Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

TẾT XƯA


Truyện ngắn hậu hiện đại gửi tương lai
By Nguyen Kiem Lam
____
Năm dân chủ cộng hòa xa xăm.
Mọi nhà hoàn thành nghĩa vụ lương thực, thực phẩm, muốn chén phần dư như con lợn trở lên phải xin phép nhà chức trách lý do có việc ma chay, cưới, tiễn con đi bộ đội .
Lý lẽ giản đơn là con lợn ăn lương thực của xã hội, thực ra lợn ăn cám bã phụ phẩm nông nghiệp ! Việc vô phép có thể bị phê phán gay gắt, chấm sổ để cán bộ nhận xét vào lý lịch con em đi làm những việc không phải là đi bộ đội, nội dung phê có thể là “sát sinh lợn, vi phạm chính sách lương thực, thực phẩm” khiến sự phấn đấu đến đời người lãnh đạo sau này đọc lý lịch bật cười, mới thoát án.
Việc mổ trâu bò đương nhiên là “tội phạm”. Dân sợ lắm. Nhưng phận cần lao “Lấy ăn làm Giời” thì mổ lợn do chính mình chăn nuôi bằng sự bớt đi cơm rau thì vẫn xảy ra vụng trộm một cách thú vị, họ truyền tai nhau mẹo ăn trộm lợn của nhà.
Mẹ mình muốn đàn con có một cái tết no đủ. Bà đi chợ, bị lừa mua phải con lợn còi, lưng dài, mõm nhọn, ít chịu ăn cám, cơm. Lợn lớn chậm lắm, nó luôn luôn muốn phá chuồng, anh em canh con lợn theo lời mẹ chỉ 3 tháng là Tết.
Nghĩ đến tết ăn cả con lợn, mấy anh em sung sướng nâng dần hơn các loại sung sướng sau này.
Đến lượt mình chăm lợn, mình quan sát kỹ thấy mõm lợn rất khỏe, nó rũi hàng cọc tre, cắn nát hòng vượt ra. Mỗi lần nó sắp vọt ra là mình “thưởng” nó một hèo. Nó thụt vào rồi tiếp tục ý chí tự giải phóng, lại cắn phá. Sau mỗi lần niềm hy vọng bầu trời tự do của nó rộng ra, mình lấy đá đóng cọc tre. Lúc mình đóng nó nhe răng. Thú thật là chưa bao giờ mình thấy con lợn nào hung dữ vậy. Các em mình sợ, thường để nó vọt ra thưởng ngoạm vườn rau, ỉa đái bừa bãi. Mẹ la mắng.
Cuộc canh chừng giữ cai ngục và tù heo vẫn tiếp diễn, mình rất mệt khiến những nhát hèo thiếu chính xác, biết mình lơ là, nó phá khỏe hơn. Khi cái đầu ra khỏi hàng cọc tre, làm ý chí nó tăng lên quyết sống mái phá xiềng xích giành tự do.
Hoảng sợ, mình vung gậy, con lợn phản ứng tự nhiên, nó nhe nanh rộng hơn ngụ dọa rằng “cai ngục tiến đến là cắn”. Nó đã thắng, vọt ra ngoài đến với miền đất nó cho rằng là xứ sở tổ tiên, nó phi vút qua hàng cây rau, lao qua bụi,…nhưng nó đã bị tự nhiên đánh lừa, lao tút xuống ao bèo tây dày đặc, nó chồm chồm bơi vọt sang bên kia thì cùng đường, nó nghỉ ngơi nghĩ rằng cuộc vượt biên đã đến “Bờ đất Hứa”.
Con lợn này thon dài lưng, phần đầu và mõm dài gần bằng ½ lưng, đốm lang nhạt trên toàn thân đen, chân dài, móng nhỏ, bụng thon,..như con sói. Có lẽ nó chính là đứa con hoang của lợn rừng khát dục phũ phàng cưỡng hiếp nhiều lợn nhà sau nhiều lần mới ngẫu nhiên sinh ra nó. Người nuôi sợ, bán được chắc mừng.
Mình không đuổi đánh mà bứt lá rau, củ khoai vứt cho nó chén.
Nghỉ ngơi ở hốc bờ ao nó nhận ra tự do mãi cũng là vô nghĩa. Đáp lại cử chỉ thân thiện “tuyên giáo, úy lạo, phủ dụ” của mình nó theo đường vòng trở về chuồng nghỉ ngơi với máng cám -thứ đồ ăn cưỡng bức. Sau ba tháng nó lớn độ gần 30 cân.
***
Ngày tế thần đã đến, đó là 29 Tết. Âm mưu thủ đoạn kế hoạch trộm lợn nhà mình đã bàn thông từ hôm trước theo chỉ đạo của Cha với những kinh nghiệm trên các báo cáo gửi Tổng ủy Đảng cầm quyền.
Anh em mình làm cái bao tải đay chắc, trong thả một thúng lớn tro bếp, chú heo khát tự do phóng vào sau tiếng hộc thì im. Nó bị trói chân, buộc mõm đặt lên bờ sân. Mình chỉ đạo đồ tể rằng “khi nào tiếng éc éc rộ lên khu xóm thì phóng dao”. Chú heo lai rừng hòa vào ít ỏi tiếng éc éc rồi ra đi.
Nay viết dòng này, anh "kính chú” đã thực hiện cuộc vượt ngục, hiến tế ngoạn mục.
Thương chú, mõm đầy tro, ruột nhỏ rỗng,… Cha chính ủy chỉ đạo cách làm theo kiểu thằng “Bác sỹ, kỹ sư thực phẩm” nào đó truyền bá, dùng xà bông và dầu tây làm sạch bộ lòng…Nó đọng mùi không ăn được, mẹ mình cười nhắc lại đến nhiều Tết sau.
Thắng lợi nhỏ vụ mổ heo Tết, rồi cũng bị xì xào của cần lao, chính quyền, mẹ giải trình: chỉ có một lần trong bao nhiêu năm “Dân chủ cộng hòa”, các con lớn sắp đi bộ đội, tôi làm trước.
Đôi năm sau mình đầu quân, những năm tháng quân ngũ gặp nhiều vụ mổ heo, kinh nhất là lần nhìn thấy các sỹ quan trung đoàn bộ vật con heo dân tặng “đã chết” bên suối đón mùa xuân năm Canh Thân 1980 ở ải Bắc.
Hôm nay lại quê, dân bảo Trung Quốc năm nay ít nhập lợn ta, lợn ta sụt giá, chừng 1 triệu (>50$) một con cỡ non 50kg (giống siêu nạc trì độn) hai nhà đụng có mà ăn cả tháng Giêng không hết, ngán quá.
***
Nay viết dòng này, nhớ Tết xưa, nhớ papa, ông Chánh VP Tỉnh ủy khi đó tuổi gần 40 sung sướng nhìn con đón Tết bên chút lo ngại nhỏ mọn. Ông vui mỗi khi nhắc lại chuyện này.
Cảm ơn cha mẹ cho chúng con mùa xuân.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

TÌM EM

Cho người ra đi nay trở lại



Em vẫn còn đâu đây trên phố, 

Để anh kiếm tìm lang bạt bụi trần gian. 
Vốc nước mưa, không làm nguôi cơn khát. 
Chỗ ở gầm cầu, dưới gầm trời 
thành phố chẳng để yên

Nơi anh ở nay con đuờng lát gạch, 
tiếng chân đời cười nhạo, 
nước mắt rơi. 
Anh vẫn đi trong dòng người tấp nập, 
một chỗ dừng, mua chén nước trà xanh

Ðôi chim nhỏ gù nhau trên mái phố, 
tránh mắt nhìn, 
anh hướng nguợc trời, cây

Phố xưa cũ hồn người còn xanh thắm
Hương cốm vòng, hương cốm tỏa đâu đây
Anh cứ ngỡ mùa thu về trên phố, 
bỗng giật mình nay mới đến tháng Tư 

Ôi màu xanh ta yêu 
nay nhuộm màu hóa chất, 
Màu sắc tình, hương lúa có khác không ?

Trời dần buông anh nép bóng cửa thiền, 
lấy hương khói của người xưa xa lạ.
Bà sãi già khó chịu, bảo anh đi!

Anh muốn xa, 
thật xa về phía trước. 
Tiếng vọng tình em khắc khoải gọi về 
Anh có nhầm không, 
người em yêu dấu? 
Sương khói Kinh thành xưa còn hơi ấm tuổi học trò…

Trong giấc mơ anh thấy người bịt mặt, 
nhưng lại thấy màu hồng, 
máu chảy ở trong tim.

Anh lại vui trên con đường bụi bặm
Mong vô tình,… 
hay nhầm lẫn gặp em.

Anh đã “chết” vinh quang đời trai trẻ, 
một dòng sông thân xác bạn sụt trồi. 
Anh đã vớt linh hồn từ cát bụi, 
xoa lên vạt áo đời sương gió, thấy long lanh.

Cho anh khóc phút giây bên gốc phượng Dấu tình yêu lặn vào thớ gỗ tháng năm…



Hà Nội chiều đông


Cho người đi xa vẫn nhớ về thành phố


****


Vẫn còn đó mùa đông đầy hoa sữa

Ta nâng niu trong sáng mãi không tàn


Em bồi hồi sau mưa phùn gió bấc


Nắng hanh hồng vầng trán thanh cao


Vẫn còn đó chiều đông về trên phố


Gốc me già ngô nướng chín lăn tay


Em gói vào mở ra về quán nhỏ

Khói lam chiều theo làn gió bay bay


Ôi mùa Đông Kinh thành xưa trăn trở


Rêu bờ tường, gạch đỏ trớt thời gian



Vẫn còn đó những gì ta yêu quý 


Sợ xa em...Ta cố gắng giữ gìn !







Còn Em

Tặng thân yêu Hà Nội
----
Ta còn giấc mơ trên phố cổ
Sớm mai chiều ngắm vuốt vầng trăng
Ta còn em giấc mơ hồng dang dở
Còn phố hè bát bún dọc mùng xanh

Ta còn em màu sắc thời gian
Nhà phố cổ rêu phong đầy kỷ niệm
Còn mái phố chiều mưa mình lưu luyến
Mưa đi rồi tay vẫn trong tay

Ta còn em bát phở nhiều ớt cay
Còn tường hoa đơm đầy kỷ niệm
Ta còn em ngày chia xa lưu luyến
Bóng em nhoè mắt ướt bờ mi

Ta còn em ngày khoác súng ra đi
Còn thanh kẹo lạc vừng em đã khóc
Ta còn em những tháng năm đi học
Mái trường xưa thầy bạn chẳng quay về

Ta còn em, còn em, còn em mãi mãi
Còn bờ vai mái tóc em xanh



Kết quả hình ảnh cho Hà nội xưa và nay phố phái

Kết quả hình ảnh cho Hà nội mùa hoa

NGƯỜI VIỆT Viễn chinh


+++
Thương đất nước 4000 năm đòm chíu
Khá nhiều lần công cốc ở phương xa
Lần thứ nhất công lao của Hai Bà
Lấy 65 thành trì nửa giang sơn người Hán…
Lại tuột mất vào tay tướng già Mã Viện
Chỉ vì chúng cởi truồng trận mạc ba que.
Lần thứ hai lưỡng Quảng ở gần ta
Trước khi chết giặc giấu đi của quý
Lý Thái úy tòng chinh vòng đường bể
Chặn mưu đồ giặc phương Bắc xâm lăng
Lần thứ ba rất chi là lăng nhăng
Mạc dâng sớ cầu hòa Tào tiếp nhận
Chúng bắt Mạc cai luôn châu động
Giữ an bình biên ải của nhà Minh…
Thời ông Cụ ta hộ Máo chiến chinh
Đuổi giặc Tưởng chạy dài xa biên ải
Quân Tây tiến qua sông Đà bơi chải
Đến Bắc Lào chiến Pháp phỉ rất kinh…
Ba mươi năm mải miết viễn chinh
Ngậm thốt nốt hút tài mà anh túc
Mồ viễn xứ chạ có ai chăm sóc
Zưng tượng đài đòm chiến được dựng lên.
Trăm năm trước cha ông từng lê dương
Viễn chinh đòm tận trời Âu xa lắc
Cùng chiến hào có lê dương phương Bắc
Chiến tranh tàn chúng ỳ lại Ba-lê !
Con cháu được gì những cuộc đánh thuê?
Lưỡng quốc tướng tòng chinh thời Vạn Lý
Tào trả tiền đưa về quê chết dí
Có 6 người đòm chiến Mạc tư khoa.
Những sắc mầu lê dương trên đất nước ta
Nhiều quốc tịch ở hai bên chiến tuyến
Trình lê dương chạ có gì điêu luyện
Zưng bạo tàn hiếp cướp rất là cao !
Thời gian trôi sử vàng uá tầu cau
Cháu con đời sau có quyền phán xét
Ông cha ta đã từng vô tư chết
Vào những điều vô bổ của chiên tranh !
--------------------------------------
Ảnh :
-Lính Đông Dương ở Saint-Raphael (miền nam Pháp).
-Đội bóng của lính Đông Dương trong Thế Chiến I (1914-1918)
-Tượng đài tình nguyện quân VN trên đất nước chùa Tháp
-Tượng đài tình nguyện quân Việt Nam trên đất nước Cham pa
-Nghĩa trang Liệt sỹ Trung Việt chiến dịch Thập vạn đại sơn năm 1949 đánh tàn quân Tưởng định dạt sang Bắc Việt Nam
vuon cau.jpg

KHÔNG TRANH MUA DÂN VỚI VUA


(Chuyện cổ)
Năm xa xưa, hai bạn đồng khoa được bổ đi làm quan.
Họ có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc công trường đắp đê lấn biển. Dân lao dịch chật vật trong tháng giá mùa đông, vua ban cho bữa cháo trưa.
Nồi cháo to đùng bốc hơi nghi ngút. Viên quan nghi ngờ, lấy đũa khoắng, cháo hoa trơ xương cũ. Ông hỏi tiêu chuẩn vua ban mỗi bữa có bộ thủ, móng giò, lòng mề heo sao không có? Bọn chức dịch, đốc công, đầu bếp nào đó đã tẩu mất?

Viên quan thương dân như thương thân, ông rút hầu bao tháng lương đầu đưa cho người đầu bếp bảo ra chợ mua thủ,giò, lòng heo thả vào nồi cháo đặng nâng sức dân hoàn thành nhiệm vụ.

Phu phen sướng, khen quan tốt quá, nhân đức quá, tiếng đồn lan ra.

Bạn đồng nha biết chuyện, nói với bạn quan:
" Ông đắc tội, phạm thượng, tôi cũng muốn làm nhưng không được, không được, rất nguy".
Viên quan này không hiểu lắm, bạn nói tiếp:
" Ông đã mua dân của vua, điều đó rất nguy hiểm đến đường thăng tiến, tính mạng nữa vì dân yêu ông hơn vua, là toi".

Quả nhiên, ít thời gian sau, viên quan bỏ tiền túi lấy lòng dân của Vua đã nhận quyết định điều lên miền "rừng thiêng nước độc" ngã nước rồi chết nơi xa xôi.

Ông bạn quan ở lại được thăng tiến chức khá cao. Những lao công, phu phen ngày đó vẫn nhớ đến một tấm lòng cao cả nào đó (họ ngầm hiểu là của quan coi đê nhưng không có cớ nói ra), bí mật cho người bật từng cắc lẻ vào cạp quần sau ngày đào đất vác đá, họ lê bước về nhà qua chợ mua khúc lòng nửa cái móng heo về cho vợ con.

Câu chuyện về lòng nhân ái rất là phức tạp, hiểm nguy.
-------

BÀI HỌC NẠN CÔNG THẦN

Ông Bình Ngô đại cáo lui về Côn Sơn, nếu ông chỉ thú điền viên như Trương Tử Phòng thì thoát hiểm. Nhưng ông lại tăng thêm vợ; cho người đập đá làm bàn cờ tiên, một rằm ca múa; uống riệu ngâm thơ, phê phủi triều đình tham kiến chọn thái tử, (trước đó dụ vua ta gọi vua Tàu là "thằng nhãi con Tuyên Đức- thì Lam Sơn áo mộc dòng vua mục đồng là gì")...đến tai vua và quốc thích sinh án Lệ Chi Viên.
Nói thêm, mưu lược quân cơ ông ko nhiều và giỏi thao lược như quan Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn. Trong lịch sử ta, ngoài có Lý Thường Kiệt với trận phát rẫy bên Tàu, trong có Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn làm cỏ trận Xương Giang quyết định chiến cục, khiến người Tàu và vua ta phải sợ. Chính đó là điều mà Lê tổ sợ Hãn (về hưu) dựng cờ ở Bạch Hạc, án chìm thuyền xảy ra. Thực tế Hãn đã mộ 1000 dân lập trại, khai hoang. Ông dùng xe kiểu "ngự xa", dân chúng tôn ông quá mức, thi thoảng lễ hội cho dân chén to no căng.
Ông Cáo bình Ngô giỏi tuyên huấn, cũng nhiều công nhưng sau đó thì ko chịu ngợi ca bộ tướng và vua, phê chúng gian thần hưởng lạc, lễ nghi lạc hậu... Thị Lộ bán chiếu gon cũng chê bôi hoàng hậu, công chúa, cung tần mỹ nữ đầu ngắn chân dài.
Đặng Trần Thường tài trí thực tế hơn Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Thường ôm gươm lặn lội vào Nam tìm minh chủ Phúc Ánh, giúp Gia Long lấy Bắc hà nhẹ nhàng hơn lấy bút chì trong túi. Nhưng Thường công thần, vua chậm ban lộc, Thường đong luôn thuế, chặn tế bần chẩn của dân, sắc phong bừa bài cho tiền triều lấy lộc. Gia Long tống vô ngục vĩnh viễn. Thường làm thơ rên rỉ thân phận mình bạc hơn Hàn Tín.
Tả quân Lê Văn Duyệt, tướng Nguyễn Văn Thành, Lê Chất,... cũng chung số phận, Duyệt công thần dựng lăng cha to vật, con nuôi là thằng Khôi ý dựng Sài thành trấn ly khai, Tả tướng bị lộ chuyện "phát rẫy bên Thốt nốt quá tay" Ánh sợ. Thành cũng thế, con Thành công thần phóng ngôn bị quy vào kích loạn...Vua ra tay sót phết, Chất là hàng tướng Tây Sơn về với Ánh, thân anh em Duyệt bị vạ đến đào mộ.
Trước đó, thời Tây Sơn, thì Cống Chỉnh tài chinh chiến, giúp Huệ quật Trịnh, ép Lê, công thần giống Thường, Huệ phải trị bằng "nha cẩu đoàn". Đau xót quá. Nhiều sử gia muốn phục hồi công lao của ông.
Nguyễn Du thiên tài biết vận Tây Sơn, ông chờ thời chịu phò Gia Long, nhận lộc mọn quan nhỏ về quê lẩy Kiều, nhiều vợ con làm lụng, lương lộc vua ban tạm đủ nhai, sau chẳng được nhà Gia Long tôn tài văn chương. Tự Đức định đòi trị tội viết câu "chọc trời khuấy nước" khen tướng Tào Từ Hải, dụ dân làm loạn... thì các quan bảo "NDu mất rồi".
Trương Lương thì biết phận, bóp bụng kêu đau, thiết triều miệng câm như hến, Lưu cao Tổ và vợ Lữ Hậu biết "mày ko ưa tao, nhưng ko phản" cho mấy đấu vàng về quê kèm theo "quyết định" huyện Lưu xắn ra 3% hộc dưỡng già Trương với công lao lớn là khởi binh đập chùy vua Tần, đốt đường "Xạn đạo", chiêu mộ tướng tài.
Phạm Lãi phò Câu Tiễn diệt Ngô, Tiễn khổ nhục kế sau hạ được Phù sai. Phạm Lãi chuồn vì mỗi lần tu riệu Lãi thấy vua Việt cổ mồm như cổ mỏ cò khó mà chung chia chiến lợi. Lãi chậm lủi là tèo.
Anh Hàn Tín dũng tướng vô mưu, công thần định làm loạn thì vợ Hán Cao tô xuống tay trước, đau vật.
Soái gốc quân Sa hoàng chê Talanh, đệ Lin râu đần độn phàm tục võ biền bị anh HitLe quốc xã tương kế, bi thảm dưới tay Xích ta linh. Trốt kít cũng vậy, ngộ ra CM bắn đòm kiểu vô sản không ổn đã lẩn sang Mễ Tây Cơ nhưng bọn Mỹ sợ, lờ đi để bọn an ninh Nga vào lấy rìu bổ đầu.
Bọn soái Tàu cũng bị vật tù trong cmvh bởi công thần, rèm pha kinh bỉ vợ chồng Máo Zang. Chu ân Lai láu cá thoát hiểm, Đặng tiểu bình khổ nhục kế được phục hồi,...
Nạn công thần và hoạn nạn công thần thời nào cũng sẵn.
Gần đây ở ta cũng nhiều anh bắn đòm ác liệt lên tướng, tá rồi khự lại chức nhỏ, bực bọn học kém, trận mạc phình phường trèo lên cổ; rồi chém zó, chọc dái ngựa bị quy chu dẩn chống đối, kết cục không khá. Bọn trên được phục hồi, nhân văn giai phẩm được giải thưởng, bọn chống, chê đảng Cụ ngu đần là chìm ngỉm
Nhiều anh xong việc binh đao, biết hoạn nạn công thần, ôm quả "đu đủ" chào thế sự về Garden giồng rau sạch tất bật phết.

Các nguyên thủ đâu đó ngày nay ngộ dần ra họa nạn công thần, về vườn sống tử tế là phải, đừng ngứa nghề, tiếc trí tuệ lãng phí, làm gì còn trí tuệ nữa?

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Vì sao con người ăn con vật?


+++
Các khoa học lý giải nhiều góc cạnh. Nếu chỉ nói là sinh tồn thì con vật cũng xơi con vật.

Số là người cổ đi hai chân có lợi thế leo trèo hái nhiều quả ngon, tránh thú dữ. Thực ra con người ngày ấy rất yêu ớt, kém thú dữ.

Tạo hóa cho nhiều trận cháy rừng, bọn thú nhỏ như sói non, chuột, dúi, gà, ốc nhái… chết thui vàng hươm, bọn thú dữ cũng choén, người cổ cũng.

Cứ thế sinh tồn phát triển. Người cổ bắt một số con về nuôi, giữ lửa, thịt choén dần. Sau Dacuyn bảo đó là quá trình thuần hóa tự nhiên phục vụ nhắm.

Việc nuôi, giết thịt nếu vậy chả có nghệ thuật.
Triết gia Tr. Đức Thảo ta và các đồng khoa châu Âu tìm ra bí hiểm là: Thằng Tộc trưởng-Bố- đầu đàn thống lĩnh các con, chiếm giữ con mồi và con cái.

Cuộc nổi loạn vĩ đại trong lịch sử giúp nhân loại phát triển theo hai mặt:

1- Chúng giết tộc trưởng. Sau chúng ân hận lắm vì mất đầu đàn, mặt khác Tộc trưởng càng hung hãn với các đồ đệ chiến lại bọn con làm loạn. Thù tộc trưởng cha già không nguôi, chúng dịch chuyển vào hạ sát con thú cho thỏa mãn hận thù và choén. Chi tiết này di truyền đến tận nay, đó là việc thịt các con vật nuôi, săn thú dữ, giết một số con phát triển quá mức, nhiều nơi chúng làm lễ thờ con đó như đầu trâu, thủ chó, đại bàng, gạc nai,…thờ đến “cẩu nhi”. Việc giết thịt một số con vật dường như còn chứa chất sự thỏa mãn tàn bạo mà nhiều nhà khoa học gọi là  chuộc “Tội lỗi tổ tiên”, cái tội ziết thủ lĩnh- cha già.

2. Do sự phát triển, các tộc giao thoa,  người cái người đực kết hôn khác bộ tộc, xa vùng đất…Đây là một tiến hóa vượt bực mà các nhà khoa học sinh học, nhân chùng học lý giải mầu da, sắc tộc, lãnh thổ địa chính trị, chúng không bị chết non, dị tật do cùng huyết thống, tựa như chim ăn theo mùa nhả hạt mọc cây, cá theo dòng nước mà phát triển tốt…

Cả hai cái hình thành lên tôn giáo, tín ngưỡng. Chúng giết con vật nhưng vẫn thờ con đó như thờ cha già mà chúng đã nhiều lần xuống tay, mặt khác thiên nhiên khắc nghiệt, chúng thờ búa sua sức mạnh thiên nhiên như gốc cây, ngọn núi, hòn đá, thác ghềnh, hang hốc, ect… Tin ngưỡng có rất sớm dù chi là “bái vật giáo”, có thể nói tín ngưỡng, tôn giáo là lõi của văn hóa.

Các dân tộc đều có xu hướng thờ phượng con vật, thờ không choén, nhưng khi choén lại thờ (sự tích cây huyết dụ). Chính vì tôn giáo mà nhiều loài vật thoát hàm răng con người. Ăng lê không ăn ngựa, Hồi -Islam không ăn lợn, Ấn bú sữa nhưng không ăn bò trâu, các tôn giáo lớn không ăn thịt chó…

Nhìn thực phẩm đưa vào hàm răng cho biết tiến hóa của dân tộc, nhóm người. Chậm phát triển (mọi rợ) thường choén hết các loại vì cái gốc là chúng thiếu đói.

Hàm của chủng tộc cũng biểu hiện tiến hóa. Nếu hô, vẩu, hàm ngựa đó chính là tội lỗi tổ tông chúng tiến hóa theo kiểu nhai nhiều thứ, kém chế biến (ăn thô).

Có một số “linh vật” như là tiêu chí đánh giá phẩm hạnh dân tộc. Linh đó có con Chó.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

MẸ

Mẹ sinh con vào chiều thu mát mẻ
 Quê xưa nghèo không khói xăng, xe
 Mái lều cỏ trên sân nhà xanh cỏ
 Vườn đầy hoa, chim hót líu lo
 Bà đỡ già cắt rốn
 Bằng chiếc liềm “vàng” gặt lúa bốn ngàn năm.
 Trời cho bà tuổi tám mươi
 Cho bà bất tử muôn đời tuổi ma.

 Những người đàn bà cùng thời với mẹ
 Vẫn lặng thầm như thuở Hùng Vương.
 Cọng rau xanh, giếng nước khơi trong
 Hạt gạo trắng, lu tương đội nón
 Vại cà nén đến bây giờ vẫn dẹt
 Con ốc vặn đàn gà chậm lớn
 Có cái gì hoang dại ở trong con:
 Bảy tuổi cưỡi trâu qua đồng nước ngập
 Cá rỉa chân, đỉa quăng đàn đuổi người con vốc nước hất đi.
 Giành giật với lũ dơi rừng chùm nhãn để phần cha,…
 Ba mươi năm gọi là xa mẹ
 Cộng dồn chỉ ba năm sống cùng cha
 Nhưng hơn bốn mươi năm ngày nào cũng nghĩ về mẹ cha:
 Mồ hôi áo mẹ, áo cha sờn ấp ủ các anh em.

 Con cất tiếng chào đời
 Một chiều thu sáng trong
 Sợi rơm vàng bện Tình mẹ, cha -con.
 Bền như đất đồng quê ngàn đời nuôi bông lúa chín.