Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

36. BÁM DÂN


Sau chiến tranh, tôi cũng hết học luôn, con gái thời ấy không vào chiếu thi với bọn sỹ tử Kinh thành, chỉ học mấy thầy cho biết đọc, học mấy bà cho biết lễ giáo, bổn phận đàn bà, con gái. Tôi tức lắm mà không làm gì được. Bố tôi thương tôi "ăn theo" chinh chiến chẳng công lao gì!. Trẻ con ấy mà. Tôi tầm sách, tầm sư, cuối cùng thì bố tôi đành chiều tôi bằng cách gọi thầy giỏi đến nhà "gia sư" những môn tôi thích học như lịch sử, văn thơ, tướng pháp linh tinh. Học mà không thi làm quan thì học làm gì, tôi vẫn thích học vì không học thì biết làm gì hơn, chơi mãi cũng chán, thôi thì học cho biết, mai này dạy trẻ con. Tôi cũng gom mấy đứa con quan trong triều dưới 10 tuổi dạy chúng những bài học mà ở tuổi chúng tôi đã học.
Bọn sỹ tử bạn học với anh tôi, sau chinh chiến đã nên người, nhà vua mở khoa thi, cho đỗ hết rồi bổ đi  làm quan. Họ thành danh có ích, hiền tài nguyên khí tỏa bốn phương, chỉ anh tôi và những người hy sinh là hết, gia đình cũng hết nhờ. Tôi thù ghét chiến tranh.
Giặc bên ngoài cho người sang dụ dẫn lắm trò nguy hiểm, chúng bán, cho mấy đồ kim chỉ, dầu muối, chúng cho dân ta hạt anh túc bảo cách trồng rồi thu mua thuốc phiện, chúng móc nối với bọn tội phạm dưới xuôi, bọn trốn án hình lên làm thổ phỉ đi cướp bóc. Tôi đã cố gắng đi các vùng, gặp già làng, trưởng bản lắng nghe ý kiến thì được biết là bà con các dân tộc chỉ mong ấm no, tự do hạnh phúc, mong được hưởng một vài điều kiện sống như dưới xuôi: Trẻ em đi học, trao đổi thuận lợi lâm nông sản lấy đồ vải muối dầu đèn, nông cụ, có hồ dẫn nước đến ruộng nương, lúc đói được cấp gạo...
- Đất nhà, nàng hầu thiếu gì, chỉ sợ các vị buồn không muốn lên sống ở đó. Tôi nói tiếp nhé, ông uống đi, cháu nó mời kìa:
Tôi chấn chỉnh nhiều lần các nhóm anh em lên làm việc xong không hiệu quả. Tôi chỉ rõ cái sai lớn nhất của anh em là không bám dân, không cùng chung sống, ăn ở, làm việc, học tiếng của dân thì khó gần dân.

37. CÔ TẤM VỀ ĐÂU?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét