TNHH có 2 TV trở lên
(Có thể là một trong 2 trường hợp như cột bên cạnh diễn giải) *

Chủ tịch HĐTV
1. Chủ tịch HĐTV đương nhiên phải là thành viên công ty.
2. Giám đốc (Tổng GĐ) có thể là thành viên công ty, cũng có thể là người được HĐTV thuê làm Giám đốc, Người đại diện theo Pháp luật.
Giám đốc (Tổng GĐ)
Công ty cổ phần
(Có thể là một trong 2 trường hợp như cột bên cạnh diễn giải)*

Chủ tịch HĐQT
1. Chủ tịch HĐQT, Giám đốc (Tổng GĐ) có thể là cổ đông công ty; Cũng có thể Giám đốc (Tổng GĐ)  người được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT thuê
2. Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty khác
Giám đốc (Tổng GĐ)
* Về chức danh thì chỉ chọn 1 chức danh để đại diện (Ví dụ chọn chức danh Giám đốc là chức danh đại diện theo pháp luật), về con người thì một người có thể kiêm nhiều chức danh như Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty hoặc không kiêm nhiệm.  Nguồn bảng: http://skhdt.haiduong.gov.vn

2.Thủ tục thành lập DN
 a.Đăng ký DN
  Văn bản hướng dẫn:
-Thông tư 14/2010/TT-BKH Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký DNtheo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký DN (kể cả Văn phòng đại diện, chi nhánh)

a1.Cơ quan đăng ký kinh doanh
Cấp tỉnh: Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (ĐK các Cty, DNTN, HTX, LHHTX)
Cấp huyện: Phòng Tài chính Kế hoạch (Hộ kinh doanh, HTX)
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan ĐKKD: Điều 10, 11 Nghị định 43/2010/NĐ-CP
a2.Hồ sơ ĐKKD
-Hồ sơ theo Luật DN:
Điều 16. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của DNTN
Điều 17. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh
Điều 18. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty TNHH
Điều 19. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
-Quy định cụ thể theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP:
Điều 19. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với DNTN
Điều 20. Hồ sơ đăng ký DN đối với CTy TNHH hai TV, Cty CP, Cty HD
Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với Cty TNHH một TV

-Tóm tắt các giấy tờ trong hồ sơ:
(1)Giấy đề nghị ĐKKD (mẫu thống nhất cho từng loại DN)
(2) Xác nhận vốn pháp định. (ngành kinh doanh có điều kiện )
(3) Bản sao chứng chỉ hành nghề. (ngành kinh doanh có điều kiện )
(5) Danh sách: Thành viên đối với CtyTNHH 2 TV, Cty hợp danh; Người ủy quyền đối với CtyTNHH 1 TV là tổ chức; Cổ đông sáng lập Cty CP.
(6) Chứng thực cá nhân: CMTND, Hộ chiếu, Giấy ĐK tạm trú.
(7) Giấy phép thành lập đối với một số ngành đặc thù đối như ngân hàng, tín dụng, thương mại của thương nhân nước ngoài;
Nguyên tắc: Cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm tính hợp lệ; DN và cá nhận chịu trách nhiệm hợp pháp.

 - Trường hợp khác:
(1) Đăng ký đầu tư nước ngoài  theo sở hữu của nhà đầu tư: (Điều 11, 12 Nghị định 102/2010/NĐ-CP):
-Không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước. (áp dụng Luật DN)
-Trên 49% vốn điều lệ được áp dụng...như đối với nhà đầu tư nước ngoài.
-Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu thành lập DN tại Việt Nam thì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(2) Giấy phép thành lập và hoạt động là giấy CNĐKKD là một: Đối với ngành  bảo hiểm, chứng khoán,


a3.Các bước đăng ký kinh doanh
Bước 1: Tìm hiểu cơ quan ĐKKD - Điều 163 Luật DN
Bước 2: Gửi hồ sơ (kể cả hồ sơ đăng ký qua mạng theo Điều 27 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ) theo mẫu hướng dẫn tới cơ quan ĐKKD - Hồ sơ theo hướng dẫn tại Thông tư 14/2010/TT-BKH-
Bước 3: Cơ quan ĐKKD nhận, xem xét hồ sơ. Trong vòng 5 ngày: Cấp Giấy chứng nhận ĐKKD; Không cấp thì yêu cầu bổ sung; Hoặc từ chối; Người thành lập DN có thể khiếu nại.
Bước 4: Nộp lệ phí, nhận Giấy CN ĐKKD.  Nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh  theo Điều 25 Luật DN và Phụ lục IV Thông tư 14/2010/TT-BKH-
Bước 5: Thông báo và đăng ký
- Cơ quan ĐKKD thông  báo tới cơ quan thuế, thống kê, cơ quan có thầm quyền cùng cấp, UBND cấp huyện, xã nơi DN đặt trụ sở .
-DN đăng trên mạng thông tin điện tử của cơ quan ĐKKD; ba số báo liền kề.
 



 b.Thủ tục sau đăng ký
-Đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo địa điểm kinh doanh (Điều 33 Nghị định 43/2010/NĐ-CP, Điều 17 Nghị định 102/2010/NĐ-CP)
-Đăng ký thuế (Theo Điều 21- 29 Luật quản lý thuế)
-Chuyển quyền sở hữu tài sản (Điều 29 Luật DN): Tài sản cá nhân phải đăng ký phải sang tên Cty (miễn phí chước bạ). Tài sản không đăng ký, CP  bằng tiền Việt, ngoại tệ, vàng phải có giấy xác nhận đã chuyển vào công ty; Quyền sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Các công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản của cổ đông, thành viên, chủ sở hữu sang sở hữu công ty, hình thành tài sản công ty.
      c.Thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD
         Quy định tại Khoản2 Điều 165 Luật DN; Điều 59,60 Nghị định 43/2010/NĐ-CP
      d. Xử phạt vi phạm về đăng ký kinh doanh : 

      III.ĐĂNG KÝ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA DOANH NGHIỆP
         1.Đăng ký những bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
               Xem Nghị định 43/2010/NĐ-CP sau:
Điều 34. Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
Điều 35. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
Điều 36. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
Điều 37. Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
Điều 38. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
Điều 39. Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ DN tư nhân
Điều 40. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp
Điều 41. Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Điều 42. Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 43. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Điều 44. Đăng ký thay đổi chủ DN tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ DN chết, mất tích
Điều 45. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thuế
Điều 46. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động theo quyết định của Toà án
Điều 47. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, thông báo chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
              Thủ tục, mẫu hồ sơ đăng ký thay đổi: Thông tư 14/2010/TT-BKH

2.Tạm ngừng kinh doanh (Điều 156 Luật DN, Điều 57 Nghị định  43/2010/NĐ-CP, Thông tư 14/2010/TT-BKH )
·  DN, Hộ kinh doanh thông báo: Thời gian, lý do trước 10 ngày cho cơ quan ĐKKD, thuế. Thực hiện các nghĩa vụ trả nợ thuế- lương- nợ vay- tiền hàng trong thời gian tạm ngừng. Trừ thỏa thuận khác.
·  Cơ quan ĐKKD thông báo tạm ngừng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
·  Thời gian tạm ngừng 12 tháng, tạm ngừng tiếp phải thông báo, tạm ngừng không quá 2 năm.

   3.Tổ chức lại DN (Điều 150-160)
(1)Chia DN: Áp dụng Cty TNHH và Cty CP chia ra cùng loại. Cty bị chia chấm dứt tồn tại.
(2)Tách DN: Áp dụng Cty TNHH và Cty CP tách ra cùng loại, không chấm dứt tồn tại của Cty bị tách
(3)Hợp nhất DN: Áp dụng cho các cty cùng loại thành Cty mới; Chấm dứt tồn tại của các Cty bị hợp nhất.
(4)Sáp nhập DN: Áp dụng cho Cty cùng loại. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.

(5)Chuyển đổi công ty: Cty TNHH  chuyển sang Cty CP và ngược lại:
(6)Chuyển Cty TNHH một thành viên : Chuyển 1 phần vốn để thành  Cty TNHH 2 thành viên; Chuyển toàn bộ cho cá nhân khác. (Điều 155 Luật DN). 
Chuyển CTTNHH 2 TV thành CTTNHH 1 TV (Điều 32, Nghị định 102/2010/NĐ-CP)
(7)Chuyển DNTN thành Cty TNHH: quy định tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP (Điều 36) và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP (Điều 23). Theo đó DNTN có thể chuyển đổi thành CtyTNHH khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 24 của Luật DN.
(8)Chuyển đổi DNNN 100% vốn Nhà nước: Chuyển sang Cty TNHH một thành viên chủ sở hữu Nhà nước; Cổ phần hóa, Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc không; Các trường hợp thoái vốn; Theo mô hình Công ty mẹ-con (Nghị định 25/2010/NĐ-CP; Nghị định 109/2007/NĐ-CP; Nghị định 111/2007/NĐ-CP)
(9)Chuyển DN có vốn đầu tư nước ngoài : Theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP, đăng ký lại hoặc không; Chuyển đổi khi thay đổi loại hình DN.
    *Trường hợp; Hợp nhất, sáp nhập có thị phần từ 30-50% trên thị trường liên quan, phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.




4.Giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh (Điều 157, 158 Luật DN)
a.   Giải thể  do hết thời hạn mà không gia hạn;
b.   Giải thể do DN tự quyết định;
c.   Giải thể do không số lượng TV tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục.
d.   Giải thể do bị thu hồi Giấy CNĐKKD.
e.   Thủ tục giải thể (Điều 158 Luật DN)
f.    Hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể (7 điều cầm, Điều 159 Luật DN)

IV.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH
Nguyên tắc: Có quyền lợi và nghĩa vụ, được bảo hộ và buộc phải thực hiện.
1.Quyền của DN trong kinh doanh
a.Quyền đối với tài sản là chủ sở hữu, sử dụng: Sở hữu tài sản, sử dụng đất, sử dụng lợi nhuận hợp pháp.
 b.Tự do kinh doanh và cạnh trạnh lành mạnh: Tìm kiếm thị trường, đầu tư, hợp đồng, quản trị cạnh tranh,…
c.Thuê lao động: Theo Bộ Luật lao động
d.Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ,..
đ.Các quyền khác: Khiếu kiện; từ chối yêu cầu bất hợp pháp, hợp lý; thiện nguyện; các quyền theo pháp luật chuyên ngành, ví dụ Luật DN ghi “Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác”

2.Nghĩa vụ của DN trong kinh doanh
a.Ngành nghề kinh doanh: Không cấm; đủ điều kiện.
b.Tài chính: Nộp thuế, bảo hiểm bắt buộc.
c.Kế toán thống kê: Luật Kế toán; Luật Thống kê, báo cáo.
d.Sở hữu trí tuệ: Cam kết theo Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Dân sự (phần 6), Luật Sở hữu trí tuệ, cam kết WTO.
đ.Sử dụng lao động. Theo Bộ luật Lao động, luật Bảo hiểm, ưu tiên lao động trong nước,… chính sách với lao động trong các ngành.
e.Với người tiêu dùng: Luật về chất lượng sản phẩm, đo lường, bảo vệ người tiêu dùng…
f.Nghĩa vụ xã hội khác: Bảo vệ tài nguyên môi trường, văn hóa; nghĩa vụ theo văn pháp luật chuyên ngành.
g.Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong DN (Điều 6 Luật DN)

3.Tuân thủ pháp luật cạnh tranh
 Các hành vi bị cấm quy định ở  Luật Cạnh tranh 2004

Tài liệu tham khảo chương 3:

Ví dụ: Phòng kinh tế quận X cấp Giấy CNĐKKD phòng khám đa khoa tư nhân (Hộ kinh doanh).
Giám đốc chỉ được thực hiện khi đủ điều kiện kinh doanh: Cơ cở vật chất, chuyên môn của đội ngũ y tế (và bản thân giám đốc) theo TT 07/2007/TT-BYT của Bộ Y tế (Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân đối với phòng khám đa khoa tư nhân) chấp hành thanh tra, và thực hiện báo cáo, chịu trách nhiệm nghề nghiệp.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét