Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

28. BẾN MƠ (hết phần thứ nhất)


Buồn sợ là tự hại mình. Điều này thường có ở động vật cấp cao, bên cạnh sự phát triển khả năng biểu lộ tình cảm, trí tuệ là trạng thái lo sợ. Thời Tô-tem bái vật giáo, người tiền văn minh thờ bất kỳ cái gì người ta thích hay sợ, đến nay vẫn còn người cứ tìm chỗ tối như hốc đá, gốc cây sần sùi, giấy má xanh đỏ mà cúng bái.
Mùa hè trong rừng thích lắm, nắng qua lớp lá rừng xuống thảm cỏ mềm làm không khí mát lành hơn máy điều hòa của các cao ốc ngất trời ngày nay. Sau giờ thể thao, bóng banh, chạy nhảy bọn thú lại ra cái hồ nhân tạo ở rừng tắm theo thói quen người tạo ra hồi chúng bị bệnh ngứa. Vì thế, chúng không biết bến có lưới cao chắn cá sấu từ mấy năm nay nước đã sạch trong hơn trước do người điều hòa mực nước đập thủy điện trên nguồn. Chúng coi bến nước này là bến bắt cá.
Bác sỹ Mom và em gấu trắng ra bãi tắm. Hôm nay rừng được thấy bác sỹ trang phục đồ bơi sẽ đạt được tâm trạng “quý khách xem tiết mục bắt buộc của các thí sinh thi hoa hậu trình diễn áo tắm”. Một số nhà tâm lý cho rằng, tiết mục này là một trong hai  màn diễn hay nhất đối với người xem!
Lẽ đương nhiên là một thân hình đẹp của tuổi U21.Bộ đồ hiệu "BATMAT", thân hình thon khỏe, nước da bánh su sê ít đường, dáng đi trên cặp chân tiêu chuẩn thân chuối dốc ngược của người mẫu, gương mặt trong sáng tự tin xứng gọi công chúa rừng xanh.
Cô cháu thi bơi, gấu trắng ngụp lặn giỏi, nó trốn Mom rồi lại làm động tác "chuột rút" chân cô khiến cả hai tung lên, nước trắng như hoa sứ, cười vô tư, có lúc cô cháu nằm trên nước bồng bềnh, ngắm trời chiều với những cánh chim nghiêng ngả bay qua sông.
Lúc bác sỹ và gấu lặn xuống thì nhìn thấy bầy cá nhỏ bơi tung tăng trong làn nước trong vắt, phía ngoài lưới có những đốm sáng như mắt hải miu (sea cat), đó là mắt cá lớn đang nhìn trộm, bác sỹ quá thông thạo cuộc sống dưới nước qua tài liệu, phim ảnh nên không sợ mà lại thích. Nếu là mắt người không biết có thích không?
Tắm rồi lên phơi nắng trên cát trắng. Nhiều du khách trên sông cứ đòi chủ thuyền cho vào bãi tắm này nhưng biển cấm người ghi rõ, làm họ nuối tiếc. Dù lưới cao, bãi rộng nhưng bọn cá sấu vẫn tăm tia thấy cô cháu Mom, chúng áp sát lưới sắt ngắm con mồi xinh. Một, rồi cả chục con bám vào lưới sắt đến chết thèm, có con bám lưới leo lên rồi tụt xuống cố nhìn. Nước mắt cá sấu rơi xuống sông như rắc ngô câu cá mà gấu anh và khỉ trộm ngô vẫn làm. Nỗi đau không được hưởng cái đẹp, cái tình ở  thiên nhiên trong đồng loại có lẽ là sự trừng phạt lớn nhất mà động vật cao cấp dành cho nhau.
Chiếc thuyền buồm du lịch trên sông đi chậm lại, những thân người to lớn nhô lên hướng về bãi tắm, rất may có biển báo cấm từ xa. Một du khách chuẩn bị phao, đồ lặn ra mạn thuyền định nhảy xuống một cách hung hãn như cá hổ:
- Thưa quý khách, có biển cấm tắm. Đi thêm một km nữa về xuôi quý khách sẽ vào bãi tắm Mộng Mơ, còn đây là Bến Mơ.
- Thế tại sao bến kia có người? - Tôi là thợ bơi lặn, để mặc tôi.
- Không được, vì sự an toàn xin anh chấp hành. - Hướng dẫn viên du lịch kiên nhẫn thuyết phục.
“Cá hổ” lao xuống sông. Bất ngờ đàn cá sấu tung mình quay lại phía thuyền, chúng há mõm đớp suông, bọt nước ngầu lên. Thấy vậy, chàng du lịch “cá hổ” chuyển sang bơi kiểu “cá chuồn” lặng lẽ.
Không biết làm đẹp đã là hèn nhát, không biết thưởng thức cái đẹp là tự đánh mất mình.
- Chúng ta đi du lịch chứ không đi “xóa đói giảm nghèo” cho cá sấu - Một du khách khác buông lời rồi lấy máy ghi hình cá sấu, bãi tắm.
Cái nguy hiểm vẫn là lời khuyên tốt nhất cho muôn loài. Tai nạn là bài thực hành đắt giá của sự sống trên hành tinh. Trên bãi cát, gấu trắng ngắm Mom, nó thấy mắt cá chân cô có dấu hình hoa mai mờ mờ, nó đưa tay xem có phải lá cây ? - Không phải:
- Cô ơi sao chân cô có bông hoa?
- Hoa mai đấy em ạ. Ngày cô sinh, thành phố Phan-xi-bao tăng dân số vào bậc nhất thế giới, mẹ cô phải lấy nghệ vàng đóng dấu kẻo nhầm như phim Hàn quốc. Người lớn thường láu cá khi trả lời câu hỏi vô tư hay nịnh nọt của trẻ em. Thực ra đấy là vết đỉa cắn những ngày Mom ở làng Phú Cam theo mẹ ra đồng cấy lúa.













BÁC SỸ MOM ĐI ĐÂU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét