Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

HỒ CHÍ MINH SỐNG VUI






Bác vui trong cuộc sống, Bác phê phán diễn viên chim "chích choè" khi em được vào thăm nhà Bác, em nói nhiều quá, Bác chỉ lọ hoa hỏi: Bình hoa có mấy bông hoa?. Em nhí thấy có ba bông. Nhận ra lỗi, em nói ít, nói nhẹ hơn đúng giọng con gái.

Khi làm visa đi Pháp, hải quan ta hỏi tên cha Bác (cụ Nguyễn Sinh Sắc, hiện an nghỉ ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, bàn thờ cụ hình bông sen nghiêng xuống khách đến viếng). Bác Hồ vui vẻ nói: Bác là Hồ Chí Minh, cha Bác là Hồ Chí Thông.

Văn phong Hồ Chí Minh mẫu mực của tiếng Việt, Bác phê phán làm,viết chữ thiếu dấu ở Nhà máy cơ khí Gia Lâm, thành " Nhà mày có khỉ già lắm". 

HCM viết không dài nhưng rõ, giàu hình tượng và văn hóa truyền thống.

Khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm” cũng thiếu dấu Bác bảo : Bác mệt lắm, muốn nằm nghỉ đây.

Rất nhiều câu chuyện kể đời sống vui của Bác Hồ, thể hiện lạc quan cách mạng, thể hiện chút hài hước nhẹ nhàng, Hồ Chí Minh hòa vào đời sống muôn dân.

Thế hệ cha anh chúng ta được sống làm việc, được nghe nhiều chuyện sống vui của Bác Hồ đã kể nhiều chuyện hay. Tôi nghĩ phần ngôn ngữ (nói) đã hay còn hành động, phong cách rất hay và chúng ta chưa biết nhiều hơn.

Bác ở Nhà sàn qua phủ Chủ tịch làm việc, đi trên con đường cây kỷ niệm của bạn bè, của Kinh thành. Một hôm Bác nói anh bảo vệ gọi Thủ tướng sang làm việc (chắc Bác không muốn dùng điện thoại hoặc muốn nhanh). Anh bảo vệ phóng xe đạp đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng đi bộ rất nhanh (trước kia Thủ tướng là cầu thủ bóng đá), anh bảo vệ dắt xe chạy theo. Bác đón và "trách" :sao không ngồi xe lai nhau cho nhanh!

Một lần, nhiều lần các chú bảo vệ dỗi việc làm khoèo tán dóc, hút thuốc (giờ nghỉ, ngày nghỉ). Tuổi trẻ không thể thế được Bác nhắc: Các chú có thể dậy sửa lại bàn ghế, gường, cửa nhà ở, ra vườn cuốc để đất ải mà trồng rau, nếu hết việc ra bãi cỏ vật nhau, vui khoẻ. Tôi đã nhìn thấy một số bức ảnh ở miền quê xa lạ mà chủ nhân giữ được trong những tháng năm sống rừng Chiến khu Việt Bắc, thấy Bác mặc đồ mùa hè, ăn cơm trên bàn tre với cán bộ chiến sỹ, Bác có dáng của ông già làm vườn rừng.

Chuyện Bác gác thay một anh bộ đội khi anh bị ngã đau trong lúc gác là có sách. Còn có chuyện khác thì tôi cho là huyền thoại, kể rằng: Người đội trưởng bảo vệ căn cứ khá nghịch, một đêm anh ta đẩy “bù nhìn” rơm vào phòng làm việc, Bác đã “bắn trúng”, có tiếng nổ, đội trưởng và mọi người đến xin lỗi Bác, Bác bảo : Các chú gác thế thì…(cười)

Lần khác trong phủ, có chú lính gác trèo hái dừa đêm, Bác bắt gặp, bác đón dừa bảo chú lính xuống nhẹ nhàng kẻo ngã, sau đó bác gọi đội trưởng nhắc nhở việc kiểm tra gác : nhỡ chú hái dừa ngã thì sao?.

Một anh hàng xóm, con cán bộ cao cấp kể: Năm chống Mỹ (trước 1969) anh và mấy bạn được ra vào Phủ chủ tịch, vào nhà sàn ngoài giờ, anh lên nhà sàn thấy Bác, anh nhớ gương mặt Bác đăm chiêu nhìn bản đồ thế giới, Bác khoanh bút chì lên vùng lãnh thổ Việt Nam, Bác cho treo ảnh nguyên soái đánh thắng phát xít Đức, và Bác cho kẹo lúc nói chuyện với các cháu, thấy Bác vui lắm, anh cũng vui , nhớ khi được ăn kẹo của Bác.

Bác đến làm việc với tỉnh uỷ BG, khi chuyện trò và chia quà cho các cháu con cán bộ, có một chú trai bướng đái tè không chịu nhận quà. Bác bỏ qua, sau đó Bác nhắc bố cháu phải dạy dỗ (người bướng này tôi đoán đang ở Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh).

Hồ Chí Minh sống vui, sống đời.

Tôi không được học, nhưng thích đọc sách, sếp học xong tôi coi những cuốn sách viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, thấy nổi rõ tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần đoàn kết, cao hơn hết là sống văn hoá, sống giữ lấy hoà bình.

Đọc tài liệu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học giả nước ngoài nói: Các ông (Việt Nam ) viết về Hồ Chí Minh rất ấn tượng, tuy nhiên các ông viết thế mới là kể chuyện. Cao hơn tất cả, Hồ Chí Minh là nhà Văn hoá của mọi thời đại, một chiến sỹ đấu tranh hay nhất cho hoà bình. Người Pháp, người Mỹ đã không biết điều đó mà cố tình xâm lược đất nước các ông. Họ đã đánh mất cơ hội hoà bình mà Hồ Chí Minh đã đưa ra với những nhượng bộ hay về danh dự và lợi ích.

Bác buồn khi xem tin chiến sự năm chống Mỹ, bác bảo : Trận đánh chết nhiều không thể là trận đánh hay. Ôi! truyền thống “chí nhân thay cường bạo” của Việt Nam..Ngày xưa quân Vương Thông ở Đông Đô đã được hưởng đường hòa mà về. Nước Pháp và thế giới lo sợ số phận tù binh Điện Biên Phủ chiều 7 và đêm 8-5-1954, nhưng tù binh đã được về chính quốc. Chiều 30-4-1975 ngụy quân, ngụy quyền, thế lực tồi tệ của thế giới đã quên lòng nhân nghĩa của Điện Biên Phủ… Họ nhầm lẫn, “sợ tắm máu” nghi ngờ suốt đời là sao?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý thuyết và thực hành cho thời đại chúng ta. Cần hoàn chỉnh cách diễn đạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét