Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

CHUYỆN TÌNH BÊN THÀNH CỔ (Giới thiệu)



Mục lục

3.      NHỚ (tiếp)
4.      EM
5.      BIỆT
6.      HẦU
7.      KHÓC
8.      THEO
9.      GỌI
10. SỰ
23. Biển
45. CÂU CÁ
47.
49. XA BỜ
65. LẠI M

          Tóm tắt: Tiểu thuyết  được viết khi thành cổ Thăng Long (Hoàng Thành) được phát lộ.

     Ám ảnh  ma mị, tình yêu, quyền lực,... hiện lên trên những tầng lớp người sống nơi đây.
     Những tháng năm dài, tác giả làm việc ở Khu Trung tâm Chính trị Ba Đình – Nơi lãnh đạo đất nước. Câu chuyện xoay quanh tình yêu người tài xế,... với con gái của ông sếp.
            Đời sống công sở, thị thành, tình cảm xã hội khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường nhiều day dứt. Một Thăng Long đầy hoài niệm hiện lên đặc biệt là những người xa quê hương.
          Với cách viết phân đoạn như những mảnh ghép, số phận tác phẩm không khá hơn những tác phẩm trước bởi một thế hệ giám đốc của cơ chế chuyển đổi. Nhưng rồi nó cũng được ra đời với sự quan tâm của nhà văn Minh Thư (nay là Phó Giám đốc Nxb. Hội Nhà văn). Nửa đêm tác giả nhận được tin nhắn “Em rất thích chuyện này”. Sau này, tác giả được biết những lời phê của cấp trên vào bản thảo.
        Thông điệp tác phẩm là “đánh thức những gì đẹp đẽ, huyền ảo trong đời sống tất bật, trần trụi”.
     Tác phẩm ra đời. Tác giả cảm ơn người biên tập và Nhà xuất bản,... Mong nhận được ý kiến của bạn đọc
     Trân trọng giới thiệu.

     

    Bìa tiểu thuyết "Chuyện tình bên thành cổ", sách hiện có ở bạn đọc và thư viện trong nước, nước ngoài (đại học Harvard, đại học Yale - Hoa Kỳ)

      

    Bạn đọc viết:

    Sâm Cầm: "Cái tựa đề Chuyện tình bên Thành Cổ đã đánh lừa được người đọc từ sự cố tình sắp đặt của Nguyễn Mạnh Hùng. Câu chuyện tình mà tác giả bộc bạch chỉ là một phông nền màu xanh giúp ông lồng ghép chân thực, sinh động hơn bộ phim về cuộc sống hiện tại mà Hà Thành là bối cảnh.

    Tác giả cũng đã dày công lắp ráp những mảnh ghép ngược xuôi của địa danh, vuông tròn của nghề nghiệp mình phải hóa thân; những ký ức gần xa, những quan hệ sống mà mình bắt gặp để sau 450 trang viết, 67 câu chuyện nhỏ, người đọc phải mang đầy tâm trạng giống như vừa qua một cuộc hành hương dài ăm ắp kỷ niệm buồn vui. Lẽ ra phải gọi tiểu thuyết này là tập phóng sự thì mới đúng.

    Nhưng cũng biết đâu, phong cách viết tiểu thuyết hiện đại bây giờ là vậy, miễn là các tác giả khác đừng theo mốt này mà biến tiểu thuyết của mình thành món lẩu hay nồi thắng cố. Còn những độc giả thời nay, chắc rằng họ sẽ dễ tính hơn bởi Chuyện tình bên thành cổ cho phép họ có thể ngừng đọc ngay sau mỗi phóng sự mà không đứt đoạn, giống như người đi đường dừng xe trước mỗi nút giao thông và đến khi đèn xanh bật sáng, lại cùng tác giả đi tiếp hành trình... "
                                                            

    Nhà văn TĐH: Tôi đọc như nhâm nhi rượu mạnh- Tiểu thuyết nầy không dốc cạn một hơi- Tôi muốn dựng thành kịch bản phim 

     
    Bạn đọc và BTV Nxb VH : Ấn tượng mạnh của tiếu thuyết này lại là đoạn ông sếp Bộ trưởng chôn bia đồng công đức dưới gốc cây xanh mà ông tặng chủ vườn, mong lộc trường tồn. “Chủ vườn lấy cái bay thợ nề cào đất lật cỏ lộ tấm bia đồng”. Kinh quá.
    Phiền anh tin nhắn lúc này, Em thích  " LỄ DÂNG EM" trong tiểu thuyết.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét